Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Độc tấu Guitar nhạc bolero Việt- NPV

Độc tấu Guitar nhạc bolero Việt:

     Nhạc sĩ Lã Văn Cường từng nhận xét về dòng nhạc boléro Việt: Đây là một thể loại nhạc rất dễ đi vào lòng người. Qua bao nhiêu năm, từ những thế hệ đi trước cho đến thế hệ trẻ bây giờ đều nhớ rất nhiều ca khúc thuộc điệu Boléro của các tác giả Mạnh Phát, Trúc Phương, Trần Thiện Thanh, Thanh Sơn... Tôi từng đi nhiều nơi dọc đất nước, thấy các bạn trẻ khi hát với nhau hoặc khiêu vũ đều chọn thể loại Boléro. Tôi cũng từng gặp nhiều chiến sĩ trẻ quê ở miền Bắc nhưng khi sinh hoạt, nhậu chơi đều yêu cầu tôi đệm đàn cho họ hát các bài hát điệu Boléro. Tôi cũng đã từng gặp một số nhà nghiên cứu, phê bình âm nhạc người nước ngoài, tôi hỏi họ có ấn tượng gì về các ca khúc Việt Nam, họ đều trả lời "Ấn tượng nhất chính là giai điệu Boléro, nó phả được tâm cảnh rất riêng của người Việt"

       Bolero Việt phổ biến đến mức hầu như ai cũng có vài bài để yêu thích và thuộc dăm câu ba sợi để hát với nhau mỗi khi có dịp. Guitar đệm hát cho bolero cũng khá dễ dàng, không đòi hỏi trình độ bài bản gì cho lắm. Nhưng độc tấu guitar bolero thì ngược lại, gần như không được biết đến. Có lẽ do giai điệu bolero thường có lối ngắt câu dài, kén hợp âm với các nốt luyến láy liên tục, đặc biệt là phần âm trầm đặc trưng thật khó để chuyển soạn cho độc tấu guitar. Nhiều thế hệ guitarist tên tuổi của VN từng chuyển soạn và biểu diễn độc tấu guitar rất thành công các nhạc phẩm trữ tình đủ thể loại, chỉ trừ có ...bolero!

      Cũng may mà trong số những người yêu thích dòng nhạc bolero Việt còn có guitarist Lê Vinh Quang (*). Là một giáo viên dạy vật lý, không được đào tạo bài bản về âm nhạc nhưng với lòng đam mê vô bờ, ông đã chuyển soạn nhiều ca khúc bolero Việt sang độc tấu guitar và biểu diễn khá thành công, được nhiều người yêu mến. Mãi đến tuổi 60; được sự động viên, giúp đỡ của bạn bè, học trò và một số người hâm mộ; ông mới ra mắt website của mình để phổ biến các bản trình tấu guitar bolero và các tình khúc Việt khác. Tay ông bây giờ đã yếu; ngón đàn không còn nhẹ nhàng, thanh thoát như ngày nào nhưng tiếng đàn vẫn ngọt ngào, lắng đọng đầy cảm xúc tinh tế như tâm hồn của ông- một người yêu guitar và bolero Việt như yêu người tình chung thủy của mình. 

      Lê Vinh Quang -như một người lữ hành tiên phong, cô độc vẫn miệt mài tiến bước trên con đường độc tấu guitar bolero Việt. Ông không phải là một tay guitarist tài năng hay chuyên nghiệp, chính vì vậy mà chúng ta càng thêm trân trọng, yêu quý những thành quả, những nổ lực của ông để quãng bá cho độc tấu guitar bolero Việt và các ca khúc nhạc vàng trước 1975 nói chung.

      Bạn hãy lắng nghe tiếng đàn guitar độc tấu bolero Việt của Lê Vinh Quang trong một không gian riêng tư vào đêm khuya tĩnh lặng, một mình với tách café và cảm nhận nhé!


                           -NPV-05.2012

Căn nhà ngoại ô- Anh Bằng:


Rừng lá thấp- Trần Thiện Thanh:

Sầu lẻ bóng- Anh Bằng:


Giọt lệ đài trang- Châu Kỳ:

Đón Xuân này nhớ Xuân xưa - Châu Kỳ:


Được tin em lấy chồng - Châu Kỳ:


Sương Trắng Miền Quê Ngoại - Đinh Miên Vũ:


Căn nhà màu tím - Hoài Linh:


Khóc thầm - Lam Phương:


Kiếp nghèo - Lam Phương:


Chuyến tàu hoàng hôn - Minh Kỳ & Hoài Linh:


Thương về miền Trung - Minh Kỳ:


Buồn - Y Vân:


Ngày trở về - Phạm Duy:


Xóm đêm - Phạm Đình Chương:


Mưa nửa đêm - Trúc Phương:


Rồi hai mươi năm sau - Trầm Tử Thiêng & Tấn An:


Ai cho tôi tình yêu - Trúc Phương:


Nỗi buồn hoa phượng-Thanh Sơn:

       (*) Lê Quang Vinh sinh năm 1952, nguyên SV ĐH Khoa học Sài gòn 1975 (dở dang), giảng viên vật lý THPT tại Nha Trang từ sau 1975. Ông chơi và dạy thêm guitar vì đam mê là chính. 
Website: http://guitarlevinhquang.com
        Quý độc giả có thể nghe thêm theo nguyên list các nhạc phẩm-gồm nhiều thể loại do Lê Vinh Quang trình tấu TẠI ĐÂY hoăc tại Playlist YouTUBE

Đọc thêm:

Cảm thức về dòng ca khúc bolero Việt:
Độc tấu guitar bolero Việt
Ca sĩ Hương Lan, môt giọng ca bolero sâu  lắng    và ngọt ngào suốt nửa thế kỷ qua.

     Như nhiều nội dung khác, phần kết luận về sự xuất hiện các dòng tân nhạc Việt Nam không đạt đến tính thống nhất về các giá trị. Nhưng sức sống của dòng nhạc bolero thì lại vượt qua khỏi những đánh giá chính thống – hàn lâm và tự nhiên kết tinh thành giai điệu lấp lánh trong một phần riêng của tâm hồn nhiều thế hệ người Việt.

     Có thể ai đó mà khả năng thẩm âm của họ được giáo dục để chỉ cảm thụ nhạc giao hưởng, opera… nhưng liệu có chắc là không hề có cảm xúc gì khi bên tai bỗng vang lên giai điệu của một bản bolero, nhất là khi tình trạng cảm xúc họ đang có nhu cầu tự tình trước cảnh trí thiên nhiên hay nỗi niềm nhân thế. Có thể ai đó chỉ thuộc giới bình dân ít học, việc họ đón nhận điệu thức và ca từ bolero không phải là để thay thế câu ca dao, điệu hò, bản vọng cổ mà chính là để lấp đầy nhu cầu muốn cất giọng tự tình nâng cảm xúc bản thân sao cho khớp với những biến động nhân sinh, phận người đa đoan, tình người dâu bể.

     Người ta có thể kể về trường hợp cây đàn ghita du nhập và đã trở thành cây đàn ghita phím lõm, một tài sản vô giá của đờn ca tài tử, vọng cổ, sân khấu cải lương. Và sẽ là bất công nếu không tin rằng trong những điệu tân nhạc du nhập vào Việt Nam vào những năm đầu của thế kỷ 20, điệu bolero bỗng nhiên trúng khía một cách kỳ lạ với nhu cầu tự tình của người Việt. Tất nhiên để đạt được chuyện gãi đúng chỗ ngứa, điệu bolero phải được chế cho khớp để xe duyên, để có cuộc hôn phối với chất cảm âm Việt. Và nếu nhìn vào sức thuỷ chung của cuộc hôn phối này rồi đem so với việc du nhập các dòng tân nhạc khác cũng như đặt cạnh những giá trị lớn khác từ văn hoá phương Tây, thì đây là một trong những cuộc hôn phối sâu rộng – tròn đầy.

Độc tấu guitar bolero Việt
Bản kí âm Nỗi buồn hoa phượng của NS Thanh Sơn

     Trên con đường bolero – tự tình, nhiều thế hệ người Việt từ lúc học tiểu học đã cất giọng: “Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn, chín mươi ngày qua chứa chan tình thương…” Nhiều thế hệ nhạc sĩ sáng tác ca khúc bolero đã đặt được chất trong sáng của giai điệu bolero và ca từ vào tâm hồn tuổi học trò. Và rồi những cô cậu học trò vào tuổi dậy thì lại ngẩn ngơ thì thầm Ngày xửa ngày xưa, đôi ta chung bước đôi ta chung trường… bolero tự tình tiếp tục rời con đường làng, phố thị tỉnh lẻ đến những ngã ba, ngã tư của những cung bậc gập ghềnh, éo le trớ trêu hơn của tình tự con người với những Nỗi buồn gác trọ, Mưa nửa đêm, Sao chưa thấy hồi âm, Chuyến tàu hoàng hôn… Cứ vậy, điệu bolero chở cảm xúc con người đi, và thật sự bolero Việt đã đi qua biết bao là biến động nhân sinh, kể cả những khổ nạn chiến tranh… những nơi chốn mà tưởng chừng chỉ có người may mắn, kẻ mạnh mới có thể tồn tại thì điệu bolero tưởng như uỷ mị, mềm yếu lại là nơi nương tựa, đỡ đần cho tâm hồn con người. Chất tha thiết chia sẻ, giãi bày thiệt lòng, chất réo rắt của suối nguồn buồn vui lúc rịn ra như máu của một vết đau, lúc vỡ oà như mưa lành, như hoa xuân… Và chất tự tình của bolero Việt lại là nơi chốn không gì có thể thay thế, một khi con người muốn tình tự chân thật với mình và với cuộc sống.

     Một dòng nhạc, một bài hát luôn có không gian riêng và chỉ khi thuộc về không gian riêng đó hiệu ứng mới đủ làm nên cảm thụ sâu sắc. Nếu nhìn từ góc độ đó, không gian tình tự bolero quả thật rất rộng và sâu. Một ca khúc bolero hay không chỉ làm chủ phạm vi sân khấu biểu diễn, không chỉ nâng dìu cảm xúc người đồng điệu mà còn khiến thính giả hát theo trong đầu hoặc hát thầm trong miệng khi lời ca tiếng đàn vang lên. Hát theo, để đánh thức những chi tiết kỷ niệm! Liệu sự thức giấc của vùng cảm xúc thường tình có phải là chiều chuộng cảm xúc vụn vặt của mình chăng! Làm mình không sang trọng, không trí thức, không xứng, quá sến chăng! Có lẽ đúng vậy và cũng không cần giấu lòng. Bolero là không gian tự sự – tự tình và trong kho báu tình tự có trong mỗi người, điệu bolero Việt luôn là một cơn gió mát thổi qua và làm rung lên những mạch cảm xúc rẻ tiền có, quý giá có, thô vụng có, tinh tế có nhưng hơn hết là rất người và không cần che giấu.

     Nếu nói loại ra hoặc bỏ rơi tính tự sự – tự tình trong đời sống âm nhạc thì nhu cầu ca hát của công chúng cũng sẽ không còn. Tất nhiên không sức mạnh nào có thể làm được điều đó, chính vì thế tôi thấy tiếc cho những bạn trẻ không chịu hiểu hoặc không hát được bolero Việt, và mừng vì mình và bạn bè luôn còn nguyên một gia tài ca khúc bolero.


Bolero và hoài niệm:
     Bữa tiệc ấy diễn ra cách nay đã ngoài mười năm khi một anh chàng nào đó trong men vui của rượu vớ lấy cây guitar của nhà hàng và hát một ca khúc theo tiết tấu bolero rất quen thuộc ở phía Nam khoảng thập niên 60 thế kỷ trước. Hầu hết thực khách trong bàn tiệc hôm ấy đều thuộc thế hệ 4X hoặc 5X, từng lớn lên ở miền Nam trước đó, đồng loạt kéo gân cổ hát theo chàng ca sĩ nghiệp dư kia với sự hào hứng bất ngờ. Nhạc bolero mà đem ra hợp ca thì kết quả ra sao ai cũng rõ, nó biến thành sự vui nhộn dù ca từ thê thiết đến mấy chăng nữa. Cho đến một lúc, có ai đó đề nghị phải hát thực sự nghiêm túc, tức phải đơn ca, phải nỉ non kể lể, phải diễn cảm mùi mẫn. Để làm được điều đó buộc phải thuộc trọn vẹn ca từ của một ca khúc bolero. Hầu hết các ca khúc bolero mà anh em “biểu diễn” đều rất thịnh hành ở thập niên 60, 70 do các nhạc sĩ Trúc Phương, Mạnh Phát, Châu Kỳ… sáng tác.

Độc tấu guitar bolero Việt
Khúc tình xưa – một album rất thành công thuộc dòng bolero của ca sĩ trẻ Lệ Quyên. 
     Thế hệ chúng tôi khi là những chàng trai trẻ vừa mới lớn, vừa mới biết rung động bởi câu thơ “đứng ngẩn trông vời áo tiểu thơ” của Huy Cận thì dòng nhạc bolero đã phổ biến khắp nơi rồi. Thích hay không thì nó vẫn cứ lọt vào tai và nằm khuất lấp đâu đó trong tiềm thức. Có thể chàng trai ngày cũ đã chuyển sang yêu thích các dòng nhạc “sang cả” của Phạm Duy, Cung Tiến… hoặc những ca khúc đẹp như thơ của Hoàng Quý, Tô Vũ, Đoàn Chuẩn… thời tiền chiến. Vậy mà, vào một cơ hội nào đó, trong một cuộc tâm tình bầu bạn bên men say, khi nghe các ca khúc bolero ngày xưa, lòng tự dưng chùng xuống, rưng rưng với kỷ niệm. Tâm trạng ấy hệt như khi ta xếp dọn đống sách báo cũ đã nhiều năm vứt bỏ, bỗng nhặt ra được tập “lưu bút ngày xanh” mấy năm đầu tiên ở bậc trung học với những dòng chữ lưu niệm giữa bạn bè đồng lớp trước khi chia tay nghỉ hè. Những dòng lưu niệm ấy phần lớn đầy sáo ngữ nhưng giờ đây đọc lại ta bỗng run lên vì xúc động trước các hình ảnh của quá khứ ùa về. Sự xúc động ấy chẳng phân biệt “sang” hay “sến”…

     Sự thành công quá mức của bữa tiệc “bolero” đầu tiên khiến những bữa tiệc về sau của anh em phải luôn có phần nhạc bolero tự diễn kèm theo như một điều kiện cần và đủ. Dần dà số người tham gia đông hơn, không chỉ là doanh nhân hay nhà báo nữa mà có cả các vị trí thức khoa bảng tốt nghiệp ở phương Tây hẳn hoi, trong đó không ít người mê nhạc hàn lâm thứ thiệt của Bach, Mozart, Beethoven… Những vị này vốn cũng trải qua một thời bolero ở miền Nam trước khi du học, nay tham gia bữa tiệc “bolero” để được sống lại với những kỷ niệm thời trai trẻ. Các bữa tiệc “bolero” ấy dần dà thu hút không chỉ thế hệ 4X, 5X mà còn có cả thế hệ 7X, 8X nữa. Sự tham gia của thế hệ trẻ chứng tỏ sức sống lạ lùng của dòng nhạc này.

     Có ai đó đã vui gọi sinh hoạt ca hát của nhóm anh em chúng tôi là “Câu lạc bộ bolero”, hoành tráng hơn nữa là “Hội bolero”. Loại câu lạc bộ bolero này theo tôi nghĩ, chắc phải có hàng vạn trên khắp đất nước.

     Với ai thì không rõ nhưng với phần lớn anh em chúng tôi khi tụ tập hát bolero cho nhau nghe cốt chỉ để sống lại một thời trai trẻ của mình, cái thời mà chúng tôi cũng là thành viên trong đám bình dân đại chúng kia. Và để “sống lại” với hoài niệm thì điều kiện cần thiết chính là “không khí bolero” chứ không phải “không gian biểu diễn”. Ở đâu cũng thế, miễn có người đồng điệu là được.

(Theo: SGTT)

COMMENTS G+/FB:

32 Comments:
  1. Mình có thêm vài nhận xét thế này:
    -Bolero chơi guitar kiểu "păngtazi" thì dễ, chơi cho hay rất khó.
    -Các guitarist VN tên tuổi thường được đào tạo theo lối hàn lâm, họ thiên về xu hướng cổ điển (classic),không quan tâm thậm chí là coi nhẹ dòng nhạc được mệnh danh là bình dân, "sến" như bolero. Vì vậy thêm lý do ta không thấy guitar độc tấu bolero phổ biến như là hát
    -Bolero guitar theo phong cách Flamenco trữ tình nhưng không kém sôi động, tiết tấu nhanh như Besame Mucho chẳng hạn...

    ReplyDelete
  2. Anonymous21/5/12

    Đúng là tuyệt vời. Lâu nay mình cứ nghĩ boleroo không thể chơi hay ở thể loại độc tấu ghita được, không ngờ lại hay đến vậy. Vote 5 sao luôn

    ReplyDelete
  3. Anonymous22/5/12

    thực ra dòng nhạc bolero rất khó soạn cho dộc tấu guitar vì soạn cho dúng bolero thì các ngón dêm dàn phài di dúng theo bolero nếu di ko dúng dể rơi vào cách dệm rumba vì giữarumba và bolero tiếng bass gần giống nhautuy nhien bass của bolero phong phú và giàu tính sáng tạo hơn - nhac sỉ vinh quang soạn bài căn nhà ngoại ô rơi vào rum ba nhiều hơn , bài sau rừng lá thấp thi gần bolero hon nhung chưa khai thác hết tính hiệu quả của cách dem bolero dặc thù nhất là tiếng bass --- túm lại các bài soạn của NS Vinh Quang cũng lạ sự cố gắng lắm rồi giữa dòng nhạc độc tấu guitar cổ diển bác học , thì để soạn độc tấu guitar theo dòng nhạc bolero là cực khó - một đề tài mà hầu như cà nhạc sỹ độc tấu guitar bậc thầy ở việt nam đều tránh né .....

    ReplyDelete
  4. Anonymous7/7/12

    oi bac that tuyet voi .cam on bac nhieu lam

    ReplyDelete
  5. Nguoi phuong xa10/8/12

    Cang nghe cang thay hay, nhat la vao nua dem khuya vang. Phai chang do cung la mot dac diem dac biet cua dong nhac bolero khi ket hop voi cay dan guitar?

    ReplyDelete
  6. Anonymous9/10/12

    các bác quảng cáo web là kontum tây nguyên mà em thây nhạc tây nguyên ít quá .thậm chí là các nhạc sĩ tây nguyên cung văng tên .

    ReplyDelete
  7. Anonymous9/10/12

    Ai quãng cáo gì dâu nhỉ???

    ReplyDelete
  8. Anonymous13/10/12

    không phải phố núi và những người bạn đó sao =(( .hề hề

    ReplyDelete
  9. Cảm ơn những góp ý của các bạn, Cảm ơn các admin và mem của trang web, mĩnh cũng là giáo viên (dạy vật lý cấp 3, vừa nghỉ hưu 5 tháng), thế nên chúng ta làm bạn nhé.
    Lê Vinh Quang

    ReplyDelete
  10. Re Anh LVQuang: Rất vui và hân hạnh được đón Anh ghé thăm PN&BB. Người nghệ sỹ thường phóng khoáng và chân tình trong tình bạn, không quan tâm cách biệt tuổi tác...nhưng dù sao thì Anh cũng lớn hơn tụi em cả chục tuổi,thực sự là người thầy, người Anh của tụi em rồi. Nếu có dịp lên Pleiku/ Kon Tum, Anh nhớ liên lạc với tụi em để giao lưu một chuyến nhé. Kính chúc Anh luôn khỏe, an lành, nhiều niềm vui...

    ReplyDelete
  11. thật tuyệt vời....cảm ơn chú.

    ReplyDelete
  12. Nhất Nam Nguyễn19/12/12

    Những tác phẩm quá tuyệt vời!mọi người hãy nghe và cảm nhận nhé!tôi yêu Việt Nam!

    ReplyDelete
  13. Anonymous27/1/13

    Chu choi guitar hay qua

    ReplyDelete
  14. cam on anh lequangvinh da cho toi va moi nguoi song lai trong ky niem 1 thoi

    ReplyDelete
  15. rất tiếc là không tải về được

    ReplyDelete
  16. mính tìm thể loai guita độc tấu như thế này lâu rồi hôm nay mới gặp ,xin cám ơn A .nhưng không tải về được có ai biết cách tải về máy không xin hướng dẫn giùm mình .xin đa tạ

    ReplyDelete
  17. @bạn chien nguyen: hân hạnh làm quen với bạn qua PP&BB. Vấn đề bạn hỏi, muốn tải video youtube có nhiều cách, nhưng hay nhất có lẽ là dùng chương trình IDM ( hướng dẫn tại đây : http://www.taiphanmem.org/download-internet-download-manager.html ). Nếu không rành, bạn nên nhờ điểm tin học nào đó cài giúp cho.
    Khi bạn xem video trên trang youtube, nó sẽ tự động hiện ra ký hiệu tam giác download ở góc phải trên , click vào đó để down về. Chúc bạn luôn khỏe, vui.

    ReplyDelete
  18. Anonymous23/4/13

    Bác Vinh đánh hay lắm, phong cách và tiếng đàn nhẹ nhàng, truyền cảm, hợp âm đánh chuẩn.
    Mình thuộc thế hệ hậu bối nhưng lại rất thích nhạc vàng, và hình như nhạc vàng chỉ dân miền Nam chơi mới hay, giống như nhạc cải lương vậy.

    ReplyDelete
  19. Khi đưa những bài hát trước 1975 lên trang mạng, người sử dụng phải nắm được hoàn cảnh lịch sử ra đời, và nội dung tư tưởng của nó.

    Ví dụ như bài Sương trắng miền quê ngoại,Căn nhà màu timd, Rừng lá thấp...

    ReplyDelete
  20. @hachuongdn: biết được hoàn cảnh ra đời, tư tưởng... của bài hát cũng là một điều hay, giúp ta có cảm nhận tốt hơn về bài hát. Nhưng sức sống của những bài hát này đã vượt qua không gian và thời gian, và với những người bình thường như tôi thì chỉ cần cảm thấy hay, nghe đi nghe lại vẫn thấy hay... là quá đủ.

    ReplyDelete
  21. Anonymous17/8/13

    Đồng ý với PMH nói.Đây là trang văn nghệ dùng để thư giãn, giải trí...Đây chẳng phải là diễn đàn, đề cương, luận văn tốt nghiệp của các cử nhân, thạc sỉ v.v...NhữnG bài văn,thơ, nhạc đã dăng ở đây thì tùy theo trình độ, sở thích của mỗi độc giả. Thích thì xem ,còn không thích thì bỏ qua ( chăng ai bắt buộc ), cũng chẳng ai quan tâm dến " hoàn cảnh ra đời... của bài hát ".Nếu bạn hachuongdn muốn tìm hiểu thì mời vào GOGLE

    ReplyDelete
  22. Hai vị trên chưa hiểu ý tôi

    Khi ông LVQ độc tấu ghi ta, có thể do đam mê một ca khúc, một dòng nhạc... ông chú tâm đến tiết điệu, giai điệu,không chú tâm đến nội dung tư tưởng và hoàn cảnh ra đời của bài hát.
    Bác Hồ dạy: "Dân ta phải biết sử ta" . Làm người VN mà phải hiểu lịch sử VN, để không phụ lòng bao thế hệ đã đổ máu xuống mảnh đất này để có hòa bình hạnh phúc như ngày hôm nay.
    Khi độc tấu bài "Rừng lá thấp" hay "Căn nhà màu tím" ông LVQ và mấy vị có biết nội dung của nó ca ngợi ai không? Có phải ca ngợi những kẻ đã bám gót đế quốc Mỹ bắn vào đồng bào, bắn vào anh em của chính chúng nó đấy! Tôi nghĩ với tuổi đời của ông LVQ thì ông ấy quá rõ điều này. Nếu ông ấy đam mê âm nhạc thuần túy thì nên tự chơi giao lưu với bạn bè thì tốt hơn, chớ đưa lên mạng theo kiểu này, ông ấy và những người có chủ ý có thể tự hại đời mình đấy. Lịch sử là điều lớn lao, không ai có đủ tư cách thay đổi và làm khác được.

    ReplyDelete
  23. @hachuongdn:Nghe các thể loại độc tấu, hòa tấu nói chung; thật sự tôi không quan tâm lắm đến lời nhạc, riêng hai bài "Rừng lá thấp" hay "Căn nhà màu tím" đều có giai điệu rất trữ tình, khá hay. Rồi qua ý kiến của hachuongdn, tôi mới đọc kỷ lại lời của nó. Quả thật bài Rừng lá thấp có vài dòng "nhạy cảm" -Và với kiểu tư duy, ăn nói của các "nhà lý luận" theo trường phái cái gì cũng lồng ghép, nâng quan điểm, chụp mũ ...yếu tố chính trị vào; thì người hát nó, nghe nó, đưa nó lên mạng...đúng là tự hại đời mình thật. Nhưng còn bài Căn nhà màu tím thì tôi đọc đi đọc lại, cũng chỉ thấy nói về tình yêu đơn thuần, chẳng có tý gì gọi là "ca ngợi những kẻ đã bám gót đế quốc Mỹ bắn vào đồng bào, bắn vào anh em...", càng vô lý khi tưởng chừng chúng có khả năng thay đổi cả lịch sử như hachuongdn phát biểu cả. Tôi nghĩ nếu bạn làm cán bộ nhà nước trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng thì cũng nên cởi mở tý đi thôi, ai cũng như vậy thì đất nước này trở nên một Bắc Hàn thứ hai mất. Nhà nước ta cũng đã có một thời kỳ cấm đoán nghiêm nhặt, nhưng có ngăn chặn được sức sống và sự lan tỏa của những bài nhạc như thế này đâu? Nhất là với thời đại công nghệ thông tin như hiện nay- càng không thể. Thay vì đã phá theo kiểu đánh vào cối xay gió, nên có sự định hướng tích cực cho nó thì hay hơn...Phải vậy không?

    ReplyDelete
  24. @PMH và hachuongdn: Cám ơn hai bạn đã ghé thăm PN&BB. BBT xin ghi nhận góp ý của hai bạn, nhưng đồng thời cũng xin không hiển thị phần comments tranh luận của hai bạn, vì PN&BB không phải là một diễn đàn chính trị. Mong các bạn thông cảm. Thân ái.

    ReplyDelete
  25. phiền bạn chut thôi

    ReplyDelete
  26. Anonymous1/2/14

    It's hard to find knowledgeable people on this subject, however, you seem like you know what you're talking about! Good article. I definitely love this website

    ReplyDelete
  27. Anonymous17/2/14

    Theo mình thể loại nhạc vàng trước 75, mà Bolero là chủ đạo, tuy được du nhập vào VN nhưng có 1 phong cách rất riêng, rất dễ đi vào lòng người, có thể được xem như 1 di sản văn hóa của VN, nó cũng như dòng nhạc đờn ca tài tử vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (nói như ngôn từ báo chí).

    ReplyDelete
  28. Các bài guitar dem hat hay quá! Cảm ơn ad đã chia sẻ nhé!

    ReplyDelete
  29. "Dân ta phải biết sử ta" điều đó có liên quan đến các ca khúc dòng nhạc Bolero mà LQV sáng tác và trình bày qua tiếng đàn Guitar mộc mạc và trữ tình của ông? Có vẻ như bạn @hachuongdn định kiến quá nặng nề với chiến tranh Bắc - Nam 1955 -1975?. Lịch sử đau thương đó của Dân tộc VN đã trôi qua 40 năm, dù vết thương của nó chưa lành hẳn, nhưng cần có tấm lòng nhân ái, dân tộc và hướng tới tương lai. Đây là trang mạng trao đổi về âm nhạc, cụ thể là dong nhạc Bolero và nhạc sỹ, nghệ sỹ Gui tar LQV, không liên quan gì đến lịch sử .

    ReplyDelete
  30. Sao khong co ban nhac the nhi

    ReplyDelete

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian