Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Thằng Điên- Trần Việt

THẰNG ĐIÊN
(Trần Việt - Viết cho ngày 30.4)

Nó đã đứng sẵn đầu hẻm và dỏng tai như lắng nghe. Hình như nó lại nghĩ đến việc gì đó, cổ họng nó lại nghẹn và khóc thút thít. Nó đang đăm chiêu, trầm ngâm bổng chốc lại nói cười vu vơ kiểu thằng điên... nó di chuyển khó khăn bằng những bước chân liêu xiêu không vững...

Như thường lệ, tôi ra quán trước nhà để uống cữ cà phê sáng. Thằng Điên nó đứng sẵn đầu hẻm nhỏ, mắt ươn ướt hình như nó khóc. Hôm nay, nó ăn mặt trông có vẻ tươm tươm hơn, nó lại gật chào, tôi lại giơ tay chào lại, nó theo sau và ngồi vào bàn càphê còn trống bên cạnh. Cho đến hôm nay, tôi sống cùng hẻm với nó hơn 30 năm tổ 4 dân phố, nhưng thú thật cho đến bây giờ vẫn chưa biết tên .Tôi chỉ biết mọi người gọi tên nó là: thằng Điên thế thôi!!

Khách đến quán chưa đông, mình chủ động làm quen. Nó cho biết, nó đã hơn 65 tuổi rồi đấy, trước đây nó là dân xưa nẫu bố mẹ lên Tây nguyên ở trên hẻm này từ năm 1962. Nghĩ mãi không dám hỏi thêm vì sợ nó nổi cơn lại chửi cho xấu mặt. Nó ngồi ngay ngắn trước mặt, tôi tự hỏi, rồi tự trả lời, có lẽ nó không điên đâu, vì trên nét mặt hay ánh mắt phải hằn sâu nổi lên những tia căm thù, nhưng ngược lại nó cười rất có duyên nữa là khác. Bỗng nhiên tôi lại nhận ra phong cách của nó không phải chật vật lo toan cho mọi thứ trong từng bữa ăn gia đình: Ly cà phê pin, thịt heo tăng trọng , bò bơm nước, giá thực phẩm đang tăng chóng mặt. Nó cũng chẳng phải bận tâm vì sự giả dối đang ngự trị khắp nơi…

Chợt trộm nghĩ ra một thằng điên như này thế là quá sướng, là điển hình của một người sống thật nhất. Nó lại chủ động gọi tôi bằng anh và hỏi quê quán trước đây ở đâu và học hành đến đâu. Ngày xưa trong cùng lớp hơn nhau 2-5 tuổi là chuyện thường vì trốn lính, khai lại giấy tờ không có gì xa lạ và nó có bằng tú tài 2 năm 74 (IBM), Tôi bảo:

- Như thế tôi phải gọi bằng anh đấy.Tôi thua anh tới 2 tuổi mà. Dân hẻm này sao gọi anh thằng Điên vậy?

Thằng Điên trả lời:

- Mình có tên họ hẳn hoi: Trần văn Điện đấy. Cái tên Điên nó có lý do tồn tại bỡi hai lẽ câu chuyện vừa vui, vừa buồn và rất thật :

(1) Ở quê chỉ làm nông các nguồn thu hằng năm dần dần khánh kiệt vì chiến tranh. Sau năm 1975 gia đình thuộc diện đi kinh tế mới, sống ở vùng kinh tế mới chẳng được bao lâu không chịu nổi, tôi lại mò về thị xã mua miếng đất ở cuối con hẻm này để sống và tránh mặt chính quyền điểm danh dân kinh tế mới bỏ trốn. Khi ấy, nếu chính quyền phát hiện sẽ thu lại phần trợ cấp 6 tháng cho 8 nhân khẩu gia đình. Cuộc sống nơi đây tương đối ổn, vợ tôi mạnh dạn đăng ký và làm hộ khẩu thường trú tại tổ này. Không biết tên Tổ trưởng nó học hành thế nào cập nhật toàn bộ giấy tờ gia đình tôi vào một cuốn sổ hộ khẩu mới và có dấu do Công an chứng nhận gia đình được cư trú lâu dài. Tiếc thật tôi tên Điện ( Trần văn Điện) làm chủ hộ nó lại ghi là Trần văn Điên. Do vậy, tôi có tên Điên là từ dạo ấy, nghỉ lại đâm ra cũng hay, từ đó gia đình tôi trước đây được chính quyền miễn giảm nhiều thứ phí và thuế của địa phương. Nếu làm phép cộng dồn tiền miễn giảm hơn 30 năm là kha khá đấy. Xem ra làm thằng Điên kể ra cũng có lợi thật, nó lại cười ngoác mồm..... haha..

(2) Gia đình ở tỉnh lẻ hoàn cảnh nghèo không có tiền vào Sài Gòn học lên đại học. Với bằng Tú tài phần 2 đương nhiên sẽ được học sỹ quan Đà lạt, nó bảo làm cán bộ nó không thích. Nó đăng ký đầu quân binh chủng lính Biệt Động quân, nghe qua cái tên binh chủng BĐQ là khá dữ dằn rồi. Nó được lĩnh tiền thưởng đến 36 ngàn tiền đầu quân ( tự nguyện đăng ký đi lình tùy từng binh chủng sẽ có mức tiền thưởng đầu quân khác nhau ).


Thằng ĐIên
Lính VNCH- Ảnh inter mang tính minh họa

Vào quân trường chỉ mới tháng đầu, nó không chịu nổi vì kỷ luật rất nghiêm và hà khắc quân trường huấn luyện. Nó chịu không nổi, nó giả Điếc, khoe thành tích giả điếc của nó quá chuẩn . Với chiêu này nó lại qua mặt nhiều người ở quân trường gần như thành công. Các phương pháp kiểm tra, biện pháp cô lập của quân trường không ăn nhầm nhò gi với nó. Nó đã chuẩn bị tư thế sẽ có ngày thằng lính BĐQ bị điếc này sẽ bị loại khỏi binh chủng. Lòng khấp khởi mừng thầm vì nó biết trước sắp ra trại, vì mấy thằng bạn của nó cũng đã dùng chiêu này mà rời khỏi quân trường.

Nó kể, hôm đó sau buổi lễ tại quân trường, nó được cấp chỉ huy xướng to tên Trần văn Điện được rời khỏi quân ngũ và ngoài tôi ra có thêm vài người nữa. Đi ra phía cổng giữa hai bên hàng binh sắp thành dài nghiêm trang như để tiễn bạn. Bước ra khỏi vị trí nhận quyết định, nhặt chiếc ba lô lòng mừng thầm chỉ còn bước thêm vài bước nữa là ra ngoài cổng trại. Bỗng dưng có tiếng kêu leng keng tiếng kêu của vật gì đó bằng kim loại rơi gần sau lưng nghe rất rõ. Tôi ngoái đầu nhìn lại, thế là tôi bị nó chộp lại thu tờ Sự vụ lệnh và tống tui vào chuồng cọp hơn 10 ngày liền. Nằm trong chuồng cọp nghĩ lại mà đau. Chỉ còn một lần duy nhất và lần duy nhất cuối cùng nhưng “bể mánh” tiếc thật.

Nói thêm đây là một trong các chiêu thời lính VNCH để bắt các anh trốn lính giả điếc. “Chỉ huy quân trường họ dùng nắm bạc cắt loại 5 đồng 10 rải xuống nền xi măng kêu leng keng các anh không điếc nghe được sẽ ngoái đầu lại”.thế là bị tóm. Tiếng nó lại cười tự bộc phát ra , nó cười như nắc nẻ... nghe chừng nó Điên thật rồi, mà còn mắc thêm bị bệnh Điếc nữa đấy.!!!

TÂY NGUYÊN ĐI DỄ KHÓ DÌA

Dân tứ xứ đổ về đất Tây nguyên kiếm ăn, dù sao ở xứ đất đỏ bazan Pleiku cũng dễ kiếm cơm hơn hẳn ở quê đất cằn cỗi, một năm làm vài vụ nông không nuôi nổi con người. Điện đi lính nhưng đang học quân trường nên được thả cho về sớm với gia đình vẫn bị coi là “ngụy”, nhưng thuộc diện bị quản chế đi vùng kinh tế mới, cùng các gia đình “ngụy quân ngụy quyền” ở các nơi khỉ ho cò gáy gần như bị cô lập khỏi cộng đồng xã hội trong nước.

Lên vùng kinh tế mới thì không chịu nổi những cơn rét rừng lại xa tít ở tận đâu đâu tối tăm mù mịt, ăn hết tiền nhà nước trợ cấp ban đầu lại trốn đi nơi khác tính kế sinh nhai. Ở rừng mãi không thấy được ánh sáng điện, làm lụng vất vả lại thiếu thốn đủ thứ thu nhập ít ỏi không đủ tiền mua thuốc sốt rét và nuôi y tá sau vài lần tiêm chích....

Trần văn Điện, những ngày đầu dạt về phố, một thân một mình cứ lân la bến xe Ngả ba Phù đỗng, kề bên là chợ chồm hổm đêm lấy sạp hàng ở chợ làm giường để ngã lưng, ban ngày kiếm việc làm thuê các chủ sạp, làm đủ thứ nghề miễn kiếm được miếng cơm đỡ đói qua ngày, tài sản là gói áo quần cũ đã mốc và một bi đông nước cột dưới gốc cây dưới túp lều.

Dân ngụ cư trốn chạy về đây sống ở lề đường cho qua ngày: ngủ chợ, ngủ hè... là thành phần bất hợp pháp thường gặp nhiều chuyện trên trời dưới biển, bị mấy tay du kích, an ninh địa bàn truy quyét bị bắt về làm công quả dọn vệ sinh cơ quan, ở đó phải khai nhân thân quê quán hỏi lằng nhằng rổi thả. Nếu trong người còn có mảnh giấy tùy thân, làm lụng có ít tiền thì thỉnh thoảng lại chi tí đỉnh cho các mấy tay du kích an ninh chỉ mong được làm ngơ để có đường tồn tại làm ăn.


Thằng ĐIên
Thằng lính đỏ- ảnh internet mang tính minh họa 

Suối Hội Phú ngày ấy hoang vu cây cỏ xum xuê cao ngút đầu, dân nghèo tứ xứ gộp về đây, ngày một nhiều, chăm chỉ phát quang thêm vài thước rồi nhà nho nhỏ cất dọc cất ngang, mọc lên như nấm, họ cất lấn tràn ra bờ suối vì nơi đây là đầu ngõ thị xã Pleiku thuận tiện đi lại. Nhà đất ở dưới quê họ cũng tịch thâu hết rồi. Về làm cái khỉ gì? Cứ có chỗ trống là chen vào, nhà này tựa vào nhà kia san sát chỉ còn chừa chỗ làm đường đi. Những căn nhà, đúng hơn là cái lều lụp-xụp thấp lè-tè mọc lên, muốn vào nhà cứ phải cúi lom-khom, muốn đi vào xóm đi trên bờ đê, có đoạn đi trên mấy tấm ván gập gềnh bắc ngang..... Đây là những cư dân đầu tiên xóm Gà cồ-Phường Hội phú!

Điện kể rằng sau vài năm một nắng mười sương, dành dụm từng xu từng đồng bạc lẻ gom được mấy phân vàng mới mua được mảnh đất do chủ cũ lấn chiếm hơn một sào nằm dưới mép suối Hội phú. Nhặt nhạnh mấy tấm tole cũ để che cái chòi làm chỗ chui ra chui vào. Cuối cùng ông nhà nước cho phép dân ngụ cư nhập tịch, nhưng ban đầu chỉ ưu tiên cho dân có đất thổ cư để ổn định trật tự và dễ bề kiểm soát, nói thế chứ còn nhiều thứ lằng nhằng từ các tay cán bộ nào kê khai cho chính quyền mới, được nhập khẩu chịu lắm thứ xác minh xác thực. Trần văn Điện sẵn có ít vốn liếng chữ học nên khá rành các loại văn bản làm đúng theo hướng dẫn. Như vậy cả nhà hơn 7 miệng ăn đều được có mặt trong hộ khẩu. Có hộ khẩu là có chứng minh thư, khai sinh cho lũ trẻ nhập học, mọi thứ nhờ từ miếng đất thổ cư mà ra. Cũng nhờ có hộ khẩu nên nhà anh đã xin thắp điện nhà nước có công tơ và cả xóm ven suối lại sáng choang vì ngày đầu có điện và cái tên Trần văn Điên ra đời từ ngày ấy ....

Nhà của Điên thuộc chỗ cao ráo nhất trong xóm. Người đứng đưa với tay thẳng lên chưa đụng đến mái. Gian trước nó được tráng bốn bao xi, nên trông cái nhà có vẻ bề thế, còn nửa phần sau làm nhà bếp tận dụng ván bìa lót tạm. Ban đầu khu này không có điện nước, nhà nào cũng có vài cây đèn dầu hôi và đôi ba thùng phi đựng nước sinh hoạt. Hằng ngày, có xe xi-tẹt đến bán nước- thay nhau kéo ống cao-su nhỏ bằng cườm tay, chắp nối thật nhiều khúc mới đủ dài để vào sâu trong xóm bà con lại san sẻ mà dùng.

Đối diện là nhà của ông Hai .Ông Hai xưa cũng đi lính Việt nam Cộng Hòa như Điện nên mỗi khi ngồi lại với nhau là hay kể chuyện đi lính, đi cải tạo. Chiều tối chẳng có chuyện chi làm nên mấy ông trong xóm hay đi lòng vòng thăm nhau, thắp đèn dầu ngồi nói tầm phào, thỉnh thoảng lại góp thêm chai rượu dĩa mồi.
 Điện đặt chai rượu ra bàn trên bàn đã sẵn ly, rượu lại được rót đầy
Ông Hai và thằng Điện cầm ly rượu, đánh “trót”, “khà” một cái nghe thiệt đã!......

Lũ nhỏ bu quanh xóm nghe mấy ổng tán chuyện đến nghe lỏm say sưa kể, rằng xưa ổng đi lính, mấy ổng lại khoe nhau đẹp trai lại đàn giỏi hát hay..... và chương trình ca nhạc tạp kỹ lại diễn ra đủ các tiết mục từ belero, hát bội, bài chói Bình Định, cải lương... .tất cả đều hoàn hảo

Ở quê chừng đó thôi cũng đủ thấy cái cảnh nghèo tận cùng. Đứa em gái theo anh lên Pleiku và được đăng ký hộ khẩu cùng gia đình. Thảo nó chỉ vừa học xong lớp 9 nghỉ học phụ mẹ chung tay lo việc nhà, lo cho mấy em và các cháu Năm ấy, ty Giáo dục Gia lai- Kon tum thi tuyển và đào tạo giáo viên dạy trẻ lớp các cháu mẫu giáo. Thấy gia đình đang dần ổn định, Thảo đề nghị với anh cho em dự thi học làm cô giáo. Anh nó ưng ý liền vì đằng nào nó cũng lấy chồng, có phần riêng cho gia đình và con của nó. Năm ấy Thảo thi đậu, trường học ở Q lộ 19 - là cơ sở tận dụng là doanh trại ngụy cũ kem Holloway . Trường vùng ven, thị xã ngày ấy còn neo người, nên mỗi lần đi học Thảo phải qua mấy cái làng của người đồng bào thiểu số là: làng Ngó, làng...: em thấy lo lo, sợ con ma lai, sợ “mọi có đuôi” mà ngày bé ba mẹ em hay kể .
Năm sau Thảo tốt nghiệp thành cô giáo cuối năm 78 em lai xông xáo đi xin việc. Việc đầu tiên là em phải kê khai lý lịch theo mẫu có sẵn: Thành phần gia đình; làm nông, bản thân: phụ thuộc, khai đến cha, mẹ không có gì trở ngại khả ổn, nhưng đến đoạn phần anh hai Điên (Trần văn Điên) là lính Biệt động quân.... đang học quân trường, chưa biết cầm súng bắn một viên đạn tròn hay dẹp vào quân VC... thì giải phóng. Anh nó bảo cứ khai phần tao như thế.

Chủ tịch phường xác nhận vào tờ lí lịch và đóng mộc đỏ chót; thành phần làm nông, gia đình có người tham gia đi lính cho VNCH .... Thảo mang tờ lý lịch nộp đơn xét tuyển; Thảo bị loại ngay từ vòng đầu vì gia đình thuộc thành phần có mầm móng chống cọng, nên không chọn cô dạy trẻ ... Thảo ấm ức mang hồ sơ xin việc về nhà mặt buồn rời rợi, cả nhà hỏi gì Thảo nhất quyết không nói kể cả mẹ nó cố gặn hỏi nhiều lần.... Thảo ấm ức trong lòng vì “lý lịch đen, hộ khẩu xám...” bản thân Thảo chưa thật hiểu từ NGỤY là như thế nào.? Nó lại ở nhà tiếp tuc công việc nội trợ và cai quản lũ em thay mẹ...

Anh nó học chưa hết ba tháng ở quân trường Đồng Đế. Chưa biết bắn viên đạn nào thì đã giải phóng.Thời ấy, có rất nhiều người lính VNCH chưa biết bắn một viên đạn nào, trong đó có thằng Điện. Rồi bị cái án “lý lịch đen” với từ “ngụy” tô đậm! Con cháu của “ngụy” phải chịu chung một số phận như cha ông của chúng! Tất cả những nạn nhân bị gán cho cái nhãn NGỤY đều bị bị chặn đường sống, chặn đường tiến thân hạn chế cả việc đi học....

Đi buôn, thời đó bị xem là buôn lậu, luôn bị truy đuổi với tôi việc bắt bớ vì làm “con phe” ở địa phương thành nhẵn mặt, trở thành thằng cù bơ cù bất sau cơn rét rừng tái lại... Cái suy nghĩ có vẻ đậm chất kiến thức và lý luận: Đất Tây nguyên xa cảng biển sẽ thiếu món cá từ biển....nên món thịt gia cầm như: heo, bò, gà là loại thực phẩm nhanh chóng thay thế và bù vào sự thiếu hụt phần ăn. Điện quyết làm nghề mổ heo làm “nghề bảy đáp” ngày tại nhà. Kệ cho tiếng đời “lái heo” “bảy đáp” miễn hằng ngày có cái bỏ vào miệng lũ nhỏ háu đói như đoàn tàu há mồm.

Gian bếp nhỏ tức tốc được phá dở xây cái bếp lò to bằng mùn cưa, trên bếp là cái chảo to gần cả mét, chảo to tổ chảng mua được người quen giới thiệu mất gần chỉ vàng. Lò mổ heo cũng tranh thủ khởi nghiệp từ năm 1980 lỏ mổ thường xuyên luôn đo lửa

Tối anh lên HTX mổ heo, một mình mỗi đêm anh hạ đo ván 5-6 con heo, một “kỷ lục” đáng gờm. Làm nghề này phải có sức mạnh, người yếu kéo con heo mỗi con nặng 60-70kg còn không nổi, cũng có con nặng đến trên cả tạ chứ chưa tính đến việc heo quẫy mạnh. Vào nghề bảy đáp làm phải chấp nhận lấy đêm làm ngày, ngoài sức khỏe dẻo dai còn phải được trang bị một số “chuyên môn” nghề nghề lại dạy nghề không trường lớp mà chỉ qua thực tế. Duy nhất thấy ngờ ngợ câu dân gian hay nói: “Lương tâm thì không phân biệt chức vụ hay thành phần ông cao, bà thấp.Thằng vô lương thì có làm tới Tổng bí thư hắn vẫn cứ vô lương, mà thằng đã quý trọng lương tâm thì đi bốc rác hay mổ heo nó phải biết giữ lương tâm cho sạch, vậy thôi!”

Thời đó, câu khẩu hiệu “Hợp tác xã là nhà, xã viên là chủ” kẻ trên những bức tường hàng rào, nhà ủy ban, trạm xá, cổng chợ v.v.. chỗ nào cũng có. Thảo muốn xin làm kế toán viên ở HTX nhưng chẳng được cũng vì cái ‘lý lịch” ngụy... Được một thời gian, HTX ăn uống Diệp kính, Cửa hàng ngả ba Hoa lư, Bến xe liên tỉnh....người bán cũng chán dẫn đến tan hàng rã đám. Còn lại HTX cắt tóc đường Hùng vương, Đinh Tiên Hoàng, HTX chụp ảnh, may đo, vận tải... bị ế và cùng chung số phận vì khách chả thèm ghé. Rầm rộ phong trào sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa chết yểu không kèn không trống sau đó chả ai thèm nhắc tới nữa.

....Em trai Điện vừa tròn 18 tuổi, mới học lên cấp 3 nó nhỏ con trông nó dặt dẹo còi cọc nó chỉ cao hơn mét bôn lăm do sinh thiếu tháng. Bù lại nó có khuôn mặt rất đẹp, hai mắt to như thiên thần và nụ cười lơ đãng.. Là thời điểm chiến trường Campuchia đang hồì ác liệt. Cho nên dù lý lịch đen, hộ khẩu xám, con trai bọn ‘ngụy’ không được học đaị học, nhưng vẫn được chiếu cố cho đi làm bia đỡ đạn xứ ngườì. Dạo này thằng em nó bỏ hoc, hay giao du đàn đúm với các tay anh chị ở xóm gà cồ, chợ nhỏ.. Gia đình quyết tính đến chuyện đăng ký với địa phương cho em nó đi nghĩa vụ tính đến kể cả việc phải lót tay. Hôm ấy trong lễ giao quân nó xúng xính trong bộ quân trang màu cỏ úa vai mang ba lô con cóc trông cũng đỏm dáng. Bỗng chốc nó trở thành thằng lính Việt cộng với ngôi sao lấp lánh trên mũ, chính quyền địa phương hết lòng khen ngợi, như thế là khá ổn gia đình vơi nhẹ bớt khẩu phần chạy ăn.

Hơn một năm sau vào một buổi sáng mẹ nó đến chợ như mọi ngày. Có người đến hỏi thăm như để mua hàng và bà ấy duí vào tay bà một mẩu giấy nhỏ. Bà nhanh chân về nhà đưa cho con gaí xem ở trong giấy nói gì? có khi lại là truyền đơn của bọn phản động kẻo mang họa vào thân. Té ra là giấy báo tin của thằng lính đỏ (*) bị thương nằm ở Quân y viện 15- Biển hồ (Bênh viện tiền phương Quân khu V), Thảo nhận ra đây chính là nét chữ của em nó viết, gia đình mừng biết chắc em còn sống .

Thằng lính đỏ (*) bị thương, nó dẫm phải mìn cóc ở bên Campuchia lúc đầu chỉ cưa nửa bàn chân, nhưng vì khâu cấp cứu và thuốc men thiếu nên chân bị nhiễm trùng. Cho đến lúc này vết thương còn nhiễm trùng vì thiếu kháng sinh chân phải cưa dần lên tận đầu gôí. Thật ác mìn cóc của Trung cộng không gây chết người, chỉ gây thương tật vĩnh viễn rồì trở thành tàn phế gánh nặng cho gia đình, xã hôị. ..

Hôm ấy, chuyện thằng lính đỏ bị thương cả xóm đều biết, bà con đến thăm hỏi khá đông ngồi chật cả nhà. Chính quyền tổ dân phố, du kích họ đều biết.... Sau đó gia đình thằng thằng lính đỏ đương nhiên được một xuất thương binh. Các chế độ được hưởng tem phiếu đầy đủ theo tiêu chuẩn thương bệnh binh chiến trường K. Cái uy thằng lính đỏ từ đó được địa phương chiếu cố, nhẹ tay hơn trong việc truy quét con buôn mua bán hằng ngày trong đó có gia đình thằng Điện. Sau 1975 miền Nam thiếu thuốc Tây, miền Bắc khát xa xỉ phẩm, hàng điện tử, xe máy, xe đạp và hàng tiêu dùng sinh hoạt.

Gia đình lại chạy chợ kiếm sống kể ra công việc cũng không vất vả chỉ tập trung vào các đầu mối “con phe” ở chợ mới, hàng hóa ở các tỉnh khác dạt về và phải biết cách tránh né quản lý thị trường, bọn này dân chợ đều nhẵn mặt. Các vỉ thuốc loại kháng sinh, thuốc sốt rét , trụ sinh đắt tiền được buộc chặt vào hai chân, từ bẹn đến cổ chân bằng dây thun, trên tay bưng chiếc mẹc tre bày ra những thứ thuốc rẻ tiền, bông băng, dụng cụ y tế linh tinh giá trị không lớn. Khi bị truy đuổi em nó lại chạy vào chợ, hàng rau củ của mẹ, lại úp nón che mặt như để trốn chạy. Cuộc sống gia đình cả nhà chạy chợ kiếm ăn tạm ổn, chính quyến có phần nới tay và được miễn giảm phần nhiều đóng góp địa phương cho gia đình có lẽ chỉ nhờ vào cái uy thằng lính đỏ...


Thằng ĐIên
Ảnh inter mang tính minh họa
NÓ ... ĐIÊN

Điện không đi làm, buổi sáng hôm ấy Điện không mặc bộ quần áo lam lũ hàng ngày, tóc chải gọn gàng, đám râu ria mọc lún phún lưa thưa, xơ xác được cạo nhẵn nhụi . Lại nữa ông khoác một bộ sơ mi sáng màu trông lịch sự hẳn, chân đi giày đen áo gom trong quần. Hôm ấy, Điện bước vào quán cháo lòng chị Hoa chợ Phù đỗng gọi tô cháo, xị rựơu và đĩa mồi rồi tỳ tỳ nhậu cùng bạn .... Cao hứng mọi người tuyên bố nghỉ làm hôm nay tập trung nhậu... nhậu... và nhậu. Trong cơn say Điện tâm sự anh kể:

- Sau năm 1975 ở thị xã nhỏ này cùng chịu chung số phận cải tạo tư sản của cả nước , nơi đây gia đinh anh có ngôi nhà trên đường Hoàng Diệu, cả gia đình bố vợ Điện thuộc diện đi kinh tế mới, ngôi nhà vắng chủ bị nhà nước trưng thu rồi bán hóa giá cho một ông “to”. vì tài sản của bọn “bóc lột”. Sau 3 tháng học tập cải tạo trở về vì thuộc diện không có nợ máu, gia đình vợ còn dấu ít vàng gia đình quyết định vượt biên. Nhưng cuộc vượt biên không thành, gia đình bố vợ chết hết ngoài biển. Sợ liên lụy Điện trốn lẻn lên vùng kinh tế mới, chịu khổ không nổi nên mới trôi dạt về ngả ba Phù đổng sống nhờ cho đến hôm nay. Tàn tiệc nhậu, dự định anh muốn lại ghé qua ngôi nhà cũ như để ngó lại vật kỷ niệm của thân sinh trước khi về. Anh lên chiếc xe đạp nhưng đi chưa được xa anh ngã bổ nhào do bị choáng, máu vùng đầu, ở trán chảy nhiều phải đi viện cấp cứu (bệnh viện trên đường Trần Hưng Đạo). Sau ba ngày Điện nằm trong trạng thái hôn mê, bệnh án ghi tình trạng bị chấn thương sọ não .... với hơi thở thoi thóp yếu ớt phải nhờ đến hổ trợ từ chiếc máy thở,
 

..Ngày ra viện bạn bè, hàng xóm đến thăm rất đông, nhưng anh không nhớ nổi một ai kể cả người thân trong gia đình ngồi thu lu ở xó nhà nửa cười nửa khóc. Gia đình phải chạy lo miếng ăn, thay phiên chạy chợ, thay phiên chăm sóc sợ bỏ nhà đi lang thang, nên mỗi lần bước ra khỏi nhà cửa được khóa trái, anh luôn bị nhốt bên trong . Anh lại tìm cách cạy mấy chỗ tole cũ, ván bìa ở chái bếp để thoát ra ngoài. Sau vài lần trốn thoát ra đường anh hiện nguyên hình của một người điên, lại bị mấy đứa nhỏ trêu chọc cơn điên trong anh lại trổi dậy, tối đến anh không ngủ đi lang thanh, anh đốt lều, đốt cây cỏ, đập phá các sạp bàn hàng chợ Phú đồng, chửi bới ....rồi lại lăn ra ngủ ngáy khò khò. Có những lúc trời nắng như thiêu như đốt ..mình trần, đầu trần ngồi rất lâu ở cột điện cạnh bên ngôi nhà cũ, bỗng dưng anh ngước mặt lên trời, cất tiếng hú một hồi dài hoặc kêu ú ớ nghe thật rõ như tiếng chó tru. ”.

Cả nhà bận rộn về quê lo việc cúng giỗ, hắn đi lang thang đến quán cũ- Quán cháo lòng chị Hoa, một mình ngồi hắn đòi hai cái ly, một dĩa lòng... tay run rẩy rót rượu tràn ra bàn rồi đau đáu nhìn về chiếc ghế trống trước mặt. Điện đang nghĩ về cha hắn ở quê đã ra đi lâu rồi đi xa lắm. Có lẽ trong giây phút hiếm hoi hắn vã cơn điên... hắn lại đứng lên lảo đảo bước sang đường... bằng những bước đi liêu xiêu bóng hắn mờ khuất dần trong hẻm vắng.

(*) Tên truyện ngắn Đỗ Xuân Tê

                                                                   TRẦN VIỆT

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian