Hữu Thỉnh dưới góc nhìn của nhà thơ Phạm Ngọc Thái
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Hữu Thỉnh dưới góc nhìn của nhà thơ Phạm Ngọc Thái (*)
LD: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có gởi đến Phố núi và bạn bè một bài viết có tựa đề khá dài: "Không nên để một chân dung thơ tầm thường, nhân cách kém, tham lam, xằng bậy như Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch HNVVN"- với nội dung có thể gây ra những dư luận đánh giá, phản ứng trái chiều thậm chí gay gắt. Phố núi và bạn bè xin đăng nguyên văn và lưu ý đến Quý độc giả rằng bài viết hoàn toàn thể hiện quan điểm riêng của nhà thơ Phạm Ngọc Thái trước những vấn đề mà ông bức xúc...
Không nên để một chân dung thơ tầm thường , nhân cách kém,
tham lam, xằng bậy như Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch HNVVN
Phạm Ngọc Thái
Hữu Thỉnh rất nhỏ mọn, lòng dạ tham lam, làm việc khuất tất - Nếu tiếp tục cứ để làm Chủ tịch HNVVN thì sẽ kéo nền thi ca đương đại trở nên bát nháo chi khươn. Biến một Hội nhà văn cấp quốc gia và cả Ban chấp hành trở nên tầm thường.
Trước hết xin nhận định về chân dung ông Chủ tịch Hội nhà văn thuộc loại nào?
- Ông Hữu Thỉnh đạt kỷ lục ăn giải văn chương trong thời đại ngày nay là... vô địch thế giới! Người ta tính đến nay ông đã 05 lần "ăn" giải thưởng văn học quốc gia, kể cả giải thưởng Vua Thái Lan gọi là "Giải Asean - 1000 USD" mà chính ông Chủ tịch tự đề cử cho mình... cùng với nhiều giải khác...Trong một thành phần ban giám khảo do chính Hữu Thỉnh đã thiết kế... rồi ông Chủ tịch "tế nhị khách quan?..." xin rút ra khỏi Hội đồng xét giải.
Thí dụ như việc ông ta đem "Thương lượng với thời gian" - Một tập thơ hỏng, tư duy nhăng nhố, tứ nghĩa lung tung.. rồi cũng chỉ để vứt vào... sọt rác, cùng với một trường ca biển viết hỗn độn, xô bồ, làng nhàng nhạt nhẽo - Mặc dù bị dư luận chê bai chỉ trích rất nhiều, nhưng Hữu Thỉnh vẫn bất chấp, trơ tráo lấy bằng được cái giải lớn của quốc gia. Thật là một Chủ tịch Hội nhà văn đáng mỉa mai.
Hữu Thỉnh làm nhiều bài thơ rất ẩu, tư duy lung tung, rồi tìm những từ hay hình ảnh hoa hoét hoặc có nỗi đoạn trường ghép lại. Có bài mới đọc lên cứ tưởng... cũng thấy là lạ, hay hay, nhưng rồi gấp lại thì bài thơ chỉ màng màng như một lớp sương khói, hoặc đó cũng chỉ là một ý tưởng nhạt thếch, nông choèn. Tôi có thể nêu các kiểu làm thơ tạp-pí-lù ra đây đến vài chục bài trong tập thơ trên năm mươi bài của ông.
Thí dụ bài "Bóng mát":
Những người đi lại phía tôi/ Bao nhiêu bóng mát một lời lá bay/
Mặc ai xô dạt mỗi ngày/ Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao hôm.
Hình ảnh thì cũng có vẻ hoa mỹ, nỗi mình... nỗi đời... Nhưng bài thơ nói gì nhỉ? Nếu kết lại thì hình như là... vô nghĩa! Nó "vô nghĩa" bởi vì nó tư duy theo kiểu vơ váo và lắp ghép nhằng.
Tôi xin phân tích hình ảnh "bao nhiêu bóng mát" kia là gì? Có phải bao nhiêu người đang đi lại phía nhà thơ đã đem cho ông ta bóng mát chăng? Nếu thế thì cũng có tính nhân văn đấy chứ? nhưng liền ngay sau đó lại là hình ảnh:
... một lời lá bay
Chả lẽ để đáp lại "những bóng mát" mà người đời đã đem lại cho ông ( đó tức là những danh lợi mà ông đã được hưởng ), ông chỉ đáp lại cho họ, tức là cho cộng đồng... "một lời lá bay" ư? Nghĩa là, tao cũng chả cần phải trả cho chúng mày nhiều, một đôi lời ve vuốt suông, hay chút bổng lộc gì đó cỏn con thôi, sau đó ông thoảng qua như ...lá bay! Và ông cứ ung dung hưởng "những bóng mát" mà người đời mang lại cho ông. Bởi vì ngay câu thơ thứ ba viết:
Mặc ai xô dạt mỗi ngày...
Thể theo sự liên kết trong tư duy bài thơ thì: Ông cứ mặc cho cuộc sống những kẻ đã mang lại bóng mát cho ông bị xô dạt, chìm nổi...Ông mặc xác tất cả - Rồi bài thơ kết:
Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao hôm
Hình ảnh "múc đau lòng giếng" có vẻ ghê, nhưng để nói cái gì? Ta giả sử nếu cái giếng kia biểu thị cho đời - Ông cứ việc múc đau lòng đời, tức là ông cứ việc vơ vét, hưởng thụ những lợi lộc của đời mang lại... cho đến cuối đời ông. Bởi vì hình ảnh "sao hôm" sẽ biểu thị cái nửa đời chiều của ông mà - "vẫn đầy sao hôm" là vậy.
Còn nếu ta giả sử hình ảnh "cái giếng" kia để chỉ bản thân nhà thơ - Ông múc đau ông, nghĩa là ông sẵn sàng hy sinh bản thân cho hạnh phúc của mọi người - Thì sao câu thơ trên ông lại viết: "Mặc ai xô dạt mỗi ngày"???... Thế là bài thơ trở thành khập khiễng, ý thơ phi lý, hình ảnh như những cánh hoa giấy đẹp nhưng lung tung. Bài thơ này cũng chỉ là một bài... thơ rác.
Có lẽ không phải là Hữu Thỉnh không biết cái hạn chế trong sáng tác thơ của mình?... và có lẽ cũng không phải là không biết sự kém cỏi của tập thơ "Thương lượng với thời gian"? Cho nên cũng đã có lúc ông tự thú - Ta hãy đọc bài "Người làm mùa" thì rõ:
Những gié vàng lại tụ hội vàng tươi/ Mùa hoàn hảo? Thiên nhiên bầy kiệt tác/
Sao với ta vẫn chỉ vài nét phác/ Tẩy xoá hoài người vẽ mãi chưa xong?
Tôi ngồi nhặt sỏi đếm buồn/ Gió đi tìm khói chon von mấy đồi/
Mây kia ham sự nhất thời/ Bao nhiêu oan nghiệt mắt người ngước lên.
Thực ra bài thơ mới chỉ là mấy sự lắp ghép ý chợt đến ở dạng bản thảo, tư duy nửa chừng chưa ra đâu vào đâu, nên chưa nói được cái gì? Đây cũng đích thị là một bài thơ để...loè đời! Cái ngón nghề mà Hữu Thỉnh tìm ra trong quá trình sáng tác thơ của mình chính là thủ thuật rất xảo ấy, đã thành sở trường trong quá trình làm thơ của ông. Trong bài viết Trần Mạnh Hảo nói Hữu Thỉnh làm thơ hay lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" là vậy.
Đấy là tôi mới ví dụ một số bài thơ ngắn cho dễ đọc. Để bạn đọc khỏi nhàm chán, tôi chỉ xin ví dụ thêm một bài thơ dài hơn, nhưng cũng viết ẩu làm nhàm như thế.
Đó là bài "Lời mẹ" - Nói về mẹ thường là những bài thơ rất máu thịt, da diết. Nhưng Lời Mẹ của Hữu Thỉnh thì phải nói thơ viết hồ đồ đến mức độ... hơi nhăng nhít. Bài thơ chia làm 3 khúc, mỗi khúc có 8 câu, tổng cộng toàn bài có 24 câu. Đây là:
Khúc I- Khúc đầu tiên này thì nó còn kể lể có chuyện một tý, tuy cũng chỉ viết nôm na tung hứng bừa đi thôi, chẳng có gì gọi là chắt lọc hay nghệ thuật tinh tuý. Nhưng thôi, ta chấp nhận như thế, tạm gọi là cũng được:
Mẹ đã sinh ra tôi/ Đặt tên cho tôi nữa/
Một cái tên nõn nà/ Hồn nhiên như sói nhỏ/
Cái cối và cái chày/ Con mèo và con cún/
Yêu mấy vẫn chưa vừa/ Thoắt trở thành người lớn.
Mấy câu sau là tác giả đã nhặt nhạnh bừa đi rồi đấy, ghép lại thành một khúc - Chưa thể gọi là ăn nhập với nghĩa trong cả bài. Ta cứ đọc tiếp sẽ thấy. Đến khúc thứ hai, thứ ba mới thật là thứ thơ... hô khẩu hiệu. Mà đây là khẩu hiệu rất sáo rỗng, nhạt nhẽo. Nhưng tác giả không phải chỉ hô khẩu hiệu một lần đâu - Hai khúc thơ, mỗi khúc 8 câu - Chỉ có hai câu đầu là khác, còn sáu câu sau lặp lại y hệt nhau, ý tứ vơ váo. Chợt nghĩ được cái gì là đưa luôn vào, cứ như là viết đại cho xong, đọc chối không chịu nổi. Để bạn đọc thấy rõ xin chép lại cả hai khúc sau ra đây:
Khúc II - Tôi bước ra ngoài ngõ/ Gió thổi. Nước triều lên...
Đi hoài không gặp tiên/ Đành quay về hỏi mẹ/
Hãy yêu lấy con người/ Dù trăm cay nghìn đắng/
Đến với ai gặp nạn/ Xong rồi, chơi với cây!
Khúc III- Tôi lại bước dưới trời/ Không tiếc mòn tuổi trẻ/...
(6 câu sau giống hệt ở khúc 2)
Đi hoài không gặp tiên/ Đành quay về hỏi mẹ/
Hãy yêu lấy con người/ Dù trăm cay nghìn đắng/
Đến với ai gặp nạn/ Xong rồi, chơi với cây!
Xin phân tích một chút ở câu thơ cuối khúc - Sao lại kết "Xong rồi chơi với cây"? Nếu là những người chán sự thế, chán chốn quan trường... đi ở ẩn như Nguyễn Khuyến chẳng hạn, hay như thi sĩ Tản Đà chán chốn hồng trần tìm đường lên núi "tu tiên" đã đành... đằng này Hữu Thỉnh còm ham danh lợi thế cơ mà? Đọc thơ ta có thể hiểu:
- Mẹ từng dặn anh ta rằng: con người nó hay lừa lọc, gian xảo lắm, tốt thì ít mà xấu thì nhiều - Đừng nên "chơi" với con người mà chỉ nên chơi... với cây thôi!?
Nhưng mẹ lại cũng dặn anh ta:
- Phải làm một con người cao thượng. Con người tuy xấu thế đấy, nhưng lúc họ gặp nạn... thì phải đến cứu vớt họ (như ở câu thơ trên đó đã viết "Đến với ai gặp nạn") - Xong rồi lại về..."chơi với cây"!
Vậy lời mẹ dặn vậy, Hữu Thỉnh đã cao thượng đến thế nào mà sao còn tham lam thế? Đây là một bài thơ viết cẩu thả. Cái đoạn lặp đi lặp lại dài đến 6 câu nào có hay gì? có nghệ thuật thi ca gì cho cam? chỉ là cách nói đạo lý sáo rỗng. Câu thơ: Đi hoài không gặp tiên/ - Hình ảnh ấy chắc Hữu Thỉnh chợt nhớ về chuyện cổ tích: Có cô bé hoặc cậu bé nghèo khổ... đã mơ thấy ông tiên hay bà tiên hiện về - Thế là bê luôn vào thơ, mà lại là bài thơ nói về nỗi đời, đoạn trường người lớn hẳn hoi. Một bài viết về mẹ thuộc dạng nhàm chán nhất, nhì... đối với một nhà thơ chuyên nghiệp mà tôi từng được đọc.
Thế đấy, thơ ông Chủ tịch đã lãnh đạo Hội nhà văn đến 3 khoá của chúng ta hôm nay là thế đấy?
Nói dài, bình thêm làm gì nữa cho bạn đọc càng nhàm chán. Quá đủ để nhìn nhận về tập thơ "Thương lượng với thời gian" thấp kém, cũng như tầm vóc chân dung thơ Hữu Thỉnh: Một chân dung thơ trung bình!
- Không phải là không có lý trong lần ông được giải quốc gia đầu tiên với tập trường ca "Đường vào thành phố" - Đã bị nhà thơ Xuân Diệu phê phán là dở vô cùng, là không biết làm thơ, là tào lao chi khươn... ngay trên báo Văn Nghệ. (trích bài TMH).
- Cũng không phải là không có lý trong lần thứ 2 ông ăn giải Hội nhà văn với tập thơ "Thư mùa đông", đã bị nhà văn Tô Hoài viết bài chê bai rằng: Thơ Hữu Thỉnh chỉ là một gánh chè chai đồng nát.
Còn với tập "Trường ca biển" - Nếu tôi bình thêm nữa thì dài quá. Song như dư luận hiện nay đã phê phán rất nhiều về giá trị tầm thường, nhàm nhúa của tác phẩm. Tôi chỉ nói thêm: Ý tưởng và cấu tứ thơ luộm thuộm, nội dung ý nghĩa thơ vụn vặt nhàm chán, có nhiều chỗ viết như nói dông dài, nghĩ ra cái gì viết cái đó ào đi chứ không phải thơ. Lời nhiều nghĩa ít, đọc thơ thấy chẳng ra đâu vào đâu. Thơ viết dài dặc, lan man hầu như không có cảm xúc. Một trường ca viết ẩu. Tôi cam đoan rằng: Loại trường ca này không tồn tại với thời gian, không có giá trị và không lưu được đối với nền văn hiến quốc gia.
Tóm lại - "Trường ca biển" là một trường ca thuộc loại kém, tầm vóc dưới trung bình.
Thế mà Hữu Thỉnh vẫn cố tình mang nó để đoạt lấy giải thưởng văn học lớn đó không chút ngượng ngùng. Đúng là đã rất thiếu tự trọng! Tôi xin dừng bài bình của mình ở đây, không muốn nói gì thêm nữa!
TRƯỚC HÊT NÓI VỀ MỘT NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC THẨM ĐỊNH THƠ - Muốn thẩm định cho xác đáng một tác phẩm thơ, nhất đó lại là một bài thơ hay của thi đàn, nguyên tắc trước hết phải có nhận định: Bài thơ đó có khả năng tồn tại hay không? Cũng như muốn xác định tầm vóc chân dung thi nhân, trước hết phải xác định thi phẩm của anh ta có tồn tại hay không?
Nếu thơ mà đã không thể tồn tại lâu dài được, thì dù đó là loại thơ gì, cũng xin miễn bàn - Bởi vì thơ không tồn tại, suy cho cùng nó cũng chỉ là loại thơ... ra rác mà thôi. Nói cho có chút động viên... để các nhà thơ đỡ xót xa là, những thứ thơ không tồn tại ấy chỉ mục đích cổ động phong trào hoặc làm công tác văn hoá nhất thời, rồi thì nó sẽ... vứt đi.
Vậy thì hội thảo làm gì? vừa vô lý mà lại mất công. Một bài thơ hoặc tác phẩm thi ca dù thể loại nào, trường phái nào, cách tân đến mấy mà không có khả năng tồn tại trường cửu với tháng năm thì cũng đều sổ toẹt. Không thể coi thi phẩm ấy là một giá trị đối với nền văn học được.
THÍ DỤ VỀ HỮU THỈNH - Đa phần thơ Hữu Thỉnh là loại thơ không tồn tại, kể cả trường ca. Có chăng chỉ mấy bài kha khá đứng được, nhưng chưa có thể gọi là vững với thời gian. Xin phân tích ít dòng khái quát về mấy bài thơ khá nhất ấy.
1/. "Thơ viết ở biển" - là bài thơ hay nhất, thuộc đỉnh cao nhất của đời thi ca Hữu Thỉnh. Tuy nhiên bài thơ đó cũng mới chỉ thuộc vào loại khá, chứ chưa được là một bài thơ hay toàn bích như: Đây Thôn Vỹ Dạ, Bẽn Lẽn hay Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử; Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan; Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH; Tiếng Thu Lưu Trọng Lư; Thu Điếu Nguyễn Khuyến...
Xin phân tích đôi nét bài "Thơ viết ở biển"". Trước hết nói về hình ảnh hai câu thơ hay nhất bài:
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Người ta nói "nước chảy đá mòn" chứ không ai nói "gió thổi núi mòn"? Có thể do cảm xúc thơ ở đây nếu dùng hình ảnh "nước", thơ không thuận nên tác giả sử dụng hình ảnh "gió"?... Mặc dù vậy, bởi hình ảnh thơ chưa thật sát nghĩa cho nên phần nào vẫn bị giảm độ hay.
Còn đối với câu thơ dưới: ví "em" là "chiều" đã nhuộm tím cả anh, nghe chừng hình tượng ví von này vẫn còn gượng gạo? Tại sao em lại là "chiều" - "chiều" không có ý nghĩa gì đối với người phụ nữ? Sự liên kết hình ảnh thơ với đời sống chưa sâu sắc, cũng chưa ổn. Tuy nhiên, hai câu đó đọc lên người ta vẫn hiểu, tạm chấp nhận nhưng chưa thật hay và chưa cao.
Mấy câu thơ đầu thì hay:
Anh xa em / Trăng cũng lẻ / Mặt trời cũng lẻ
Nhưng đến hai câu sau:
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Nếu chỉ thuần tuý tả về biển để nói về nỗi cô đơn, thì hai câu thơ này hay! Bởi vì, biển mênh mông như thế mà chỉ thiếu một cánh buồm bé nhỏ đã trở nên quạnh vắng, hiu hắt, có thể khen là viết giỏi! Nhưng "biển" và "cánh buồm" trong bài thơ Hữu Thỉnh còn để làm biểu tượng về người con trai và người con gái. Trong văn học người ta thường ví "em là biển cả mênh mông", "tình em biển cả", hay trên biển cả tình em... anh như cánh buồm gặp gió bay ra xa khơi, v. v... Ít khi người ta dùng hình ảnh biển để biểu tượng cho người con trai như trong bài thơ Hữu Thỉnh? Mà khi hình ảnh "biển dài rộng" đã là "anh" - thì hiển nhiên "cánh buồm" phải là em! Nghĩa là, Hữu Thỉnh ví "anh như biển" còn em như... "cánh buồm". Sự ví von lộn ngược thơ như thế có phần bị gượng ép và khập khiễng, nên hai câu thơ đó tuy chưa hẳn đã hỏng nhưng cũng không thể gọi là hay.
Để cho rõ, xin liên hệ với "Thuyền và biển" là một bài thơ tình hay của Xuân Quỳnh. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, "thuyền" là biểu tượng chỉ về người con trai, còn "biển" là người con gái. Nữ thi sĩ đã viết:
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la...
Hay là:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Biển và thuyền nó cứ quấn quít với nhau như đôi trai gái. Để nói về tính cách của tình yêu, khi thì say đắm... lúc lại giận hờn - Xuân Quỳnh đã diễn tả:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Rồi nhà thơ giải thích:
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?
Hình ảnh thơ đã chứa đựng rất sâu sắc nội tâm bên trong, nó khái quát cả tình cảm, tâm hồn, lý trí và khát vọng:
Chỉ có thuyền mới hiểu / Biển mênh mông nhường nào /
Chỉ có biển mới biết / Thuyền đi đâu, về đâu...
Nghĩa là, với hình ảnh thuyền và biển trong suốt bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn đạt mọi chiều của tình yêu đôi trai gái một cách rất lô-gích. Yêu đã thế, nhưng ngay khi nói về sự xa cách hoặc có thể tan vỡ? Hình ảnh thuyền-biển của Xuân Quỳnh cũng được diễn đạt một cách thấm thía:
Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/
Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau - rạn vỡ...
Hình ảnh "sóng biển bạc đầu" lại trở thành sự "bạc đầu vì thương nhớ" của người con gái, hay sự rạn vỡ của con thuyền trong cái biển cả tình yêu... lại chính là để nói về sự quặn đau của trái tim người con trai khi phải xa cô gái yêu của mình - Đấy, thơ của Xuân Quỳnh viết tuyệt đến thế! Chính vì vậy "Thuyền và biển" mới đạt được là một bài thơ hay của thi đàn, để lưu vào nền văn học và lịch sử thi ca.
Giờ ta suy xét về đoạn thơ kết của cả hai bài - Trong "Thơ viết ở biển" Hữu Thỉnh kết:
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh / Nghiêng ngả / Vì em...
Cảm xúc viết thơ đến đây của Hữu Thỉnh bị bí, thơ hơi quẩn. Vì là một bài thơ viết ở biển nên tác giả mới lấy hình tượng sóng để gắn vào đó một cái nỗi tình? nhưng hình ảnh:
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến...
Như phân tích ở đoạn trên, "biển" tác giả đã sử dụng làm biểu tượng về người con trai, mà sóng cũng chính là biển - tức là "anh" rồi! Thành ra nghĩa ở câu này sẽ là: Anh đã làm anh nghiêng ngả vì em???... Hữu Thỉnh hay mắc một thứ bệnh tư duy trong thơ nhiều khi suy xét không kỹ, sử dụng tùy tiện, thấy nó cứ có vẻ đẹp là dùng. Hơn nữa hình tượng "... đã làm anh nghiêng ngả vì em" - Nỗi thơ chưa được đẩy tới tột cùng, cho nên chưa viên mãn. Bài thơ kết bị đuối.
Ta hãy xét đến đoạn thơ kết trong bài "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh - Vẫn là hình tượng "thuyền", "biển" để làm biểu tượng về người con trai và cô gái, nhưng ý tình thơ đã được đẩy lên tới tột cùng:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố...
Nghĩa là, nếu phải chia ly thì cả đôi trai gái trái tim đều đau đớn và cuộc đời sẽ tan vỡ!
Đánh giá về độ hay cũng như tầm vóc thi ca của hai thơ về biển trên - có thể nói: Thơ Hữu Thỉnh kém Xuân Quỳnh gần một tầm.
2/. Xin nói đôi nét về "Sang thu" - Tuy chưa bằng "Thơ viết ở biển", song Sang Thu cũng là một trong đôi ba bài thơ xuất sắc nhất của Hữu Thỉnh. Đó là một bài thơ mà tác giả tả về cảnh một buổi vào thu ở làng quê, hình như đó là vào lúc trời gần tối sau một cơn mưa, mặc dù:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Nhưng:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở dạng một bài thơ miêu tả thuần tuý cảnh vật thiên nhiên, dù sự tả đó là khéo và có hương sắc. Nào là:
Bỗng nhận ra hương ổi / Phả vào trong gió se Rồi:
Sông được lúc dềnh dàng / Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu
Cả đến khi kết, bài thơ vẫn chỉ lẩn quẩn ở những câu tả cảnh đó:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Tức là tác giả mới cảm xúc về một khung cảnh thiên nhiên cùng với những sự vật xung quanh mà miêu tả nó ra mà thôi. Tuy sự miêu tả có gợi cảm nhưng cảm xúc thơ vẫn còn nông ở bên ngoài, tư duy trong chưa sâu. Đọc Sang Thu muốn cảm nhận ra một nỗi đời hay một ý tình trắc ẩn nào đó... dù của nhà thơ hay nhân gian, là không có? Bài thơ không đủ sự viên mãn cần thiết để được coi là một bài thơ hay. Lại xin đưa ra vài dẫn chứng cụ thể để minh chứng.
* Thí dụ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan - Một bài thơ thất ngôn bát cú. Sau bốn câu đầu mô tả cảnh vật xung quanh: nào là cỏ cây hoa lá thì mọc chen trong khe đá, mấy chú tiều dưới núi, thưa thớt vài quán chợ bên sông. Nhưng chỉ bằng hai câu ở giữa bài, cũng vẫn là mượn cảnh vật để mô tả đã ôm bọc cả nỗi tình về nước, về nhà... của lòng bà gửi trong đó:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Để rồi cuối cùng tác giả lại trở về với cõi lòng đang da diết giữa chốn Đèo Ngang hoang vu:
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Ý tình trong thơ đã bộc lộ tâm can, cõi lòng sâu xa nhất của người đi xa. Giọng điệu hình ảnh thơ sống động, điển hình đến mức hoàn bích, cho nên nó mới sống mãi với thời gian và nền văn học nước nhà.
Lại quay trở về với "sang thu" của Hữu Thỉnh - Tuy tả cảnh có đẹp nhưng nghĩa thơ thì còn quá ít, nó chỉ như một bóng mây có vân sắc bay ngang qua bầu trời thơ mà thôi.
Tuy vậy thi phẩm vẫn được coi là bài thơ miêu tả khá, đứng được - nhưng chưa đủ sự sâu sắc để tạo thành một đài thơ hay như các bài thơ đã kể trên.
* Tôi xin dẫn chứng bài "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử - cũng chỉ là một bài thơ tả cảnh mùa xuân:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
Tình thơ được phát triển đầy ắp nỗi lòng, tình làng xóm quê hương của người thi sĩ. Cái cảnh mà thi nhân vẽ lên trong buổi sáng mùa xuân ấy hết sức đời và sống động:
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Hay là khi tả về tiếng hát:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây...
Không phải chỉ là nước mây hổn hển, mà chính là lòng thi nhân hổn hển... vì xúc động đó! Tất cả dội vào sự thiết tha của người thi sĩ:
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc / Xem ra ý vị và thơ ngây...
Để rồi đến khi kết thúc thơ, lòng thi nhân trào lên da diết một nỗi nhớ thương về làng quê và những người thân. Vì lúc này thi nhân đang phải điều trị bệnh tại Gành Ráng, Qui Nhơn, một nơi biệt lập xa cách với sự sống con người. Cảm xúc ấy được thăng hoa và đẩy đến tột cùng:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
"Chị ấy" là hình ảnh người chị ruột mà trong cuộc sống thường ngày vẫn chăm sóc thi nhân hiện lên bên bờ con sông mộng. Hình ảnh "nắng chang chang" chẳng những chỉ hiện lên khung cảnh của làng quê chói chang trong ý tưởng thi nhân, mà nó còn đẩy tình thơ đi đến sự viên mãn tột cùng. Một bài thơ tả cảnh mùa xuân nhưng nó chứa chất, ôm bọc một nỗi tình đời sâu sắc như thế mới được gọi là thơ hay!
Chứ như những câu kết trong "Sang thu" của Hữu Thỉnh:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Vẫn chỉ là những câu thơ tả cảnh thuần tuý, hơi hơi cảm... chứ đã có nỗi tình đâu mà viên mãn để được gọi là thơ hay? Chẳng qua nó được lấy vào sách giáo khoa cho trẻ con học, rồi thi cử... mà có tiếng, trong văn đàn bài thơ này cũng chỉ bình bình.
* Lại ví dụ như "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến - Viết về một đêm thu ngồi thuyền câu cá. Cảnh tình thì hiu hắt, với nỗi cô đơn của người ẩn sĩ... khi ông chán nơi quan trường từ quan về nương náu chốn thôn hương:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...
Nhất là trong hai câu kết:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Ta thấy chẳng những hình ảnh thơ chứa cả cuộc sống bên trong rất sống động, thơ như có thần và cuộc đời... một tâm trạng khắc khoải chênh vênh trong cái đêm thu ấy. Sâu sắc vậy nên Thu Điếu mới trở thành bài thơ hay!
3/. "Năm anh em trên một chiếc xe tăng" của Hữu Thỉnh - Một bài thơ viết theo kiểu anh hùng chủ nghĩa của một thời, không đủ giá trị để đạt tới là thơ trường cửu đối với nền văn học. Nghệ thuật ngôn ngữ thi ca bình thường, Giọng điệu viết từa tựa như kiểu đồng ca, hò vè... chưa có gì thật đặc sắc. Qua thời gian thì nó cũng sẽ nằm yên trong đống bụi phủ mà thôi.
Chắc rằng mai sau hầu hết thơ Hữu Thỉnh, kể cả những tập thơ được giải thưởng quốc gia hay quốc tế... sẽ theo Hữu Thỉnh xuống mồ, may ra có vài ba tình thơ gì đó đứng lại được trong những năm tháng gần. Nếu đã không có nổi một tập thơ nào tồn tại đối với nền văn học, thì khi đó không biết nên xếp chân dung ông Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh thuộc loại nhà thơ nào đây?
BÀN THÊM VỀ BÀI THƠ "HỎI", MỘT BÀI THƠ ĂN CẮP CỦA HỮU THỈNH -
Trong đương đại hiên nay - ngay cả các loại nhà thơ kỳ cựu như Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương... và hầu hết các nhà thơ dẫu có tên tuổi khác chẳng ai có nổi một hai bài thơ thực sự được gọi là thơ hay của thi đàn. Thí dụ, cao nhất của Hữu Thỉnh là bài "Thơ viết ở biển" như tôi vừa phân tích trên, của Thanh Nhàn là "Hương thầm", Vũ Quần Phương "Đợi", Bằng Việt "Nghĩ lại về Pauxtôpxky" (chứ không phải Bếp Lửa)... đều mới đạt ở bài thơ khá, chưa đựơc vào loại thơ hay của nền văn học nước nhà như: Đây Thôn Vỹ Dạ, Mùa Xuân Chín hay Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử, Thu Điếu của Nguyễn Khuyến, Tranh Loã Thể - Bích Khê, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh...
Kể từ 1975 đến nay, hầu hết trong lớp nhà thơ đương đại chưa ai vượt qua nổi xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh tuy chưa đạt được là một nhà thơ lớn nhưng chí ít bà cũng lưu lại được cho thi đàn Việt một mảng thơ... trong đó có "Thuyền và biển là một bài thơ tình tuyệt hay cùng một số tình thơ đặc sắc. Trong khi hầu hết các nhà thơ đương đại của Hội nhà văn tuy viết nhiều nhưng thơ ca nhàm nhúa, chân dung thấp và không có khả năng tồn tại. Chỉ một số ít, may ra mỗi người có một đôi bài nhâm nhi kha khá sống được trong những năm tháng gần. Theo con mắt thơ của tôi: Gần như cả một đương đại thơ ca, hầu hết các nhà thơ HNVVN (trừ Xuân Quỳnh), không một nhà thơ nào có nổi một tập thơ sống được với đời và để lưu lại cho nền văn học nước nhà.
Xin mở ngoặc nói thêm: vừa qua tôi có bình và đăng trên một số trang mạng bài thơ "Bờ sông vẫn gió" của Trúc Thông, là một bài lục bát hay. Thực ra nó hay là hay ở chất lục bát, chứ xét về ý tứ của cả tình thơ thì chưa thật sự đạt được độ viên mãn, hoàn bích của một bài thơ hay. Nhưng dù sao thì Trúc Thông cũng đã lưu lại được cho nền văn học một bài thơ lục bát quí viết về mẹ. Mới lại, đời thơ Trúc Thông cũng chỉ được mỗi bài "Bờ sông vẫn gió" đó! Người ta nói rằng: Ông là một nhà thơ cách tân! Cho là thế, dù có cách tân đến mấy nếu không thành thì cũng bỏ đi. Tôi cho rằng, đời thơ Trúc Thông là một sự thất bại trong cái thất bại chung của phần lớn lớp nhà thơ hậu chiến cùng thời với ông mà thôi. Chân dung thơ Hữu Thỉnh và Vũ Quần Phương cũng không ngoại lệ.
Tôi từng nói với Trần Đăng Khoa rằng: Chân dung các nhà thơ đương đại của HNVVN hiện nay là thấp nhất trong lịch sử thi ca của nước nhà. Từ lớp nhà thơ vào thời hậu chiến như Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương đến nhiều các nhà thơ đương đại khác.... hầu hết rồi thơ phú sẽ sổ toẹt hết, chết đi là mang theo thơ xuống mồ. Như Gớt nói: tầng tầng bụi phủ... Kể cả lớp kế cận sau như Nguyễn Quang Thiều hay Vi Thuỳ Linh, thơ cũng chưa đứng được đâu!... Mà thơ không tồn tại thì làm gì có chân dung thi nhân thực sự cơ chứ? Nói gì đến "lớn" với chả "cao"...
CHÂN DUNG & TÁC PHẨM THƠ ĐƯƠNG ĐẠI THẤP KÉM THẾ NHƯNG LẠI QUÁ NHIỀU TẠP DỊCH
Xin nói riêng những xàm bậy về giải thưởng thơ - Ngoài hai tác phẩm "Trường ca chân đất" của Thanh Thảo và "Giờ thứ 25" của Phạm Đương mà dư luận chê bai là viết dở nhạt như nước ốc.
Tôi chỉ nói thêm: "Màu tự do của đất" của Trần Quang Quý là thứ thơ học đòi theo kiểu làm thơ Nguyễn Quang Thiều, nhưng vẫn còn vụng. ngôn ngữ thơ viết cứ như thể cố làm bộ làm tịch, nhiều chỗ đọc nó ngô nghê, ngọng nghịu, giả cầy, giả cáo... đến buồn cười. Ý tứ vặn vẹo, triết lý thế này thế nọ, cứ như một cô gái vô duyên nhưng lại hay thích ưỡn ẹo, làm đỏm. Sự bắt chước viết thơ như thế là một điều ngu xuẩn nhất của một thằng làm thơ. Có mất công rồi cũng chỉ để... vứt đi. Huống hồ thơ Nguyễn Quang Thiều cũng đã thành công đâu? Nhưng dù sao Nguyễn Quang Thiều tuy thơ chưa đạt tứ, đạt nghĩa nhưng đã thành một kiểu thơ, một loại thơ riêng của Nguyễn Quang Thiều. It nhiều Thiều sáng tác thơ cũng đã có bản ngã. Đằng này Quý học mót theo kiểu làm thơ ấy... thật là một thứ trò cười của một gã nhà thơ "dổm" của HNVVN vậy.
Cũng chẳng hiểu Ông Chủ tịch Hữu Thỉnh cùng bậu xậu giám khảo của Ban chấp hành xét giải kiểu gì? Cho giải kiểu đó có khác chi là... phóng uế bừa bãi?
Mấy năm trước Trần Quang Quý nguyên là Tổng biên tập báo "Gia đình & Xã hội" - Nghe dư luận hồi đó: Quý mắc vào một vụ bê bối tiền bạc ở toà báo, hình như là "tiền tình nghĩa" gì đó? Khi ấy có tin đồn: có thể Quý sẽ bị truy tố? Nhưng sau nghe đâu là nhờ Hữu Thỉnh đã lo lót, chạy đỡ nên Quý thoát khỏi vòng lao lý, nhưng bị trục xuất ra khỏi toà báo "Gia đình & Xã hội". Sau đó Hữu Thỉnh định đưa Quý về làm phó tổng biên tập báo Người Hà Nội, nhưng bị Ban tuyên huấn Thành Uỷ Hà Nội ( cơ quan chủ quản của báo Người Hà Nội) không chấp nhận vì đã có tỳ vết, không còn trong sạch. Cuối cùng thì Quý được Hữu Thỉnh đưa về làm phó giám độc Nhà xuất bản Hội nhà văn cho đến nay.
Đấy, cái kiểu sử dụng người của Hữu Thỉnh thường hay theo lề thói đó. Nghe anh em trong giới báo chí nói: Trần Quang Quý thuộc những đệ tử ngoan ngoãn nhất của ông Chủ tịch Hội nhà văn - Cho nên một tập thơ dù là "nước cống hay nước rãnh" được giải thưởng như vừa qua cũng chẳng có gì lạ? Như Trần Mạnh Hảo nói: Hội nhà văn quốc gia bây giờ là "Hội nhà văn Hữu Thỉnh", còn giải thưởng văn học của Hội cũng trở thành "giải đểu" mà? Ngoài đồng tiền là vật chất kèm theo, ý nghĩa giá trị của nó đã trở thành giải bèo, giải bọ...
Ngay cả việc kết nạp hội viên vào HNVVN bây giờ cũng vậy. Dư luận bao năm nay vẫn chỉ trích rất nhiều, muốn vào Hội thì phải đút lót? nhất là đối với Ông Hữu Thỉnh - Cũng theo Trần Mạnh Hảo đã tố cáo:
LD: Nhà thơ Phạm Ngọc Thái có gởi đến Phố núi và bạn bè một bài viết có tựa đề khá dài: "Không nên để một chân dung thơ tầm thường, nhân cách kém, tham lam, xằng bậy như Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch HNVVN"- với nội dung có thể gây ra những dư luận đánh giá, phản ứng trái chiều thậm chí gay gắt. Phố núi và bạn bè xin đăng nguyên văn và lưu ý đến Quý độc giả rằng bài viết hoàn toàn thể hiện quan điểm riêng của nhà thơ Phạm Ngọc Thái trước những vấn đề mà ông bức xúc...
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái |
tham lam, xằng bậy như Hữu Thỉnh tiếp tục làm Chủ tịch HNVVN
Hữu Thỉnh rất nhỏ mọn, lòng dạ tham lam, làm việc khuất tất - Nếu tiếp tục cứ để làm Chủ tịch HNVVN thì sẽ kéo nền thi ca đương đại trở nên bát nháo chi khươn. Biến một Hội nhà văn cấp quốc gia và cả Ban chấp hành trở nên tầm thường.
Trước hết xin nhận định về chân dung ông Chủ tịch Hội nhà văn thuộc loại nào?
CHÂN DUNG THƠ HỮU THỈNH CƠ BẢN LÀ LOẠI THƠ TẦM THƯỜNG, KHÔNG TỒN TẠI:
Như tôi đã từng bình luận: Thơ Hữu Thỉnh
nhiều bài viết kém, tư duy bát nháo, mới chỉ ở dạng nháp hoặc tư liệu
trong bản thảo, cũng bê hết ra để in thành tập sau đó tranh giành lấy
giải thưởng.
Chưa một ông Chủ tịch nào tham lam, thơ
phú thì xoàng xĩnh mà lại vơ nhiều giải thưởng quốc gia đến như vậy.
Trần Mạnh Hảo đã viết:
- Ông Hữu Thỉnh đạt kỷ lục ăn giải văn chương trong thời đại ngày nay là... vô địch thế giới! Người ta tính đến nay ông đã 05 lần "ăn" giải thưởng văn học quốc gia, kể cả giải thưởng Vua Thái Lan gọi là "Giải Asean - 1000 USD" mà chính ông Chủ tịch tự đề cử cho mình... cùng với nhiều giải khác...Trong một thành phần ban giám khảo do chính Hữu Thỉnh đã thiết kế... rồi ông Chủ tịch "tế nhị khách quan?..." xin rút ra khỏi Hội đồng xét giải.
Hay như nhà văn Nguyễn Quang Thân lên tiếng phê phán:
- Ông Hữu Thỉnh ăn tham, kiểu tự mình cho mình giải thưởng là vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng vừa khen ban chấm giải... công minh!
- Ông Hữu Thỉnh ăn tham, kiểu tự mình cho mình giải thưởng là vừa đá bóng vừa thổi còi, vừa lĩnh thưởng vừa khen ban chấm giải... công minh!
Thí dụ như việc ông ta đem "Thương lượng với thời gian" - Một tập thơ hỏng, tư duy nhăng nhố, tứ nghĩa lung tung.. rồi cũng chỉ để vứt vào... sọt rác, cùng với một trường ca biển viết hỗn độn, xô bồ, làng nhàng nhạt nhẽo - Mặc dù bị dư luận chê bai chỉ trích rất nhiều, nhưng Hữu Thỉnh vẫn bất chấp, trơ tráo lấy bằng được cái giải lớn của quốc gia. Thật là một Chủ tịch Hội nhà văn đáng mỉa mai.
Tôi đã từng bình tập "Thương lượng với
thời gian", nay xin trích giới thiệu lại trong bài viết này để càng thấy
rõ hơn cái chân dung non yếu, mà không biết tự thẹn của ông Chủ tịch
Hội:
"THƯƠNG LƯỢNG VỚI THỜI GIAN" MỘT TẬP THƠ LÀM NHÀM, VỚ VẨN
Hữu Thỉnh làm nhiều bài thơ rất ẩu, tư duy lung tung, rồi tìm những từ hay hình ảnh hoa hoét hoặc có nỗi đoạn trường ghép lại. Có bài mới đọc lên cứ tưởng... cũng thấy là lạ, hay hay, nhưng rồi gấp lại thì bài thơ chỉ màng màng như một lớp sương khói, hoặc đó cũng chỉ là một ý tưởng nhạt thếch, nông choèn. Tôi có thể nêu các kiểu làm thơ tạp-pí-lù ra đây đến vài chục bài trong tập thơ trên năm mươi bài của ông.
Thí dụ bài "Bóng mát":
Tôi như cây biết giấu lá vào đâu/ Giữa gió bụi cõi người/
Nếu giấu lá thì còn đâu bóng mát/ Bóng mát mà không che nổi chính tôi.
Nếu giấu lá thì còn đâu bóng mát/ Bóng mát mà không che nổi chính tôi.
Mới đọc thì có vẻ nỗi đời, nỗi người,
nỗi trần ai đây? nhưng
ngẫm kỹ thì bài thơ rất lung bung. "gió bụi cõi người" nghe cũng đoạn trường đấy chứ? nhưng gắn với hình ảnh "lá" ở câu trên - "lá" kia biểu tượng cho cái gì của anh ta? Cũng chẳng rõ. Nếu nó đã làm thành bóng mát thì tại sao lại phải dấu? Ta lại xem câu kết:
Bóng mát mà không che nổi chính tôi
Tại sao có bóng mát rồi mà lại không che nổi chính anh ta? - Thế là, tất cả vẫn mới chỉ là một mớ ý nghĩ còn mơ hồ, lộn xộn,
thậm chí hình ảnh đá nhau, chưa
định hình để lập được thành tứ và nghĩa - Hữu Thỉnh vơ hết vào làm
thành một bài cho xuất bản, chẳng cần biết để nó diễn đạt cái gì? Bài
thơ trở thành...vô nghĩa!
Trần Mạnh Hảo nói Hữu Thỉnh làm thơ rất ẩu chính là vậy.
Thơ Hữu Thỉnh nhiều bài bất cần tính lôgich trong tư duy triết lý, dù chỉ là một bài thơ ngắn vài câu. Thí dụ một bài thơ khác:
Đôi luống thời gian/ Ai ải mùi đời/
Hì hục câu thơ/ Gieo chỗ không người/
Tấm chăn ngôn từ/ Dầy sao không ấm/
Thi nhân dậy chưa/ Gà đang chuyển sớm
( Mồ hôi đón
ngõ )
Đọc lên cũng đã thấy cái thời gian ai ải mùi đời kia... chắc là thời gian như cuộc đời thum thủm toàn phân tro chăng? Mấy từ "ai ải mùi" mà tác giả sử dụng cốt chỉ để thơ cho có vẻ hình tượng "kêu" đấy thôi. Nhưng đó là cách sử dụng bất kể ý nghĩa. Sau đó tự nhiên chuyển sang ý thi nhân làm thơ gieo vào chỗ không người... rồi đến gà qué báo sáng, thế là hết thơ! Cũng chẳng biết "cái thời gian ai ải mùi đời" kia với người thi nhân làm thơ nó có quan hệ với nhau thế nào? Nó được đưa vào trong bài thơ để nói lên ý nghĩa gì? cũng đã được thêm một bài. Hữu Thỉnh làm thơ rất nhiều bài đại loại nham nhúa như thế!
Cũng có khi chỉ do một ý tưởng nào đó chợt vụt đến, thoáng qua mà tác giả vội ghi lại, đáng lý nó mới chỉ là tư liệu trong một bản nháp. Nhưng Hứu Thỉnh đã sử dụng ngón nghề của một tay thơ chuyên nghiệp, thêm dăm ba chữ mắm muối vào đó hoặc tìm đại vài hình ảnh cho có vẻ kêu kêu, bất cần hình ảnh đó ý nghĩa có hợp với bài thơ không, xào xáo nó lên - lại được thêm một bài thơ nữa, hay gộp nó lại thành tập lấy một giải thưởng văn chương. Tôi ví dụ bài
"Những người đi lại phía tôi":Thơ Hữu Thỉnh nhiều bài bất cần tính lôgich trong tư duy triết lý, dù chỉ là một bài thơ ngắn vài câu. Thí dụ một bài thơ khác:
Đôi luống thời gian/ Ai ải mùi đời/
Hì hục câu thơ/ Gieo chỗ không người/
Tấm chăn ngôn từ/ Dầy sao không ấm/
Thi nhân dậy chưa/ Gà đang chuyển sớm
Đọc lên cũng đã thấy cái thời gian ai ải mùi đời kia... chắc là thời gian như cuộc đời thum thủm toàn phân tro chăng? Mấy từ "ai ải mùi" mà tác giả sử dụng cốt chỉ để thơ cho có vẻ hình tượng "kêu" đấy thôi. Nhưng đó là cách sử dụng bất kể ý nghĩa. Sau đó tự nhiên chuyển sang ý thi nhân làm thơ gieo vào chỗ không người... rồi đến gà qué báo sáng, thế là hết thơ! Cũng chẳng biết "cái thời gian ai ải mùi đời" kia với người thi nhân làm thơ nó có quan hệ với nhau thế nào? Nó được đưa vào trong bài thơ để nói lên ý nghĩa gì? cũng đã được thêm một bài. Hữu Thỉnh làm thơ rất nhiều bài đại loại nham nhúa như thế!
Cũng có khi chỉ do một ý tưởng nào đó chợt vụt đến, thoáng qua mà tác giả vội ghi lại, đáng lý nó mới chỉ là tư liệu trong một bản nháp. Nhưng Hứu Thỉnh đã sử dụng ngón nghề của một tay thơ chuyên nghiệp, thêm dăm ba chữ mắm muối vào đó hoặc tìm đại vài hình ảnh cho có vẻ kêu kêu, bất cần hình ảnh đó ý nghĩa có hợp với bài thơ không, xào xáo nó lên - lại được thêm một bài thơ nữa, hay gộp nó lại thành tập lấy một giải thưởng văn chương. Tôi ví dụ bài
Những người đi lại phía tôi/ Bao nhiêu bóng mát một lời lá bay/
Mặc ai xô dạt mỗi ngày/ Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao hôm.
Hình ảnh thì cũng có vẻ hoa mỹ, nỗi mình... nỗi đời... Nhưng bài thơ nói gì nhỉ? Nếu kết lại thì hình như là... vô nghĩa! Nó "vô nghĩa" bởi vì nó tư duy theo kiểu vơ váo và lắp ghép nhằng.
Tôi xin phân tích hình ảnh "bao nhiêu bóng mát" kia là gì? Có phải bao nhiêu người đang đi lại phía nhà thơ đã đem cho ông ta bóng mát chăng? Nếu thế thì cũng có tính nhân văn đấy chứ? nhưng liền ngay sau đó lại là hình ảnh:
... một lời lá bay
Chả lẽ để đáp lại "những bóng mát" mà người đời đã đem lại cho ông ( đó tức là những danh lợi mà ông đã được hưởng ), ông chỉ đáp lại cho họ, tức là cho cộng đồng... "một lời lá bay" ư? Nghĩa là, tao cũng chả cần phải trả cho chúng mày nhiều, một đôi lời ve vuốt suông, hay chút bổng lộc gì đó cỏn con thôi, sau đó ông thoảng qua như ...lá bay! Và ông cứ ung dung hưởng "những bóng mát" mà người đời mang lại cho ông. Bởi vì ngay câu thơ thứ ba viết:
Mặc ai xô dạt mỗi ngày...
Thể theo sự liên kết trong tư duy bài thơ thì: Ông cứ mặc cho cuộc sống những kẻ đã mang lại bóng mát cho ông bị xô dạt, chìm nổi...Ông mặc xác tất cả - Rồi bài thơ kết:
Múc đau lòng giếng vẫn đầy sao hôm
Hình ảnh "múc đau lòng giếng" có vẻ ghê, nhưng để nói cái gì? Ta giả sử nếu cái giếng kia biểu thị cho đời - Ông cứ việc múc đau lòng đời, tức là ông cứ việc vơ vét, hưởng thụ những lợi lộc của đời mang lại... cho đến cuối đời ông. Bởi vì hình ảnh "sao hôm" sẽ biểu thị cái nửa đời chiều của ông mà - "vẫn đầy sao hôm" là vậy.
Còn nếu ta giả sử hình ảnh "cái giếng" kia để chỉ bản thân nhà thơ - Ông múc đau ông, nghĩa là ông sẵn sàng hy sinh bản thân cho hạnh phúc của mọi người - Thì sao câu thơ trên ông lại viết: "Mặc ai xô dạt mỗi ngày"???... Thế là bài thơ trở thành khập khiễng, ý thơ phi lý, hình ảnh như những cánh hoa giấy đẹp nhưng lung tung. Bài thơ này cũng chỉ là một bài... thơ rác.
Có lẽ không phải là Hữu Thỉnh không biết cái hạn chế trong sáng tác thơ của mình?... và có lẽ cũng không phải là không biết sự kém cỏi của tập thơ "Thương lượng với thời gian"? Cho nên cũng đã có lúc ông tự thú - Ta hãy đọc bài "Người làm mùa" thì rõ:
Những gié vàng lại tụ hội vàng tươi/ Mùa hoàn hảo? Thiên nhiên bầy kiệt tác/
Sao với ta vẫn chỉ vài nét phác/ Tẩy xoá hoài người vẽ mãi chưa xong?
Ý muốn liên hệ với "mùa thi ca" của ông ta đây! Đã biết thơ mình mới
chỉ là những nét phác, nhạt nhẽo, nông cạn. Còn với mình thì "tẩy
xoá" mãi vẫn không viết nổi một bài thơ hay - Thế mà vì lòng tham, ông
Chủ tịch đã 05 lần lấy giải
thưởng quốc gia, lần này vẫn mang ra lấy tiếp cái
giải thưởng Hồ Chí Minh kèm với mấy trăm triệu đồng cơ đấy!
Tôi lại ví dụ thêm bài nữa - Bài "Vô thanh":Tôi ngồi nhặt sỏi đếm buồn/ Gió đi tìm khói chon von mấy đồi/
Mây kia ham sự nhất thời/ Bao nhiêu oan nghiệt mắt người ngước lên.
Thực ra bài thơ mới chỉ là mấy sự lắp ghép ý chợt đến ở dạng bản thảo, tư duy nửa chừng chưa ra đâu vào đâu, nên chưa nói được cái gì? Đây cũng đích thị là một bài thơ để...loè đời! Cái ngón nghề mà Hữu Thỉnh tìm ra trong quá trình sáng tác thơ của mình chính là thủ thuật rất xảo ấy, đã thành sở trường trong quá trình làm thơ của ông. Trong bài viết Trần Mạnh Hảo nói Hữu Thỉnh làm thơ hay lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia" là vậy.
Đấy là tôi mới ví dụ một số bài thơ ngắn cho dễ đọc. Để bạn đọc khỏi nhàm chán, tôi chỉ xin ví dụ thêm một bài thơ dài hơn, nhưng cũng viết ẩu làm nhàm như thế.
Đó là bài "Lời mẹ" - Nói về mẹ thường là những bài thơ rất máu thịt, da diết. Nhưng Lời Mẹ của Hữu Thỉnh thì phải nói thơ viết hồ đồ đến mức độ... hơi nhăng nhít. Bài thơ chia làm 3 khúc, mỗi khúc có 8 câu, tổng cộng toàn bài có 24 câu. Đây là:
Khúc I- Khúc đầu tiên này thì nó còn kể lể có chuyện một tý, tuy cũng chỉ viết nôm na tung hứng bừa đi thôi, chẳng có gì gọi là chắt lọc hay nghệ thuật tinh tuý. Nhưng thôi, ta chấp nhận như thế, tạm gọi là cũng được:
Mẹ đã sinh ra tôi/ Đặt tên cho tôi nữa/
Một cái tên nõn nà/ Hồn nhiên như sói nhỏ/
Cái cối và cái chày/ Con mèo và con cún/
Yêu mấy vẫn chưa vừa/ Thoắt trở thành người lớn.
Mấy câu sau là tác giả đã nhặt nhạnh bừa đi rồi đấy, ghép lại thành một khúc - Chưa thể gọi là ăn nhập với nghĩa trong cả bài. Ta cứ đọc tiếp sẽ thấy. Đến khúc thứ hai, thứ ba mới thật là thứ thơ... hô khẩu hiệu. Mà đây là khẩu hiệu rất sáo rỗng, nhạt nhẽo. Nhưng tác giả không phải chỉ hô khẩu hiệu một lần đâu - Hai khúc thơ, mỗi khúc 8 câu - Chỉ có hai câu đầu là khác, còn sáu câu sau lặp lại y hệt nhau, ý tứ vơ váo. Chợt nghĩ được cái gì là đưa luôn vào, cứ như là viết đại cho xong, đọc chối không chịu nổi. Để bạn đọc thấy rõ xin chép lại cả hai khúc sau ra đây:
Khúc II - Tôi bước ra ngoài ngõ/ Gió thổi. Nước triều lên...
Đi hoài không gặp tiên/ Đành quay về hỏi mẹ/
Hãy yêu lấy con người/ Dù trăm cay nghìn đắng/
Đến với ai gặp nạn/ Xong rồi, chơi với cây!
Khúc III- Tôi lại bước dưới trời/ Không tiếc mòn tuổi trẻ/...
(6 câu sau giống hệt ở khúc 2)
Đi hoài không gặp tiên/ Đành quay về hỏi mẹ/
Hãy yêu lấy con người/ Dù trăm cay nghìn đắng/
Đến với ai gặp nạn/ Xong rồi, chơi với cây!
Xin phân tích một chút ở câu thơ cuối khúc - Sao lại kết "Xong rồi chơi với cây"? Nếu là những người chán sự thế, chán chốn quan trường... đi ở ẩn như Nguyễn Khuyến chẳng hạn, hay như thi sĩ Tản Đà chán chốn hồng trần tìm đường lên núi "tu tiên" đã đành... đằng này Hữu Thỉnh còm ham danh lợi thế cơ mà? Đọc thơ ta có thể hiểu:
- Mẹ từng dặn anh ta rằng: con người nó hay lừa lọc, gian xảo lắm, tốt thì ít mà xấu thì nhiều - Đừng nên "chơi" với con người mà chỉ nên chơi... với cây thôi!?
Nhưng mẹ lại cũng dặn anh ta:
- Phải làm một con người cao thượng. Con người tuy xấu thế đấy, nhưng lúc họ gặp nạn... thì phải đến cứu vớt họ (như ở câu thơ trên đó đã viết "Đến với ai gặp nạn") - Xong rồi lại về..."chơi với cây"!
Vậy lời mẹ dặn vậy, Hữu Thỉnh đã cao thượng đến thế nào mà sao còn tham lam thế? Đây là một bài thơ viết cẩu thả. Cái đoạn lặp đi lặp lại dài đến 6 câu nào có hay gì? có nghệ thuật thi ca gì cho cam? chỉ là cách nói đạo lý sáo rỗng. Câu thơ: Đi hoài không gặp tiên/ - Hình ảnh ấy chắc Hữu Thỉnh chợt nhớ về chuyện cổ tích: Có cô bé hoặc cậu bé nghèo khổ... đã mơ thấy ông tiên hay bà tiên hiện về - Thế là bê luôn vào thơ, mà lại là bài thơ nói về nỗi đời, đoạn trường người lớn hẳn hoi. Một bài viết về mẹ thuộc dạng nhàm chán nhất, nhì... đối với một nhà thơ chuyên nghiệp mà tôi từng được đọc.
Thế đấy, thơ ông Chủ tịch đã lãnh đạo Hội nhà văn đến 3 khoá của chúng ta hôm nay là thế đấy?
Nói dài, bình thêm làm gì nữa cho bạn đọc càng nhàm chán. Quá đủ để nhìn nhận về tập thơ "Thương lượng với thời gian" thấp kém, cũng như tầm vóc chân dung thơ Hữu Thỉnh: Một chân dung thơ trung bình!
- Không phải là không có lý trong lần ông được giải quốc gia đầu tiên với tập trường ca "Đường vào thành phố" - Đã bị nhà thơ Xuân Diệu phê phán là dở vô cùng, là không biết làm thơ, là tào lao chi khươn... ngay trên báo Văn Nghệ. (trích bài TMH).
- Cũng không phải là không có lý trong lần thứ 2 ông ăn giải Hội nhà văn với tập thơ "Thư mùa đông", đã bị nhà văn Tô Hoài viết bài chê bai rằng: Thơ Hữu Thỉnh chỉ là một gánh chè chai đồng nát.
Còn với tập "Trường ca biển" - Nếu tôi bình thêm nữa thì dài quá. Song như dư luận hiện nay đã phê phán rất nhiều về giá trị tầm thường, nhàm nhúa của tác phẩm. Tôi chỉ nói thêm: Ý tưởng và cấu tứ thơ luộm thuộm, nội dung ý nghĩa thơ vụn vặt nhàm chán, có nhiều chỗ viết như nói dông dài, nghĩ ra cái gì viết cái đó ào đi chứ không phải thơ. Lời nhiều nghĩa ít, đọc thơ thấy chẳng ra đâu vào đâu. Thơ viết dài dặc, lan man hầu như không có cảm xúc. Một trường ca viết ẩu. Tôi cam đoan rằng: Loại trường ca này không tồn tại với thời gian, không có giá trị và không lưu được đối với nền văn hiến quốc gia.
Tóm lại - "Trường ca biển" là một trường ca thuộc loại kém, tầm vóc dưới trung bình.
Thế mà Hữu Thỉnh vẫn cố tình mang nó để đoạt lấy giải thưởng văn học lớn đó không chút ngượng ngùng. Đúng là đã rất thiếu tự trọng! Tôi xin dừng bài bình của mình ở đây, không muốn nói gì thêm nữa!
Có người sẽ
bảo: Cứ cho rằng cả đời thơ Hữu Thỉnh quá nhiều là những thứ thơ
tạp-pí-lù, câu cú lắp ghép vớ vẩn - Nhưng ông ta cũng có mấy bài thơ
được gọi là hay đấy chứ? như các bài "Thơ viết ở biển" hoặc "Sang thu"
chẳng hạn?
Xin thưa:
HỮU THỈNH KHÔNG CÓ MỘT BÀI THƠ NÀO THỰC SỰ LÀ THƠ HAY CỦA THI ĐÀN
Hầu hết thơ Hữu Thỉnh đều không hoàn tứ, hoàn nghĩa, không đứng được với thời gian - Song cũng có được đôi bài thơ gọi là kha khá, đó chính là hai bài thơ vừa nói trên. Nhưng kể cả hai bài thơ kha khá đó... vẫn không có bài thơ nào đủ sự viên mãn, hoàn bích để đậu thành thơ hay. Nếu đem phân tích nó sẽ lộ ra những yếu điểm rất non yếu của một quá trình tư duy sáng tác.
Vào cuối năm 2012 vừa qua... tôi đã bình cụ thể những tình thơ đó trong một bài viết, tên đề "Cuộc trao đổi thơ toàn cầu" - Nay xin trích đăng lại trong bài viết này phần bình về thơ Hữu Thỉnh, để mọi người cùng suy ngẫm:
HỮU THỈNH KHÔNG CÓ MỘT BÀI THƠ NÀO THỰC SỰ LÀ THƠ HAY CỦA THI ĐÀN
Hầu hết thơ Hữu Thỉnh đều không hoàn tứ, hoàn nghĩa, không đứng được với thời gian - Song cũng có được đôi bài thơ gọi là kha khá, đó chính là hai bài thơ vừa nói trên. Nhưng kể cả hai bài thơ kha khá đó... vẫn không có bài thơ nào đủ sự viên mãn, hoàn bích để đậu thành thơ hay. Nếu đem phân tích nó sẽ lộ ra những yếu điểm rất non yếu của một quá trình tư duy sáng tác.
Vào cuối năm 2012 vừa qua... tôi đã bình cụ thể những tình thơ đó trong một bài viết, tên đề "Cuộc trao đổi thơ toàn cầu" - Nay xin trích đăng lại trong bài viết này phần bình về thơ Hữu Thỉnh, để mọi người cùng suy ngẫm:
TRƯỚC HÊT NÓI VỀ MỘT NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC THẨM ĐỊNH THƠ - Muốn thẩm định cho xác đáng một tác phẩm thơ, nhất đó lại là một bài thơ hay của thi đàn, nguyên tắc trước hết phải có nhận định: Bài thơ đó có khả năng tồn tại hay không? Cũng như muốn xác định tầm vóc chân dung thi nhân, trước hết phải xác định thi phẩm của anh ta có tồn tại hay không?
Nếu thơ mà đã không thể tồn tại lâu dài được, thì dù đó là loại thơ gì, cũng xin miễn bàn - Bởi vì thơ không tồn tại, suy cho cùng nó cũng chỉ là loại thơ... ra rác mà thôi. Nói cho có chút động viên... để các nhà thơ đỡ xót xa là, những thứ thơ không tồn tại ấy chỉ mục đích cổ động phong trào hoặc làm công tác văn hoá nhất thời, rồi thì nó sẽ... vứt đi.
Vậy thì hội thảo làm gì? vừa vô lý mà lại mất công. Một bài thơ hoặc tác phẩm thi ca dù thể loại nào, trường phái nào, cách tân đến mấy mà không có khả năng tồn tại trường cửu với tháng năm thì cũng đều sổ toẹt. Không thể coi thi phẩm ấy là một giá trị đối với nền văn học được.
THÍ DỤ VỀ HỮU THỈNH - Đa phần thơ Hữu Thỉnh là loại thơ không tồn tại, kể cả trường ca. Có chăng chỉ mấy bài kha khá đứng được, nhưng chưa có thể gọi là vững với thời gian. Xin phân tích ít dòng khái quát về mấy bài thơ khá nhất ấy.
1/. "Thơ viết ở biển" - là bài thơ hay nhất, thuộc đỉnh cao nhất của đời thi ca Hữu Thỉnh. Tuy nhiên bài thơ đó cũng mới chỉ thuộc vào loại khá, chứ chưa được là một bài thơ hay toàn bích như: Đây Thôn Vỹ Dạ, Bẽn Lẽn hay Mùa Xuân Chín của Hàn Mặc Tử; Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan; Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKH; Tiếng Thu Lưu Trọng Lư; Thu Điếu Nguyễn Khuyến...
Xin phân tích đôi nét bài "Thơ viết ở biển"". Trước hết nói về hình ảnh hai câu thơ hay nhất bài:
Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Người ta nói "nước chảy đá mòn" chứ không ai nói "gió thổi núi mòn"? Có thể do cảm xúc thơ ở đây nếu dùng hình ảnh "nước", thơ không thuận nên tác giả sử dụng hình ảnh "gió"?... Mặc dù vậy, bởi hình ảnh thơ chưa thật sát nghĩa cho nên phần nào vẫn bị giảm độ hay.
Còn đối với câu thơ dưới: ví "em" là "chiều" đã nhuộm tím cả anh, nghe chừng hình tượng ví von này vẫn còn gượng gạo? Tại sao em lại là "chiều" - "chiều" không có ý nghĩa gì đối với người phụ nữ? Sự liên kết hình ảnh thơ với đời sống chưa sâu sắc, cũng chưa ổn. Tuy nhiên, hai câu đó đọc lên người ta vẫn hiểu, tạm chấp nhận nhưng chưa thật hay và chưa cao.
Mấy câu thơ đầu thì hay:
Anh xa em / Trăng cũng lẻ / Mặt trời cũng lẻ
Nhưng đến hai câu sau:
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Nếu chỉ thuần tuý tả về biển để nói về nỗi cô đơn, thì hai câu thơ này hay! Bởi vì, biển mênh mông như thế mà chỉ thiếu một cánh buồm bé nhỏ đã trở nên quạnh vắng, hiu hắt, có thể khen là viết giỏi! Nhưng "biển" và "cánh buồm" trong bài thơ Hữu Thỉnh còn để làm biểu tượng về người con trai và người con gái. Trong văn học người ta thường ví "em là biển cả mênh mông", "tình em biển cả", hay trên biển cả tình em... anh như cánh buồm gặp gió bay ra xa khơi, v. v... Ít khi người ta dùng hình ảnh biển để biểu tượng cho người con trai như trong bài thơ Hữu Thỉnh? Mà khi hình ảnh "biển dài rộng" đã là "anh" - thì hiển nhiên "cánh buồm" phải là em! Nghĩa là, Hữu Thỉnh ví "anh như biển" còn em như... "cánh buồm". Sự ví von lộn ngược thơ như thế có phần bị gượng ép và khập khiễng, nên hai câu thơ đó tuy chưa hẳn đã hỏng nhưng cũng không thể gọi là hay.
Để cho rõ, xin liên hệ với "Thuyền và biển" là một bài thơ tình hay của Xuân Quỳnh. Trong bài thơ của Xuân Quỳnh, "thuyền" là biểu tượng chỉ về người con trai, còn "biển" là người con gái. Nữ thi sĩ đã viết:
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la...
Hay là:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Biển và thuyền nó cứ quấn quít với nhau như đôi trai gái. Để nói về tính cách của tình yêu, khi thì say đắm... lúc lại giận hờn - Xuân Quỳnh đã diễn tả:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Rồi nhà thơ giải thích:
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?
Hình ảnh thơ đã chứa đựng rất sâu sắc nội tâm bên trong, nó khái quát cả tình cảm, tâm hồn, lý trí và khát vọng:
Chỉ có thuyền mới hiểu / Biển mênh mông nhường nào /
Chỉ có biển mới biết / Thuyền đi đâu, về đâu...
Nghĩa là, với hình ảnh thuyền và biển trong suốt bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn đạt mọi chiều của tình yêu đôi trai gái một cách rất lô-gích. Yêu đã thế, nhưng ngay khi nói về sự xa cách hoặc có thể tan vỡ? Hình ảnh thuyền-biển của Xuân Quỳnh cũng được diễn đạt một cách thấm thía:
Những ngày không gặp nhau/ Biển bạc đầu thương nhớ/
Những ngày không gặp nhau/ Lòng thuyền đau - rạn vỡ...
Hình ảnh "sóng biển bạc đầu" lại trở thành sự "bạc đầu vì thương nhớ" của người con gái, hay sự rạn vỡ của con thuyền trong cái biển cả tình yêu... lại chính là để nói về sự quặn đau của trái tim người con trai khi phải xa cô gái yêu của mình - Đấy, thơ của Xuân Quỳnh viết tuyệt đến thế! Chính vì vậy "Thuyền và biển" mới đạt được là một bài thơ hay của thi đàn, để lưu vào nền văn học và lịch sử thi ca.
Giờ ta suy xét về đoạn thơ kết của cả hai bài - Trong "Thơ viết ở biển" Hữu Thỉnh kết:
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh / Nghiêng ngả / Vì em...
Cảm xúc viết thơ đến đây của Hữu Thỉnh bị bí, thơ hơi quẩn. Vì là một bài thơ viết ở biển nên tác giả mới lấy hình tượng sóng để gắn vào đó một cái nỗi tình? nhưng hình ảnh:
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến...
Như phân tích ở đoạn trên, "biển" tác giả đã sử dụng làm biểu tượng về người con trai, mà sóng cũng chính là biển - tức là "anh" rồi! Thành ra nghĩa ở câu này sẽ là: Anh đã làm anh nghiêng ngả vì em???... Hữu Thỉnh hay mắc một thứ bệnh tư duy trong thơ nhiều khi suy xét không kỹ, sử dụng tùy tiện, thấy nó cứ có vẻ đẹp là dùng. Hơn nữa hình tượng "... đã làm anh nghiêng ngả vì em" - Nỗi thơ chưa được đẩy tới tột cùng, cho nên chưa viên mãn. Bài thơ kết bị đuối.
Ta hãy xét đến đoạn thơ kết trong bài "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh - Vẫn là hình tượng "thuyền", "biển" để làm biểu tượng về người con trai và cô gái, nhưng ý tình thơ đã được đẩy lên tới tột cùng:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố...
Nghĩa là, nếu phải chia ly thì cả đôi trai gái trái tim đều đau đớn và cuộc đời sẽ tan vỡ!
Đánh giá về độ hay cũng như tầm vóc thi ca của hai thơ về biển trên - có thể nói: Thơ Hữu Thỉnh kém Xuân Quỳnh gần một tầm.
2/. Xin nói đôi nét về "Sang thu" - Tuy chưa bằng "Thơ viết ở biển", song Sang Thu cũng là một trong đôi ba bài thơ xuất sắc nhất của Hữu Thỉnh. Đó là một bài thơ mà tác giả tả về cảnh một buổi vào thu ở làng quê, hình như đó là vào lúc trời gần tối sau một cơn mưa, mặc dù:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Nhưng:
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Tác giả cũng chỉ mới dừng lại ở dạng một bài thơ miêu tả thuần tuý cảnh vật thiên nhiên, dù sự tả đó là khéo và có hương sắc. Nào là:
Bỗng nhận ra hương ổi / Phả vào trong gió se Rồi:
Sông được lúc dềnh dàng / Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ / Vắt nửa mình sang thu
Cả đến khi kết, bài thơ vẫn chỉ lẩn quẩn ở những câu tả cảnh đó:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
Tức là tác giả mới cảm xúc về một khung cảnh thiên nhiên cùng với những sự vật xung quanh mà miêu tả nó ra mà thôi. Tuy sự miêu tả có gợi cảm nhưng cảm xúc thơ vẫn còn nông ở bên ngoài, tư duy trong chưa sâu. Đọc Sang Thu muốn cảm nhận ra một nỗi đời hay một ý tình trắc ẩn nào đó... dù của nhà thơ hay nhân gian, là không có? Bài thơ không đủ sự viên mãn cần thiết để được coi là một bài thơ hay. Lại xin đưa ra vài dẫn chứng cụ thể để minh chứng.
* Thí dụ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan - Một bài thơ thất ngôn bát cú. Sau bốn câu đầu mô tả cảnh vật xung quanh: nào là cỏ cây hoa lá thì mọc chen trong khe đá, mấy chú tiều dưới núi, thưa thớt vài quán chợ bên sông. Nhưng chỉ bằng hai câu ở giữa bài, cũng vẫn là mượn cảnh vật để mô tả đã ôm bọc cả nỗi tình về nước, về nhà... của lòng bà gửi trong đó:
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Để rồi cuối cùng tác giả lại trở về với cõi lòng đang da diết giữa chốn Đèo Ngang hoang vu:
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
Ý tình trong thơ đã bộc lộ tâm can, cõi lòng sâu xa nhất của người đi xa. Giọng điệu hình ảnh thơ sống động, điển hình đến mức hoàn bích, cho nên nó mới sống mãi với thời gian và nền văn học nước nhà.
Lại quay trở về với "sang thu" của Hữu Thỉnh - Tuy tả cảnh có đẹp nhưng nghĩa thơ thì còn quá ít, nó chỉ như một bóng mây có vân sắc bay ngang qua bầu trời thơ mà thôi.
Tuy vậy thi phẩm vẫn được coi là bài thơ miêu tả khá, đứng được - nhưng chưa đủ sự sâu sắc để tạo thành một đài thơ hay như các bài thơ đã kể trên.
* Tôi xin dẫn chứng bài "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử - cũng chỉ là một bài thơ tả cảnh mùa xuân:
Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng
Sột soạt gió trêu tà áo biếc
Trên giàn thiên lý, bóng xuân sang.
Tình thơ được phát triển đầy ắp nỗi lòng, tình làng xóm quê hương của người thi sĩ. Cái cảnh mà thi nhân vẽ lên trong buổi sáng mùa xuân ấy hết sức đời và sống động:
Bao cô thôn nữ hát trên đồi
Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi...
Hay là khi tả về tiếng hát:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi / Hổn hển như lời của nước mây...
Không phải chỉ là nước mây hổn hển, mà chính là lòng thi nhân hổn hển... vì xúc động đó! Tất cả dội vào sự thiết tha của người thi sĩ:
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc / Xem ra ý vị và thơ ngây...
Để rồi đến khi kết thúc thơ, lòng thi nhân trào lên da diết một nỗi nhớ thương về làng quê và những người thân. Vì lúc này thi nhân đang phải điều trị bệnh tại Gành Ráng, Qui Nhơn, một nơi biệt lập xa cách với sự sống con người. Cảm xúc ấy được thăng hoa và đẩy đến tột cùng:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
"Chị ấy" là hình ảnh người chị ruột mà trong cuộc sống thường ngày vẫn chăm sóc thi nhân hiện lên bên bờ con sông mộng. Hình ảnh "nắng chang chang" chẳng những chỉ hiện lên khung cảnh của làng quê chói chang trong ý tưởng thi nhân, mà nó còn đẩy tình thơ đi đến sự viên mãn tột cùng. Một bài thơ tả cảnh mùa xuân nhưng nó chứa chất, ôm bọc một nỗi tình đời sâu sắc như thế mới được gọi là thơ hay!
Chứ như những câu kết trong "Sang thu" của Hữu Thỉnh:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Vẫn chỉ là những câu thơ tả cảnh thuần tuý, hơi hơi cảm... chứ đã có nỗi tình đâu mà viên mãn để được gọi là thơ hay? Chẳng qua nó được lấy vào sách giáo khoa cho trẻ con học, rồi thi cử... mà có tiếng, trong văn đàn bài thơ này cũng chỉ bình bình.
* Lại ví dụ như "Thu Điếu" của Nguyễn Khuyến - Viết về một đêm thu ngồi thuyền câu cá. Cảnh tình thì hiu hắt, với nỗi cô đơn của người ẩn sĩ... khi ông chán nơi quan trường từ quan về nương náu chốn thôn hương:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo...
Nhất là trong hai câu kết:
Tựa gối buông cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Ta thấy chẳng những hình ảnh thơ chứa cả cuộc sống bên trong rất sống động, thơ như có thần và cuộc đời... một tâm trạng khắc khoải chênh vênh trong cái đêm thu ấy. Sâu sắc vậy nên Thu Điếu mới trở thành bài thơ hay!
3/. "Năm anh em trên một chiếc xe tăng" của Hữu Thỉnh - Một bài thơ viết theo kiểu anh hùng chủ nghĩa của một thời, không đủ giá trị để đạt tới là thơ trường cửu đối với nền văn học. Nghệ thuật ngôn ngữ thi ca bình thường, Giọng điệu viết từa tựa như kiểu đồng ca, hò vè... chưa có gì thật đặc sắc. Qua thời gian thì nó cũng sẽ nằm yên trong đống bụi phủ mà thôi.
Chắc rằng mai sau hầu hết thơ Hữu Thỉnh, kể cả những tập thơ được giải thưởng quốc gia hay quốc tế... sẽ theo Hữu Thỉnh xuống mồ, may ra có vài ba tình thơ gì đó đứng lại được trong những năm tháng gần. Nếu đã không có nổi một tập thơ nào tồn tại đối với nền văn học, thì khi đó không biết nên xếp chân dung ông Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh thuộc loại nhà thơ nào đây?
BÀN THÊM VỀ BÀI THƠ "HỎI", MỘT BÀI THƠ ĂN CẮP CỦA HỮU THỈNH -
Từ mấy năm trước - bài thơ "Hỏi" của Hữu Thỉnh đã bị tác giả Đại Lãng Du Tử tố cáo trên vietnamnet.vn, vạch trần là đạo thơ theo bài "Thượng đế tạo ra mặt trời" của nữ văn sĩ người ĐứcChrista Reinig. Sau đó chẳng ai còn buồn nhắc đến nó nữa. Trong sáng tác thơ ca ăn cắp thơ của người khác rồi biến tấu làm thơ mình là điều rất thối tha, đê tiện đối với một nhà thơ chuyên nghiệp. Thế mà ông Chủ tịch Hội nhà văn, kẻ tham lam đủ thứ cũng mắc luôn vào. Nhưng đã chót thế, thôi thì im đi cho nó xong. Đằng này, vừa qua Văn Chinh còn bới lại để cố bênh vực cho... "thày"! Thật là một tay đồ đệ ngốc nghếch. Như Trần Mạnh Hảo đã chỉ trích:
"Sau những lần "đeo khiên" che chắn cho Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh mà giờ Văn Chinh đã có "tí ti bột ngọt". Còn cái loại vung tay, đá chân ngang ngóc nhìn giải thưởng mà khóc nhé, sữa thơm chỉ vắt cho chú nào biết cúi xuống. Bài biện của nhà văn Văn Chinh, cho rằng bài thơ "Hỏi" của nhà thơ Hữu Thỉnh không đạo văn...
Dù Văn Chinh cũng giỏi cãi, song "hàng lộ" rồi, thơ ta và thơ tây đều "nguyên con" ở đấy, dân tình có quáng đâu mà nhìn gà hoá quốc. Thật là, yêu nhau như thế bằng mười hại nhau. Làng văn đều dưới quyền ông chủ tịch Hội, đã lâu rồi, đều lờ lớ lơ quên đi bài thơ "Hỏi", thì Văn Chinh lại bạo gan bới thối lại?...".
Tôi chỉ nói thêm: Thật ra bài thơ "Hỏi" cũng đâu có phải là bài thơ hay? Nói như nhà phê bình văn học Đặng Tiến đã nhận xét: "nó là một bài thơ xoàng, không hay không dở" - là hợp lý. Nhưng cái giống văn thi sĩ đương đại bây giờ, nhất là một số văn sĩ Hội nhà văn vo ve xung quanh Hữu Thỉnh cứ tâng bốc lên, tung hoả mù, hoa giấy loạn xạ vào bạn đọc là quần chúng... ca mãi nó lên tận mây xanh.
Như Nguyễn Trọng Tạo đã ví về sự đạo thơ của Hữu Thỉnh như sau :
"Đặt 2 bài thơ của 2 tác giả một Đức một Việt cạnh nhau sao nó giống nhau đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy...
Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ... những tưởng chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh "trẻ người non dạ" mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội nhà văn - người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội nhà văn. Liệu người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biết nó là giải thật hay giải dổm?"
Nói cho đúng mức: cái làm nên giá trị đối với bài thơ là ở tính nhân văn của nó cao - chính là câu thơ nói về người ở cuối bài. Thì giá trị nhân văn cao ấy là nguyên si tứ bài thơ của Christa Reinig đấy chứ, có phải của Hữu Thỉnh đâu? Nữ văn sĩ người Đức thì hỏi "gió, mặt trời, sao..." cuối cùng đến người - Hữu Thỉnh giữ nguyên tứ đó nhưng thay mấy đối tượng thành "hỏi đất, hỏi nước, hỏi cỏ" cuối cùng... cũng hỏi người. Hữu Thỉnh đã cóp nguyên si tứ thơ của Christa vào bài thơ "Hỏi" của mình.
Thế nào mới là copy hả ông nhà văn Văn Chinh? Chả lẽ phải giống như đứa con nít mới vỡ bọng cứt học vỡ lòng, phải đi mua quyển vở tập viết về cho nó tô theo từng nét chữ rồi đánh vần a, b, c... mới gọi là copy sao? Biến tấu thế còn non đấy. Một tay nhà thơ "nghệ" hơn, muốn ăn cắp thơ nó không dừng lại nguyên cái tứ như thế đâu? Nó còn pha mắm, pha muối vào cho biến dạng hẳn đi. Chắc Hữu Thỉnh chủ quan cho rằng: chẳng ai biết đấy là đâu? Đúng là lưới trời lồng lộng, khuất tất, đen tối rồi cũng bị phơi bày ra ánh sáng.
Thật là nhục nhã cho cả Hội nhà văn quốc gia có một ông Chủ tịch đổ đốn đến như thế!
CHƯA CÓ GIAI ĐOẠN NÀO MÀ CHÂN DUNG CÁC NHÀ THƠ HỘI NHÀ VĂN THẤP KÉM NHƯ BÂY GIỜ
"Sau những lần "đeo khiên" che chắn cho Chủ tịch Hội nhà văn Hữu Thỉnh mà giờ Văn Chinh đã có "tí ti bột ngọt". Còn cái loại vung tay, đá chân ngang ngóc nhìn giải thưởng mà khóc nhé, sữa thơm chỉ vắt cho chú nào biết cúi xuống. Bài biện của nhà văn Văn Chinh, cho rằng bài thơ "Hỏi" của nhà thơ Hữu Thỉnh không đạo văn...
Dù Văn Chinh cũng giỏi cãi, song "hàng lộ" rồi, thơ ta và thơ tây đều "nguyên con" ở đấy, dân tình có quáng đâu mà nhìn gà hoá quốc. Thật là, yêu nhau như thế bằng mười hại nhau. Làng văn đều dưới quyền ông chủ tịch Hội, đã lâu rồi, đều lờ lớ lơ quên đi bài thơ "Hỏi", thì Văn Chinh lại bạo gan bới thối lại?...".
Tôi chỉ nói thêm: Thật ra bài thơ "Hỏi" cũng đâu có phải là bài thơ hay? Nói như nhà phê bình văn học Đặng Tiến đã nhận xét: "nó là một bài thơ xoàng, không hay không dở" - là hợp lý. Nhưng cái giống văn thi sĩ đương đại bây giờ, nhất là một số văn sĩ Hội nhà văn vo ve xung quanh Hữu Thỉnh cứ tâng bốc lên, tung hoả mù, hoa giấy loạn xạ vào bạn đọc là quần chúng... ca mãi nó lên tận mây xanh.
Như Nguyễn Trọng Tạo đã ví về sự đạo thơ của Hữu Thỉnh như sau :
"Đặt 2 bài thơ của 2 tác giả một Đức một Việt cạnh nhau sao nó giống nhau đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy...
Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ... những tưởng chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh "trẻ người non dạ" mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội nhà văn - người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội nhà văn. Liệu người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biết nó là giải thật hay giải dổm?"
Nói cho đúng mức: cái làm nên giá trị đối với bài thơ là ở tính nhân văn của nó cao - chính là câu thơ nói về người ở cuối bài. Thì giá trị nhân văn cao ấy là nguyên si tứ bài thơ của Christa Reinig đấy chứ, có phải của Hữu Thỉnh đâu? Nữ văn sĩ người Đức thì hỏi "gió, mặt trời, sao..." cuối cùng đến người - Hữu Thỉnh giữ nguyên tứ đó nhưng thay mấy đối tượng thành "hỏi đất, hỏi nước, hỏi cỏ" cuối cùng... cũng hỏi người. Hữu Thỉnh đã cóp nguyên si tứ thơ của Christa vào bài thơ "Hỏi" của mình.
Thế nào mới là copy hả ông nhà văn Văn Chinh? Chả lẽ phải giống như đứa con nít mới vỡ bọng cứt học vỡ lòng, phải đi mua quyển vở tập viết về cho nó tô theo từng nét chữ rồi đánh vần a, b, c... mới gọi là copy sao? Biến tấu thế còn non đấy. Một tay nhà thơ "nghệ" hơn, muốn ăn cắp thơ nó không dừng lại nguyên cái tứ như thế đâu? Nó còn pha mắm, pha muối vào cho biến dạng hẳn đi. Chắc Hữu Thỉnh chủ quan cho rằng: chẳng ai biết đấy là đâu? Đúng là lưới trời lồng lộng, khuất tất, đen tối rồi cũng bị phơi bày ra ánh sáng.
Thật là nhục nhã cho cả Hội nhà văn quốc gia có một ông Chủ tịch đổ đốn đến như thế!
CHƯA CÓ GIAI ĐOẠN NÀO MÀ CHÂN DUNG CÁC NHÀ THƠ HỘI NHÀ VĂN THẤP KÉM NHƯ BÂY GIỜ
Trong đương đại hiên nay - ngay cả các loại nhà thơ kỳ cựu như Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương... và hầu hết các nhà thơ dẫu có tên tuổi khác chẳng ai có nổi một hai bài thơ thực sự được gọi là thơ hay của thi đàn. Thí dụ, cao nhất của Hữu Thỉnh là bài "Thơ viết ở biển" như tôi vừa phân tích trên, của Thanh Nhàn là "Hương thầm", Vũ Quần Phương "Đợi", Bằng Việt "Nghĩ lại về Pauxtôpxky" (chứ không phải Bếp Lửa)... đều mới đạt ở bài thơ khá, chưa đựơc vào loại thơ hay của nền văn học nước nhà như: Đây Thôn Vỹ Dạ, Mùa Xuân Chín hay Bẽn Lẽn của Hàn Mặc Tử, Thu Điếu của Nguyễn Khuyến, Tranh Loã Thể - Bích Khê, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh...
Kể từ 1975 đến nay, hầu hết trong lớp nhà thơ đương đại chưa ai vượt qua nổi xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh tuy chưa đạt được là một nhà thơ lớn nhưng chí ít bà cũng lưu lại được cho thi đàn Việt một mảng thơ... trong đó có "Thuyền và biển là một bài thơ tình tuyệt hay cùng một số tình thơ đặc sắc. Trong khi hầu hết các nhà thơ đương đại của Hội nhà văn tuy viết nhiều nhưng thơ ca nhàm nhúa, chân dung thấp và không có khả năng tồn tại. Chỉ một số ít, may ra mỗi người có một đôi bài nhâm nhi kha khá sống được trong những năm tháng gần. Theo con mắt thơ của tôi: Gần như cả một đương đại thơ ca, hầu hết các nhà thơ HNVVN (trừ Xuân Quỳnh), không một nhà thơ nào có nổi một tập thơ sống được với đời và để lưu lại cho nền văn học nước nhà.
Xin mở ngoặc nói thêm: vừa qua tôi có bình và đăng trên một số trang mạng bài thơ "Bờ sông vẫn gió" của Trúc Thông, là một bài lục bát hay. Thực ra nó hay là hay ở chất lục bát, chứ xét về ý tứ của cả tình thơ thì chưa thật sự đạt được độ viên mãn, hoàn bích của một bài thơ hay. Nhưng dù sao thì Trúc Thông cũng đã lưu lại được cho nền văn học một bài thơ lục bát quí viết về mẹ. Mới lại, đời thơ Trúc Thông cũng chỉ được mỗi bài "Bờ sông vẫn gió" đó! Người ta nói rằng: Ông là một nhà thơ cách tân! Cho là thế, dù có cách tân đến mấy nếu không thành thì cũng bỏ đi. Tôi cho rằng, đời thơ Trúc Thông là một sự thất bại trong cái thất bại chung của phần lớn lớp nhà thơ hậu chiến cùng thời với ông mà thôi. Chân dung thơ Hữu Thỉnh và Vũ Quần Phương cũng không ngoại lệ.
Tôi từng nói với Trần Đăng Khoa rằng: Chân dung các nhà thơ đương đại của HNVVN hiện nay là thấp nhất trong lịch sử thi ca của nước nhà. Từ lớp nhà thơ vào thời hậu chiến như Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương đến nhiều các nhà thơ đương đại khác.... hầu hết rồi thơ phú sẽ sổ toẹt hết, chết đi là mang theo thơ xuống mồ. Như Gớt nói: tầng tầng bụi phủ... Kể cả lớp kế cận sau như Nguyễn Quang Thiều hay Vi Thuỳ Linh, thơ cũng chưa đứng được đâu!... Mà thơ không tồn tại thì làm gì có chân dung thi nhân thực sự cơ chứ? Nói gì đến "lớn" với chả "cao"...
CHÂN DUNG & TÁC PHẨM THƠ ĐƯƠNG ĐẠI THẤP KÉM THẾ NHƯNG LẠI QUÁ NHIỀU TẠP DỊCH
<
Chưa bao giờ Hội nhà văn lại nhiều uế tạp như dưới triều đại lãnh đạo của ông Chủ tịch Hữu Thỉnh? Chỉ kể vài chuyện gần đây - Nào "Hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều", mà ông Chủ tịch Hữu Thỉnh cùng Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp bốc thơm lên tận mây xanh... với một ý thức cá nhân đầy thiển cận. Bị dư luận trên văn đàn trong và ngoài nước phê phán, bài xích rất nhiều. Một hội thảo thơ lợi dụng danh nghĩa quốc gia của hai ông đứng đầu hai tổ chức văn học lớn nhất nước, mà những đàm luận nào nhà văn, nhà thơ, phê bình lý luận văn chương quá bát nháo... chẳng có nổi một tầm thước nào khả dĩ có thể nể trọng, về cả tài lẫn nhân cách bình phẩm văn học.
Như nhà bình luận Nguyễn Đình Chúc đã đánh giá: "Hội thảo thơ hay là thổi kèn đám ma nền thi ca việt Nam đây?
Hoặc theo cách nói của Trần Mạnh Hảo thì đó là"Hội thảo thơ Tân con cóc Nguyễn Quang Thiều", nhận định: " Thi pháp Nguyễn Quang Thiều là thi pháp phản truyền thống: truyền thống cho thơ phải đa nghĩa thì ông Thiều quyết làm thơ đơn nghĩa; truyền thống cho thơ phải kiệm lời thì thơ ông Thiều rất lắm lời; truyền thống cho thơ phải hàm súc thì ông Thiều làm loài thơ lạnh tanh, xoá mọi hàm ngôn (tâm hồn lạnh tanh máu cá/ Nhiệt tình xuống quá độ âm - Chế Lan Viên); truyền thống cho thơ phải êm tai, phải có nhạc tính thì thơ ông Thiều chủ trương phải gắt như mắm tôm; truyền thống cho thơ phải có âm dương điều hoà trong ngữ nghĩa thì ông Thiều chủ trương phải độc âm hay độc dương - ... Rằng thơ thì phải rậm lời, lắm lời, lắm điều, cần phải kéo dài câu thơ ra như kéo dài kẹo kéo, v.v...".
Đành rằng nói như thế cũng hơi quá đáng, hay cho rằng đấy cũng chỉ là đánh giá của người này, người nọ?... Vậy thực chất thì sao? Thực chất Hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều để lại cho văn đàn đương đại một kết quả rất là... ba lăng nhăng. Với cái đám văn sỹ tham gia hội thảo khen nhặng xị thơ Nguyễn Quang Thiều - Kẻ chuyên chân dung lý luận thì huyên thuyên với mớ kiến thức cận thị rất sách vở, làm sao mà đánh giá đúng đắn được một tác phẩm thơ ca? nhất lại là thơ hiện đại. Còn đứa sáng tác cụ thể thì nông cạn, kém cỏi - đến thơ của mình viết ra rồi mai đây cũng chỉ để... cho vào sọt rác, thì thử hỏi làm sao có thể đủ khả năng đánh giá được thơ hay với chả không hay? Cùng hai ông: Một viện trưởng, một Chủ tịch Hội nhà văn - nhận thức để thẩm định tác phẩm thơ hiện đại vẫn còn rất mông muội. Thật là lắm kiểu "dổm".
Khi một bình luận viên hỏi Nguyễn Quang Thiều : "Ông có nghĩ về tác phẩm của mình như một di sản để lại"? Ta hãy nghe Nguyễn Quang Thiều trả lời: "Tôi không xem những điều mình viết như một di sản để lại... những tác phẩm? Thật khó có thể trường tồn. Tôi không dám nghĩ điều gì cả - Tôi chỉ mong hậu duệ của mình sau này đọc những bài thơ tôi viết ngày nay có thể nghĩ về năm tháng trong gia đình ấy, mọi người đã sống như thế nào? Mọi thứ rồi sẽ có thể bị quên lãng... "
Kể ra Nguyễn Quang Thiều nghĩ thế cũng phải. Thơ Nguyễn quang Thiều trường tồn làm sao được? Sẽ cát bụi thôi... Quang Thiều ạ! Nhưng ngay cả cái ước nguyện mà Thiều muốn "được hậu duệ sau này đọc thơ của mình..."? E, cũng chỉ là một sự hoang tưởng...
Muốn hậu duệ chúng còn giở thơ Thiều ra đọc, để ngẫm nghĩ về những gì Thiều đã sống hôm nay ư? Hoạ chăng Thiều phải trở thành nhà thơ lớn của đất nước, của dân tộc - Còn thì chúng chẳng bận tâm đến quá nhiều cái mớ hỗn độn, bùng nhùng hôm nay đâu. Dù trong thơ ca Thiều có muốn dồn nén bao nhiêu ý tưởng hay tình cảm vào đó chăng nữa. Nhưng nếu Thiều trở thành nhà thơ lớn?... thì, mỗi bước đi của Thiều ngày hôm nay... giấc ngủ... sự trăn trở hay những mộng mơ của Thiều... chúng cũng sẽ tìm tòi lại hết, để nuôi sống mãi với quê hương, đất nước. Đời thế đó! Lịch sử rồi sẽ công bằng. Là đại bàng thì rồi đại bàng sẽ bay. Còn nếu chỉ là chim cu hay chim sẻ? dù hôm nay có được cho vào trong lồng son chăm sóc, hoặc tung hứng lên tận mây xanh... thì nó vẫn cứ chỉ là chim cu, chim sẻ thôi.
LẠI BÀN ĐẾN VIỆC ÔNG CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN TRƠ TRẼN NGỢI CA
THỨ THƠ ĂN CẮP, LOÈ BỊP HOÀNG QUANG THUẬN
Bị dư luận văn đàn trong nước và hải ngoại lên án, phỉ báng - rằng: " Trong cuộc hội thảo của Hội nhà văn Việt Nam do ông Hữu Thỉnh chủ trì để tuyên truyền, tụng ca thơ viết về Yên Tử của Hoàng Quang Thuận lên hàng thơ thần, thơ phật, thơ tiên, thơ thánh nhằm tìm mọi cách dành giải Nobel cho ông Viện trưởng công nghệ thông tin.... Hoá ra, ông viện trưởng "gà sống thiến sót) này đã nói dối, rằng thơ thẩn của ông là thơ ăn cắp... Tội lừa đảo cả thế giới, lừa đảo cả trời phật này của liên danh thơ thẩn Hoàng Quang Thuận - Hữu Thỉnh to lắm, nặng nghiệp lắm, đê tiện lắm... Mục tiêu của liên danh thơ thẩn này trước hết là danh sau đó là tiền. Hữu Thỉnh từng nổi tiếng về chuyện ăn cắp thơ nên ông vẫn rất hạp, rất nghiền một ông thơ thẩn viện trưởng đại ăn cắp khác. Cho hay, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã... Hữu Thỉnh, vua xin dự án, vua xin tiền trợ cấp sáng tác, nhân đà này, chắc chắn sẽ xin nhà nước trợ cấp hàng nhiều tỉ đồng làm phim về thi thánh thi tiên Hoàng Quang Thuận... Nếu không có các anh Trần Trương, Nguyễn Hoà, Nguyễn Minh Tâm... những người chân chính vạch rõ trò lừa đảo của liên danh thơ thẩn bẩn thỉu này, chắc chắn hàng trăm tỉ đồng của nhân dân sẽ mất toi để quảng bá cho một sản phẩm thơ ăn cắp thành thơ tiên thơ thánh thơ phật thơ trời để đánh lừa nhân dân, lừa thế giới và lừa cả trời phật của Hoàng Quang Thuận - Hữu Thỉnh...". Như thế càng thấy rõ bộ mặt thật của Hữu Thỉnh - thực sự đã trở thành một kẻ phá hoại, hại dân, hại nước. Trên địa bàn văn học nói chung, Hữu Thỉnh với cương vị một Chủ tịch Hội nhà văn quốc gia nhưng chẳng khác nào thủ lĩnh của một đám người "gian manh cơ hội".
Gần đây nhất dư luận trong văn đàn lại chỉ trích về:
"GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NĂM 2012" CỦA HỘI NHÀ VĂN
Chưa bao giờ Hội nhà văn lại nhiều uế tạp như dưới triều đại lãnh đạo của ông Chủ tịch Hữu Thỉnh? Chỉ kể vài chuyện gần đây - Nào "Hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều", mà ông Chủ tịch Hữu Thỉnh cùng Viện trưởng Viện văn học Nguyễn Đăng Điệp bốc thơm lên tận mây xanh... với một ý thức cá nhân đầy thiển cận. Bị dư luận trên văn đàn trong và ngoài nước phê phán, bài xích rất nhiều. Một hội thảo thơ lợi dụng danh nghĩa quốc gia của hai ông đứng đầu hai tổ chức văn học lớn nhất nước, mà những đàm luận nào nhà văn, nhà thơ, phê bình lý luận văn chương quá bát nháo... chẳng có nổi một tầm thước nào khả dĩ có thể nể trọng, về cả tài lẫn nhân cách bình phẩm văn học.
Như nhà bình luận Nguyễn Đình Chúc đã đánh giá: "Hội thảo thơ hay là thổi kèn đám ma nền thi ca việt Nam đây?
Hoặc theo cách nói của Trần Mạnh Hảo thì đó là"Hội thảo thơ Tân con cóc Nguyễn Quang Thiều", nhận định: " Thi pháp Nguyễn Quang Thiều là thi pháp phản truyền thống: truyền thống cho thơ phải đa nghĩa thì ông Thiều quyết làm thơ đơn nghĩa; truyền thống cho thơ phải kiệm lời thì thơ ông Thiều rất lắm lời; truyền thống cho thơ phải hàm súc thì ông Thiều làm loài thơ lạnh tanh, xoá mọi hàm ngôn (tâm hồn lạnh tanh máu cá/ Nhiệt tình xuống quá độ âm - Chế Lan Viên); truyền thống cho thơ phải êm tai, phải có nhạc tính thì thơ ông Thiều chủ trương phải gắt như mắm tôm; truyền thống cho thơ phải có âm dương điều hoà trong ngữ nghĩa thì ông Thiều chủ trương phải độc âm hay độc dương - ... Rằng thơ thì phải rậm lời, lắm lời, lắm điều, cần phải kéo dài câu thơ ra như kéo dài kẹo kéo, v.v...".
Đành rằng nói như thế cũng hơi quá đáng, hay cho rằng đấy cũng chỉ là đánh giá của người này, người nọ?... Vậy thực chất thì sao? Thực chất Hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều để lại cho văn đàn đương đại một kết quả rất là... ba lăng nhăng. Với cái đám văn sỹ tham gia hội thảo khen nhặng xị thơ Nguyễn Quang Thiều - Kẻ chuyên chân dung lý luận thì huyên thuyên với mớ kiến thức cận thị rất sách vở, làm sao mà đánh giá đúng đắn được một tác phẩm thơ ca? nhất lại là thơ hiện đại. Còn đứa sáng tác cụ thể thì nông cạn, kém cỏi - đến thơ của mình viết ra rồi mai đây cũng chỉ để... cho vào sọt rác, thì thử hỏi làm sao có thể đủ khả năng đánh giá được thơ hay với chả không hay? Cùng hai ông: Một viện trưởng, một Chủ tịch Hội nhà văn - nhận thức để thẩm định tác phẩm thơ hiện đại vẫn còn rất mông muội. Thật là lắm kiểu "dổm".
Khi một bình luận viên hỏi Nguyễn Quang Thiều : "Ông có nghĩ về tác phẩm của mình như một di sản để lại"? Ta hãy nghe Nguyễn Quang Thiều trả lời: "Tôi không xem những điều mình viết như một di sản để lại... những tác phẩm? Thật khó có thể trường tồn. Tôi không dám nghĩ điều gì cả - Tôi chỉ mong hậu duệ của mình sau này đọc những bài thơ tôi viết ngày nay có thể nghĩ về năm tháng trong gia đình ấy, mọi người đã sống như thế nào? Mọi thứ rồi sẽ có thể bị quên lãng... "
Kể ra Nguyễn Quang Thiều nghĩ thế cũng phải. Thơ Nguyễn quang Thiều trường tồn làm sao được? Sẽ cát bụi thôi... Quang Thiều ạ! Nhưng ngay cả cái ước nguyện mà Thiều muốn "được hậu duệ sau này đọc thơ của mình..."? E, cũng chỉ là một sự hoang tưởng...
Muốn hậu duệ chúng còn giở thơ Thiều ra đọc, để ngẫm nghĩ về những gì Thiều đã sống hôm nay ư? Hoạ chăng Thiều phải trở thành nhà thơ lớn của đất nước, của dân tộc - Còn thì chúng chẳng bận tâm đến quá nhiều cái mớ hỗn độn, bùng nhùng hôm nay đâu. Dù trong thơ ca Thiều có muốn dồn nén bao nhiêu ý tưởng hay tình cảm vào đó chăng nữa. Nhưng nếu Thiều trở thành nhà thơ lớn?... thì, mỗi bước đi của Thiều ngày hôm nay... giấc ngủ... sự trăn trở hay những mộng mơ của Thiều... chúng cũng sẽ tìm tòi lại hết, để nuôi sống mãi với quê hương, đất nước. Đời thế đó! Lịch sử rồi sẽ công bằng. Là đại bàng thì rồi đại bàng sẽ bay. Còn nếu chỉ là chim cu hay chim sẻ? dù hôm nay có được cho vào trong lồng son chăm sóc, hoặc tung hứng lên tận mây xanh... thì nó vẫn cứ chỉ là chim cu, chim sẻ thôi.
LẠI BÀN ĐẾN VIỆC ÔNG CHỦ TỊCH HỘI NHÀ VĂN TRƠ TRẼN NGỢI CA
THỨ THƠ ĂN CẮP, LOÈ BỊP HOÀNG QUANG THUẬN
Bị dư luận văn đàn trong nước và hải ngoại lên án, phỉ báng - rằng: " Trong cuộc hội thảo của Hội nhà văn Việt Nam do ông Hữu Thỉnh chủ trì để tuyên truyền, tụng ca thơ viết về Yên Tử của Hoàng Quang Thuận lên hàng thơ thần, thơ phật, thơ tiên, thơ thánh nhằm tìm mọi cách dành giải Nobel cho ông Viện trưởng công nghệ thông tin.... Hoá ra, ông viện trưởng "gà sống thiến sót) này đã nói dối, rằng thơ thẩn của ông là thơ ăn cắp... Tội lừa đảo cả thế giới, lừa đảo cả trời phật này của liên danh thơ thẩn Hoàng Quang Thuận - Hữu Thỉnh to lắm, nặng nghiệp lắm, đê tiện lắm... Mục tiêu của liên danh thơ thẩn này trước hết là danh sau đó là tiền. Hữu Thỉnh từng nổi tiếng về chuyện ăn cắp thơ nên ông vẫn rất hạp, rất nghiền một ông thơ thẩn viện trưởng đại ăn cắp khác. Cho hay, ngưu tầm ngưu, mã tầm mã... Hữu Thỉnh, vua xin dự án, vua xin tiền trợ cấp sáng tác, nhân đà này, chắc chắn sẽ xin nhà nước trợ cấp hàng nhiều tỉ đồng làm phim về thi thánh thi tiên Hoàng Quang Thuận... Nếu không có các anh Trần Trương, Nguyễn Hoà, Nguyễn Minh Tâm... những người chân chính vạch rõ trò lừa đảo của liên danh thơ thẩn bẩn thỉu này, chắc chắn hàng trăm tỉ đồng của nhân dân sẽ mất toi để quảng bá cho một sản phẩm thơ ăn cắp thành thơ tiên thơ thánh thơ phật thơ trời để đánh lừa nhân dân, lừa thế giới và lừa cả trời phật của Hoàng Quang Thuận - Hữu Thỉnh...". Như thế càng thấy rõ bộ mặt thật của Hữu Thỉnh - thực sự đã trở thành một kẻ phá hoại, hại dân, hại nước. Trên địa bàn văn học nói chung, Hữu Thỉnh với cương vị một Chủ tịch Hội nhà văn quốc gia nhưng chẳng khác nào thủ lĩnh của một đám người "gian manh cơ hội".
Gần đây nhất dư luận trong văn đàn lại chỉ trích về:
"GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC NĂM 2012" CỦA HỘI NHÀ VĂN
còn tạp?
Xin nói riêng những xàm bậy về giải thưởng thơ - Ngoài hai tác phẩm "Trường ca chân đất" của Thanh Thảo và "Giờ thứ 25" của Phạm Đương mà dư luận chê bai là viết dở nhạt như nước ốc.
Giải thưởng cho tập thơ “ Màu tự do của đất” của Trần Quang Qúy bị dư luận lên án nhiều nhất. Trần Mạnh Hảo gọi đó là một "Tập thơ nước cống". Lời chỉ trích như sau:
"Tại sao chúng tôi gọi thơ của Trần Quang Qúy là thơ nước cống vì nó viết quá dễ dãi, quá nhạt nhẽo, viết lăng nhăng, lảm nhảm, thô tục, phi cảm xúc, phi hình ảnh, phi hình tượng, phi hàm súc, phi nội hàm, nói toẹt ra những câu nói thường nhật tào lao chi khươn, hoàn toàn phi truyền cảm, phi cấu tứ, phi tư tưởng, phi thơ…".
"Tại sao chúng tôi gọi thơ của Trần Quang Qúy là thơ nước cống vì nó viết quá dễ dãi, quá nhạt nhẽo, viết lăng nhăng, lảm nhảm, thô tục, phi cảm xúc, phi hình ảnh, phi hình tượng, phi hàm súc, phi nội hàm, nói toẹt ra những câu nói thường nhật tào lao chi khươn, hoàn toàn phi truyền cảm, phi cấu tứ, phi tư tưởng, phi thơ…".
Nào là:
"Trần Quang Qúy làm thơ như là nhái thơ Nguyễn Quang Thiều, phó bản của Nguyễn Quang Thiều. Nếu Nguyễn Quang Thiều là giáo chủ của trường thơ TÂN CON CÓC VIỆT NAM thì Trần Quang Qúy đã trở thành phó giáo chủ của trường thơ nước cống này…".
"Trần Quang Qúy làm thơ như là nhái thơ Nguyễn Quang Thiều, phó bản của Nguyễn Quang Thiều. Nếu Nguyễn Quang Thiều là giáo chủ của trường thơ TÂN CON CÓC VIỆT NAM thì Trần Quang Qúy đã trở thành phó giáo chủ của trường thơ nước cống này…".
Tôi chỉ nói thêm: "Màu tự do của đất" của Trần Quang Quý là thứ thơ học đòi theo kiểu làm thơ Nguyễn Quang Thiều, nhưng vẫn còn vụng. ngôn ngữ thơ viết cứ như thể cố làm bộ làm tịch, nhiều chỗ đọc nó ngô nghê, ngọng nghịu, giả cầy, giả cáo... đến buồn cười. Ý tứ vặn vẹo, triết lý thế này thế nọ, cứ như một cô gái vô duyên nhưng lại hay thích ưỡn ẹo, làm đỏm. Sự bắt chước viết thơ như thế là một điều ngu xuẩn nhất của một thằng làm thơ. Có mất công rồi cũng chỉ để... vứt đi. Huống hồ thơ Nguyễn Quang Thiều cũng đã thành công đâu? Nhưng dù sao Nguyễn Quang Thiều tuy thơ chưa đạt tứ, đạt nghĩa nhưng đã thành một kiểu thơ, một loại thơ riêng của Nguyễn Quang Thiều. It nhiều Thiều sáng tác thơ cũng đã có bản ngã. Đằng này Quý học mót theo kiểu làm thơ ấy... thật là một thứ trò cười của một gã nhà thơ "dổm" của HNVVN vậy.
Cũng chẳng hiểu Ông Chủ tịch Hữu Thỉnh cùng bậu xậu giám khảo của Ban chấp hành xét giải kiểu gì? Cho giải kiểu đó có khác chi là... phóng uế bừa bãi?
Mấy năm trước Trần Quang Quý nguyên là Tổng biên tập báo "Gia đình & Xã hội" - Nghe dư luận hồi đó: Quý mắc vào một vụ bê bối tiền bạc ở toà báo, hình như là "tiền tình nghĩa" gì đó? Khi ấy có tin đồn: có thể Quý sẽ bị truy tố? Nhưng sau nghe đâu là nhờ Hữu Thỉnh đã lo lót, chạy đỡ nên Quý thoát khỏi vòng lao lý, nhưng bị trục xuất ra khỏi toà báo "Gia đình & Xã hội". Sau đó Hữu Thỉnh định đưa Quý về làm phó tổng biên tập báo Người Hà Nội, nhưng bị Ban tuyên huấn Thành Uỷ Hà Nội ( cơ quan chủ quản của báo Người Hà Nội) không chấp nhận vì đã có tỳ vết, không còn trong sạch. Cuối cùng thì Quý được Hữu Thỉnh đưa về làm phó giám độc Nhà xuất bản Hội nhà văn cho đến nay.
Đấy, cái kiểu sử dụng người của Hữu Thỉnh thường hay theo lề thói đó. Nghe anh em trong giới báo chí nói: Trần Quang Quý thuộc những đệ tử ngoan ngoãn nhất của ông Chủ tịch Hội nhà văn - Cho nên một tập thơ dù là "nước cống hay nước rãnh" được giải thưởng như vừa qua cũng chẳng có gì lạ? Như Trần Mạnh Hảo nói: Hội nhà văn quốc gia bây giờ là "Hội nhà văn Hữu Thỉnh", còn giải thưởng văn học của Hội cũng trở thành "giải đểu" mà? Ngoài đồng tiền là vật chất kèm theo, ý nghĩa giá trị của nó đã trở thành giải bèo, giải bọ...
Ngay cả việc kết nạp hội viên vào HNVVN bây giờ cũng vậy. Dư luận bao năm nay vẫn chỉ trích rất nhiều, muốn vào Hội thì phải đút lót? nhất là đối với Ông Hữu Thỉnh - Cũng theo Trần Mạnh Hảo đã tố cáo:
"
Việc ông Hữu Thỉnh kết nạp "nhà thơ Hùng Anh" (tức Hùng Tấn, giám đốc
công ty dược Cà Mau) - một kẻ làm thơ con cóc nhưng lắm tiền do tham
nhũng vào Hội, là ông đã ném đá lên khát vọng vào Hội của các nhà văn
chưa hội viên. Hùng Tấn - Hùng Anh kết nạp vào Hội do tiền mới được hai
tháng đã bị bắt vì tham nhũng hàng trăm tỉ đồng. Hiện vẫn còn trong
tù..."
Hồi còn nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã từng viết bài trên báo Công an nhân dân lên án ông Chủ tịch kết nạp hội viên vào HNVVN có hành vi không trong sáng, cũng cố tình kết nạp một gã giám đốc nào đó ở phía nam, trình độ thơ ca tầm thường - mặc dù có số người không đồng ý... nhưng Hữu Thỉnh vẫn nhất quyết chỉ đạo đưa vào Hội. Sau đó hắn cũng phải vào tù vì tham nhũng.
Hồi còn nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã từng viết bài trên báo Công an nhân dân lên án ông Chủ tịch kết nạp hội viên vào HNVVN có hành vi không trong sáng, cũng cố tình kết nạp một gã giám đốc nào đó ở phía nam, trình độ thơ ca tầm thường - mặc dù có số người không đồng ý... nhưng Hữu Thỉnh vẫn nhất quyết chỉ đạo đưa vào Hội. Sau đó hắn cũng phải vào tù vì tham nhũng.
Có lẽ từ khi có Hội nhà văn Việt Nam đến nay chưa từng có một ông chủ
tịch Hội nào lại nhiều xấu xa bẩn thỉu, nhân cách hèn kém như Hữu Thỉnh.
Việc để một kẻ như Hữu Thỉnh tiếp tục làm chủ tịch, chẳng những biến
Hội nhà văn: một tổ chức văn chương cấp quốc gia thành nơi chứa quá
nhiều sự ô uế tạp dịch, mà còn làm cho nền thi ca của nước trở nên tầm
thường, thấp kém - Thật là đáng hổ thẹn và nhục nhã thay?
PNT.
Hà Nội, mùa hè 2013
----------------------------------------------------------------------
(*): Tựa đề do PN&BB đặt lại để phù hợp với khả năng hiển thị của blog
Thơ ta, ta viết cho mình
ReplyDeleteGiao lưu bạn hữu, nghĩa tình thêm tươi
Thơ ta, ta viết vui đời
Mặc ai thắc mắc, mặc người khen chê
Thơ ta, riêng cõi đi về
hơn thua, danh lợi, hoang mê ...ích gì!
Thơ- một thú chơi tao nhã, lại đi dính vào ba cái chuyện tranh giành danh lợi, tiền bạc cỏn con..., đúng là chẳng ra gì phải không anh MT?