Năm Bính Thân tản mạn chuyện khỉ- ST
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NĂM BÍNH THÂN TẢN MẠN CHUYỆN KHỈ
Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình ảnh con khỉ cũng có một vị trí nhất định. Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi. Loài Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến. Ở Nam Bô, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.
Trong các nền văn hóa và văn hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch, láu lĩnh, trộm cắp, nhanh nhẹn nhưng cũng có những con khỉ đã trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không, Hanuman. Ở Phương Tây, hình ảnh con khỉ trong nền văn hoá phương tây khá mờ nhạt bên cạnh các con vật thần thoại như nhân mã, nhân sư, mỹ nhân ngư... cho đến khi xuất hiện nhân vật King Kong là con khỉ đột khổng lồ trong bộ phim khoa học giả tưởng của đạo diễn Mỹ Ernest B. Schoedsack.
Khỉ trong văn học:
Có rất nhiều cổ tích Việt Nam về khỉ, như sự tích khỉ đỏ đít, hoặc chuyện đàn khỉ hè nhau khiêng người ngủ say mà chúng ngỡ đã chết vào "chôn" giữa kho tàng, chí cha chí choé: "Hà rầm hà rạc, chôn vào hố vàng, không chôn hố bạc". Các dân tộc miền núi nước ta như Nùng, Thái, Lô Lô, Mường, đồng bào Tây Nguyên, Khmer Nam Bộ đều kể nhiều chuyện đời xưa về khỉ. Văn học viết thời Lý Trần, có Phạm Trường Nguyên, một thiền sư thế hệ thứ mười dòng thiền Quan Bích, cách đây hơn 8 thế kỷ, viết: Vượn hầu bào tử quy thanh chướng. Tự cổ thánh hiền một khả lượng (Vượn khỉ ôm con vào núi biếc. Thánh hiền nghìn trước khó lường thay), tạm hiểu là: tâm người như khỉ vượn chuyền cành, cả ngày, từ sớm đến tối, tương tục liên miên nghĩ ngợi, xôn xao hết chuyện này chuyện khác, nay cái "tâm khỉ" đã "ôm con" về núi, nhất nhất lắng lòng, hòa với suối ngàn làm một.
Trong văn chương truyền khẩu của người Việt như trong bài dân ca "Lý qua đèo" ở Huế hay "Ăn ở trong rừng" thuộc Quan họ Bắc Ninh. Ca trù có điệu xẩm huê tình cũng nhắc đến vượn. Ca dao thì có câu nhắc đến vượn để trỏ ý xa xôi, hoang dã như trong câu ca dao miền Nam:
Tục ngữ về vượn có câu: Vượn lìa cây có ngày vượn rũ. Trong văn học thì hai tác phẩm lớn là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên đều có nhắc tới vượn, nhất là tiếng hú (còn gọi là hót) của chúng.Trong tín ngưỡng Tứ phủ hình bóng con vượn hiện ra biểu tượng cho miền núi hoang sơ khi vượn ra mắt dâng cúng hoa quả
Hình tượng thần Hanuman mặt khỉ (Ấn Độ) in bóng trong văn học nghệ thuật Khmer. Tôn Ngộ Không (Trung Quốc) được một vài ngôi chùa Hoa ở Chợ Lớn (TP Hồ Chí Minh) đắp tượng, vẽ tranh để thờ. Cuốn Bàn về Tây Du Ký (Chơn Thiện) viết: "Tôn Ngộ Không là biểu trưng cho trí tuệ vô ngã (thấy rõ mọi hiện hữu là vô ngã, vô thường)...”.
Tác phẩm về khỉ có Hành tinh khỉ là một tiểu thuyết do Pierre Boulle, xuất bản lần đầu vào năm 1963 bằng tiếng Pháp có tên là La Planète des Singes. Nghĩa của từ singe bao gồm cả "vượn" và "khỉ". Với "Hành tinh khỉ", Pierre Boulle muốn cảnh tỉnh con người bằng một câu chuyện mang tính triết lý và giáo dục sâu sắc. Ở hành tinh Cô Em, loài người đã không ý thức được mình, để cho những thuộc tính xấu phát triển như sự lười nhác, quen hưởng thụ, bỏ mặc đồng loại, sống ích kỷ phát triển. Vì thế, một xã hội văn minh đã được xây dựng ngàn đời bị tiêu diệt. Họ vẫn là hình hài con người nhưng mọi hành động và suy nghĩ không hơn con vật là bao nhiêu. Những con khỉ trước kia vốn chịu sự chỉ đạo của con người thì nay chúng lại là chủ nhân của một xã hội văn minh, chi phối cuộc sống con người, do giống khỉ ham bắt chước, chịu động não.
Khỉ trong văn hóa và ứng xử:
Nghĩ về con khỉ, loài khi không hiểu sao người ta hay liên tưởng tới sự nghịch ngợm, láu táu và gần như là một sự phá phách của các bạn trẻ. Chắc chắn rằng không phải vì Tôn Ngộ Không – nhân vật trong Tây Du ký – vốn là một chú khỉ đã được hầu hết tuổi nhỏ chúng ta biết mà có sự liên tưởng kia. Bởi lẽ trước khi có Tề Thiên Đại Thánh, trước khi Tề Thiên Đại Thánh đến Việt Nam thì con khỉ đã hiện diện trong đời sống tinh thần, trong lời ăn tiếng nói của người Việt ta rồi.
Đúng vậy, nơi xa xôi hẻo lánh, rất ít người qua lại, được gọi là chỗ “khỉ ho cò gáy”. Còn con người, ai hay nhăn nhó thì bảo: “mặt nhăn như khỉ”, xấu quá lại nói “khỉ ăn ớt”, “khỉ nếm mắm tôm”. Để chỉ chỗ ăn ở luộm thuộm, hôi hám thì bị chê “bẩn như tổ khỉ”. Những ai có thói bằng nhằng ba hoa được gọi bằng cái tên “đồ con khỉ”. Còn hành động nào quá trớn, đê tiện thì được xem đó là “trò khỉ”. Tư thế đi đứng không nghiêm chỉnh, vặn vẹo cũng bị chê là “khỉ leo cây”.,.
Nghĩ về con khỉ, loài khi không hiểu sao người ta hay liên tưởng tới sự nghịch ngợm, láu táu Và như là mọi thứ xấu mọi điều ranh ma đều gắn với con khỉ cả. Bên cạnh câụ “mèo khen mèo dài đuôi” để nói về sự tự phụ, thiếu khách quan, dân gian còn có câu “khỉ chê khỉ đỏ đít” để phê phán cái sự yếu kém trong việc “phê bình, tự phê bình” của ai đó. Chưa hết, nói về sự mất đoàn kết, thiếu tinh thần tập thể cộng đồng bên cạnh câu khuyên: “Khốn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” lại có câu khuyên chớ làm cái việc “khi vặt lông khỉ”…
Rõ là “phương ngôn nói một hay mười”, toàn nói chuyện khi đấy nhưng mà ngẫm mà nghĩ, mà liên hệ với con người mới sát thực làm sao! Và bạn biết không, dù là con vật tượng trưng cho sự “tiêu cực”, cái xấu nhiều. ấy nhưng nó cũng vẫn không bị ruồng bỏ, hắt hủi cho lắm. Nó chỉ bị nhắc nhở, bị chê (có khi là mắng yêu) chút ít thôi. Bởi lẽ trong thực tế đời sống nó thật rất có ích cho con người. Trong vườn bách thú, trong rạp xiếc nó là niềm vui cho trẻ nhỏ, trong truyện cổ tích, trong những áng văn nó là nhân vật hấp dẫn bậc nhất của các em. Hơn thế, đã nghe món óc khỉ cùng với tay gấu trong các bữa đại tiệc của vua chúa xưa kia đủ cho thãy khi quý giá đến dường nào. Thực tế hơn, đối với y học, khỉ còn là một nguồn dược liệu bổ ích nữa đấy. Xương và thịt cùng nấu với nhau thành cao khỉ toàn tính. Mật khi dùng chữa bệnh kiết lỵ, hoặc xoa bóp khi chận tay bị ngã sưng tấy. Uống rượu ngâm máu khi thấy sức khỏe được tăng cường. Đây cũng là thuốc điều kinh của phụ nữ. Ngoài ra, thận khi dùng làm dược liệu để điều chế thuốc phòng bệnh bại liệt cho hàng triệu trẻ em trên thế giới.
Ai đó tin vào việc “nhân xem tướng, mã xem hình” cũng đều bảo những người mặt hầu (mặt khỉ), tay gấu và tiếng nói như khóc đều là những bậc “dị tướng” vừa có tài lại vừa làm lớn. Điều này bạn có thể tin hoặc không tin, tùy bạn nhưng vui xuân bạn cứ “bí mật” coi thử xem những người mặt hầu mà bạn quen biết có ai làm lớn, có tài cao học rộng hay không?…
Khỉ trong võ thuật:
Vào thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy, những điệu "múa khỉ" (hầu vũ) là mô hình thu nhỏ của dạng vận động này. Sách "Thượng thư - Ích tắc" nói:"Múa khỉ vượn, múa chim chóc, múa gấu, múa voi". Sách "Hán thư - Nghệ văn chí" có ghi điệu múa "mộc hầu vũ" (điệu khỉ tắm), đến thời nhà Minh bắt đầu có ghi chép về hầu quyền. Sách "Kỷ hiệu tân thư - Quyền kinh" của danh tướng nhà Minh Thích Kế Quang có ghi rằng: "Lại còn có lục bộ quyền, hầu quyền, ngoa quyền" ("chim mồi"). Trải qua nhiều đời truyền bá và phát triển, hầu quyền, túy quyền, địa đường quyền, ba loại quyền này tích hợp lẫn vào nhau và thu dụng các sở trường sở đoản của nhau, nội dung dần dần từ đơn giản bắt chước về hình thể lấy múa làm chủ mà chuyển hướng thành các phương pháp chiến đấu bằng tay không là chính trong chiêu thế và bài múa của võ thuật.
Nội dung hầu quyền phức tạp chia Nam, Bắc và về phong cách có khác nhau rất nhiều. Phương Nam coi trọng đánh sát gần, liền đòn tức là phương pháp cận chiến nhập nội; phía Bắc lại quen khéo lừa đánh đấm từ xa, lựa sơ hở của đối phương mà tung đòn hiểm hóc. Nhưng đặc điểm chung đều là nhẹ nhõm linh hoạt, hình tượng, đưa kỹ thuật của võ thuật vào trong hình dạng khỉ. Yêu cầu phải làm cho được "ngũ yếu" (năm điều cần) tức là hình cần giống, ý cần thật, bước (bộ) cần nhẹ, phép (pháp) cần kín, thân cần (linh) hoạt.
Trong khi đi quyền chú trọng vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín. Sau này Hầu quyền trong bài múa có rời động, nhòm ngó, xem đào, leo vít, hái đào, leo cành, làm liều, giấu đào, ngồi xổm, ăn đào, mừng rỡ kinh sợ, vào động v.v... đều do các động tác của khỉ vượn mà tập hợp lại rồi thành các động tác phân hóa thêm trong quyền thuật. Hình thái động tác có thể khái quát là cương, nhu, nhẹ nhàng, linh hoạt, mềm mại, khéo, nấp, né, vươn, co. Thủ pháp (đòn tay) thì có: tóm, duỗi, chọn, cắt, giảo (hoạt), bắt, khép, đẩy... Thoái pháp (bộ pháp, tấn pháp di chuyển) có quấn, dậm, tạt, bật v.v... là các đòn chân. Về khí giới thì gồm các bài múa hầu côn, hầu kiếm v.v..
Khỉ và các tên trong Khoa học
Các loài Khỉ có tên khoa học Ceropithecidae, nhưng có nhiều họ khác nhau, được các nhà động vật học phân loại, vì Khỉ sống từng vùng khác nhau trên thế giới đời sống tập tính riêng. Có loại khỉ ăn thịt, ăn mối cũng như ăn trái cây, lá cây hình dáng lớn nhỏ màu lông khác nhau Khỉ đuôi dài (Macaca nemestia), Khỉ đuôi lợn (Cercopithecidae), Khỉ Mốc (Macaca fascicularis),Khỉ mặt đỏ (Cercopithecidae) Khỉ voọc xám (Presbytis pheyrei crepusculus) Khỉ đột (Gorin-Gorilla),Vượn (Gibbon), Đười ươi (Orang Utang) Đười ươi (Pongo pygmacu), Khỉ Muôn (Chimpanzee), những con tinh tinh (Pan troglodytes) Khỉ lùn (Bonobo) khỉ đột mỏ dài (Pavian)...
Theo tài liệu giống Vượn người loại Khỉ đột và Tinh Tinh, được các nhà Động vật học quây phim chiếu lại trong các chương trình Tivi về đời sống của chúng dù ở trong rừng rậm. Phần lớn khỉ ăn trái và lá cây cũng như ăn các động vật nhỏ.. Tinh Tinh có nhóm máu và gen cũng trùng hợp với chúng ta, là loại thông minh biết dùng vũ khí như đá, cây để chống lại kẻ thù, biết dùng đá để đập những loại hạt có vỏ cứng như hạt dẻ để ăn, biết dùng lông chim để ráy tai, dùng những cọng hoặc cành cây để xiả răng. Để tránh khát nước biết nhai những lá cây nát làm thành "miếng xốp" nhúng vào nước rồi vắt vào miệng để uống, biết dùng cành cây làm cần câu để móc mồi từ những ổ mối lớn để ăn. Tinh tinh được huấn luyện để mặc áo quảng cáo, đeo kính mát và làm tài tử đóng phim như trong phim Tarzan. Tinh tinh cao chừng 170 cm con lùn 90 cm, trọng lượng nặng khác nhau từ 45 kg đến 60 kg, thời gian thụ thai từ 225 ngày đến 240 ngày. khỉ con bú sửa mẹ 2 đến 4 năm. Tinh tinh mẹ rất yêu thương và chăm sóc con nhỏ đi đâu cũng mang con con bên cạnh. Tuổi thọ khoảng 40 năm. Nhiều nhà động vật học đã theo dõi đời sống của bầy tinh tinh và bầy khỉ đầu chó nghỉ ngơi trên bãi rừng thưa cách nhau không xa trong yên tĩnh bỗng nhiên có tiếng kêu rít réo con khỉ đầu đàn vồ con khỉ đầu chó con cắn chết, lập tức những con đồng loại vội ào chạy đến cùng xé lấy từng miếng thịt để ăn.
Gorin- King Kong thời đại:
Phim (Film) King Kong đã làm cho nhiều người say mê, người dựng phim cho con khỉ Gorin là giống tàn bạo vì sức lực phi thường của nó Những bộ phim King Kong diễn tả con khỉ Gorin này chuyên khủng bố tàn phá nhà cửa.. Đó là xảo thuật dàn dựng và đầy tưởng tượng, nhưng thật sự con khỉ Gorin sống dịu dàng điềm đạm thân thiện. Bà Diana Fossy đã sống giữa bầy Gorin chưa bao giờ bị chúng tấn công. Khi gặp người lạ chúng thường đứng thẳng trên hai chân sau, hai chân trước (2 tay) đập vào ngực nó và phát ra tiếng rống thật to để đe dọa đối phương. Khỉ Gorin cố gắng tránh các cuộc ẩu đả và chỉ giương oai, giểu võ thôi, Chúng thường chạy lướt qua nhau nhổ bật rễ các cây con để thị uy. Gorin loại khỉ đột nầy cao 1,80 m; nặng 180 Kilô hoặc nhiều hơn (nhưng những con sống ở bờ biển lông ngắn màu nâu không to lớn bằng những giống ở rừng) mỗi ngày 3 giờ tìm thức ăn, 4 giờ để ăn, thì giờ còn lại vui chơi hay ngủ. Khỉ đực Gorin nặng tới 275 kg con cái nặng 100kg thời gian mang thai 251 đến 289 ngày, sanh con con nặng 2 kg. Tuổi thọ 60 tuổi. Gorin chỉ ăn thảo mộc, măng, rễ, bẹ non, trái và lá cây.
Đười Ươi là ẩn sĩ trong rừng ?
Đười Ươi thường bện các cành lại làm ổ trên cây cao, nơi chúng không cảm thấy nguy hiểm, để ngủ đêm và nghỉ ngày, chúng thích ngủ chỉ rời ổ khi mặt trời đã lên cao. Đười ươi đực ngồi trong ổ ca khúc ban mai nó vươn vai, giơ rộng cánh tay dài từ họng phát ra âm thanh nhát gừng, càng lúc càng to và kết thúc bằng một tiếng kêu dài rộn ràng. Thường vợ chồng Đười ươi ở cách xa nhau chỉ gặp nhau những lúc có cây to trái chín rộ hoặc những lúc giao hợp. Đươi ươi sống trên cây không di chuyển dưới đất như khỉ Gorin và Tinh tinh. Đười ươi ăn trái cây trong rừng ngoài ra cũng ăn lá vỏ cây mối và kiến. trước khi ăn bao giờ cũng nếm thử. Đười ươi cao 97 cm, con đực nặng 90 kg con cái nặng 50 kg. thời gian mang thai từ 260 đến 270 ngày, và cho con bú 2 đến 3 năm.Tuổi thọ đến 40 năm Đười ươi đực do các bướu cổ rộng tạo thành mô sụn liên kết mà mặt bẹt như cái đĩa, tuổi già có thêm râu ria dài, và lưng cũng bạc như khỉ Gorin. Đười ươi sống trên cây các rừng vùng nhiệt đới ẩm thấp, phần lớn ở ở Đông Nam Á trong rừng Calimantan và Bắc Sumatra, ở Mã lai và Nam Dương, có giống Orang Utann gọi là người rừng cao khoảng 1,50 m, nặng 90 Kilô, ăn trái cây, trứng chim, chuột, côn trùng, ngoài ra cũng thường bắt khỉ con, lợn rừng, linh dương nhỏ để ăn, con đực hay săn mồi hơn con cái.
Thói quen của các loại khỉ đều chải chuốt bộ lông cho nhau, hoặc bắt chấy, rận hay tìm những miếng da khô bị tróc trong bộ lông. Thường đàn khỉ có một con đầu đàn to lớn với trách nhiệm lo cho cả đàn. Khỉ đầu đàn cũng thuộc hạng "sư phụ" không thua gì Dê đực về việc chăm lo cho các "bà vợ", khỉ thường ngủ trong ổ do chúng đan mỗi ngày bằng cành cây, sợ các thú dữ như hổ báo, mèo rừng và rắn độc
Nét đẹp của khỉ:
Đôi má hồng dường như đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm bạn đời của linh trưởng (trong đó có con người). Ít nhất ở loài khỉ nâu rhesus macaque, con cái bị cuốn hút nhiều hơn bởi những con đực có khuôn mặt mang sắc đỏ. Một nhóm người Anh nghiên cứu đã thử nghiệm trên 24 con khỉ nâu rhesus macaque đực. Họ sử dụng máy tính để biến hình ảnh khuôn mặt chúng từ trắng xanh sang ửng đỏ và cho 6 con cái xem. Họ nhận thấy những con cái dừng lại lâu hơn trên khuôn mặt hồng hào và có hành động như chép miệng thể hiện sự thích thú. Giả thuyết rằng con cái bị hấp dẫn bởi màu sắc của con đực thực ra đã được nhà sinh vật học Charles Darwin đề cập năm 1876.
Theo các nhà khoa học, má hồng chứng tỏ hàm lượng testosterone cao ở con đực, cũng đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh và bộ gene tốt. "Những con khỉ có vẻ mặt hồng hào nhất trong các loài thú. Không ai biết rõ vì sao nhưng nó có thể đóng vai trò trong cuộc cạnh tranh giành bạn tình giữa các con đồng giới", người đứng đầu nhóm nghiên cứu Corri Waitt tại Đại học Sterling, Anh, Các nhà khoa học cho rằng khuôn mặt hồng hào cũng là một đặc điểm hấp dẫn ở con người. Điều đó có thể lý giải vì sao phụ nữ dùng mỹ phẩm để làm đỏ môi và hồng má ?
Vượn có phải là thuỷ tổ của loài người không ?
Vượn thông minh, nhanh nhẹn chúng có thể nhảy xa 20 m, qua giòng sông nhiều cá Sấu, nhảy từ ngọn cây nầy sang ngọn cây bên kia, chúng thường suy tính khi xử lý vấn đề khó khăn. Để lấy được món ăn hấp dẫn trên cao, thường biết chồng các khối gỗ lên cao và dùng gậy khều thức ăn, Vượn không nói được, nhưng những gì quan trọng chúng đều thông tin cho nhau bằng cử chỉ và nét mặt. Gần đây qua nhiều cuộc thí nghiệm Khỉ có thể sử dụng Computer, biết dùng sơn để vẽ..vv vượn có thể nhận ra mình trong ảnh và trong gương ?
Học thuyết tiến hoá của Charles Darwin (1809-1882) Darwin bỏ thì giờ nghiên cứu về học thuyết nầy từ năm 1842 đến năm 1844, nhưng chưa dám phổ biến sau khi nhận bản thảo về học thuyết tiến hoá của Alfred Russel Wallance gốc người Anh sống ở Đông Ấn. Năm 1859 cuốn " Nguồn gốc của các loài" được xuất bản đã tạo ra nhiều cuộc tranh cãi đến năm 1871 Darwin xuất bản cuốn " Nguồn gốc loài người và sự lựa chọn trong quan hệ giới tính" tác phẩm nầy với học thuyết về sự tiến hoá của loài người có nguồn gốc từ vượn.. Người tiền sử Neandertalien cách đây 5 triệu năm. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Neanderthal không hề có đóng góp gì về gen đối với loài người hiện nay và giống người nầy đã tuyệt chủng (vượn 20 triệu năm, Đười ươi 20 triệu năm,Tinh tinh 10 triệu năm ( tài liệu dẫn chứng tác giả Witus B. Droscher)
Đã gây ra nhiều cuộc bút chiến sôi nổi đối với những nhà thần học và tôn giáo. học thuyết của Darwin sẽ làm thoái hóa lòng tin. Con vượn muôn đời vẫn là con vượn, ngày nay sự tiếp xúc của con người với các loài vật do tạo hoá sinh ra, vẫn như thời nguyên thuỷ con rắn sinh ở sa mạc có màu của cát, con rắn sinh ở trên cây có màu xanh đó là sự biến đổi sinh tồn hoà nhập vào đời sống. Con người do Thượng Đế tạo ra đã có trí khôn từ muôn thuở đã sinh tồn hàng triệu năm trên trái đất nầy.
Các nhà Khoa học chứng minh có thể loài Vượn có những yếu tố nào đó giống con người về nhóm máu một số Gen ? Cuộc so sánh bộ gene của người và Tinh tinh cho thấy một sự khác biệt gene liên quan đến thính giác đã cho phép con người phát triển giọng nói trong khi Tinh tinh không nói được. Bộ gene của con người và tinh tinh 99% giống nhau. Nhưng một số quá trình phát triển như thính giác và khứu giác của con người lại có tốc độ nhanh hơn. Những gene liên quan tới quá trình này có thể giải thích một phần vì sao Tinh tinh và con người lại có sự khác biệt đó. Nhà nghiên cứu Andrew Clark tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cùng cộng sự đã lập nên bản đồ gồm hơn 7.000 gene của Tinh tinh trước khi so sánh với con người . Không thể vội vã kết luận Vượn là thuỷ tổ loài người.
Một số khỉ nổi tiếng:
Tôn Ngộ Không đã trở thành hình ảnh thân mến trong đời sống văn hoá của nhiều thế hệ nhân loại. là nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây du ký, nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Trung Hoa. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, nhà vua, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Tây Du Kí thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ), là nhân vật nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong thế giới loài khỉ
Hanuman là một nhân vật trong thần thoại Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana. Trong sử thi, Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana. Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata. Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực. Rama được coi là hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, thì Hanuman là người phụng sự vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.
King Kong là tên một con ác thú khổng lồ (giống loài khỉ đột) được hư cấu trong nhiều loại tác phẩm, đặc biệt là điện ảnh. King Kong nổi tiếng khắp thế giới từ bộ phim cùng tên năm 1933, và tiếp tục được làm lại vào 1976 và 2005. Con ác thú khổng lồ King Kong sinh sống trên Đảo Đầu Lâu (Skull Island), ở đâu đó trên Ấn Độ Dương và được cư dân nơi đây thờ cúng như một quái vật ăn thịt linh thiêng. Một đoàn làm phim từ New York lặn lội đường xa đến đây vì nghe nói có nhiều sinh vật huyền bí trên đảo này, do đó sẽ có cơ hội tạo những cảnh quay ngoạn mục. Cô diễn viên Ann Darrow xinh đẹp bị bắt cóc và đem ra tế Kong. Con khỉ đột chẳng những không ăn thịt Ann mà còn thích thú và yêu mến nàng. Đạo diễn Carl Denham nhân cơ hội đó bẫy nó đem về New York. Ông ta gọi nó "Kong– vị vua (King) của thế giới".
Chú khỉ Abu là chú khỉ nghịch ngợm trong Bộ phim Aladin và cây đèn thần, chú khỉ này là bạn tri kỷ của Aladin. Khi Aladdin tìm được cây đèn, khỉ Abu bị mê hoặc bởi 1 viên hồng ngọc khổng lồ và cố gắng lấy trộm nó, khiến cho cả hang động bắt đầu sụp xuống, nhưng may mắn là thảm thần đã giúp họ thoát chết. ới cửa hang, Jafar lấy chiếc đèn và cố gắng giết họ nhưng chú khỉ đã nhanh tay lấy lại đèn thần và cắn vào tay lão, khiến lão vô tình ẩn họ xuống lại hang đúng lúc nó sập xuống. Khi Aladdin tỉnh lại, Abu đưa anh cây đèn, sau đó Jafar giam cầm nhà vua và công chúa, biến Aladdin trở lại bộ quần áo rách rưới, và ném anh cùng khỉ Abu và thảm thần đến vùng đất xa tít đầy bão tuyết.
Nguồn: tổng hợp từ các trang: http://vi.wikipedia.org; http://taplamvan.edu.vn; http://chimvie3.free.fr, ...
------------------------------------------------------------
Trong văn hóa đại chúng và trong hư cấu, hình ảnh con khỉ cũng có một vị trí nhất định. Trong 12 con giáp, Thân là con Khỉ đứng hạng thứ 9 của 12 con vật trong Thập Nhị Địa Chi. Loài Khỉ có đặc tính giống loài người, thuộc loài có vú, sanh con, thường ở trong rừng, ưa nhảy nhót, đu chuyền từ cây này sang cây khác, sống từng đoàn, thông minh hơn các thú vật khác, cho nên thường bắt chước loài người. Khỉ đi vào đời sống văn hóa người châu Á qua năm thân, tháng thân, ngày thân, giờ thân. Trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam, khỉ cũng được người đời nhắc đến. Ở Nam Bô, chiếc cầu tre bắc qua kênh rạch ở vùng sông nước được gọi là cầu khỉ.
Trong các nền văn hóa và văn hóa hiện đại, hình ảnh con khỉ biểu tượng như là sự nghịch ngợm, tinh nghịch, láu lĩnh, trộm cắp, nhanh nhẹn nhưng cũng có những con khỉ đã trở thành biểu tượng thần thánh như Tôn Ngộ Không, Hanuman. Ở Phương Tây, hình ảnh con khỉ trong nền văn hoá phương tây khá mờ nhạt bên cạnh các con vật thần thoại như nhân mã, nhân sư, mỹ nhân ngư... cho đến khi xuất hiện nhân vật King Kong là con khỉ đột khổng lồ trong bộ phim khoa học giả tưởng của đạo diễn Mỹ Ernest B. Schoedsack.
Khỉ trong văn học:
Có rất nhiều cổ tích Việt Nam về khỉ, như sự tích khỉ đỏ đít, hoặc chuyện đàn khỉ hè nhau khiêng người ngủ say mà chúng ngỡ đã chết vào "chôn" giữa kho tàng, chí cha chí choé: "Hà rầm hà rạc, chôn vào hố vàng, không chôn hố bạc". Các dân tộc miền núi nước ta như Nùng, Thái, Lô Lô, Mường, đồng bào Tây Nguyên, Khmer Nam Bộ đều kể nhiều chuyện đời xưa về khỉ. Văn học viết thời Lý Trần, có Phạm Trường Nguyên, một thiền sư thế hệ thứ mười dòng thiền Quan Bích, cách đây hơn 8 thế kỷ, viết: Vượn hầu bào tử quy thanh chướng. Tự cổ thánh hiền một khả lượng (Vượn khỉ ôm con vào núi biếc. Thánh hiền nghìn trước khó lường thay), tạm hiểu là: tâm người như khỉ vượn chuyền cành, cả ngày, từ sớm đến tối, tương tục liên miên nghĩ ngợi, xôn xao hết chuyện này chuyện khác, nay cái "tâm khỉ" đã "ôm con" về núi, nhất nhất lắng lòng, hòa với suối ngàn làm một.
Trong văn chương truyền khẩu của người Việt như trong bài dân ca "Lý qua đèo" ở Huế hay "Ăn ở trong rừng" thuộc Quan họ Bắc Ninh. Ca trù có điệu xẩm huê tình cũng nhắc đến vượn. Ca dao thì có câu nhắc đến vượn để trỏ ý xa xôi, hoang dã như trong câu ca dao miền Nam:
Má ơi! Đừng gả con xa
Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.
Tục ngữ về vượn có câu: Vượn lìa cây có ngày vượn rũ. Trong văn học thì hai tác phẩm lớn là Truyện Kiều và Lục Vân Tiên đều có nhắc tới vượn, nhất là tiếng hú (còn gọi là hót) của chúng.Trong tín ngưỡng Tứ phủ hình bóng con vượn hiện ra biểu tượng cho miền núi hoang sơ khi vượn ra mắt dâng cúng hoa quả
Hình tượng thần Hanuman mặt khỉ (Ấn Độ) in bóng trong văn học nghệ thuật Khmer. Tôn Ngộ Không (Trung Quốc) được một vài ngôi chùa Hoa ở Chợ Lớn (TP Hồ Chí Minh) đắp tượng, vẽ tranh để thờ. Cuốn Bàn về Tây Du Ký (Chơn Thiện) viết: "Tôn Ngộ Không là biểu trưng cho trí tuệ vô ngã (thấy rõ mọi hiện hữu là vô ngã, vô thường)...”.
Tác phẩm về khỉ có Hành tinh khỉ là một tiểu thuyết do Pierre Boulle, xuất bản lần đầu vào năm 1963 bằng tiếng Pháp có tên là La Planète des Singes. Nghĩa của từ singe bao gồm cả "vượn" và "khỉ". Với "Hành tinh khỉ", Pierre Boulle muốn cảnh tỉnh con người bằng một câu chuyện mang tính triết lý và giáo dục sâu sắc. Ở hành tinh Cô Em, loài người đã không ý thức được mình, để cho những thuộc tính xấu phát triển như sự lười nhác, quen hưởng thụ, bỏ mặc đồng loại, sống ích kỷ phát triển. Vì thế, một xã hội văn minh đã được xây dựng ngàn đời bị tiêu diệt. Họ vẫn là hình hài con người nhưng mọi hành động và suy nghĩ không hơn con vật là bao nhiêu. Những con khỉ trước kia vốn chịu sự chỉ đạo của con người thì nay chúng lại là chủ nhân của một xã hội văn minh, chi phối cuộc sống con người, do giống khỉ ham bắt chước, chịu động não.
Khỉ trong văn hóa và ứng xử:
Nghĩ về con khỉ, loài khi không hiểu sao người ta hay liên tưởng tới sự nghịch ngợm, láu táu và gần như là một sự phá phách của các bạn trẻ. Chắc chắn rằng không phải vì Tôn Ngộ Không – nhân vật trong Tây Du ký – vốn là một chú khỉ đã được hầu hết tuổi nhỏ chúng ta biết mà có sự liên tưởng kia. Bởi lẽ trước khi có Tề Thiên Đại Thánh, trước khi Tề Thiên Đại Thánh đến Việt Nam thì con khỉ đã hiện diện trong đời sống tinh thần, trong lời ăn tiếng nói của người Việt ta rồi.
Đúng vậy, nơi xa xôi hẻo lánh, rất ít người qua lại, được gọi là chỗ “khỉ ho cò gáy”. Còn con người, ai hay nhăn nhó thì bảo: “mặt nhăn như khỉ”, xấu quá lại nói “khỉ ăn ớt”, “khỉ nếm mắm tôm”. Để chỉ chỗ ăn ở luộm thuộm, hôi hám thì bị chê “bẩn như tổ khỉ”. Những ai có thói bằng nhằng ba hoa được gọi bằng cái tên “đồ con khỉ”. Còn hành động nào quá trớn, đê tiện thì được xem đó là “trò khỉ”. Tư thế đi đứng không nghiêm chỉnh, vặn vẹo cũng bị chê là “khỉ leo cây”.,.
Nghĩ về con khỉ, loài khi không hiểu sao người ta hay liên tưởng tới sự nghịch ngợm, láu táu Và như là mọi thứ xấu mọi điều ranh ma đều gắn với con khỉ cả. Bên cạnh câụ “mèo khen mèo dài đuôi” để nói về sự tự phụ, thiếu khách quan, dân gian còn có câu “khỉ chê khỉ đỏ đít” để phê phán cái sự yếu kém trong việc “phê bình, tự phê bình” của ai đó. Chưa hết, nói về sự mất đoàn kết, thiếu tinh thần tập thể cộng đồng bên cạnh câu khuyên: “Khốn ngoan đối đáp người ngoài. Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” lại có câu khuyên chớ làm cái việc “khi vặt lông khỉ”…
Rõ là “phương ngôn nói một hay mười”, toàn nói chuyện khi đấy nhưng mà ngẫm mà nghĩ, mà liên hệ với con người mới sát thực làm sao! Và bạn biết không, dù là con vật tượng trưng cho sự “tiêu cực”, cái xấu nhiều. ấy nhưng nó cũng vẫn không bị ruồng bỏ, hắt hủi cho lắm. Nó chỉ bị nhắc nhở, bị chê (có khi là mắng yêu) chút ít thôi. Bởi lẽ trong thực tế đời sống nó thật rất có ích cho con người. Trong vườn bách thú, trong rạp xiếc nó là niềm vui cho trẻ nhỏ, trong truyện cổ tích, trong những áng văn nó là nhân vật hấp dẫn bậc nhất của các em. Hơn thế, đã nghe món óc khỉ cùng với tay gấu trong các bữa đại tiệc của vua chúa xưa kia đủ cho thãy khi quý giá đến dường nào. Thực tế hơn, đối với y học, khỉ còn là một nguồn dược liệu bổ ích nữa đấy. Xương và thịt cùng nấu với nhau thành cao khỉ toàn tính. Mật khi dùng chữa bệnh kiết lỵ, hoặc xoa bóp khi chận tay bị ngã sưng tấy. Uống rượu ngâm máu khi thấy sức khỏe được tăng cường. Đây cũng là thuốc điều kinh của phụ nữ. Ngoài ra, thận khi dùng làm dược liệu để điều chế thuốc phòng bệnh bại liệt cho hàng triệu trẻ em trên thế giới.
Ai đó tin vào việc “nhân xem tướng, mã xem hình” cũng đều bảo những người mặt hầu (mặt khỉ), tay gấu và tiếng nói như khóc đều là những bậc “dị tướng” vừa có tài lại vừa làm lớn. Điều này bạn có thể tin hoặc không tin, tùy bạn nhưng vui xuân bạn cứ “bí mật” coi thử xem những người mặt hầu mà bạn quen biết có ai làm lớn, có tài cao học rộng hay không?…
Khỉ trong võ thuật:
Vào thời kỳ cuối của xã hội nguyên thủy, những điệu "múa khỉ" (hầu vũ) là mô hình thu nhỏ của dạng vận động này. Sách "Thượng thư - Ích tắc" nói:"Múa khỉ vượn, múa chim chóc, múa gấu, múa voi". Sách "Hán thư - Nghệ văn chí" có ghi điệu múa "mộc hầu vũ" (điệu khỉ tắm), đến thời nhà Minh bắt đầu có ghi chép về hầu quyền. Sách "Kỷ hiệu tân thư - Quyền kinh" của danh tướng nhà Minh Thích Kế Quang có ghi rằng: "Lại còn có lục bộ quyền, hầu quyền, ngoa quyền" ("chim mồi"). Trải qua nhiều đời truyền bá và phát triển, hầu quyền, túy quyền, địa đường quyền, ba loại quyền này tích hợp lẫn vào nhau và thu dụng các sở trường sở đoản của nhau, nội dung dần dần từ đơn giản bắt chước về hình thể lấy múa làm chủ mà chuyển hướng thành các phương pháp chiến đấu bằng tay không là chính trong chiêu thế và bài múa của võ thuật.
Nội dung hầu quyền phức tạp chia Nam, Bắc và về phong cách có khác nhau rất nhiều. Phương Nam coi trọng đánh sát gần, liền đòn tức là phương pháp cận chiến nhập nội; phía Bắc lại quen khéo lừa đánh đấm từ xa, lựa sơ hở của đối phương mà tung đòn hiểm hóc. Nhưng đặc điểm chung đều là nhẹ nhõm linh hoạt, hình tượng, đưa kỹ thuật của võ thuật vào trong hình dạng khỉ. Yêu cầu phải làm cho được "ngũ yếu" (năm điều cần) tức là hình cần giống, ý cần thật, bước (bộ) cần nhẹ, phép (pháp) cần kín, thân cần (linh) hoạt.
Trong khi đi quyền chú trọng vào tay mắt chiếu cố nhau, chiêu liền thế liền, lên xuống nhẹ khéo, chân thân hợp nhất, nội ngoại tương hợp, công thủ liên tục khép kín. Sau này Hầu quyền trong bài múa có rời động, nhòm ngó, xem đào, leo vít, hái đào, leo cành, làm liều, giấu đào, ngồi xổm, ăn đào, mừng rỡ kinh sợ, vào động v.v... đều do các động tác của khỉ vượn mà tập hợp lại rồi thành các động tác phân hóa thêm trong quyền thuật. Hình thái động tác có thể khái quát là cương, nhu, nhẹ nhàng, linh hoạt, mềm mại, khéo, nấp, né, vươn, co. Thủ pháp (đòn tay) thì có: tóm, duỗi, chọn, cắt, giảo (hoạt), bắt, khép, đẩy... Thoái pháp (bộ pháp, tấn pháp di chuyển) có quấn, dậm, tạt, bật v.v... là các đòn chân. Về khí giới thì gồm các bài múa hầu côn, hầu kiếm v.v..
Khỉ và các tên trong Khoa học
Các loài Khỉ có tên khoa học Ceropithecidae, nhưng có nhiều họ khác nhau, được các nhà động vật học phân loại, vì Khỉ sống từng vùng khác nhau trên thế giới đời sống tập tính riêng. Có loại khỉ ăn thịt, ăn mối cũng như ăn trái cây, lá cây hình dáng lớn nhỏ màu lông khác nhau Khỉ đuôi dài (Macaca nemestia), Khỉ đuôi lợn (Cercopithecidae), Khỉ Mốc (Macaca fascicularis),Khỉ mặt đỏ (Cercopithecidae) Khỉ voọc xám (Presbytis pheyrei crepusculus) Khỉ đột (Gorin-Gorilla),Vượn (Gibbon), Đười ươi (Orang Utang) Đười ươi (Pongo pygmacu), Khỉ Muôn (Chimpanzee), những con tinh tinh (Pan troglodytes) Khỉ lùn (Bonobo) khỉ đột mỏ dài (Pavian)...
Theo tài liệu giống Vượn người loại Khỉ đột và Tinh Tinh, được các nhà Động vật học quây phim chiếu lại trong các chương trình Tivi về đời sống của chúng dù ở trong rừng rậm. Phần lớn khỉ ăn trái và lá cây cũng như ăn các động vật nhỏ.. Tinh Tinh có nhóm máu và gen cũng trùng hợp với chúng ta, là loại thông minh biết dùng vũ khí như đá, cây để chống lại kẻ thù, biết dùng đá để đập những loại hạt có vỏ cứng như hạt dẻ để ăn, biết dùng lông chim để ráy tai, dùng những cọng hoặc cành cây để xiả răng. Để tránh khát nước biết nhai những lá cây nát làm thành "miếng xốp" nhúng vào nước rồi vắt vào miệng để uống, biết dùng cành cây làm cần câu để móc mồi từ những ổ mối lớn để ăn. Tinh tinh được huấn luyện để mặc áo quảng cáo, đeo kính mát và làm tài tử đóng phim như trong phim Tarzan. Tinh tinh cao chừng 170 cm con lùn 90 cm, trọng lượng nặng khác nhau từ 45 kg đến 60 kg, thời gian thụ thai từ 225 ngày đến 240 ngày. khỉ con bú sửa mẹ 2 đến 4 năm. Tinh tinh mẹ rất yêu thương và chăm sóc con nhỏ đi đâu cũng mang con con bên cạnh. Tuổi thọ khoảng 40 năm. Nhiều nhà động vật học đã theo dõi đời sống của bầy tinh tinh và bầy khỉ đầu chó nghỉ ngơi trên bãi rừng thưa cách nhau không xa trong yên tĩnh bỗng nhiên có tiếng kêu rít réo con khỉ đầu đàn vồ con khỉ đầu chó con cắn chết, lập tức những con đồng loại vội ào chạy đến cùng xé lấy từng miếng thịt để ăn.
Gorin- King Kong thời đại:
Phim (Film) King Kong đã làm cho nhiều người say mê, người dựng phim cho con khỉ Gorin là giống tàn bạo vì sức lực phi thường của nó Những bộ phim King Kong diễn tả con khỉ Gorin này chuyên khủng bố tàn phá nhà cửa.. Đó là xảo thuật dàn dựng và đầy tưởng tượng, nhưng thật sự con khỉ Gorin sống dịu dàng điềm đạm thân thiện. Bà Diana Fossy đã sống giữa bầy Gorin chưa bao giờ bị chúng tấn công. Khi gặp người lạ chúng thường đứng thẳng trên hai chân sau, hai chân trước (2 tay) đập vào ngực nó và phát ra tiếng rống thật to để đe dọa đối phương. Khỉ Gorin cố gắng tránh các cuộc ẩu đả và chỉ giương oai, giểu võ thôi, Chúng thường chạy lướt qua nhau nhổ bật rễ các cây con để thị uy. Gorin loại khỉ đột nầy cao 1,80 m; nặng 180 Kilô hoặc nhiều hơn (nhưng những con sống ở bờ biển lông ngắn màu nâu không to lớn bằng những giống ở rừng) mỗi ngày 3 giờ tìm thức ăn, 4 giờ để ăn, thì giờ còn lại vui chơi hay ngủ. Khỉ đực Gorin nặng tới 275 kg con cái nặng 100kg thời gian mang thai 251 đến 289 ngày, sanh con con nặng 2 kg. Tuổi thọ 60 tuổi. Gorin chỉ ăn thảo mộc, măng, rễ, bẹ non, trái và lá cây.
Đười Ươi là ẩn sĩ trong rừng ?
Đười Ươi thường bện các cành lại làm ổ trên cây cao, nơi chúng không cảm thấy nguy hiểm, để ngủ đêm và nghỉ ngày, chúng thích ngủ chỉ rời ổ khi mặt trời đã lên cao. Đười ươi đực ngồi trong ổ ca khúc ban mai nó vươn vai, giơ rộng cánh tay dài từ họng phát ra âm thanh nhát gừng, càng lúc càng to và kết thúc bằng một tiếng kêu dài rộn ràng. Thường vợ chồng Đười ươi ở cách xa nhau chỉ gặp nhau những lúc có cây to trái chín rộ hoặc những lúc giao hợp. Đươi ươi sống trên cây không di chuyển dưới đất như khỉ Gorin và Tinh tinh. Đười ươi ăn trái cây trong rừng ngoài ra cũng ăn lá vỏ cây mối và kiến. trước khi ăn bao giờ cũng nếm thử. Đười ươi cao 97 cm, con đực nặng 90 kg con cái nặng 50 kg. thời gian mang thai từ 260 đến 270 ngày, và cho con bú 2 đến 3 năm.Tuổi thọ đến 40 năm Đười ươi đực do các bướu cổ rộng tạo thành mô sụn liên kết mà mặt bẹt như cái đĩa, tuổi già có thêm râu ria dài, và lưng cũng bạc như khỉ Gorin. Đười ươi sống trên cây các rừng vùng nhiệt đới ẩm thấp, phần lớn ở ở Đông Nam Á trong rừng Calimantan và Bắc Sumatra, ở Mã lai và Nam Dương, có giống Orang Utann gọi là người rừng cao khoảng 1,50 m, nặng 90 Kilô, ăn trái cây, trứng chim, chuột, côn trùng, ngoài ra cũng thường bắt khỉ con, lợn rừng, linh dương nhỏ để ăn, con đực hay săn mồi hơn con cái.
Thói quen của các loại khỉ đều chải chuốt bộ lông cho nhau, hoặc bắt chấy, rận hay tìm những miếng da khô bị tróc trong bộ lông. Thường đàn khỉ có một con đầu đàn to lớn với trách nhiệm lo cho cả đàn. Khỉ đầu đàn cũng thuộc hạng "sư phụ" không thua gì Dê đực về việc chăm lo cho các "bà vợ", khỉ thường ngủ trong ổ do chúng đan mỗi ngày bằng cành cây, sợ các thú dữ như hổ báo, mèo rừng và rắn độc
Nét đẹp của khỉ:
Đôi má hồng dường như đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm bạn đời của linh trưởng (trong đó có con người). Ít nhất ở loài khỉ nâu rhesus macaque, con cái bị cuốn hút nhiều hơn bởi những con đực có khuôn mặt mang sắc đỏ. Một nhóm người Anh nghiên cứu đã thử nghiệm trên 24 con khỉ nâu rhesus macaque đực. Họ sử dụng máy tính để biến hình ảnh khuôn mặt chúng từ trắng xanh sang ửng đỏ và cho 6 con cái xem. Họ nhận thấy những con cái dừng lại lâu hơn trên khuôn mặt hồng hào và có hành động như chép miệng thể hiện sự thích thú. Giả thuyết rằng con cái bị hấp dẫn bởi màu sắc của con đực thực ra đã được nhà sinh vật học Charles Darwin đề cập năm 1876.
Theo các nhà khoa học, má hồng chứng tỏ hàm lượng testosterone cao ở con đực, cũng đồng nghĩa với hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh và bộ gene tốt. "Những con khỉ có vẻ mặt hồng hào nhất trong các loài thú. Không ai biết rõ vì sao nhưng nó có thể đóng vai trò trong cuộc cạnh tranh giành bạn tình giữa các con đồng giới", người đứng đầu nhóm nghiên cứu Corri Waitt tại Đại học Sterling, Anh, Các nhà khoa học cho rằng khuôn mặt hồng hào cũng là một đặc điểm hấp dẫn ở con người. Điều đó có thể lý giải vì sao phụ nữ dùng mỹ phẩm để làm đỏ môi và hồng má ?
Vượn có phải là thuỷ tổ của loài người không ?
Vượn thông minh, nhanh nhẹn chúng có thể nhảy xa 20 m, qua giòng sông nhiều cá Sấu, nhảy từ ngọn cây nầy sang ngọn cây bên kia, chúng thường suy tính khi xử lý vấn đề khó khăn. Để lấy được món ăn hấp dẫn trên cao, thường biết chồng các khối gỗ lên cao và dùng gậy khều thức ăn, Vượn không nói được, nhưng những gì quan trọng chúng đều thông tin cho nhau bằng cử chỉ và nét mặt. Gần đây qua nhiều cuộc thí nghiệm Khỉ có thể sử dụng Computer, biết dùng sơn để vẽ..vv vượn có thể nhận ra mình trong ảnh và trong gương ?
Học thuyết tiến hoá của Charles Darwin (1809-1882) Darwin bỏ thì giờ nghiên cứu về học thuyết nầy từ năm 1842 đến năm 1844, nhưng chưa dám phổ biến sau khi nhận bản thảo về học thuyết tiến hoá của Alfred Russel Wallance gốc người Anh sống ở Đông Ấn. Năm 1859 cuốn " Nguồn gốc của các loài" được xuất bản đã tạo ra nhiều cuộc tranh cãi đến năm 1871 Darwin xuất bản cuốn " Nguồn gốc loài người và sự lựa chọn trong quan hệ giới tính" tác phẩm nầy với học thuyết về sự tiến hoá của loài người có nguồn gốc từ vượn.. Người tiền sử Neandertalien cách đây 5 triệu năm. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng người Neanderthal không hề có đóng góp gì về gen đối với loài người hiện nay và giống người nầy đã tuyệt chủng (vượn 20 triệu năm, Đười ươi 20 triệu năm,Tinh tinh 10 triệu năm ( tài liệu dẫn chứng tác giả Witus B. Droscher)
Đã gây ra nhiều cuộc bút chiến sôi nổi đối với những nhà thần học và tôn giáo. học thuyết của Darwin sẽ làm thoái hóa lòng tin. Con vượn muôn đời vẫn là con vượn, ngày nay sự tiếp xúc của con người với các loài vật do tạo hoá sinh ra, vẫn như thời nguyên thuỷ con rắn sinh ở sa mạc có màu của cát, con rắn sinh ở trên cây có màu xanh đó là sự biến đổi sinh tồn hoà nhập vào đời sống. Con người do Thượng Đế tạo ra đã có trí khôn từ muôn thuở đã sinh tồn hàng triệu năm trên trái đất nầy.
Các nhà Khoa học chứng minh có thể loài Vượn có những yếu tố nào đó giống con người về nhóm máu một số Gen ? Cuộc so sánh bộ gene của người và Tinh tinh cho thấy một sự khác biệt gene liên quan đến thính giác đã cho phép con người phát triển giọng nói trong khi Tinh tinh không nói được. Bộ gene của con người và tinh tinh 99% giống nhau. Nhưng một số quá trình phát triển như thính giác và khứu giác của con người lại có tốc độ nhanh hơn. Những gene liên quan tới quá trình này có thể giải thích một phần vì sao Tinh tinh và con người lại có sự khác biệt đó. Nhà nghiên cứu Andrew Clark tại Đại học Cornell ở Ithaca, New York, cùng cộng sự đã lập nên bản đồ gồm hơn 7.000 gene của Tinh tinh trước khi so sánh với con người . Không thể vội vã kết luận Vượn là thuỷ tổ loài người.
Một số khỉ nổi tiếng:
Tôn Ngộ Không đã trở thành hình ảnh thân mến trong đời sống văn hoá của nhiều thế hệ nhân loại. là nhân vật chính trong tiểu thuyết Tây du ký, nhân vật giả tưởng có thể được xem là nổi tiếng nhất trong văn học Trung Hoa. Tôn Ngộ Không là một pháp sư, nhà sư, nhà vua, thánh nhân và chiến binh, có hình thể là một con khỉ, nhân vật được phỏng theo truyện dân gian từ thời nhà Đường. Tây Du Kí thuật lại cuộc phiêu lưu của Tôn Ngộ Không từ lúc mới sinh ra, đặc biệt là chuyện Tôn Ngộ Không theo làm đệ tử của Tam Tạng để thỉnh kinh tại Tây Thiên (Ấn Độ), là nhân vật nổi tiếng và được ngưỡng mộ nhất trong thế giới loài khỉ
Hanuman là một nhân vật trong thần thoại Hindu được kể lại trong sử thi Ramayana. Trong sử thi, Hanuman đã giúp đỡ cho người anh hùng Rama trong cuộc chiến chống lại vua quỷ Ravana. Thần khỉ Hanuman là nhân vật trung tâm trong hai bộ sử thi vĩ đại và lừng danh của Ấn Độ là Ramayana và Mahabharata. Các đền thờ khắp nước Ấn Độ đều có hình ảnh Hanuman, vị thần khỉ nổi tiếng với vũ khí là quả chùy (gada), biểu tượng của lòng dũng cảm. Thần rất sùng bái người bạn của mình là Rama (vị vua anh hùng được kể trong sử thi Ramayana), và cũng được Rama thương yêu nhất, nên có khi người ta vẽ Hanuman với hình Rama xăm trên ngực. Rama được coi là hóa thân của Vishnu, là Đấng bảo tồn trong quan niệm Trimurti của Ấn giáo. Trong cuộc chiến đấu giữa vua Rama anh hùng và quỷ Ravana, thì Hanuman là người phụng sự vua đắc lực nhất, trung thành với vua nhất.
King Kong là tên một con ác thú khổng lồ (giống loài khỉ đột) được hư cấu trong nhiều loại tác phẩm, đặc biệt là điện ảnh. King Kong nổi tiếng khắp thế giới từ bộ phim cùng tên năm 1933, và tiếp tục được làm lại vào 1976 và 2005. Con ác thú khổng lồ King Kong sinh sống trên Đảo Đầu Lâu (Skull Island), ở đâu đó trên Ấn Độ Dương và được cư dân nơi đây thờ cúng như một quái vật ăn thịt linh thiêng. Một đoàn làm phim từ New York lặn lội đường xa đến đây vì nghe nói có nhiều sinh vật huyền bí trên đảo này, do đó sẽ có cơ hội tạo những cảnh quay ngoạn mục. Cô diễn viên Ann Darrow xinh đẹp bị bắt cóc và đem ra tế Kong. Con khỉ đột chẳng những không ăn thịt Ann mà còn thích thú và yêu mến nàng. Đạo diễn Carl Denham nhân cơ hội đó bẫy nó đem về New York. Ông ta gọi nó "Kong– vị vua (King) của thế giới".
Chú khỉ Abu là chú khỉ nghịch ngợm trong Bộ phim Aladin và cây đèn thần, chú khỉ này là bạn tri kỷ của Aladin. Khi Aladdin tìm được cây đèn, khỉ Abu bị mê hoặc bởi 1 viên hồng ngọc khổng lồ và cố gắng lấy trộm nó, khiến cho cả hang động bắt đầu sụp xuống, nhưng may mắn là thảm thần đã giúp họ thoát chết. ới cửa hang, Jafar lấy chiếc đèn và cố gắng giết họ nhưng chú khỉ đã nhanh tay lấy lại đèn thần và cắn vào tay lão, khiến lão vô tình ẩn họ xuống lại hang đúng lúc nó sập xuống. Khi Aladdin tỉnh lại, Abu đưa anh cây đèn, sau đó Jafar giam cầm nhà vua và công chúa, biến Aladdin trở lại bộ quần áo rách rưới, và ném anh cùng khỉ Abu và thảm thần đến vùng đất xa tít đầy bão tuyết.
Nguồn: tổng hợp từ các trang: http://vi.wikipedia.org; http://taplamvan.edu.vn; http://chimvie3.free.fr, ...
------------------------------------------------------------
0 Comment: