Một lần uống rượu cùng Văn Cao- NPV(NhuYGialai)
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Một lần uống rượu cùng Văn Cao
Một mùa xuân mới về. Giai điệu sâu lắng, mượt mà, đầy cảm xúc … của ca khúc Mùa xuân đầu tiên ( Văn Cao ) lại vang lên khắp nơi nơi. Tôi lại nhớ về Văn Cao với lần gặp gỡ đầu xuân năm ấy…
Khi đặt bút viết dòng tiêu đề trên, tôi đã có không ít băn khoăn. Về tuổi tác, Văn Cao chỉ kém ông nội tôi khoảng chục tuổi, đương nhiên là bậc tiền bối rồi. Về xã hội, Văn Cao là một nhạc sĩ nổi tiếng, một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị; một danh nhân văn hóa có tầm vóc vượt cả ra ngoài Việt Nam, được đặt tên đường tại nhiều thành phố trong cả nước. Nói “uống rượu” cùng ông nghe có vẻ ngang hàng, bất kính quá. Nhưng nếu dùng từ “đối ẩm”, “hầu rượu”…càng không ổn, vì cái bối cảnh và cách uống rượu, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất giữa tôi và ông hôm đó rất là phóng khoáng, thoải mái đến mức bình dân, chẳng có gì gọi là quan cách cả. Tôi tin ông sẽ vui vẻ với cái tựa đề của tôi, vì tính cách của ông vốn là như vậy.
Tôi phải kể tường tận với ông rằng tôi được sinh ra và lớn lên ở miền Nam trước năm 1975. Ba tôi vốn là người mê nhạc Văn Cao, nên tôi cũng được tiếp xúc với nhạc của ông từ khi còn ẳm ngửa. Giai đoạn 1971-1972 gia đình tôi sinh sống bằng nghề bán sách báo. Tính tôi lại ham mê đọc sách từ rất sớm, sách gì tôi cũng đọc được. Vì vậy nên dù chỉ nhớ về ông với những nét chấm phá qua những mốc thời gian không chính xác, tôi vẫn nói chuyện với ông khá thoải mái. Thật sự thì trước 1975 ở miền Nam người ta vẫn nhớ đến Văn Cao với những ca khúc bất hủ; tên tuổi ông cùng nhóm Trương Tửu, Trần Dần, Phùng Quán, Phan Khôi …và vụ “Nhân văn- Giai phẩm” vẫn được nhắc đến thường xuyên trong các sinh hoạt, nghiên cứu văn học nghệ thuật. Người ta tiếc cho ông, cho một tài năng sớm bộc lộ trên nhiều lĩnh vực nhưng không thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Về văn học, năm 1942 thơ văn của ông đã được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy- tập san văn học nổi tiếng thời bấy giờ. Về hội họa, năm 1943 tại triển lãm tranh lần đầu ở Salon Unique, tác phẩm Les Suicidés (Những kẻ tự sát) của Văn Cao gây tiếng vang lớn. Đặc biệt về âm nhạc, năm 1939 lúc 16 tuổi, ông đã có Buồn tàn thu , và sau đó là những ca khúc lãng mạn trữ tình : Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Bến Xuân (*), Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi…, ca khúc hùng ca: Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Trường ca Sông Lô… tác phẩm khí nhạc dành cho piano: Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa… đều xứng đáng là những tác phẩm bất hủ. Không thể không nhắc tới Tiến quân ca sáng tác năm 1944, năm 1946 được chọn làm quốc ca nước VNDCCH. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, năm 1981, một cuộc “vận động sáng tác quốc ca mới” được tổ chức quy mô, có thi tuyển, kéo dài trong 2 năm, nhưng cuối cùng vẫn không chọn được bài nào thay thế. Tầm vóc tài năng của Văn Cao trong nhiều năm sau này nữa có lẽ khó có ai sánh nổi. Có điều số lượng sáng tác của ông thật quá ít ỏi, chỉ hơn 30 bài - so với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy ( tác phẩm đầu tay Cô hái mơ sáng tác năm 1943) có khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn (tác phẩm đầu tay Ướt mi sáng tác năm 1955) với 600 ca khúc- càng khiến người ta tiếc nuối cho tài năng của ông. (*)
Một mùa xuân mới về. Giai điệu sâu lắng, mượt mà, đầy cảm xúc … của ca khúc Mùa xuân đầu tiên ( Văn Cao ) lại vang lên khắp nơi nơi. Tôi lại nhớ về Văn Cao với lần gặp gỡ đầu xuân năm ấy…
Khi đặt bút viết dòng tiêu đề trên, tôi đã có không ít băn khoăn. Về tuổi tác, Văn Cao chỉ kém ông nội tôi khoảng chục tuổi, đương nhiên là bậc tiền bối rồi. Về xã hội, Văn Cao là một nhạc sĩ nổi tiếng, một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị; một danh nhân văn hóa có tầm vóc vượt cả ra ngoài Việt Nam, được đặt tên đường tại nhiều thành phố trong cả nước. Nói “uống rượu” cùng ông nghe có vẻ ngang hàng, bất kính quá. Nhưng nếu dùng từ “đối ẩm”, “hầu rượu”…càng không ổn, vì cái bối cảnh và cách uống rượu, nói đủ thứ chuyện trên trời dưới đất giữa tôi và ông hôm đó rất là phóng khoáng, thoải mái đến mức bình dân, chẳng có gì gọi là quan cách cả. Tôi tin ông sẽ vui vẻ với cái tựa đề của tôi, vì tính cách của ông vốn là như vậy.
Văn Cao 30 năm về trước |
Ấy là dịp đầu năm 1993, khi tôi trở ra công tác dài hạn tại Hà nội sau kỳ nghỉ tết Âm lịch. Cùng đi với tôi có Nguyễn Tấn Hạnh, bạn và đồng nghiệp chung công ty XNK Gialai. Hạnh có ông anh ruột sống tại Hà nội là họa sỹ Nguyễn Tấn Cứ- nguyên Trưởng phòng bảo tồn của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Chính vì mối quan hệ như vậy nên khi đến Hà nội, việc đầu tiên của hai chúng tôi là đem mấy chai tinh sâm khu 5- hồi đó sâm khu 5 còn rẻ và không hiếm như bây giờ; đến nhà Anh Cứ thăm và chúc tết. Đó chỉ là một căn hộ tập thể nhỏ, thấp lè tè nhưng có khoảnh sân khá rộng nằm ngay trong khuôn viên xưởng phục chế của Bảo tàng. Nghe tiếng xe máy, anh Cứ hối hả ra mở cổng. Sau một loạt câu hỏi chen nhau vì lâu ngày gặp lại trong không khí tết muộn, anh nắm tay hai chúng tôi như lôi đi:
-Vào đây, vào đây. Anh đang chuẩn bị tiếp hai ông bạn già. Trà tam, rượu tứ; thêm hai anh em nữa là quá hay rồi.
Chúng tôi vào nhà. Căn phòng khách chật hẹp ngày thường vốn bề bộn khung vẽ, tranh, màu… nay được dẹp gọn qua một bên, hai ông bạn già của anh đang ngồi trên chiếu với mâm rượu chờ sẵn. Hai con người thoạt nhìn gây hai ấn tượng trái ngược nhau. Một người khoảng tuổi 60, dáng tầm thước, gương mặt đầy đặn, đôi tai to, mái tóc nghệ sỹ và bộ râu rậm rạp được chăm chút cẩn thận-chính là Thái Bá Vân, nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật nổi tiếng. Người kia già hơn, gầy gò trong chiếc áo bông, tóc bạc rối ngang vai và chòm râu lơ thơ trên gương mặt hom hem, phong trần- tất cả như một cái nền làm nổi bật trên đó đôi mắt tinh nhanh, nét miệng lúc nào cũng như cười cười khinh bạc, giễu cợt gì đó. Anh Cứ giới thiệu Thái Bá Vân xong, quay sang ông cụ:
Chúng tôi vào nhà. Căn phòng khách chật hẹp ngày thường vốn bề bộn khung vẽ, tranh, màu… nay được dẹp gọn qua một bên, hai ông bạn già của anh đang ngồi trên chiếu với mâm rượu chờ sẵn. Hai con người thoạt nhìn gây hai ấn tượng trái ngược nhau. Một người khoảng tuổi 60, dáng tầm thước, gương mặt đầy đặn, đôi tai to, mái tóc nghệ sỹ và bộ râu rậm rạp được chăm chút cẩn thận-chính là Thái Bá Vân, nhà nghiên cứu và phê bình mỹ thuật nổi tiếng. Người kia già hơn, gầy gò trong chiếc áo bông, tóc bạc rối ngang vai và chòm râu lơ thơ trên gương mặt hom hem, phong trần- tất cả như một cái nền làm nổi bật trên đó đôi mắt tinh nhanh, nét miệng lúc nào cũng như cười cười khinh bạc, giễu cợt gì đó. Anh Cứ giới thiệu Thái Bá Vân xong, quay sang ông cụ:
Thái Bá Vân |
-Đây là tác giả bài “Tiến quân ca”…
Tôi há hốc miệng kinh ngạc:
-Hóa ra đây là…bác Văn Cao?
-Còn ai vào đây nữa? Vậy chứ chú em nghĩ Văn Cao là như thế nào?
Tôi lúng túng thật sự:
-Dạ không, cháu chỉ bất ngờ thôi, chứ chưa bao giờ hình dung bác như thế nào cả…
Văn Cao cười khà khà, cái miệng cười đậm nét khôi hài:
-Đúng là lớp trẻ bây giờ, chỉ biết Văn Cao là tác giả Tiến quân ca; còn Văn Cao… thế nào thì chịu. Mà hai chú là em chú Cứ thì cứ xưng em là được rồi…Ngồi xuống đi.
Ông nâng lấy ấm rượu- loại ấm nhỏ thường hay dùng uống trà, rồi rót từ từ vào mấy chén hạt mít. Tôi để ý thấy nắp ấm rượu được đúc liền một khối với thân ấm, hơi là lạ nhưng không tiện hỏi. Nâng chén rượu đầu xuân chúc nhau, thăm hỏi theo lệ thường xong, tôi nói:
-Thú thật với bác Vân là em mới biết tên tuổi bác gần đây thôi, nhưng riêng bác Văn Cao thì từ lâu lắm rồi. Chín, mười tuổi em đã nghe không biết bao lần mấy đĩa nhựa Thái Thanh hát Buồn tàn thu, Suối mơ, Thiên thai… của bác mà. Em còn nhớ trên bản in Buồn tàn thu do nhà xuất bản Sóng nhạc ấn hành có ghi lời đề tặng của bác: “Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn”…
Tôi há hốc miệng kinh ngạc:
-Hóa ra đây là…bác Văn Cao?
-Còn ai vào đây nữa? Vậy chứ chú em nghĩ Văn Cao là như thế nào?
Tôi lúng túng thật sự:
-Dạ không, cháu chỉ bất ngờ thôi, chứ chưa bao giờ hình dung bác như thế nào cả…
Văn Cao cười khà khà, cái miệng cười đậm nét khôi hài:
-Đúng là lớp trẻ bây giờ, chỉ biết Văn Cao là tác giả Tiến quân ca; còn Văn Cao… thế nào thì chịu. Mà hai chú là em chú Cứ thì cứ xưng em là được rồi…Ngồi xuống đi.
Ông nâng lấy ấm rượu- loại ấm nhỏ thường hay dùng uống trà, rồi rót từ từ vào mấy chén hạt mít. Tôi để ý thấy nắp ấm rượu được đúc liền một khối với thân ấm, hơi là lạ nhưng không tiện hỏi. Nâng chén rượu đầu xuân chúc nhau, thăm hỏi theo lệ thường xong, tôi nói:
-Thú thật với bác Vân là em mới biết tên tuổi bác gần đây thôi, nhưng riêng bác Văn Cao thì từ lâu lắm rồi. Chín, mười tuổi em đã nghe không biết bao lần mấy đĩa nhựa Thái Thanh hát Buồn tàn thu, Suối mơ, Thiên thai… của bác mà. Em còn nhớ trên bản in Buồn tàn thu do nhà xuất bản Sóng nhạc ấn hành có ghi lời đề tặng của bác: “Tương tiến nhạc sĩ Phạm Duy, kẻ du ca đã gieo nhạc buồn của tôi khắp chốn”…
Văn Cao nhìn tôi, cái nhìn đầy hoài nghi. Nói qua nói lại một hồi, tôi mới hình dung được lý do vì sao ông lại không tin như vậy. Hơn ba mươi năm từ sau vụ “Nhân văn- Giai phẩm”, nhà nước cấm phổ biến mọi sáng tác của ông, cấm ông sinh hoạt ở các hội văn học nghệ thuật. Tranh không có vật liệu để vẽ, mà có vẽ chưa chắc được trưng bày. Ông phải làm bìa sách, minh họa, làm đủ thứ linh tinh để kiếm sống trong nổi câm lặng, trầm uất của người nghệ sỹ không được phép sáng tạo nghệ thuật. Ông uống rượu rất nhiều và gần như không thể thiếu rượu hàng ngày. Tên tuổi ông đã nhiều năm gần như đi vào lãng quên, lớp người trẻ chỉ biết Văn Cao là tác giả bài Tiến quân ca được chọn làm quốc ca; vậy thôi. Cho dù ông được phục hồi danh dự và được phép phổ biến lại các tác phẩm từ năm 1988, nhưng thời đó thông tin báo chí quá nghèo nàn, internet chưa có, thậm chí muốn điện thoại đường dài phải ra Bưu điện bờ hồ Hoàn Kiếm đăng ký, rồi chờ bưu điện quay số khi được khi không- nên tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của ông vẫn như một tảng băng chìm hầu như chỉ biết qua truyền miệng là chính. Ông không thể tin một tên nhãi ranh như tôi lại có thể biết khá nhiều về ông như vậy.
Tôi phải kể tường tận với ông rằng tôi được sinh ra và lớn lên ở miền Nam trước năm 1975. Ba tôi vốn là người mê nhạc Văn Cao, nên tôi cũng được tiếp xúc với nhạc của ông từ khi còn ẳm ngửa. Giai đoạn 1971-1972 gia đình tôi sinh sống bằng nghề bán sách báo. Tính tôi lại ham mê đọc sách từ rất sớm, sách gì tôi cũng đọc được. Vì vậy nên dù chỉ nhớ về ông với những nét chấm phá qua những mốc thời gian không chính xác, tôi vẫn nói chuyện với ông khá thoải mái. Thật sự thì trước 1975 ở miền Nam người ta vẫn nhớ đến Văn Cao với những ca khúc bất hủ; tên tuổi ông cùng nhóm Trương Tửu, Trần Dần, Phùng Quán, Phan Khôi …và vụ “Nhân văn- Giai phẩm” vẫn được nhắc đến thường xuyên trong các sinh hoạt, nghiên cứu văn học nghệ thuật. Người ta tiếc cho ông, cho một tài năng sớm bộc lộ trên nhiều lĩnh vực nhưng không thể phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. Về văn học, năm 1942 thơ văn của ông đã được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy- tập san văn học nổi tiếng thời bấy giờ. Về hội họa, năm 1943 tại triển lãm tranh lần đầu ở Salon Unique, tác phẩm Les Suicidés (Những kẻ tự sát) của Văn Cao gây tiếng vang lớn. Đặc biệt về âm nhạc, năm 1939 lúc 16 tuổi, ông đã có Buồn tàn thu , và sau đó là những ca khúc lãng mạn trữ tình : Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Bến Xuân (*), Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi…, ca khúc hùng ca: Bạch Đằng Giang, Gò Đống Đa, Thăng Long hành khúc, Trường ca Sông Lô… tác phẩm khí nhạc dành cho piano: Sông Tuyến, Biển đêm, Hàng dừa xa… đều xứng đáng là những tác phẩm bất hủ. Không thể không nhắc tới Tiến quân ca sáng tác năm 1944, năm 1946 được chọn làm quốc ca nước VNDCCH. Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, năm 1981, một cuộc “vận động sáng tác quốc ca mới” được tổ chức quy mô, có thi tuyển, kéo dài trong 2 năm, nhưng cuối cùng vẫn không chọn được bài nào thay thế. Tầm vóc tài năng của Văn Cao trong nhiều năm sau này nữa có lẽ khó có ai sánh nổi. Có điều số lượng sáng tác của ông thật quá ít ỏi, chỉ hơn 30 bài - so với hai nhạc sỹ Việt Nam nổi tiếng khác là Phạm Duy ( tác phẩm đầu tay Cô hái mơ sáng tác năm 1943) có khoảng 1000 ca khúc và Trịnh Công Sơn (tác phẩm đầu tay Ướt mi sáng tác năm 1955) với 600 ca khúc- càng khiến người ta tiếc nuối cho tài năng của ông. (*)
Ấm rượu rót vài vòng thì cạn hết. Anh Cứ mang ra một chai rượu lớn, bảo tôi châm vào ấm. Tôi ngớ người ra, chẳng biết phải làm thế nào. Nắp và thân ấm đúc liền khối, vòi ấm thì nhỏ, chẳng lẽ lại dùng “xiranh” hay ống “tizô” bơm vào?. Văn Cao vuốt râu cười rũ ra: “Để coi chú em làm cách nào”. Tôi lắc đầu chịu thua. Ông bảo: “Thì lật ngửa nó ra”. Tôi càng ngơ ngác hơn. Ông liền cầm lấy chiếc ấm lật ngửa thật. Té ra đít ấm được đúc theo kiểu một cái phễu thu nhỏ dần vào trong, cứ cho rượu vào lưng nửa ấm rồi lật nhẹ lại, rượu không đổ ra ngoài tý nào. Ông cười hỏi tôi:
-Chú em thấy cái ấm này như thế nào?
Tôi ngắm đi ngắm lại bộ ấm chén rồi dè dặt đáp:
-Em có biết gì về đồ cổ đâu. Nhưng giới văn nghệ sỹ mấy bác dùng nó uống rượu thì quá hợp “gu” rồi còn gì.
-Ý chú em là…
Thấy Văn Cao tỏ vẻ chăm chú, tôi liền mạnh dạn tiếp lời:
-Bộ ấm chén này bề ngoài trông xù xì, thô ráp; cái cách dùng nó lại ngược đời không giống ai…Vậy nhưng bên trong lại chất chứa rượu nồng, men say lòng người- Chả phải giống như tính cách của mấy bác văn nghệ sỹ là gì?
-Ấy ấy _ Văn Cao xua xua tay : chú em quá lời rồi. Chẳng qua do thời thế thôi mà. Cái ấm này là cả một vấn đề triết học nhân sinh đấy, còn sâu xa hơn cả chuyện tích cái lọ “đầy thì đổ” của Khổng Tử đấy.
-Chú em thấy cái ấm này như thế nào?
Tôi ngắm đi ngắm lại bộ ấm chén rồi dè dặt đáp:
-Em có biết gì về đồ cổ đâu. Nhưng giới văn nghệ sỹ mấy bác dùng nó uống rượu thì quá hợp “gu” rồi còn gì.
-Ý chú em là…
Thấy Văn Cao tỏ vẻ chăm chú, tôi liền mạnh dạn tiếp lời:
-Bộ ấm chén này bề ngoài trông xù xì, thô ráp; cái cách dùng nó lại ngược đời không giống ai…Vậy nhưng bên trong lại chất chứa rượu nồng, men say lòng người- Chả phải giống như tính cách của mấy bác văn nghệ sỹ là gì?
-Ấy ấy _ Văn Cao xua xua tay : chú em quá lời rồi. Chẳng qua do thời thế thôi mà. Cái ấm này là cả một vấn đề triết học nhân sinh đấy, còn sâu xa hơn cả chuyện tích cái lọ “đầy thì đổ” của Khổng Tử đấy.
Chuyện này thì tôi có dịp đọc qua rồi. Đại khái sách Tuân Tử chép, có lần Khổng Tử vào miếu Hoàn Công nước Lỗ, thấy một cái lọ dựng nghiêng bèn hỏi người coi miếu, mới biết đó là vật quý của nhà vua thường để bên chỗ ngồi để làm gương. Tương truyền cái lọ đó để không thì đứng nghiêng, đổ nước vừa vặn thì đứng thẳng mà đổ đầy quá thì đổ. Khổng Tử bèn sai học trò đổ nước vào, quả nhiên nước đổ vừa thì lọ đứng ngay; nước đổ đầy thì lọ đổ. Ngài chép miệng than rằng: Ở đời chẳng cái gì đầy mà không đổ. Học trò của Ngài là Tăng Tử hỏi liệu có cách gì giữ cho đầy mà không đổ? Khổng Tử đáp rằng: Thông minh thánh trí thì nên giữ bằng cách ngu độn; công lao to hơn thiên hạ nên giữ bằng cách khiêm cung; sức khỏe hơn đời nên giữ bằng tính nhút nhát; giàu có bốn bể nên giữ bằng nhún nhường; đó là cách đổ bớt đi để giữ cho khỏi quá đầy. Sự nghiệp ở đỉnh cao, tiền tài danh vọng đã đầy đủ thì cần phải tĩnh trí nhận ra đâu là đỉnh núi để có cách trụ vững khôn ngoan, hoặc lui xuống lặng lẽ, còn nếu bước tiếp sang đỉnh khác cao hơn nữa, sẽ rơi xuống vực. Nhưng vấn đề là liệu người ta có ai muốn đổ bớt đi không, với bản chất tham lam cố hữu đã có một lại muốn được thêm mười của mình? (**)
Hôm đó cao hứng Văn Cao, rồi cả Thái Bá Vân và Anh Cứ cùng nhau giảng giải, bình luận về các vấn đề “triết học nhân sinh” ngóc ngách của bộ ấm chén không giống ai cho tôi nghe, nhưng đáng tiếc là tôi không hiểu được nhiều. Chỉ nhớ riêng về mảng văn học nghệ thuật, Văn Cao có ví von, đại khái sự sáng tạo của người nghệ sỹ như những giọt rượu được chắt lọc từ thực tế cuộc sống; quá trình thai nghén, hoàn chỉnh nên tác phẩm thoạt nhìn có khi ngược đời, không dễ được chấp nhận và khuất lấp dưới đáy xã hội, nhưng cuối cùng hương thơm vẫn ấm nồng tỏa quyện cùng tâm hồn con người. Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật dường như không có giới hạn, nó chính là dòng chảy không ngừng của cuộc sống. Như những giọt rượu rót vào chiếc ấm kia vậy, rót vừa đủ đầy ta lại uống cho vơi, càng vơi ta lại càng say, cảm hứng càng dâng trào… Không như chiếc lọ “đầy thì đổ”, chỉ đổ ra đổ vào để răn đời mà thôi!
Tôi chỉ nhớ đến vậy. Tiệc rượu tan, ngủ nghỉ một tí thì chiều cũng vừa tàn, hình như Thái Bá Vân đèo Văn Cao ra về bằng xe đạp thì phải. Từ đó tôi không có dịp nào gặp lại ông nữa. Thời gian thoáng chốc đã gần 20 năm trôi qua; lần lượt Văn Cao, Thái Bá Vân, rồi anh Cứ nối nhau về cõi vĩnh hằng; bộ ấm chén uống rượu năm xưa cũng không biết có còn giữ được hay không. Nhưng dù sao đi nữa, trong tâm tưởng tôi, cái duyên hạnh ngộ một lần uống rượu cùng Văn Cao không bao giờ có thể quên được…
------------------------------------
(*) Bến Xuân, còn có tên khác là Đàn chim Việt được sáng tác chung với Phạm Duy, trong đó phần lời 1 của Văn Cao, phần lời 2 của Phạm Duy; giai điệu do Văn Cao sáng tác chính, Phạm Duy góp ý.
(**) chi tiết theo các tư liệu sưu tập
(**) chi tiết theo các tư liệu sưu tập
(NPV- bút ký nhân mùa xuân 2012)
Đọc thấy buồn buồn !!!!
ReplyDeleteCái ấm chén uống rượu độc nhỉ Chưa nghe nói bao giờ
ReplyDelete