Ngang hay dọc?- Hà An
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NGANG HAY DỌC ?
Đám thanh niên chúng tôi hoàn thành sớm một mãnh ruộng nhỏ do tập đoàn sản xuất khoán trên cái đầm lầy hoang sơ, đầy cỏ dại, bùn đất sụt lún đến hơn thắt lưng. Mọi người lên đồi nằm nghỉ dưới tán một cây bằng lăng lớn, chờ quần áo hơi ráo nước rồi mới về nhà dù mặt trời dần xuống về tây của rặng đồi.
Trong khi chờ đợi, người nào ghiền thuốc lá thì làm một điếu “ bóc-lăn- xe”( nghĩa là bốc một nhúm thuốc rê hay lá cam thảo đất sắc khô, bỏ vào tờ giấy quyến hay giấy báo, vở cũ…, lăn tròn và xe chặc ), rồi đốt lửa phì phà. Bất chơt chúng tôi nhìn thấy một nhóm thiếu nữ người dân tộc đi làm cỏ ruộng về, họ xuống dưới “ giọt nước” - gần con đường ngăn cách cánh đồng lúa và cái đầm lầy chúng tôi khai phá – tắm rữa. Không để ý sự có mặt của chúng tôi ở trên đồi, họ vô tư cởi quần áo đẫm mình dưới làn nước Cánh đàn ông trên này bắt đầu cười đùa, xì xào bàn tán…
- ….ngang hay dọc? tao đố tụi bây. Thằng Sơn lên tiếng ( nguyên câu thì tự bạn đoc hiểu nhé)
-Thì giống như bao người trên thế giới này, chỉ có dọc mà thôi. Long đáp
- Tao nghe người ta nói ngang . Sơn cãi.
- Dọc.
- Ngang.
- Dọc.
-…..
Cả bọn bắt đầu chí chóe. Long ra dấu hiệu cho mọi người yên lặng, rồi nói:
- Bây giờ muốn biết ngang hay dọc, có thằng nào dám xuống “trinh sát” không? Nhất là thằng Sơn mày nói ngang thì mày phải đi chứng minh.
Sơn ngần ngừ, rồi nói:
- Ừ tao sẽ đi nhưng có thằng nào phe dọc đi theo để cùng chứng kiến. Lỡ tao nói đúng tui bây không tin thì sao?
- Được rồi tao sẽ đi với mày. Thằng nào thua phải chịu rượu nghe. Long nói.
Thế là cả bọn còn lại chúng tôi đều vỗ tay ủng hộ, phần thì muốn biết có gì khác lạ với các chị dân tộc không, phần thì muốn có rượu để uống ( dẫu chỉ là rượu nấu bằng mì vì rượu gạo là món quốc cấm ) với mồi là những con rắn nước, lươn, ba ba…trong khi khai phá ruộng, chúng tôi bắt đươc.
Long và Sơn cầm mỗi người một cái bi-đông nhẹ nhàng len lỏi qua các bụi cây mua tiến về phía giọt nước. Rủi thay khi sắp đến gần thì Long sụp xuống một hố nước nhỏ gây tiếng động khiến chị em dân tộc ta phát hiện. Họ vừa la, vừa chạy lấy áo váy vắt trên hàng rào tre ( ngăn không cho trâu bò xuống phá ruộng) măc vội vào, chị nào không kịp thì lấy hai tay che hai gò bồng đảo vì đó là nguồn nuôi sự sống cho nhân loại nên người dân tôc coi đó là nơi thiêng liêng, cáo quí nên ai lỡ sờ đụng vào sẽ bị phạt vạ ( bằng trâu bò…) rất nặng. Long và Sơn vội giơ cao bi-đông và nói:
-Đi “ bắt cái nước” chớ!
Đám thiếu nữ lại la lớn :
- Bi thâu ô…bi thâu ô…( Không được đâu…không được đâu )
Đoạn họ chạy nhanh lấy liềm, rựa… dứ về phía Long, Sơn. Hai anh chàng sợ hãi chỉ cái bi-đông rồi từ từ tới giọt hứng nước. Họ không hiểu vì sao cánh phụ nữ dân tộc giận dữ như vậy…
Đợi cho nhóm phụ nữ dân tộc đeo gùi đi theo con đường nhỏ về làng, Long và Sơn thở phào nhẹ nhỏm trở về và kể lại toàn bộ sự viêc cho chúng tôi nghe, mọi người phá lên cười vì cái cảnh bi hài này.
Khi về tới nhà, chúng tôi đem chuyện này kể cho ông Tám- Điểm trưởng nhóm dân cư chúng tôi- ,và nghe ông giải thích thì chúng tôi mới bật ngữa…
Uí mèn ơi! Không biết “ di nhân” người Kinh nào đem cụm từ “ bắt cái nước” vào ngôn ngữ của người Ba na ở đây vì nó mang ý nghĩa là xin được quan hệ nam nữ…
Đêm đó chúng tôi ngồi nhậu bên ánh lửa bập bùng của đống củi ( vì dầu đèn vào thời điểm này vô cùng khan hiếm), vừa ăn uống vừa trò chuyện râm ran vui vẻ. kể về sự việc xảy ra buổi chiều nay. Bất chợt, chúng tôi nhìn thấy những ngọn đuốc lập lòe từ phía xa và thằng cu Tí ở đầu đường chạy tới hổn hễn nói :
- Mấy anh ơi, có các ông trong làng Thượng đi tìm mấy anh đó.
Chúng tôi vội rời mâm rượu, chạy sơ tán ở đằng sau vườn, núp mình sau những lùm cây. Một chập sau, đám nam thanh niên người dân tộc tới. Họ tìm chúng tôi để hỏi về cái tội sàm sở phụ nữ của họ. May sao, ông Tám vốn rành tiếng tiếng dân tộc đã đến gặp và giải thich cho họ là chúng tôi không rành về ngôn ngữ, phong tục người dân tộc nên chỉ hành động vô tình mà thôi. Cuộc hòa giải bắt đầu bên mâm rươu dang dở của chúng tôi và khi họ bằng lòng rút đi, mâm rượu chỉ còn lại những cái chai không, những đống xương bề bộn, ngỗn ngang…
Đó là bài học cho lớp tuổi trẻ ngô nghê, dại khờ của chúng tôi. Về sau, càng lớn tuổi, tôi mới cười thầm về sự ngu ngốc của minh khi tin vào thằng Sơn là có sự khác biệt giữa phụ nữ với nhau và nó đã thú nhận bịa ra chuyện ngang, doc này. Dầu sao đó cũng là kỹ niệm vui và đáng nhớ !
HÀ AN (10-2016)
Đám thanh niên chúng tôi hoàn thành sớm một mãnh ruộng nhỏ do tập đoàn sản xuất khoán trên cái đầm lầy hoang sơ, đầy cỏ dại, bùn đất sụt lún đến hơn thắt lưng. Mọi người lên đồi nằm nghỉ dưới tán một cây bằng lăng lớn, chờ quần áo hơi ráo nước rồi mới về nhà dù mặt trời dần xuống về tây của rặng đồi.
Trong khi chờ đợi, người nào ghiền thuốc lá thì làm một điếu “ bóc-lăn- xe”( nghĩa là bốc một nhúm thuốc rê hay lá cam thảo đất sắc khô, bỏ vào tờ giấy quyến hay giấy báo, vở cũ…, lăn tròn và xe chặc ), rồi đốt lửa phì phà. Bất chơt chúng tôi nhìn thấy một nhóm thiếu nữ người dân tộc đi làm cỏ ruộng về, họ xuống dưới “ giọt nước” - gần con đường ngăn cách cánh đồng lúa và cái đầm lầy chúng tôi khai phá – tắm rữa. Không để ý sự có mặt của chúng tôi ở trên đồi, họ vô tư cởi quần áo đẫm mình dưới làn nước Cánh đàn ông trên này bắt đầu cười đùa, xì xào bàn tán…
- ….ngang hay dọc? tao đố tụi bây. Thằng Sơn lên tiếng ( nguyên câu thì tự bạn đoc hiểu nhé)
-Thì giống như bao người trên thế giới này, chỉ có dọc mà thôi. Long đáp
- Tao nghe người ta nói ngang . Sơn cãi.
- Dọc.
- Ngang.
- Dọc.
-…..
Cả bọn bắt đầu chí chóe. Long ra dấu hiệu cho mọi người yên lặng, rồi nói:
- Bây giờ muốn biết ngang hay dọc, có thằng nào dám xuống “trinh sát” không? Nhất là thằng Sơn mày nói ngang thì mày phải đi chứng minh.
Sơn ngần ngừ, rồi nói:
- Ừ tao sẽ đi nhưng có thằng nào phe dọc đi theo để cùng chứng kiến. Lỡ tao nói đúng tui bây không tin thì sao?
- Được rồi tao sẽ đi với mày. Thằng nào thua phải chịu rượu nghe. Long nói.
Thế là cả bọn còn lại chúng tôi đều vỗ tay ủng hộ, phần thì muốn biết có gì khác lạ với các chị dân tộc không, phần thì muốn có rượu để uống ( dẫu chỉ là rượu nấu bằng mì vì rượu gạo là món quốc cấm ) với mồi là những con rắn nước, lươn, ba ba…trong khi khai phá ruộng, chúng tôi bắt đươc.
Long và Sơn cầm mỗi người một cái bi-đông nhẹ nhàng len lỏi qua các bụi cây mua tiến về phía giọt nước. Rủi thay khi sắp đến gần thì Long sụp xuống một hố nước nhỏ gây tiếng động khiến chị em dân tộc ta phát hiện. Họ vừa la, vừa chạy lấy áo váy vắt trên hàng rào tre ( ngăn không cho trâu bò xuống phá ruộng) măc vội vào, chị nào không kịp thì lấy hai tay che hai gò bồng đảo vì đó là nguồn nuôi sự sống cho nhân loại nên người dân tôc coi đó là nơi thiêng liêng, cáo quí nên ai lỡ sờ đụng vào sẽ bị phạt vạ ( bằng trâu bò…) rất nặng. Long và Sơn vội giơ cao bi-đông và nói:
-Đi “ bắt cái nước” chớ!
Đám thiếu nữ lại la lớn :
- Bi thâu ô…bi thâu ô…( Không được đâu…không được đâu )
Đoạn họ chạy nhanh lấy liềm, rựa… dứ về phía Long, Sơn. Hai anh chàng sợ hãi chỉ cái bi-đông rồi từ từ tới giọt hứng nước. Họ không hiểu vì sao cánh phụ nữ dân tộc giận dữ như vậy…
Đợi cho nhóm phụ nữ dân tộc đeo gùi đi theo con đường nhỏ về làng, Long và Sơn thở phào nhẹ nhỏm trở về và kể lại toàn bộ sự viêc cho chúng tôi nghe, mọi người phá lên cười vì cái cảnh bi hài này.
Khi về tới nhà, chúng tôi đem chuyện này kể cho ông Tám- Điểm trưởng nhóm dân cư chúng tôi- ,và nghe ông giải thích thì chúng tôi mới bật ngữa…
Uí mèn ơi! Không biết “ di nhân” người Kinh nào đem cụm từ “ bắt cái nước” vào ngôn ngữ của người Ba na ở đây vì nó mang ý nghĩa là xin được quan hệ nam nữ…
Đêm đó chúng tôi ngồi nhậu bên ánh lửa bập bùng của đống củi ( vì dầu đèn vào thời điểm này vô cùng khan hiếm), vừa ăn uống vừa trò chuyện râm ran vui vẻ. kể về sự việc xảy ra buổi chiều nay. Bất chợt, chúng tôi nhìn thấy những ngọn đuốc lập lòe từ phía xa và thằng cu Tí ở đầu đường chạy tới hổn hễn nói :
- Mấy anh ơi, có các ông trong làng Thượng đi tìm mấy anh đó.
Chúng tôi vội rời mâm rượu, chạy sơ tán ở đằng sau vườn, núp mình sau những lùm cây. Một chập sau, đám nam thanh niên người dân tộc tới. Họ tìm chúng tôi để hỏi về cái tội sàm sở phụ nữ của họ. May sao, ông Tám vốn rành tiếng tiếng dân tộc đã đến gặp và giải thich cho họ là chúng tôi không rành về ngôn ngữ, phong tục người dân tộc nên chỉ hành động vô tình mà thôi. Cuộc hòa giải bắt đầu bên mâm rươu dang dở của chúng tôi và khi họ bằng lòng rút đi, mâm rượu chỉ còn lại những cái chai không, những đống xương bề bộn, ngỗn ngang…
Đó là bài học cho lớp tuổi trẻ ngô nghê, dại khờ của chúng tôi. Về sau, càng lớn tuổi, tôi mới cười thầm về sự ngu ngốc của minh khi tin vào thằng Sơn là có sự khác biệt giữa phụ nữ với nhau và nó đã thú nhận bịa ra chuyện ngang, doc này. Dầu sao đó cũng là kỹ niệm vui và đáng nhớ !
HÀ AN (10-2016)
0 Comment: