Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX qua ống kính của Jean Marie Duchange- ST
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
TÂY NGUYÊN NHỮNG NĂM 50 CỦA THẾ KỶ XX
qua ống kính của Jean - Marie Duchange
Bộ ảnh tư liệu dân tộc học do một người Pháp chụp ở Tây Nguyên những năm 1952 - 1955 hé lộ cho người xem một chân dung đời sống phong nhiêu và sống động, mà đến nay hầu như đã không còn tồn tại.
34 bức ảnh khổ lớn, hình vuông - mà Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa đưa ra triển lãm vào chiều ngày 10/7 thực tế chỉ là một phần của kho ảnh lên tới 200 bức về cuộc sống Tây Nguyên, do một người Pháp tên Jean - Marie Duchange chụp vào những năm 1950 của thế kỷ trước. Bảo tàng cho biết các hình ảnh vẫn còn chất lượng rất tốt do được ông Duchange và gia đình bảo quản rất cẩn thận.
Bộ ảnh được ông thực hiện bằng máy Rolleiflex và Samflex, chụp phim âm bản khổ 6 x 6, là các loại máy thuộc hàng tân tiến thời ấy. Được biết, vào lúc sinh thời, ông Jean - Marie Duchange từng bộc bạch ông "không phải là nhà dân tộc học, cũng không phải là nhiếp ảnh gia". Nhưng cảnh đẹp và con người của vùng đất Tây Nguyên đã khiến ông muốn cầm máy lên để ghi lại.
Những bức ảnh được chọn triển lãm trình bày chân dung sống động của các cụ ông, cụ bà, bé trai, bé gái, thanh niên, thiếu nữ... trong trang phục hết sức độc đáo của vùng đất Tây Nguyên vào giữa thế kỷ thứ 20. Bên cạnh đó là các cảnh sinh hoạt thường ngày, từ phương thức vận chuyển đi lại bằng voi đến các lao động như giã gạo, làm rẫy, dệt vải, cán bông...; các hoạt động nghi lễ (tang ma, đâm trâu, cầu mùa...) và đặc biệt là kiến trúc nhà cửa tạo nên bản sắc Tây Nguyên (nhà dài, nhà rông, kho thóc, chòi rẫy, nhà mồ...).
"Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX" cũng là một triển lãm sáng tạo sống động bằng cách bài trí các bức ảnh trong không gian rộng mở, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi cho người xem. Những hình ảnh trưng bày được in tại Pháp, người xem có thể được chiêm ngưỡng từ hai mặt. Riêng toàn bộ kho ảnh mà gia đình hiến tặng cho bảo tàng được dựng thành một video clip chiếu tại triển lãm, tạo điều kiện cho công chúng thưởng ngoạn bộ sưu tập theo một cách khác. Người xem cũng có thể nhìn ngắm phương tiện "tác nghiệp" của tác giả, chiếc máy ảnh Rolleiflex, tại một góc phòng trưng bày.
Hơn 6 thập kỷ đã trôi qua, rất nhiều thứ từng có trên vùng đất cao nguyên miền Trung Việt Nam nay đã không còn. Trong hoài niệm ấy, những bức ảnh đơn sơ bỗng trở nên tuyệt vời và hấp dẫn trong mắt của người xem hôm nay. Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên chụp lại từ triển lãm, với mong muốn giới thiệu tới độc giả triển lãm độc đáo này. Dự kiến, triển lãm sẽ kéo dài 6 tháng, trước khi đưa vào giới thiệu tại chính Tây Nguyên, cội nguồn ra đời của chúng.
qua ống kính của Jean - Marie Duchange
Bộ ảnh tư liệu dân tộc học do một người Pháp chụp ở Tây Nguyên những năm 1952 - 1955 hé lộ cho người xem một chân dung đời sống phong nhiêu và sống động, mà đến nay hầu như đã không còn tồn tại.
34 bức ảnh khổ lớn, hình vuông - mà Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam vừa đưa ra triển lãm vào chiều ngày 10/7 thực tế chỉ là một phần của kho ảnh lên tới 200 bức về cuộc sống Tây Nguyên, do một người Pháp tên Jean - Marie Duchange chụp vào những năm 1950 của thế kỷ trước. Bảo tàng cho biết các hình ảnh vẫn còn chất lượng rất tốt do được ông Duchange và gia đình bảo quản rất cẩn thận.
Ông Jean - Marie Duchange (phải) trong một bức ảnh chụp tại Tây Nguyên.
Bộ ảnh được ông thực hiện bằng máy Rolleiflex và Samflex, chụp phim âm bản khổ 6 x 6, là các loại máy thuộc hàng tân tiến thời ấy. Được biết, vào lúc sinh thời, ông Jean - Marie Duchange từng bộc bạch ông "không phải là nhà dân tộc học, cũng không phải là nhiếp ảnh gia". Nhưng cảnh đẹp và con người của vùng đất Tây Nguyên đã khiến ông muốn cầm máy lên để ghi lại.
Những bức ảnh được chọn triển lãm trình bày chân dung sống động của các cụ ông, cụ bà, bé trai, bé gái, thanh niên, thiếu nữ... trong trang phục hết sức độc đáo của vùng đất Tây Nguyên vào giữa thế kỷ thứ 20. Bên cạnh đó là các cảnh sinh hoạt thường ngày, từ phương thức vận chuyển đi lại bằng voi đến các lao động như giã gạo, làm rẫy, dệt vải, cán bông...; các hoạt động nghi lễ (tang ma, đâm trâu, cầu mùa...) và đặc biệt là kiến trúc nhà cửa tạo nên bản sắc Tây Nguyên (nhà dài, nhà rông, kho thóc, chòi rẫy, nhà mồ...).
Bà Évelyne Duchange (trái) và bà Nadège Bourgoin, con gái và cháu ngoại của tác giả, thay mặt gia đình đến VN để dự lễ khai mạc triển lãm.
"Tây Nguyên những năm 50 của thế kỷ XX" cũng là một triển lãm sáng tạo sống động bằng cách bài trí các bức ảnh trong không gian rộng mở, tạo cảm giác thân thiện và gần gũi cho người xem. Những hình ảnh trưng bày được in tại Pháp, người xem có thể được chiêm ngưỡng từ hai mặt. Riêng toàn bộ kho ảnh mà gia đình hiến tặng cho bảo tàng được dựng thành một video clip chiếu tại triển lãm, tạo điều kiện cho công chúng thưởng ngoạn bộ sưu tập theo một cách khác. Người xem cũng có thể nhìn ngắm phương tiện "tác nghiệp" của tác giả, chiếc máy ảnh Rolleiflex, tại một góc phòng trưng bày.
Hơn 6 thập kỷ đã trôi qua, rất nhiều thứ từng có trên vùng đất cao nguyên miền Trung Việt Nam nay đã không còn. Trong hoài niệm ấy, những bức ảnh đơn sơ bỗng trở nên tuyệt vời và hấp dẫn trong mắt của người xem hôm nay. Dưới đây là những hình ảnh do phóng viên chụp lại từ triển lãm, với mong muốn giới thiệu tới độc giả triển lãm độc đáo này. Dự kiến, triển lãm sẽ kéo dài 6 tháng, trước khi đưa vào giới thiệu tại chính Tây Nguyên, cội nguồn ra đời của chúng.
Thiếu nữ người Giarai đeo hoa tai ngà voi, vòng tay xoắn ống và vòng cổ. Cô ở làng Djereng.
0 Comment: