Chợ Thần Phong ở Pleiku- Trần Việt
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
CHỢ THẦN PHONG Ở TP PLEIKU.
Theo chân lưu dân người Việt, từ miền đồng bằng lên khai phá vùng “rừng thiêng nước độc” họ đối mặt với bệnh tật, thú dữ, tử sinh để khai khẩn đất hoang, lập làng, tạo cơ sở ban đầu cho một Pleiku thành thị. Theo tài liệu Bảo tàng tỉnh Gia Lai chị Kim Vân ghi lại. Hội Phú, là làng Việt được lập sớm nhất trong khu vực nội thành Pleiku. Khoảng cuối thế kỷ XIX, ông Nguyễn Sĩ (ở thôn Xuân Yên, Cát Tường, Phù Cát, Bình Định) theo các Linh mục Thừa sai lên vùng Kon Tum để buôn bán đồ đồng (chủ yếu là nồi đồng và chinh chiêng) với đồng bào Thượng. Ban đầu những hộ dân này quây quần sống tại vùng rừng ở khu vực cây xăng Chợ Mới hiện nay (đối diện trụ sở UBND thành phố Pleiku). Năm 1907, khi thực dân Pháp lên lập đồn gần đó, chúng đuổi dân làng Hội Phú đi, nên họ phải dời xuống sống thành xóm nhỏ từ nam ngã ba Diệp Kính đến cầu Hội Phú (dọc theo trục đường Hùng Vương hiện nay).
Tháng 6-1946, thực dân Pháp tái chiếm Gia Lai, chiến tranh nổ ra hầu hết dân làng Hội Phú, Hội Thương tản cư về đồng bằng theo đường quốc lộ 19. Đến những năm 1948-1949 và nhất là sau năm 1954, dân Hội Phú, Hội Thương mới dần trở về xin lại nhà cũ và từng bước ổn định cuộc sống. Từ trước năm 1945, những người Việt đầu tiên ở Pleiku không chỉ lập đình làng, (làng Hội Phú, Hội Thương và Trà Bá) họ đã lập chợ ở làng Hội Phú, và chợ Cũ ở làng Hội thương khu vực quanh công viên Quách Thị Trang. Chợ cũ Hội Thương có qui mô lớn hơn (ở vị trí nay là số 179 đường Hùng Vương) đã có nhà lồng, nhiều sạp bán tạp hóa, chủ yếu là lương thực, thực phẩm và đồ dùng cho người Việt và đồng bào dân tộc thiểu số.
Khu chợ “chồm hổm” tự phát, chợ làng Hội Phú được hình thành, ban đầu cũng chỉ vài người bày bán rau-cua-cá theo kiểu “của nhà trồng được, của nhà bắt được” đa phần họ là những cư dân, vốn liếng ít có nhu cầu trao đổi hàng hóa, người không có sạp thì đưa cả quang gánh, thúng mủng, nia mẹt… ngồi bệt xuống lề đường,những người đến sau thì ngồi nối tiếp người trước, dân cư thưa thớt, mà đa số là dân người Thượng, lâu dần chợ đông người, chợ kéo dài theo hai con đường hình chữ Y treo ngược trên đỉnh đốc.
Riêng cái tên Thần Phong nó gắn liến sự kiện: Ngày 7-2-1965, quân Cách mạng tấn công một doanh trại của quân đội VNCH tại Pleiku, gây thiệt mạng cho 8 quân nhân, 126 bị thương và hủy hoại 10 phi cơ. Để trả đủa TT Johnson chấp thuận lực lượng không quân ném bom một căn cứ huấn luyện của miền Bắc tại Đồng Hới 1965. Phi đoàn Thần Phong là phi vụ đầu tiên thâm nhập Bắc Việt. Cùng năm ấy chính quyền Miền Nam tổ chức khánh thành chợ làng Hội Phú với tên gọi “Thần Phong” đầu đường Nguyễn Viết Xuân leo trên cái dốc cao để đến chợ, cái dốc cũng mang tên “ Dốc Thần Phong” như cùng sự kiện.
Những năm 60 của thế kỷ trước, do đường sá chưa hoàn chỉnh nên vào mùa mưa, xe cộ rất chật vật khi đi vào những đoạn đường đất đỏ vừa dốc, vừa lầy lội, trơn trượt… Nhiều nơi xe muốn đi qua được, xe Jeep A1, A2 và xe Dodge của quân đội vào mùa mưa, phải đeo cái rọ bằng xích sắt chống lầy quanh bánh xe mới chạy được. Trong đó có cái dốc chợ Thần phong cũng không ngoại lệ. Do điều kiện đi lại khó khăn ít phát triển, người dân tập trung về chợ Cũ ở làng Hội thương đông hơn đẻ mua bán (công viên Quách Thị Trang)...Từ chỗ sơ khai ban đầu, nay chợ Thần Phong ngày càng phình to về quy mô về hàng hóa, lẫn số người tham gia họp chợ. Để phù hợp sự phát triển đô thị, nền đất khu chợ Thần Phong được qui hoạch làm khu công viên cây xanh để người dân thư giãn, vui chơi và tập thể dục.
Chợ được chuyển sang khu đất ven suối Hội Phú với cái tên mới “Chợ Hội phú” và nằm khiêm tốn ở góc đường Ngô Gia Khảm. Chợ chủ yếu phục vụ người dân trên địa bàn và các vùng lân cận, hàng hóa ở đây không có nhiều khác biệt các khu chợ khác trên địa bàn
Suốt gần hơn một thế kỷ TP Pleiku hình thành và phát triển cho đến ngày nay, cả hai phường Hội Phú và Hội Thương đều trở thành những phường trung tâm của thành phố. Để có được Pleiku hôm nay, điểm lại những gì ông cha ta đã trải qua, đã cố gắng để tạo dựng thì mới thấy rằng; cái giá phải trả quả là không nhỏ.Tôi biết, tôi cũng đọc và tôi cũng nghe những thay đổi lớn lên từng ngày của thành phố Pleiku, còn đó nhưng nét xưa ấm áp giờ đã lạc vào ký ức của mỗi người.
Theo chân lưu dân người Việt, từ miền đồng bằng lên khai phá vùng “rừng thiêng nước độc” họ đối mặt với bệnh tật, thú dữ, tử sinh để khai khẩn đất hoang, lập làng, tạo cơ sở ban đầu cho một Pleiku thành thị. Theo tài liệu Bảo tàng tỉnh Gia Lai chị Kim Vân ghi lại. Hội Phú, là làng Việt được lập sớm nhất trong khu vực nội thành Pleiku. Khoảng cuối thế kỷ XIX, ông Nguyễn Sĩ (ở thôn Xuân Yên, Cát Tường, Phù Cát, Bình Định) theo các Linh mục Thừa sai lên vùng Kon Tum để buôn bán đồ đồng (chủ yếu là nồi đồng và chinh chiêng) với đồng bào Thượng. Ban đầu những hộ dân này quây quần sống tại vùng rừng ở khu vực cây xăng Chợ Mới hiện nay (đối diện trụ sở UBND thành phố Pleiku). Năm 1907, khi thực dân Pháp lên lập đồn gần đó, chúng đuổi dân làng Hội Phú đi, nên họ phải dời xuống sống thành xóm nhỏ từ nam ngã ba Diệp Kính đến cầu Hội Phú (dọc theo trục đường Hùng Vương hiện nay).
Tháng 6-1946, thực dân Pháp tái chiếm Gia Lai, chiến tranh nổ ra hầu hết dân làng Hội Phú, Hội Thương tản cư về đồng bằng theo đường quốc lộ 19. Đến những năm 1948-1949 và nhất là sau năm 1954, dân Hội Phú, Hội Thương mới dần trở về xin lại nhà cũ và từng bước ổn định cuộc sống. Từ trước năm 1945, những người Việt đầu tiên ở Pleiku không chỉ lập đình làng, (làng Hội Phú, Hội Thương và Trà Bá) họ đã lập chợ ở làng Hội Phú, và chợ Cũ ở làng Hội thương khu vực quanh công viên Quách Thị Trang. Chợ cũ Hội Thương có qui mô lớn hơn (ở vị trí nay là số 179 đường Hùng Vương) đã có nhà lồng, nhiều sạp bán tạp hóa, chủ yếu là lương thực, thực phẩm và đồ dùng cho người Việt và đồng bào dân tộc thiểu số.
Khu chợ “chồm hổm” tự phát, chợ làng Hội Phú được hình thành, ban đầu cũng chỉ vài người bày bán rau-cua-cá theo kiểu “của nhà trồng được, của nhà bắt được” đa phần họ là những cư dân, vốn liếng ít có nhu cầu trao đổi hàng hóa, người không có sạp thì đưa cả quang gánh, thúng mủng, nia mẹt… ngồi bệt xuống lề đường,những người đến sau thì ngồi nối tiếp người trước, dân cư thưa thớt, mà đa số là dân người Thượng, lâu dần chợ đông người, chợ kéo dài theo hai con đường hình chữ Y treo ngược trên đỉnh đốc.
Riêng cái tên Thần Phong nó gắn liến sự kiện: Ngày 7-2-1965, quân Cách mạng tấn công một doanh trại của quân đội VNCH tại Pleiku, gây thiệt mạng cho 8 quân nhân, 126 bị thương và hủy hoại 10 phi cơ. Để trả đủa TT Johnson chấp thuận lực lượng không quân ném bom một căn cứ huấn luyện của miền Bắc tại Đồng Hới 1965. Phi đoàn Thần Phong là phi vụ đầu tiên thâm nhập Bắc Việt. Cùng năm ấy chính quyền Miền Nam tổ chức khánh thành chợ làng Hội Phú với tên gọi “Thần Phong” đầu đường Nguyễn Viết Xuân leo trên cái dốc cao để đến chợ, cái dốc cũng mang tên “ Dốc Thần Phong” như cùng sự kiện.
Những năm 60 của thế kỷ trước, do đường sá chưa hoàn chỉnh nên vào mùa mưa, xe cộ rất chật vật khi đi vào những đoạn đường đất đỏ vừa dốc, vừa lầy lội, trơn trượt… Nhiều nơi xe muốn đi qua được, xe Jeep A1, A2 và xe Dodge của quân đội vào mùa mưa, phải đeo cái rọ bằng xích sắt chống lầy quanh bánh xe mới chạy được. Trong đó có cái dốc chợ Thần phong cũng không ngoại lệ. Do điều kiện đi lại khó khăn ít phát triển, người dân tập trung về chợ Cũ ở làng Hội thương đông hơn đẻ mua bán (công viên Quách Thị Trang)...Từ chỗ sơ khai ban đầu, nay chợ Thần Phong ngày càng phình to về quy mô về hàng hóa, lẫn số người tham gia họp chợ. Để phù hợp sự phát triển đô thị, nền đất khu chợ Thần Phong được qui hoạch làm khu công viên cây xanh để người dân thư giãn, vui chơi và tập thể dục.
Chợ được chuyển sang khu đất ven suối Hội Phú với cái tên mới “Chợ Hội phú” và nằm khiêm tốn ở góc đường Ngô Gia Khảm. Chợ chủ yếu phục vụ người dân trên địa bàn và các vùng lân cận, hàng hóa ở đây không có nhiều khác biệt các khu chợ khác trên địa bàn
Suốt gần hơn một thế kỷ TP Pleiku hình thành và phát triển cho đến ngày nay, cả hai phường Hội Phú và Hội Thương đều trở thành những phường trung tâm của thành phố. Để có được Pleiku hôm nay, điểm lại những gì ông cha ta đã trải qua, đã cố gắng để tạo dựng thì mới thấy rằng; cái giá phải trả quả là không nhỏ.Tôi biết, tôi cũng đọc và tôi cũng nghe những thay đổi lớn lên từng ngày của thành phố Pleiku, còn đó nhưng nét xưa ấm áp giờ đã lạc vào ký ức của mỗi người.
Trần Việt
0 Comment: