Chử Văn Long với bài thơ đậm tính nhân tình thế thái- Phạm Ngọc Thái
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Chử Văn Long với bài thơ đậm tính nhân tình thế thái
Phạm Ngọc Thái
Lời bình:
Đi qua con đường Phan Đinh Phùng, dừng lại giữa phố trông thấy một cổng thành khá lớn: mặt đá đã cũ, những mảng rễ đề, rễ đa mọc chằng chịt cùng rêu phong mưa gió - Đó chính là "Cổng thành Cửa Bắc". Bên cổng đối diện mặt phố, ta lại thấy một hốc đạn đại bác sâu hoắm. Sự hiện diện của hốc đạn như muốn lưu lại tàn tích về một cuộc chiến tranh đã đi qua hàng thế kỷ. Dấu vết của viên đạn đại bác mà Thực dân Pháp lần đầu tiên xâm lược nước ta cuối thế kỷ 19, khi chúng đổ bộ đánh ồ ạt vào thành đô Thăng Long. Tại đây, thành Thăng Long thất thủ, quan Tổng đốc Hoàng Diệu đã phải thắt cổ tự tử để tuẫn tiết.
Vào một chiều mùa xuân, tôi cùng nhà thơ Chử Văn Long ngồi với nhau trong một quán bia nhỏ, trước cổng thành xưa…vui chuyện đàm tiếu việc văn chương. Nhìn cái hốc đạn đã cũ, rêu bám xanh rì tựa như một hốc mắt lớn - một ý thức liên tưởng giữa lịch sử với sự sinh tồn của giống nòi cứ xoáy vào tâm trí anh?... và bài thơ "Trước hốc đạn thành Cửa Bắc” đã ra đời!
Cái hốc đạn như hữu lý lại trở thành một nhân chứng lịch sử đang đối diện trước nhà thơ, để anh viết những câu:
Hốc đạn cổng thành xưa nhìn lại phía tôi
Phút đối diện với trăm năm còn mất
Toàn bộ chủ đề tư tưởng, nỗi đau và tình người trong sự vận động thăng trầm xã hội đã được nghén thai từ đó. Ngồi trong quán bia, tức là ngồi trong thời buổi kinh tế thị trường, những tiếng va chạm các vỏ chai, những cốc bia sủi bọt cùng những lời chúc tụng của người đời. Cái hốc đạn lại càng xoáy sâu hơn, tất cả đều: diễn ra trong tiệc rượu vui cười / - Phải chăng "phút đối diện với trăm năm còn mất" chính là ý thức về nhân quả của sự tồn tại đời sống chúng ta hôm nay?
Nhưng nếu hốc đạn của quá khứ kia cũng chỉ lưu lại như một kỷ niệm thường tình, chắc chưa làm cho nhà thơ phải nhức nhối tâm can mình đến thế? Thơ được vọt trào ra từ trong sự thảng thốt của tâm hồn và trái tim anh:
Tôi nghĩ về những cuộc chiến tranh đã đi qua đó
Bao máu xương, xương máu ngập đầy
Ý nghĩ không dừng lại để chiêm nghiệm về quá khứ, mà đưa nhà thơ đến một bờ bến xa hơn: Lưu lại làm gì một vết đạn ở đây? /- Bởi đó, không chỉ còn là dĩ vãng khi chúng ta đang phải chứng nhận bao nhiêu sự tàn bạo, đau thương ngày ngày vẫn xẩy ra của thế giới này? Nào chiến tranh vùng vịnh, máu đổ ở châu Phi, Mỹ-la-tinh, rồi nội chiến nước Nga… cùng sự tan vỡ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. Ngay đất nước chúng ta hôm nay, cũng đâu đã có được sự bình yên? Chiến tranh vẫn đang rình rập từ nhiều phía. Những tác động thực tiễn đó để tác giả buông ra hai câu mang đầy nỗi u uẩn trong lòng, kết lại bài thơ:
Hốc đạn giờ nhìn giống chiếc nút chai bật mở
Khi hơi men đã chếnh choáng trong đầu.
Rượu vãn, tiệc tàn, mặt người thì chếnh choáng hơi men. Hình ảnh cái hốc đạn lại hiện lên như chiếc nút chai sâm banh bật mở, bọt bắn tứ tung… cũng giống như các tia lửa từ hốc đạn xưa cứ chĩa thẳng vào mắt ta mà bắn - Ý của câu thơ là vậy. Bên trong tình thơ bọc chứa một tâm linh thánh thiện và khát vọng hoà bình.
Nói về khát vọng hòa bình trong ý tưởng thi ca Chử Văn Long còn gặp ở nhiều bài thơ khác, như "xuân về trên mộ hai người lính":
Một phía bên kia, một phía bên này...
Chiến tranh thì người lính phía bên nào cũng... chết!Dẫu về phía ta sự hy sinh còn vì chính nghĩa, vì dân tộc. Nhưng người lính trận phía bên kia thì sao? - Họ đâu phải là thủ phạm của các cuộc chiến tranh?
Tôi xin phân tích ít nét đôi câu thơ sâu sắc này: "cấy lúa" mang ý nghĩa đồng nội để nói về sự sống - còn "trồng hoa" lại biểu tượng cho hạnh phúc, niềm khao khát hoà bình. Hai biểu tượng ấy kết hợp lại với nhau có nghĩa như một câu ngạn ngữ châu Âu: "Bánh mỳ và hoa hồng" - Qui luật tồn tại tất yếu của xã hội con người. Câu thơ mang ý nghĩa đời sống rất điển hình ấy được trào ra từ trong cảm xúc của nhà thơ. Đó là sự kết đúc những trải nghiệm của cuộc đời anh ở chốn đồng quê, hàm chứa cả tính triết học. Dù bất cứ đau thương nào, người ta vẫn phải lấp đi để tiếp tục "trồng hoa cấy lúa", tồn tại và vươn đến một đời sống xã hội tốt đẹp hơn.
Nay mái tóc của nhà thơ đã bạc, biết bao nhiêu mùa xuân vui, buồn qua đi trong đời Chử Văn Long. Đọc lại "Trước hốc đạn thành Cửa Bắc” càng thêm thấm thía tính nhân tình thế thái ở thơ anh. Thế mới biết đời người tựa bóng câu ngang qua. Mới ngày nào còn ngồi vui chuyện với anh trong buổi chiều mùa xuân ấy, giờ như tất cả đã xa xưa.
Phạm Ngọc Thái
TRƯỚC HỐC ĐẠN THÀNH CỬA BẮC
Cùng bạn ngồi trước thành Cửa Bắc
Hốc đạn cổng thành xưa nhìn lại phía tôi
Phút đối diện với trăm năm còn mất
Lại diễn ra trong tiệc rượu vui cười.
Tôi nghĩ về những cuộc chiến tranh đã đi qua đó
Bao máu xương, xương máu ngập đầy
Người ta đã lấp đi bao đau thương
để trồng hoa cấy lúa
Lưu lại làm gì một vết đạn ở đây?
Mùa xuân phủ lên thêm một lần rêu nữa
Thêm một lần quên quá khứ thương đau
Hốc đạn giờ nhìn giống chiếc nút chai bật mở
Khi hơi men đã chếnh choáng trong đầu.
Chử Văn Long
Lời bình:
Đi qua con đường Phan Đinh Phùng, dừng lại giữa phố trông thấy một cổng thành khá lớn: mặt đá đã cũ, những mảng rễ đề, rễ đa mọc chằng chịt cùng rêu phong mưa gió - Đó chính là "Cổng thành Cửa Bắc". Bên cổng đối diện mặt phố, ta lại thấy một hốc đạn đại bác sâu hoắm. Sự hiện diện của hốc đạn như muốn lưu lại tàn tích về một cuộc chiến tranh đã đi qua hàng thế kỷ. Dấu vết của viên đạn đại bác mà Thực dân Pháp lần đầu tiên xâm lược nước ta cuối thế kỷ 19, khi chúng đổ bộ đánh ồ ạt vào thành đô Thăng Long. Tại đây, thành Thăng Long thất thủ, quan Tổng đốc Hoàng Diệu đã phải thắt cổ tự tử để tuẫn tiết.
Vào một chiều mùa xuân, tôi cùng nhà thơ Chử Văn Long ngồi với nhau trong một quán bia nhỏ, trước cổng thành xưa…vui chuyện đàm tiếu việc văn chương. Nhìn cái hốc đạn đã cũ, rêu bám xanh rì tựa như một hốc mắt lớn - một ý thức liên tưởng giữa lịch sử với sự sinh tồn của giống nòi cứ xoáy vào tâm trí anh?... và bài thơ "Trước hốc đạn thành Cửa Bắc” đã ra đời!
Cái hốc đạn như hữu lý lại trở thành một nhân chứng lịch sử đang đối diện trước nhà thơ, để anh viết những câu:
Hốc đạn cổng thành xưa nhìn lại phía tôi
Phút đối diện với trăm năm còn mất
Toàn bộ chủ đề tư tưởng, nỗi đau và tình người trong sự vận động thăng trầm xã hội đã được nghén thai từ đó. Ngồi trong quán bia, tức là ngồi trong thời buổi kinh tế thị trường, những tiếng va chạm các vỏ chai, những cốc bia sủi bọt cùng những lời chúc tụng của người đời. Cái hốc đạn lại càng xoáy sâu hơn, tất cả đều: diễn ra trong tiệc rượu vui cười / - Phải chăng "phút đối diện với trăm năm còn mất" chính là ý thức về nhân quả của sự tồn tại đời sống chúng ta hôm nay?
Nhưng nếu hốc đạn của quá khứ kia cũng chỉ lưu lại như một kỷ niệm thường tình, chắc chưa làm cho nhà thơ phải nhức nhối tâm can mình đến thế? Thơ được vọt trào ra từ trong sự thảng thốt của tâm hồn và trái tim anh:
Tôi nghĩ về những cuộc chiến tranh đã đi qua đó
Bao máu xương, xương máu ngập đầy
Ý nghĩ không dừng lại để chiêm nghiệm về quá khứ, mà đưa nhà thơ đến một bờ bến xa hơn: Lưu lại làm gì một vết đạn ở đây? /- Bởi đó, không chỉ còn là dĩ vãng khi chúng ta đang phải chứng nhận bao nhiêu sự tàn bạo, đau thương ngày ngày vẫn xẩy ra của thế giới này? Nào chiến tranh vùng vịnh, máu đổ ở châu Phi, Mỹ-la-tinh, rồi nội chiến nước Nga… cùng sự tan vỡ của hệ thống XHCN ở Đông Âu. Ngay đất nước chúng ta hôm nay, cũng đâu đã có được sự bình yên? Chiến tranh vẫn đang rình rập từ nhiều phía. Những tác động thực tiễn đó để tác giả buông ra hai câu mang đầy nỗi u uẩn trong lòng, kết lại bài thơ:
Hốc đạn giờ nhìn giống chiếc nút chai bật mở
Khi hơi men đã chếnh choáng trong đầu.
Rượu vãn, tiệc tàn, mặt người thì chếnh choáng hơi men. Hình ảnh cái hốc đạn lại hiện lên như chiếc nút chai sâm banh bật mở, bọt bắn tứ tung… cũng giống như các tia lửa từ hốc đạn xưa cứ chĩa thẳng vào mắt ta mà bắn - Ý của câu thơ là vậy. Bên trong tình thơ bọc chứa một tâm linh thánh thiện và khát vọng hoà bình.
Nói về khát vọng hòa bình trong ý tưởng thi ca Chử Văn Long còn gặp ở nhiều bài thơ khác, như "xuân về trên mộ hai người lính":
Một phía bên kia, một phía bên này...
Chiến tranh thì người lính phía bên nào cũng... chết!Dẫu về phía ta sự hy sinh còn vì chính nghĩa, vì dân tộc. Nhưng người lính trận phía bên kia thì sao? - Họ đâu phải là thủ phạm của các cuộc chiến tranh?
Thực chất cả hai người lính đều là nạn nhân
của các cuộc chiến tranh đó. Bởi vậy đứng trước nấm mồ của hai người lính trận, nhà
thơ cùng với quê hương xót xa mà ru những linh hồn được yên giấc ngàn thu :
Hoa đồng nội bừng lên quanh hai nấm mộ
Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng
Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả
Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm.
Hoa đồng nội bừng lên quanh hai nấm mộ
Cánh bướm ngây thơ cũng tới vẽ vòng
Cả tiếng sáo tận bờ tre êm ả
Ru vọng về giấc ngủ ngàn năm.
Đó chính là tư tưởng hoà hợp dân tộc, nhân
sinh và thế giới quan nhà thơ. Chử Văn
Long là thi sỹ của đồng quê. Anh có một giọng thơ hiền lành, dịu ngọt rất đáng
yêu.
Tôi trở lại với bài "Trước hốc đạn
thành Cửa Bắc" - Tình thơ được viết vào mùa xuân, mà mùa xuân thì cây cối
tốt tươi, đất trời trong mát với muôn hoa đua nở. Nhưng mùa
xuân ở đây lại là:
Mùa xuân phủ lên thêm một lần rêu nữa
Thêm một lần quên quá khứ thương đau.
Những hình ảnh rất riêng của thơ Chử Văn Long. Ý muốn nói, thời gian sẽ rêu phong và rịt lành các vết thương. Nỗi đau nào rồi cũng dần nhoà phai theo năm tháng. Ta hãy quên cái đau mà nghiêng về phía ngọt ngào, để tác giả hạ xuống hai câu thơ hay nhất bài, có tính triết lý về sự sống:
Người ta đã lấp đi bao đau thương
để trồng hoa cấy lúa
Mùa xuân phủ lên thêm một lần rêu nữa
Thêm một lần quên quá khứ thương đau.
Những hình ảnh rất riêng của thơ Chử Văn Long. Ý muốn nói, thời gian sẽ rêu phong và rịt lành các vết thương. Nỗi đau nào rồi cũng dần nhoà phai theo năm tháng. Ta hãy quên cái đau mà nghiêng về phía ngọt ngào, để tác giả hạ xuống hai câu thơ hay nhất bài, có tính triết lý về sự sống:
Người ta đã lấp đi bao đau thương
Lưu lại làm gì một vết đạn ở đây?
Tôi xin phân tích ít nét đôi câu thơ sâu sắc này: "cấy lúa" mang ý nghĩa đồng nội để nói về sự sống - còn "trồng hoa" lại biểu tượng cho hạnh phúc, niềm khao khát hoà bình. Hai biểu tượng ấy kết hợp lại với nhau có nghĩa như một câu ngạn ngữ châu Âu: "Bánh mỳ và hoa hồng" - Qui luật tồn tại tất yếu của xã hội con người. Câu thơ mang ý nghĩa đời sống rất điển hình ấy được trào ra từ trong cảm xúc của nhà thơ. Đó là sự kết đúc những trải nghiệm của cuộc đời anh ở chốn đồng quê, hàm chứa cả tính triết học. Dù bất cứ đau thương nào, người ta vẫn phải lấp đi để tiếp tục "trồng hoa cấy lúa", tồn tại và vươn đến một đời sống xã hội tốt đẹp hơn.
Nay mái tóc của nhà thơ đã bạc, biết bao nhiêu mùa xuân vui, buồn qua đi trong đời Chử Văn Long. Đọc lại "Trước hốc đạn thành Cửa Bắc” càng thêm thấm thía tính nhân tình thế thái ở thơ anh. Thế mới biết đời người tựa bóng câu ngang qua. Mới ngày nào còn ngồi vui chuyện với anh trong buổi chiều mùa xuân ấy, giờ như tất cả đã xa xưa.
Phạm Ngọc Thái
Hà Nội - Ngày đầu thu 2013
Hà Nội - Ngày đầu thu 2013
0 Comment: