Những mãnh đời chẳng có mùa Xuân- Cẩm Tú Cầu
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NHỮNG MÃNH ĐỜI CHẲNG CÓ MÙA XUÂN
Sáng nay, một buổi sáng đẹp trời, có những tia nắng vàng đang lung linh khoe sắc, bầu trời cao và mây trắng trôi lững lờ.
Cách nhà hai chục mét, về phía sau là trại tâm thần, đập vào mắt chúng tôi, là ba khu nhà, có hàng rào sắt kiên cố, bên phải là nhà ngủ cho các bệnh nhân, tương đối tỉnh táo. Ở giữa hai căn, cho người già, bên trái có hai căn, một bên nhốt đàn bà, một bên đàn ông những người ở đây đều bị bệnh nặng nhất, hay đập phá la hét. Những người ở trong căn nhà nầy điều bị xích hai chân, có người bị xích dính vào cột nhà.
Nhìn vào nơi ấy tôi không thể nào cầm được nước mắt, chấn động tâm cang, cỏi lòng tôi như có gì dẫm lên, tan tác, đớn đau, cảm giác như có muôn ngàn mủi nhọn xoáy vào tim nhứt nhối, tê buốt. Tôi nghĩ đến con người, đến cuộc đời, đến số phận, hẩm hiu, những kiếp người trong trại tâm thần này. Tôi bổng oán hận ông trời, sao đã sinh ra kiếp người còn đày đoạ, tấm thân họ, trí óc họ, luôn điên loạn không tĩnh táo, sống người không ra người, còn gì là cuộc sống trên cỏi trần gian này
Sáng nay, một buổi sáng đẹp trời, có những tia nắng vàng đang lung linh khoe sắc, bầu trời cao và mây trắng trôi lững lờ.
Vợ chồng tôi cùng vợ chồng một người bạn
đồng hương, đi thăm trại tâm thần. Trại nằm dưới một sườn đồi, vì mùa
này ở Cao nguyên là mùa khô, nên xung quanh trại cỏ như bị cháy nắng,
xác xơ, vàng úa, những cây cafe cũng cằn cổi, phơi mình dưới nắng mai.
Trại do hai vợ chồng một nhà hảo tâm sáng lập, người chồng tên Phước (
không biết Phước là tên thật hay tên của người làm phước ) lái xe chở
gạch cát thuê, người vợ tên Hà, ở nhà lo cơm nước cho bốn mươi mãnh đời
ngơ ngác.Trong số đó có được vài người bịnh nhẹ có thể phụ giúp cơm
nước cho chị. Nơi đây thuộc xã Hdrong, cách thành phố Pleiku khoảng 8
cây số, trên đường quốc lộ 14, có con hẽm rẽ về phía Tây, khoảng 1 cây
số
Hai vợ chồng người hảo tâm, ở trong căn nhà
lụp xụp, họ có hai con, một trai, một gái nhưng đều gửi các cháu ở với
dì, bên họ chỉ có người mẹ già tám mươi lăm tuổi.
Cách nhà hai chục mét, về phía sau là trại tâm thần, đập vào mắt chúng tôi, là ba khu nhà, có hàng rào sắt kiên cố, bên phải là nhà ngủ cho các bệnh nhân, tương đối tỉnh táo. Ở giữa hai căn, cho người già, bên trái có hai căn, một bên nhốt đàn bà, một bên đàn ông những người ở đây đều bị bệnh nặng nhất, hay đập phá la hét. Những người ở trong căn nhà nầy điều bị xích hai chân, có người bị xích dính vào cột nhà.
Nhìn vào nơi ấy tôi không thể nào cầm được nước mắt, chấn động tâm cang, cỏi lòng tôi như có gì dẫm lên, tan tác, đớn đau, cảm giác như có muôn ngàn mủi nhọn xoáy vào tim nhứt nhối, tê buốt. Tôi nghĩ đến con người, đến cuộc đời, đến số phận, hẩm hiu, những kiếp người trong trại tâm thần này. Tôi bổng oán hận ông trời, sao đã sinh ra kiếp người còn đày đoạ, tấm thân họ, trí óc họ, luôn điên loạn không tĩnh táo, sống người không ra người, còn gì là cuộc sống trên cỏi trần gian này
Bỗng tôi nghĩ đến tiết trời lạnh giá của phố
núi Cao nguyên từ 10 độ về chiều và ban đêm, từ 21 độ về ban ngày,
những mãnh đời, không cần thiết đến cái ăn, cái mặc làm sao chịu nỗi (
tôi nghe chị Hà kể có lúc, cơm bệnh nhân đổ đi không ăn, trời lạnh như
cắt thịt, cắt da lại xé áo, xé quần ) tấm thân rách rưới tả tơi. Tôi
nhắm mắt lại mà nghe lòng mình tê đắng miên man. Tôi hỏi về gia cảnh
người bị xích vào cột, được biết, anh có cha mẹ, có vợ, nhưng sống
chung mười mấy năm, không có con, anh làm lụng vất vả dành dụm được một
số vốn bị vợ thu hết theo một người bạn thân. quá uất ức anh trở nên
điên loạn, anh rất ghét đàn bà, anh đã có lần lên cơn bóp cổ mẹ mình,
gặp đàn bà anh rượt chạy, nếu chạy không kịp bị anh bắt gặp, anh sẽ
siết cổ.
Trong trại có một ông già mù bảy mươi sáu tuổi
rất tội, ông có một gia đình êm ấm, bà bảy hai tuổi mạnh khoẻ, bán cau
trầu áo giấy nhang đèn ở một góc chợ, hằng ngày, mỗi sáng ông ra dọn
hàng cho bà, rồi cùng ăn sáng với nhau, bà mua thức ăn ông đem về nấu
nướng, trưa bới ra cho bà, có bữa hai ông bà cùng ăn trưa ở chợ thật
hạnh phúc, thật ấm cúng. cùng nghèo mà vui. mà tự bằng lòng với hạnh
phúc nhỏ nhoi ông bà có được, Ông thường nói chỉ mơ ước được chết cùng
lần với bà. Hai người hiếm hoi có một còn gái gã chồng ở gần, nhưng rồi
vì công việc làm ăn phải về quê chồng tận Đồng Nai sinh sống, thỉnh
thoảng vẫn về thăm cha mẹ, giúp đỡ cho ông bà.
Ngày tháng trôi qua. Ngờ đâu một đêm kia bà ngủ,
rồi ngủ mãi không bao giờ dậy nữa, mất mát, hụt hẫng, đớn đau tột cùng.
ông tự thấy cuộc đời không còn gì để nuối tiếc, để vương vấn, người yêu
thương nhất đời đã bỏ ông mà đi, nguồn sống của ông cũng tắt ngấm từ
đây. Ngày đưa quan tài bà ra nghã trang, nhân lúc mọi người lơ đễnh,
ông đã đập đầu vào tường để theo bà cho trọn tình, trọn nghĩa, cùng
nhau chung sống hơn nữa thế kỉ qua. Nhưng tạo hoá không cho ông theo
bà, mà ông đã được cứu sống, nhưng di chứng để lại ông bị mù và bị mất
trí, suốt ngày nói lảm nhảm, tâm tư không ổn định, có khi khóc suốt ngày
không ăn, đôi mắt mờ đục cứ nhìn vào khoảng không mà ông chỉ thấy một
màn đen u tối, có lúc sáng ra ông đã gọi tên bà, gọi mãi, gọi mãi từ
sáng đến buổi hoàng hôn, ông gọi khàn cả cổ, Nhìn ông tôi thấy nao lòng
và cảm phục, một mối tình vàng đá sắc son
Còn một chị khoảng ba mấy tuổi, có hai con một
cháu học lớp bốn, một cháu học lớp một, gia đình khá giả có rẫy cafe,
một ngày chủ nhật đẹp trời đưa hai con vào rẫy chơi, trong một phút lơ
đãng, hai bé đã rớt xuống ao nước dành để tưới cà, mãi đến mấy giờ sau
mới phát hiện thì hai cháu không còn nữa, quá đau lòng chị đã nổi điên,
suốt ngày kêu khóc, thấy vật gì cũng ôm vào lòng, nâng niu bảo đó là con
mình. Những mãnh đời ở đây đều mang nhiều hoàn cảnh, đau thương, bi
đát, nhức lòng
Tôi bước chân ra đi ,mà lòng đầy ám ảnh, ray rức, những hình ảnh vừa mới gặp đã in vào tâm trí tôi, trong một sáng nắng vàng
Cách trại tâm thần chỉ có 2 cây số, người
người rộn rịp mua bán đông vui, nào thực phẩm, nào vật dụng, nào hoa,
hoa trãi dài hai bên đường, đang khoe sắc thắm, đâu đâu cũng xôn xao
đón xuân về, nhà nhà đều lo quét vôi mới, ngỏ nhỏ, xóm nhỏ, dều tưng
bừng đón năm mới, quàn áo mới, mọi vật đều mới, để năm tới phát tài,
phát lộc, có ai biết chăng nơi góc nhỏ phía sau triền đồi, trước mặt núi
Hàm rồng, thành phố Pleiku, có những mãnh đời chẳng có mùa xuân, chẳng
biết đến mùa xuân. Đầu óc họ mơ hồ, nụ cười khờ khạo, đôi mắt ngây dại,
mỗi lần nghĩ về họ cỏi lòng tôi chết lặng đớn đau
Tôi đi thêm cây số nữa, cũng trên con đường
quốc lộ 14, tôi ghé vào trại mồ côi, nơi đây do souer Sáng quản lý với
hai người nữa, một cơ sở nhỏ nghèo thuộc giòng Đa Minh, trại có 42 em
mồi côi phần đông là dân tộc Sê Đăng, các em từ lớp bảy đến ba tuổi. Em
nào cũng mặt mày sáng sủa, vui cười , như chưa biết gì, chưa biết đến số
phận không cha, không mẹ của mình. đôi mắt các em trong sáng, nét mặt
ngây thơ vô tư vui đùa cùng chúng bạn, chưa biết nghĩ gì về thân phận
của mình. nhưng trong đôi mắt trẻ thơ của các em, như ẩn chứa một nỗi
buồn héo hắt, nó sâu lắng, nó vời vợi, xa xăm. Bỗng tôi chú ý đến một
em, khoảng lớp bốn, đứng thu mình trong góc khuất, hai tay bỏ vào túi áo
ấm, đôi mắt buồn xa vắng, em tách rời các bạn đứng đơn độc, em có đôi
mắt to, sáng, đôi lông mi dài cong cong, nét mặt em hứa hẹn sau nầy sẽ
là một giai nhân. Tôi nhìn em, em nhìn tôi, bốn mắt giao nhau, như cảm
thông cùng nhau, như chia sẻ cho nhau bao nỗi buồn thăm thẳm. Bổng souer
Sáng nói với tôi " đó là em bé bị mất hai bàn tay bẩm sinh, khi học,
em phải viết bằng chân, nhưng chữ rất đẹp và vẽ cũng rất đẹp, em có năng
khiếu về môn này "
Tự nhiên tôi thấy em như một người lớn, biết buồn,
biết đau cho hoàn cảnh của mình, em ít hoà đồng cùng các bạn, tôi nhìn
em như đọc được, bao nỗi sầu, bao nỗi đắng cay cho số kiếp, trên nét
mặt ngây thơ đượm nét buồn của em
Tôi nhớ đến lần đi thăm trại khuyết tật ở làng
Tà Khương cách thành phố Pleiku 4 cây số, nơi đây các em, phần nhiều là
có cha mẹ, nhưng các em bị tật bẩm sinh cha mẹ đem đến để các souer phục
hồi chức năng nếu có thể, lần ấy tôi đã bị tâm tư xốn xang, lòng nao
nao, ngậm ngùi thương cảm. về nhà hình ảnh các em cứ ám ảnh tôi suốt
thời gian dài
Rồi mới đây thôi, một buổi chiều khi ấy trời
vừa chập choạng, sương mù giăng khắp đó đây, tiết trời lạnh và mưa bay
bay, gió đem cái rét về trên phố núi đầy sương. Nơi một góc khuất đầu
đường A2, bên hông chợ Pleiku, trên hè phố, tôi gặp một đôi vợ chồng,
người chồng đang sắp xếp lại những tấm giấy bìa, còn người vợ bồng một
đứa con, khoảng 9,10 tháng tuổi, đang nhai mì tôm để mớm cho đứa bé, tôi
nhìn sững và cố nuốt những nỗi xót xa xuống đáy lòng. Đứa bé liên tiếp
há miệng không ngừng, như con chim non đợi chờ mồi của mẹ
Tôi đến hỏi thăm, người chồng nói
_ Vợ chồng cháu ban ngày bốc vát ở chợ, buổi đêm về kiếm một nơi, kín gió ở hè phố, lót giấy bìa và che chắn ôm con ngủ
. Tôi nghe mà lòng trào lên một cảm giác nghẹn ngào.
_ Vợ chồng còn có một đứa con năm tuổi, nhưng quá khổ đã cho con vào cô nhi viện
Tôi im lặng, nhưng trong sâu thẳm trái tim tôi như có vật nhọn xói vào, mùa xuân về có biết bao nhiêu cuộc sống đầy đủ sung túc, có ai nhớ đến những mãnh đời bất hạnh bi thương, Cuộc đời bất công thật, người đời có câu " Kẻ ăn không hết người làm không ra "
Tôi im lặng, nhưng trong sâu thẳm trái tim tôi như có vật nhọn xói vào, mùa xuân về có biết bao nhiêu cuộc sống đầy đủ sung túc, có ai nhớ đến những mãnh đời bất hạnh bi thương, Cuộc đời bất công thật, người đời có câu " Kẻ ăn không hết người làm không ra "
Trại tâm thần
0 Comment: