Sắc dã quì ngày ấy- Hồ Nghĩa Phương
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
SẮC DÃ QUỲ NGÀY ẤY VẪN CHƯA XA
Thật may mắn và không dự tính từ trước nhưng tôi có chuyến đi ngược lên quốc lộ 25 qua thị trấn Củng Sơn (Phú Yên) để đến thị trấn Phú Túc (Krông Pa), thị xã A Yun Pa rồi rẽ qua đường Trường Sơn Đông mà đích đến là huyện Kông Chro tinh Gia Lai. Con đường đi qua tuy ít gặp xe ô tô trên đường nhưng gập ghềnh nhiều ổ gà, vòng vèo lên xuống qua những đồi mía, rẫy mì của bà con dân tộc Raglai, Jơrai, Bana… Dòng sông Ba mang phù sa uốn dòng xuôi chảy về cửa biển, những buôn làng vụt qua trong mắt tôi không dấu nỗi sự nghèo khó của vùng quê bán sơn địa khô cằn này. Một người em là giáo viên công tác ở Krông Pa đã í ới qua điện thoại: “Mời ông anh hãy dừng chân uống ly nước bên cầu IaMlah ở thị trấn…” nhưng tôi không thể dừng lại vì mọi người trong đoàn vội đến điểm đã hẹn trước.
Cuối tháng 3 năm 1975, có một địa danh có liên quan đến ở đèo Tôna (quốc lộ 7 nay là quốc lộ 25) thuộc địa phận Krông Pa, nơi quân đội VNCH ở Tây Nguyên tháo chạy xuống Tuy Hòa bị lực lượng cách mạng chặn đánh ở nút cổ chai này. Mới đó mà đã gần 40 năm rồi, thời gian đủ dài để mỗi người có thể cùng chiêm nghiệm quá khứ và hiện tại. Lịch sử vẫn luôn hiện diện bên ta, thấm đẫm bài học của xương máu, mồ hôi, nước mắt lẫn nụ cười trong lòng người dân Việt. Trong mắt tôi, những cánh rừng già đã lùi ra xa và nhường chỗ cho những buôn làng định cư dọc theo các tuyến đường liên tỉnh, huyện và xã, Một chút tiếc nuối khi vùng đất này vắng đi tiếng con thú rừng, chim muông… vang vọng từ đại ngàn. Người Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số ở đây đã dần thích nghi với việc thiếu rừng, ít cây gỗ quí. Tất cả gỗ quí đã được “chảy” vào nhà riêng, biệt thự của đại gia, nhà giàu… bằng những món đồ gỗ (khủng) được chạm trổ sơn phết mang tính trưng bày khoe khoang của những người lắm của, nhiều tiền và có thế lực.
Từ thị xã A Yun Pa rẽ vào đường Trường Sơn Đông mới được xây dựng, với con đường trải thảm nhựa chạy một mạch có thể đến K’ Bang (Kon Tum), Sơn Tây (Quảng Ngãi)… Đoàn chúng tôi dừng lại huyện Kon Chro (Gia Lai) vì có lời mời của một anh lãnh đạo huyện cũng là người đồng hương Quảng Ngãi đang chờ cơm. Tay bắt mặt mừng dù đã khá trưa, các anh chị ở huyện cũng phá lệ đón khách quí ở xa đến cùng mời nhau ly rượu, ly bia, hát hò, giao lưu thật ấm áp tình nghĩa. Xuất phát từ thành phố Tuy Hòa lúc 8 giờ đến nơi vui với các anh chị ở huyện vùng sâu vùng xa này, đến 15 giờ đoàn mới rời khỏi thị trấn để băng qua quốc lộ 19 lên Pleiku.
Tây Nguyên đón chúng tôi bằng những thảm hoa dã quì nở vàng hai bên đường, ở lưng đèo Mang Giang. Lời thơ Vũ Hữu Định viết về vùng đất: “Phố Núi cao phố núi đầy sương, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…” nghe xao xuyến lạ! Một thành phố với những con đường lên cao xuống thấp, bồng bềnh với dãy phố cũ và mới. Đêm Pleiku, ngồi tâm sự với một người em gái trên tầng 12 khách sạn Hoàng Anh - Gia Lai ngắm thành phố lung linh ánh đèn như sao sa bên dưới. Một không gian đẹp lãng mạn đến nao lòng, vì hôm nay khách vắng không phải là ngày cuối tuần, chỉ tiếc một điều ngồi bên tôi chỉ là người em theo đúng nghĩa. Thời tiết đông se lạnh, một phố núi bất chợt nắng mưa, rất tuyệt vời khi nhấm nháp ly cà phê thứ thiệt ở Cao nguyên. Vợ chồng nghệ sĩ ngâm thơ Lan Hương cũng là người đồng hương có lòng mời tôi và một số bạn bè ở Phố Núi đến nhà riêng để giao lưu chuyện trò, chia sẻ chuyện đời, chuyện văn cùng với gia đình. Hàng thông già rũ bóng dọc theo con đường nhỏ trước quán cà phê Tri Âm, được xem như là dấu tích còn lại của thị xã Pleiku trước đây, nhiều bài báo, hình ảnh được truyền tải viết về con đường đẹp nên thơ này. Một người bạn đang sinh sống ở Phố Núi phân trần với tôi: “Tiếc quá anh ạ! Pleiku đã hạ đốn nhiều hàng thông để trồng mới cây hoa sữa, cây bàng, cây phượng… nhưng rồi lại thay đổi chưa biết trồng cây gì phù hợp để lại đường phố thiếu bóng cây xanh, một thành phố sương giăng như Đà Lạt không còn nữa!”, nuối tiếc - hoài mong để biết rằng Phố Núi đã đổi thay nhiều.
Đến với Phố Núi để được thưởng thức món phở khô Gia Lai nổi tiếng mà thương hiệu của nó đã được chuyển đến Sài Gòn và lan rộng ra nhiều tỉnh thành phố khác. Trong không khí se se lạnh mùa đông, còn gì thú vị ấm áp hơn khi được thưởng thức các món dân dã: củ khoai lang luộc, trái bắp nướng, hạt đậu nành rang… cùng ly trà cung đình và ngắm nhìn người con gái Phố Núi với giọng nói nhỏ nhẹ dễ thương “Em Pleiku má đỏ môi hồng…”.
Chia tay đầu đông Phố Núi để về với đồng bằng, ven đường vạt dã quỳ vẫn nghiêng nghiêng theo gió, một cảm xúc bồi hồi rất lạ trong tôi về những nghĩ suy bâng quơ, mông lung sương khói cùng với kỉ niệm là dang tay ôm thân mật vội vàng tạm biệt người em gái: “Biệt ly nào vọng từ lời hát/ bỗng khát khao cuối chiều/ sau những giờ em mềm yếu/ để bây giờ còn lại một sắc hoa…” và giờ đây ngồi tại quê nhà, tôi bỗng nhớ “Sắc dã quì ngày ấy vẫn chưa xa!...”.
Thật may mắn và không dự tính từ trước nhưng tôi có chuyến đi ngược lên quốc lộ 25 qua thị trấn Củng Sơn (Phú Yên) để đến thị trấn Phú Túc (Krông Pa), thị xã A Yun Pa rồi rẽ qua đường Trường Sơn Đông mà đích đến là huyện Kông Chro tinh Gia Lai. Con đường đi qua tuy ít gặp xe ô tô trên đường nhưng gập ghềnh nhiều ổ gà, vòng vèo lên xuống qua những đồi mía, rẫy mì của bà con dân tộc Raglai, Jơrai, Bana… Dòng sông Ba mang phù sa uốn dòng xuôi chảy về cửa biển, những buôn làng vụt qua trong mắt tôi không dấu nỗi sự nghèo khó của vùng quê bán sơn địa khô cằn này. Một người em là giáo viên công tác ở Krông Pa đã í ới qua điện thoại: “Mời ông anh hãy dừng chân uống ly nước bên cầu IaMlah ở thị trấn…” nhưng tôi không thể dừng lại vì mọi người trong đoàn vội đến điểm đã hẹn trước.
Cuối tháng 3 năm 1975, có một địa danh có liên quan đến ở đèo Tôna (quốc lộ 7 nay là quốc lộ 25) thuộc địa phận Krông Pa, nơi quân đội VNCH ở Tây Nguyên tháo chạy xuống Tuy Hòa bị lực lượng cách mạng chặn đánh ở nút cổ chai này. Mới đó mà đã gần 40 năm rồi, thời gian đủ dài để mỗi người có thể cùng chiêm nghiệm quá khứ và hiện tại. Lịch sử vẫn luôn hiện diện bên ta, thấm đẫm bài học của xương máu, mồ hôi, nước mắt lẫn nụ cười trong lòng người dân Việt. Trong mắt tôi, những cánh rừng già đã lùi ra xa và nhường chỗ cho những buôn làng định cư dọc theo các tuyến đường liên tỉnh, huyện và xã, Một chút tiếc nuối khi vùng đất này vắng đi tiếng con thú rừng, chim muông… vang vọng từ đại ngàn. Người Tây Nguyên và các dân tộc thiểu số ở đây đã dần thích nghi với việc thiếu rừng, ít cây gỗ quí. Tất cả gỗ quí đã được “chảy” vào nhà riêng, biệt thự của đại gia, nhà giàu… bằng những món đồ gỗ (khủng) được chạm trổ sơn phết mang tính trưng bày khoe khoang của những người lắm của, nhiều tiền và có thế lực.
Từ thị xã A Yun Pa rẽ vào đường Trường Sơn Đông mới được xây dựng, với con đường trải thảm nhựa chạy một mạch có thể đến K’ Bang (Kon Tum), Sơn Tây (Quảng Ngãi)… Đoàn chúng tôi dừng lại huyện Kon Chro (Gia Lai) vì có lời mời của một anh lãnh đạo huyện cũng là người đồng hương Quảng Ngãi đang chờ cơm. Tay bắt mặt mừng dù đã khá trưa, các anh chị ở huyện cũng phá lệ đón khách quí ở xa đến cùng mời nhau ly rượu, ly bia, hát hò, giao lưu thật ấm áp tình nghĩa. Xuất phát từ thành phố Tuy Hòa lúc 8 giờ đến nơi vui với các anh chị ở huyện vùng sâu vùng xa này, đến 15 giờ đoàn mới rời khỏi thị trấn để băng qua quốc lộ 19 lên Pleiku.
Tây Nguyên đón chúng tôi bằng những thảm hoa dã quì nở vàng hai bên đường, ở lưng đèo Mang Giang. Lời thơ Vũ Hữu Định viết về vùng đất: “Phố Núi cao phố núi đầy sương, ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông…” nghe xao xuyến lạ! Một thành phố với những con đường lên cao xuống thấp, bồng bềnh với dãy phố cũ và mới. Đêm Pleiku, ngồi tâm sự với một người em gái trên tầng 12 khách sạn Hoàng Anh - Gia Lai ngắm thành phố lung linh ánh đèn như sao sa bên dưới. Một không gian đẹp lãng mạn đến nao lòng, vì hôm nay khách vắng không phải là ngày cuối tuần, chỉ tiếc một điều ngồi bên tôi chỉ là người em theo đúng nghĩa. Thời tiết đông se lạnh, một phố núi bất chợt nắng mưa, rất tuyệt vời khi nhấm nháp ly cà phê thứ thiệt ở Cao nguyên. Vợ chồng nghệ sĩ ngâm thơ Lan Hương cũng là người đồng hương có lòng mời tôi và một số bạn bè ở Phố Núi đến nhà riêng để giao lưu chuyện trò, chia sẻ chuyện đời, chuyện văn cùng với gia đình. Hàng thông già rũ bóng dọc theo con đường nhỏ trước quán cà phê Tri Âm, được xem như là dấu tích còn lại của thị xã Pleiku trước đây, nhiều bài báo, hình ảnh được truyền tải viết về con đường đẹp nên thơ này. Một người bạn đang sinh sống ở Phố Núi phân trần với tôi: “Tiếc quá anh ạ! Pleiku đã hạ đốn nhiều hàng thông để trồng mới cây hoa sữa, cây bàng, cây phượng… nhưng rồi lại thay đổi chưa biết trồng cây gì phù hợp để lại đường phố thiếu bóng cây xanh, một thành phố sương giăng như Đà Lạt không còn nữa!”, nuối tiếc - hoài mong để biết rằng Phố Núi đã đổi thay nhiều.
Đến với Phố Núi để được thưởng thức món phở khô Gia Lai nổi tiếng mà thương hiệu của nó đã được chuyển đến Sài Gòn và lan rộng ra nhiều tỉnh thành phố khác. Trong không khí se se lạnh mùa đông, còn gì thú vị ấm áp hơn khi được thưởng thức các món dân dã: củ khoai lang luộc, trái bắp nướng, hạt đậu nành rang… cùng ly trà cung đình và ngắm nhìn người con gái Phố Núi với giọng nói nhỏ nhẹ dễ thương “Em Pleiku má đỏ môi hồng…”.
Chia tay đầu đông Phố Núi để về với đồng bằng, ven đường vạt dã quỳ vẫn nghiêng nghiêng theo gió, một cảm xúc bồi hồi rất lạ trong tôi về những nghĩ suy bâng quơ, mông lung sương khói cùng với kỉ niệm là dang tay ôm thân mật vội vàng tạm biệt người em gái: “Biệt ly nào vọng từ lời hát/ bỗng khát khao cuối chiều/ sau những giờ em mềm yếu/ để bây giờ còn lại một sắc hoa…” và giờ đây ngồi tại quê nhà, tôi bỗng nhớ “Sắc dã quì ngày ấy vẫn chưa xa!...”.
Đầu đông quê nhà 15/11/2014
HỒ NGHĨA PHƯƠNG
HỒ NGHĨA PHƯƠNG
0 Comment: