Ngủ rơm- Phan Nhật Bắc
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NGỦ RƠM
Chắc hẳn các bạn còn nhớ: khoảng thời gian 1964- 1965, miền Nam VN còn khá yên bình, chưa tràn lan bóng dáng lính Mỹ ngoài một ít cố vấn về quân sự và kinh tế, dù Mặt trận giải phóng miền Nam đã thành lập trên rừng từ khá lâu và tiến hành đấu tranh vũ trang. Quê tôi cũng chưa có cảnh bom rơi đạn nổ. Trên các cánh đồng, người dân quê chân lấm tay bùn vẫn vui bên con trâu, cái cày với dòng sông hiền hoà. Mùa gặt đêm đêm dùng trâu đạp lúa dưới ánh trăng, lứa trẻ con chúng tôi chạy nhảy tung tăng, nhổ trộm khoai lùi trong đống vỏ trấu đốt nấu nước, lúc muốn ngủ thì khoét một cái lổ trong cây rơm chui vào ngủ…
Tôi là một thằng hoang đàng chi địa với ông anh thứ tám của tôi- một quân sư quạt mo thứ thiệt trên thông thiên văn dưới đạt địa lý, chuyện gì ông cũng biết và tiếng lóng nào ông cũng hay. Ông thường dẫn tôi lang thang khắp cõi giang hồ, xa nhất là vô Sài Gòn, gần nhất là những cánh đồng hay đám cỏ để bắt dế, đá banh. Ông có biệt tài đánh đáo, đánh rất hay và từng thắng nhiều trận, đem về cả nón tiền cắc hình ba cô gái mặt trước và bó lúa phía sau. Tôi rất ấn tượng ông anh này, nghe lời ông răm rắp kể cả đập trộm ống heo của ông anh hung thần thứ năm. Tôi là người lãnh đạn nhiều nhất từ ông anh thứ tám vì ông có cặp giò ăn trộm chạy rất nhanh, còn tôi luôn chậm chân hơn. Cùng cha khác mẹ nhưng tôi thì to cao, ông thì đẹt ốm tong đen thui.
- Ê mày, tối nay mình ra xem trâu đạp lúa, ăn cắp khoai mì của ông Tị điếc nướng
Tôi không thích mấy khi thấy con trâu già mệt nhọc đạp lúa nước dãi chảy lòng thòng, nhưng ở nhà thì tay chân ngứa ngáy không chịu được. Lúc này ông anh hung thần thứ năm biết hơi gái, hể có trăng là ông lấy cái gối trùm mền lên, bỏ mùng xuống rồi chui cửa sau biến mất. Tôi và ông anh thứ tám coi như xổ lồng.
- Tá tá, ví ví…
Thằng Cu lé vung cái roi tre điều khiển con trâu già đạp lúa, một đống lúa còn nguyên cọng rơm trải rộng trên cái sân đất nện cứng như xi măng. Đám trẻ ngồi chong ngóc xem như xem xiếc cách chị Tầm gõ hai thanh tre bắt nhịp cho anh Tơ hát bài chòi bài Trận Bình giã do anh tự sáng tác, dù anh chưa biết nó ở đâu, chỉ nghe đài phát thanh loan tin
Anh dạo đầu bằng mấy câu thơ:
Rồi anh hát tiếp:
Tiếng hát bài chòi cùng nhịp gõ vang lên trong đêm trăng sáng làm chúng tôi và những thằng nhóc mũi dãi còn thò lò ngồi há họng nghe quên mất đi trộm khoai mì về nướng
Quay sang phía anh Tám. Lúc này ông đã 14 tuổi, đang lọ mọ gì đó với con Mận cùng tuổi. Nó chửi ông khe khẻ: - Mày mà dê tao về méc ba mày. Ánh lửa trấu bập bùng, ông anh Tám tôi ngồi xụi lơ. Một lúc khi tiếng bài chòi đến khúc: - Trực thăng rời khỏi phi trường, đồ ăn thả xuống lo lường cho anh em, tám giờ mai mặt trận êm đềm... anh Tơ nhắm mắt lại thả hồn theo tiếng nhịp và đôi mắt thiết tha của chị Tầm lung linh ánh lửa nhìn anh- anh Tám ra hiệu tôi đi trộm khoai mì. Hai đứa lủi nhanh về hướng đám khoai mì phía gần sân vận động, lựa nhổ chỉ một cây đã lôi lên chùm củ khá nặng. Ông anh tôi khôn đáo để, bẻ hết củ rồi trồng cây khoai mì lại, vun đất xoá dấu vết. Khoai mì mang về vùi vào đống trấu còn bốc khói, mùi thơm ngát làm thằng Cu lé đang đạp lúa và anh Tơ đang hát đến lúc gay cấn dừng lại. Cả đám nhào vào thanh toán hết cả mấy củ khoai mì to bằng cườm tay.
No rồi anh Tơ chấm dứt không hát bài chòi nữa, tụi tôi cũng không về. Cả bọn ngủ vùi trong đám rơm. Nửa khuya đống rơm bốc cháy. Tôi lôi anh Tám dậy, ông bị cháy một bên áo phỏng hết cánh tay phải. Con Mận thì cháy tóc và quần. Nó la bài hải, cởi quần ra nhảy loi choi xuống mé sông náo động cả xóm. Anh Tám tôi nhanh chân chạy mất. Ông Hai Do ba thằng Cu lé chạy ra dùng nước dập tắt cây rơm. Anh Năm tôi cùng bạn gái không biết từ đâu chạy đến lôi đầu tôi về nện cho một trận.
Sáng ra anh Tám tôi vác cánh tay phòng rộp về, bày tôi lấy lọ mỡ heo đổ lên, rồi dùng vải mùng đắp lại. Ông thông minh thiệt, sau này lớn lên tôi mới biết mỡ heo có tác dụng làm mát vết phỏng, nhưng tôi bị bà kế mẫu chửi tắt bếp và càm ràm cả buổi về vụ không còn mỡ chiên cá.
Đúng sáng mùng một Tết năm 1965, ông Tám đóng hòm từ phố ba mươi căn đến nhà tôi
- Chào anh Tám, chúc mừng năm mới !
Ba tôi vừa mở miệng thì ông Tám đóng hòm kê ngay cục gạch vào mồm:
- Thằng con ông nó ỉa vào cái bình bông huệ nhà tôi, ông mau ra mà rửa cho sạch.
Ba tôi vốn tin dị đoan vì mới sớm ngày mồng một Tết mà ông Tám đóng hòm đã đến nhà, lại càng chưng hửng vì cái tin như trời đánh. Chưa kịp hỏi thêm thì ông Tám đóng hòm biến mất. Thì ra ông anh trời đánh thánh vật thứ tám của tôi đến nhà ông Tám chơi và ngủ lại, tối mắc ỉa không dám ra đám cây bần sau nhà có tiếng đồn nhiều ma nên leo lên bàn thờ, lấy bình bông huệ xuống chơi vào đó thúi rùm cả nhà. Ba tôi băng đường tắt ngõ sân vận động lấy bình bông đem ra con sông sau rặng cây bần lúi húi rửa, xong vào nói:
- Con tôi nó đem lộc đến cho anh mà anh cà chớn không biết phải trái.
- Lộc con khỉ gió, thúi rùm cả nhà.
Ba tôi về nhà, xách cái roi đuôi cá đuối phơi khô đi tìm anh Tám nhưng ông biến mất. Đến chạng vạng đói quá ông mò về lấp ló ngoài rào, ra hiệu cho tôi đem đồ ăn ra. Tôi vội vàng chôm một cây bánh Tét ngay trên bàn thờ đem ra cho ông mà không biết điều tối kỵ của ba tôi là không được đụng đồ cúng trên bàn thờ nếu chưa hết mùng ba, nhưng ông tha vì Tết không đánh đòn.
Chắc hẳn các bạn còn nhớ: khoảng thời gian 1964- 1965, miền Nam VN còn khá yên bình, chưa tràn lan bóng dáng lính Mỹ ngoài một ít cố vấn về quân sự và kinh tế, dù Mặt trận giải phóng miền Nam đã thành lập trên rừng từ khá lâu và tiến hành đấu tranh vũ trang. Quê tôi cũng chưa có cảnh bom rơi đạn nổ. Trên các cánh đồng, người dân quê chân lấm tay bùn vẫn vui bên con trâu, cái cày với dòng sông hiền hoà. Mùa gặt đêm đêm dùng trâu đạp lúa dưới ánh trăng, lứa trẻ con chúng tôi chạy nhảy tung tăng, nhổ trộm khoai lùi trong đống vỏ trấu đốt nấu nước, lúc muốn ngủ thì khoét một cái lổ trong cây rơm chui vào ngủ…
Tôi là một thằng hoang đàng chi địa với ông anh thứ tám của tôi- một quân sư quạt mo thứ thiệt trên thông thiên văn dưới đạt địa lý, chuyện gì ông cũng biết và tiếng lóng nào ông cũng hay. Ông thường dẫn tôi lang thang khắp cõi giang hồ, xa nhất là vô Sài Gòn, gần nhất là những cánh đồng hay đám cỏ để bắt dế, đá banh. Ông có biệt tài đánh đáo, đánh rất hay và từng thắng nhiều trận, đem về cả nón tiền cắc hình ba cô gái mặt trước và bó lúa phía sau. Tôi rất ấn tượng ông anh này, nghe lời ông răm rắp kể cả đập trộm ống heo của ông anh hung thần thứ năm. Tôi là người lãnh đạn nhiều nhất từ ông anh thứ tám vì ông có cặp giò ăn trộm chạy rất nhanh, còn tôi luôn chậm chân hơn. Cùng cha khác mẹ nhưng tôi thì to cao, ông thì đẹt ốm tong đen thui.
- Ê mày, tối nay mình ra xem trâu đạp lúa, ăn cắp khoai mì của ông Tị điếc nướng
Tôi không thích mấy khi thấy con trâu già mệt nhọc đạp lúa nước dãi chảy lòng thòng, nhưng ở nhà thì tay chân ngứa ngáy không chịu được. Lúc này ông anh hung thần thứ năm biết hơi gái, hể có trăng là ông lấy cái gối trùm mền lên, bỏ mùng xuống rồi chui cửa sau biến mất. Tôi và ông anh thứ tám coi như xổ lồng.
- Tá tá, ví ví…
Thằng Cu lé vung cái roi tre điều khiển con trâu già đạp lúa, một đống lúa còn nguyên cọng rơm trải rộng trên cái sân đất nện cứng như xi măng. Đám trẻ ngồi chong ngóc xem như xem xiếc cách chị Tầm gõ hai thanh tre bắt nhịp cho anh Tơ hát bài chòi bài Trận Bình giã do anh tự sáng tác, dù anh chưa biết nó ở đâu, chỉ nghe đài phát thanh loan tin
Anh dạo đầu bằng mấy câu thơ:
- Cơn chinh chiến biết bao giờ yên được
Phận làm trai nợ nước ơn nhà
Nhìn giang sơn gấm vóc quốc gia
Trai thế hệ là con Hồng cháu Lạc
Phận làm trai nợ nước ơn nhà
Nhìn giang sơn gấm vóc quốc gia
Trai thế hệ là con Hồng cháu Lạc
Rồi anh hát tiếp:
- Con xin mẹ tạ từ đơn bạc
…
…
Tiếng hát bài chòi cùng nhịp gõ vang lên trong đêm trăng sáng làm chúng tôi và những thằng nhóc mũi dãi còn thò lò ngồi há họng nghe quên mất đi trộm khoai mì về nướng
Quay sang phía anh Tám. Lúc này ông đã 14 tuổi, đang lọ mọ gì đó với con Mận cùng tuổi. Nó chửi ông khe khẻ: - Mày mà dê tao về méc ba mày. Ánh lửa trấu bập bùng, ông anh Tám tôi ngồi xụi lơ. Một lúc khi tiếng bài chòi đến khúc: - Trực thăng rời khỏi phi trường, đồ ăn thả xuống lo lường cho anh em, tám giờ mai mặt trận êm đềm... anh Tơ nhắm mắt lại thả hồn theo tiếng nhịp và đôi mắt thiết tha của chị Tầm lung linh ánh lửa nhìn anh- anh Tám ra hiệu tôi đi trộm khoai mì. Hai đứa lủi nhanh về hướng đám khoai mì phía gần sân vận động, lựa nhổ chỉ một cây đã lôi lên chùm củ khá nặng. Ông anh tôi khôn đáo để, bẻ hết củ rồi trồng cây khoai mì lại, vun đất xoá dấu vết. Khoai mì mang về vùi vào đống trấu còn bốc khói, mùi thơm ngát làm thằng Cu lé đang đạp lúa và anh Tơ đang hát đến lúc gay cấn dừng lại. Cả đám nhào vào thanh toán hết cả mấy củ khoai mì to bằng cườm tay.
No rồi anh Tơ chấm dứt không hát bài chòi nữa, tụi tôi cũng không về. Cả bọn ngủ vùi trong đám rơm. Nửa khuya đống rơm bốc cháy. Tôi lôi anh Tám dậy, ông bị cháy một bên áo phỏng hết cánh tay phải. Con Mận thì cháy tóc và quần. Nó la bài hải, cởi quần ra nhảy loi choi xuống mé sông náo động cả xóm. Anh Tám tôi nhanh chân chạy mất. Ông Hai Do ba thằng Cu lé chạy ra dùng nước dập tắt cây rơm. Anh Năm tôi cùng bạn gái không biết từ đâu chạy đến lôi đầu tôi về nện cho một trận.
Sáng ra anh Tám tôi vác cánh tay phòng rộp về, bày tôi lấy lọ mỡ heo đổ lên, rồi dùng vải mùng đắp lại. Ông thông minh thiệt, sau này lớn lên tôi mới biết mỡ heo có tác dụng làm mát vết phỏng, nhưng tôi bị bà kế mẫu chửi tắt bếp và càm ràm cả buổi về vụ không còn mỡ chiên cá.
Đúng sáng mùng một Tết năm 1965, ông Tám đóng hòm từ phố ba mươi căn đến nhà tôi
- Chào anh Tám, chúc mừng năm mới !
Ba tôi vừa mở miệng thì ông Tám đóng hòm kê ngay cục gạch vào mồm:
- Thằng con ông nó ỉa vào cái bình bông huệ nhà tôi, ông mau ra mà rửa cho sạch.
Ba tôi vốn tin dị đoan vì mới sớm ngày mồng một Tết mà ông Tám đóng hòm đã đến nhà, lại càng chưng hửng vì cái tin như trời đánh. Chưa kịp hỏi thêm thì ông Tám đóng hòm biến mất. Thì ra ông anh trời đánh thánh vật thứ tám của tôi đến nhà ông Tám chơi và ngủ lại, tối mắc ỉa không dám ra đám cây bần sau nhà có tiếng đồn nhiều ma nên leo lên bàn thờ, lấy bình bông huệ xuống chơi vào đó thúi rùm cả nhà. Ba tôi băng đường tắt ngõ sân vận động lấy bình bông đem ra con sông sau rặng cây bần lúi húi rửa, xong vào nói:
- Con tôi nó đem lộc đến cho anh mà anh cà chớn không biết phải trái.
- Lộc con khỉ gió, thúi rùm cả nhà.
Ba tôi về nhà, xách cái roi đuôi cá đuối phơi khô đi tìm anh Tám nhưng ông biến mất. Đến chạng vạng đói quá ông mò về lấp ló ngoài rào, ra hiệu cho tôi đem đồ ăn ra. Tôi vội vàng chôm một cây bánh Tét ngay trên bàn thờ đem ra cho ông mà không biết điều tối kỵ của ba tôi là không được đụng đồ cúng trên bàn thờ nếu chưa hết mùng ba, nhưng ông tha vì Tết không đánh đòn.
* * *
Một hôm ông anh hung thần thứ năm bỗng dưng hiền như Phật, ông nhìn hai đứa tôi cười, nụ cười rất ư là thân thiện và nhân hậu:
- À hai đứa mày giúp tao một chuyện.
Hai đứa tôi ngạc nhiên vì hôm nay hung thần bỗng nhiên trở chứng:
- Chuyện gì anh Năm?
- Mày đưa lá thư này cho chị T., còn thằng Tám đi tìm dùm tao ván hòm người chết về để tao cầu cơ.
Nghe cầu cơ tôi hơi ớn lạnh nhưng cũng háo hức muốn xem thử. Nhiệm vụ giao thơ cho chị T bạn gái của ông anh hung thần thứ năm thì đơn giản, tôi làm xong ngay. Riêng anh Tám tôi sau khi lãnh 2 đồng từ anh Năm với trách nhiệm đi kiếm ván hòm người chết là ông tàng hình luôn. Anh Năm tôi lồng lộn đi tìm, đến gần ngày hẹn lên đồng cầu cơ với bạn gái của anh thì anh Tám mới xuất hiện đem về miếng ván hòm mục nát, may mà còn cái lõi bên trong. Anh Năm tôi lò mò đẽo gọt thành con cơ hình trái tim, phơi nắng hơ lửa cho bớt mùi rồi sơn đỏ choét. Ông vẽ một bàn cơ trên giấy bìa cứng có các ô Thánh Tiên Ma Quỷ Cô Cậu với 24 chữ cái, cuối cùng là thăng và giáng, chính giữa là hình con cơ rồi phán một câu:
- Mày đi tìm con Mận về đây, tối rằm ra đống rơm cầu cơ với tao, chị T cùng thằng Tám.
- Tại sao phải có con Mận anh Năm? Tôi hỏi
- Phải có đồng nam và đồng nữ cơ mới lên.
Tôi lật đật đi tìm con Mận. Tôi phải kêu bằng chị vì nó lớn hơn tôi. Con Mận giãy nãy không chịu đi, cuối cùng nhờ anh Tám ra tay nó mới chịu. Thì ra nó cũng kết anh Tám tôi, ông anh tuy nhỏ con nhưng có võ, sau này ông quen toàn gái đẹp, chính tôi cũng khâm phục.
Buổi cầu cơ bên đống rơm còn ngát hương thơm của lúa, xa xa là khu mã Lạng, nơi đồn có nhiều ma và có cả Thần trùng một chân. Tôi chẳng biết Thần trùng là ai nhưng rất sợ vì nghe nói Thần trùng đi đến đâu người chết đến đó. Bạn anh Năm và mấy chị đến khoảng năm người, bày đầy đủ bánh trái nghiêm trang, thành khẩn. Ông anh Năm tôi đốt nhang khấn vái, cả bọn ngồi vòng tròn. Anh Tám và con Mận có nhiệm vụ dùng ngón tay trỏ đè lên hai bên đáy con cơ. Anh Năm nói chuẩn bị rồi đọc bài chú:
Bài chú cầu cơ dài tôi không nhớ hết. Ông anh Năm tôi đọc hoài mà cơ không lay động, bực mình ông hỏi:
- Tám mày còn trinh không?
Ông Anh Tám tôi giật mình nói theo phản xạ:
- Dạ còn
Con Mận thì bẽn lên cúi gằm mặt nhìn ông anh Tám tôi. Tôi chẳng biết trinh là cái gì bèn hỏi:
- Anh Năm, trinh là gì vậy?
Cả bọn bật cười, mấy bạn gái anh Năm đỏ mặt. Anh Năm bảo tôi thế chổ anh Tám đặt ngón tay vào con cơ, đọc chú lại vài lần, đến 10 giờ thì cơ bắt đầu chuyển động. Tôi chơi nghịch đè nặng ngón tay nhưng có sức mạnh vô hình nào đó kéo con cơ lên chữ Thánh. Anh Năm hỏi tên thì cơ chạy rồi ráp vần thành tên Bửu Phúc. Những câu hỏi về tình duyên, học vấn thi cử … của từng người bạn trai và gái của anh tôi đưa ra đều được thánh trả lời hết và đúng phóc. Sau cùng là mấy câu thơ giống sấm Trạng Trình tôi vẫn nhớ đến bây giờ:
Tôi chẳng hiểu thánh nói gì, lúc này tôi buồn ngủ rồi muốn lơi tay. Ông thánh phán thêm câu “Thiên cơ chỉ cho biết nhiêu đó thôi” rồi thăng không nói nữa. Ông thánh vừa thăng thì quỷ nhập kéo con cơ chạy loạn xà ngầu, ai cũng sợ. Anh Năm và bạn bè thỏa mãn thôi không cầu cơ nữa. Trên nền trời trong xanh mặt trăng đỏ như máu, tiếng chó tru từ gò mồ côi vang lên làm chúng tôi rợn tóc gáy. Tất cả chia nhau bánh trái rồi tan hàng không ai dám ngủ lại cây rơm.
Anh Năm đem câu sấm của ông thánh ra hỏi ba tôi, ông dịch ra như vầy:
-Trời đã định năm 68 / Mậu thân đón năm mới máu chảy / Khi xuân vừa về trăng vừa khuyết / trăm ngàn lính lính Hồ vào kinh đô/ Chiến tranh diễn ra khắp nơi nơi
Đọc xong ba tôi trầm ngâm. Anh Năm tôi tuổi thanh niên chẳng quan tâm, ông thi đậu tú tài 1 rồi đi lính. Vắng ông bọn tôi mặc sức tung hoành ngang dọc, vui như thoát khỏi tay công an kèm kẹp.
Anh Tám tôi mang về một cục đất sét nắn bi bắn chim. Tôi và ông nắn được vài chục viên đem lên lò gạch ăn ké nung cho chín, lấy nhánh cây bần làm giàn ná xong mon men theo con lạch rình chim. Những con bói cá với màu xanh dương tuyệt đẹp cứ nhởn nhơ nhào lên nhào xuống con lạch, tôi không tài nào bắt được giống như thằng Cộc trong Rừng mắm của Sơn Nam. Ông anh Tám tôi là một tay sát thủ, đã bắn là trúng nhưng tôi năn nỉ đừng bắn chết con chim bói cá. Một hôm ông leo lên cây bần rình, cố bắn vào cánh trái con chim bói cá thì viên đạn không trúng con chim lại trúng ngay vào bả vai ông cảnh sát tên Trung chạy chiếc xe Gô ben của Đức trên con đường đất. Ông Trung té xuống la: - Việt cộng… Việt cộng ám sát tôi bà con ơi, bớ làng xóm… Chiếc xe lủi xuống mương. Ông anh Tám tôi hoảng hồn nhào xuống con lạch lội qua bên kia bỏ tôi trơ vơ bên này. Ông cảnh sát loi ngoi bò lên, thấy tôi ông càng la lớn: - Việt cộng, thằng Việt cộng con nó ám sát tôi đây nè. Mà ông với tôi đâu có lạ gì nhau, ông vu khống cho tôi vì thấy trong tay tôi có túi bi dùng bắn chim. Ông lôi đầu tôi về nhà đòi truy tố, khi nghe tôi thuật lại câu chuyện, ba tôi phải năn nỉ hết lời.
Sau vụ này tôi và anh Tám đi theo tiếng gọi bụi đời, nhưng tôi về lại, còn anh Tám tôi lang thang ở Sài Gòn bị bắt đưa vô trại giáo hoá Thiếu nhi Thủ Đức. Ở đó ông học được nghề in. Đến năm 17 tuổi ông về, nhờ xích lô đạp chở đến phòng tuyển mộ khai gian tuổi lên 18, lại nhờ bác xích lô giả làm cha ký tên bảo đảm đúng 18 tuổi để đi lính. Tôi cũng đi khỏi xóm làng sau đó. Những đêm ngủ rơm không còn nữa. Đồng ruộng biến thành hồ chứa nước nới rộng của thị xã. Chiến tranh bùng phát. Từ năm 1966 đến năm 1972 tôi mới gặp lại anh Tám trong cảnh thua trận tháo chạy từ Tân Cảnh về Kon Tum với chiếc quần đùi. Tôi trang bị lại cho ông đầy đủ áo giáp, nón sắt của thương binh bỏ lại tại bệnh viện tôi làm, tiễn ông lên chiếc Chinook về Quy Nhơn với thẻ cứu thương mẫu 50 dù ông chẳng sứt mẻ gì. Sư đoàn 22 của ông banh ta lông, Sư đoàn trưởng chết, tàn quân phải rút về Bình Định tái tổ chức. Sau đó và cũng là lần cuối cùng năm 1973, tôi về tiễn anh trong quan tài, nhìn người con gái tên Mận mái tóc đen tuyền phủ dài bờ vai rung rung khóc nức nở bên bàn thờ ông anh tôi. Bên ngoài gió chướng thổi về, từng cọng rơm không biết từ đâu cuốn về bay khắp không gian, như gợi lại những đêm ngủ rơm của tôi và anh Tám./
- À hai đứa mày giúp tao một chuyện.
Hai đứa tôi ngạc nhiên vì hôm nay hung thần bỗng nhiên trở chứng:
- Chuyện gì anh Năm?
- Mày đưa lá thư này cho chị T., còn thằng Tám đi tìm dùm tao ván hòm người chết về để tao cầu cơ.
Nghe cầu cơ tôi hơi ớn lạnh nhưng cũng háo hức muốn xem thử. Nhiệm vụ giao thơ cho chị T bạn gái của ông anh hung thần thứ năm thì đơn giản, tôi làm xong ngay. Riêng anh Tám tôi sau khi lãnh 2 đồng từ anh Năm với trách nhiệm đi kiếm ván hòm người chết là ông tàng hình luôn. Anh Năm tôi lồng lộn đi tìm, đến gần ngày hẹn lên đồng cầu cơ với bạn gái của anh thì anh Tám mới xuất hiện đem về miếng ván hòm mục nát, may mà còn cái lõi bên trong. Anh Năm tôi lò mò đẽo gọt thành con cơ hình trái tim, phơi nắng hơ lửa cho bớt mùi rồi sơn đỏ choét. Ông vẽ một bàn cơ trên giấy bìa cứng có các ô Thánh Tiên Ma Quỷ Cô Cậu với 24 chữ cái, cuối cùng là thăng và giáng, chính giữa là hình con cơ rồi phán một câu:
- Mày đi tìm con Mận về đây, tối rằm ra đống rơm cầu cơ với tao, chị T cùng thằng Tám.
- Tại sao phải có con Mận anh Năm? Tôi hỏi
- Phải có đồng nam và đồng nữ cơ mới lên.
Tôi lật đật đi tìm con Mận. Tôi phải kêu bằng chị vì nó lớn hơn tôi. Con Mận giãy nãy không chịu đi, cuối cùng nhờ anh Tám ra tay nó mới chịu. Thì ra nó cũng kết anh Tám tôi, ông anh tuy nhỏ con nhưng có võ, sau này ông quen toàn gái đẹp, chính tôi cũng khâm phục.
Buổi cầu cơ bên đống rơm còn ngát hương thơm của lúa, xa xa là khu mã Lạng, nơi đồn có nhiều ma và có cả Thần trùng một chân. Tôi chẳng biết Thần trùng là ai nhưng rất sợ vì nghe nói Thần trùng đi đến đâu người chết đến đó. Bạn anh Năm và mấy chị đến khoảng năm người, bày đầy đủ bánh trái nghiêm trang, thành khẩn. Ông anh Năm tôi đốt nhang khấn vái, cả bọn ngồi vòng tròn. Anh Tám và con Mận có nhiệm vụ dùng ngón tay trỏ đè lên hai bên đáy con cơ. Anh Năm nói chuẩn bị rồi đọc bài chú:
Hồn nào ở chốn non bồng
Qua đây hồn cũng vui lòng ghé chơi
Dầu hồn dạo khắp mọi nơi
Ghé đây đàm đạo chuyện đời trần gian
Cảnh tiên hạc nội mây ngàn
Làm cho hồn cũng ngỡ ngàng kém vui
Cảnh tiên xa lạ bùi ngùi
Sao bằng cảnh tục hồn vui với người
…
Qua đây hồn cũng vui lòng ghé chơi
Dầu hồn dạo khắp mọi nơi
Ghé đây đàm đạo chuyện đời trần gian
Cảnh tiên hạc nội mây ngàn
Làm cho hồn cũng ngỡ ngàng kém vui
Cảnh tiên xa lạ bùi ngùi
Sao bằng cảnh tục hồn vui với người
…
Bài chú cầu cơ dài tôi không nhớ hết. Ông anh Năm tôi đọc hoài mà cơ không lay động, bực mình ông hỏi:
- Tám mày còn trinh không?
Ông Anh Tám tôi giật mình nói theo phản xạ:
- Dạ còn
Con Mận thì bẽn lên cúi gằm mặt nhìn ông anh Tám tôi. Tôi chẳng biết trinh là cái gì bèn hỏi:
- Anh Năm, trinh là gì vậy?
Cả bọn bật cười, mấy bạn gái anh Năm đỏ mặt. Anh Năm bảo tôi thế chổ anh Tám đặt ngón tay vào con cơ, đọc chú lại vài lần, đến 10 giờ thì cơ bắt đầu chuyển động. Tôi chơi nghịch đè nặng ngón tay nhưng có sức mạnh vô hình nào đó kéo con cơ lên chữ Thánh. Anh Năm hỏi tên thì cơ chạy rồi ráp vần thành tên Bửu Phúc. Những câu hỏi về tình duyên, học vấn thi cử … của từng người bạn trai và gái của anh tôi đưa ra đều được thánh trả lời hết và đúng phóc. Sau cùng là mấy câu thơ giống sấm Trạng Trình tôi vẫn nhớ đến bây giờ:
Lục bát càn khôn dĩ định.
Niên lai Thân đáo máu hồng tươm.
Trực đáo Xuân về Nguyệt tận
Hồ binh thập vạn nhập tràng an.
Can qua xứ xứ diễn đao binh
Niên lai Thân đáo máu hồng tươm.
Trực đáo Xuân về Nguyệt tận
Hồ binh thập vạn nhập tràng an.
Can qua xứ xứ diễn đao binh
Tôi chẳng hiểu thánh nói gì, lúc này tôi buồn ngủ rồi muốn lơi tay. Ông thánh phán thêm câu “Thiên cơ chỉ cho biết nhiêu đó thôi” rồi thăng không nói nữa. Ông thánh vừa thăng thì quỷ nhập kéo con cơ chạy loạn xà ngầu, ai cũng sợ. Anh Năm và bạn bè thỏa mãn thôi không cầu cơ nữa. Trên nền trời trong xanh mặt trăng đỏ như máu, tiếng chó tru từ gò mồ côi vang lên làm chúng tôi rợn tóc gáy. Tất cả chia nhau bánh trái rồi tan hàng không ai dám ngủ lại cây rơm.
Anh Năm đem câu sấm của ông thánh ra hỏi ba tôi, ông dịch ra như vầy:
-Trời đã định năm 68 / Mậu thân đón năm mới máu chảy / Khi xuân vừa về trăng vừa khuyết / trăm ngàn lính lính Hồ vào kinh đô/ Chiến tranh diễn ra khắp nơi nơi
Đọc xong ba tôi trầm ngâm. Anh Năm tôi tuổi thanh niên chẳng quan tâm, ông thi đậu tú tài 1 rồi đi lính. Vắng ông bọn tôi mặc sức tung hoành ngang dọc, vui như thoát khỏi tay công an kèm kẹp.
Anh Tám tôi mang về một cục đất sét nắn bi bắn chim. Tôi và ông nắn được vài chục viên đem lên lò gạch ăn ké nung cho chín, lấy nhánh cây bần làm giàn ná xong mon men theo con lạch rình chim. Những con bói cá với màu xanh dương tuyệt đẹp cứ nhởn nhơ nhào lên nhào xuống con lạch, tôi không tài nào bắt được giống như thằng Cộc trong Rừng mắm của Sơn Nam. Ông anh Tám tôi là một tay sát thủ, đã bắn là trúng nhưng tôi năn nỉ đừng bắn chết con chim bói cá. Một hôm ông leo lên cây bần rình, cố bắn vào cánh trái con chim bói cá thì viên đạn không trúng con chim lại trúng ngay vào bả vai ông cảnh sát tên Trung chạy chiếc xe Gô ben của Đức trên con đường đất. Ông Trung té xuống la: - Việt cộng… Việt cộng ám sát tôi bà con ơi, bớ làng xóm… Chiếc xe lủi xuống mương. Ông anh Tám tôi hoảng hồn nhào xuống con lạch lội qua bên kia bỏ tôi trơ vơ bên này. Ông cảnh sát loi ngoi bò lên, thấy tôi ông càng la lớn: - Việt cộng, thằng Việt cộng con nó ám sát tôi đây nè. Mà ông với tôi đâu có lạ gì nhau, ông vu khống cho tôi vì thấy trong tay tôi có túi bi dùng bắn chim. Ông lôi đầu tôi về nhà đòi truy tố, khi nghe tôi thuật lại câu chuyện, ba tôi phải năn nỉ hết lời.
Sau vụ này tôi và anh Tám đi theo tiếng gọi bụi đời, nhưng tôi về lại, còn anh Tám tôi lang thang ở Sài Gòn bị bắt đưa vô trại giáo hoá Thiếu nhi Thủ Đức. Ở đó ông học được nghề in. Đến năm 17 tuổi ông về, nhờ xích lô đạp chở đến phòng tuyển mộ khai gian tuổi lên 18, lại nhờ bác xích lô giả làm cha ký tên bảo đảm đúng 18 tuổi để đi lính. Tôi cũng đi khỏi xóm làng sau đó. Những đêm ngủ rơm không còn nữa. Đồng ruộng biến thành hồ chứa nước nới rộng của thị xã. Chiến tranh bùng phát. Từ năm 1966 đến năm 1972 tôi mới gặp lại anh Tám trong cảnh thua trận tháo chạy từ Tân Cảnh về Kon Tum với chiếc quần đùi. Tôi trang bị lại cho ông đầy đủ áo giáp, nón sắt của thương binh bỏ lại tại bệnh viện tôi làm, tiễn ông lên chiếc Chinook về Quy Nhơn với thẻ cứu thương mẫu 50 dù ông chẳng sứt mẻ gì. Sư đoàn 22 của ông banh ta lông, Sư đoàn trưởng chết, tàn quân phải rút về Bình Định tái tổ chức. Sau đó và cũng là lần cuối cùng năm 1973, tôi về tiễn anh trong quan tài, nhìn người con gái tên Mận mái tóc đen tuyền phủ dài bờ vai rung rung khóc nức nở bên bàn thờ ông anh tôi. Bên ngoài gió chướng thổi về, từng cọng rơm không biết từ đâu cuốn về bay khắp không gian, như gợi lại những đêm ngủ rơm của tôi và anh Tám./
Phan Nhật Bắc - Melbourne 2021
0 Comment: