Những chiếc bình và lũ chuột- Tạ Duy Anh (ST)
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NHỮNG CHIẾC BÌNH VÀ LŨ CHUỘT
Lời tác giả: Nếu ai đọc truyện ngắn này đều sẽ nghĩ tác giả của nó lấy cảm hứng từ câu nói đang rất nổi tiếng của Tổng bí thư khi ông phát biểu trước cử tri về chống tham nhũng: “Đánh con chuột đừng để vỡ bình”. Nhưng hóa ra tác giả viết nó từ năm 2007, in lần đầu trên Báo Nông nghiệp số Tết Mậu Tý với đầu đề: Cha tôi, tôi và con trai, in lại trong tập truyện Lãng Du-Nhà xuất bản Thời đại 2011-và được Giải thưởng văn học Thủ đô 2012.
Lúc cha tôi còn sống ông không cho bất cứ ai tự tiện bước vào căn phòng làm việc của ông, trừ mẹ tôi nhưng với điều kiện rõ ràng là bà không được thay đổi trật tự đồ đạc do cha tôi thiết lập. Một vài lần tôi vô tình vi phạm và phải trả giá đắt cho dù tôi là đứa con trai duy nhất trong nhà, trước sau gì thì cũng kế thừa những thứ cha tôi để lại. Cha tôi chắc chắn là biết rất rõ điều đó. Nhưng có thể ông nghĩ bao giờ đến cái ngày đó hẵng hay. Khi ông còn trên trần gian này thì không ai trong chúng tôi được làm trái lời ông. Cuối cùng thì tôi cũng quen với những nguyên tắc của cha tôi và tránh xa căn phòng làm việc của ông.
Cho đến khi cha tôi qua đời.
Đương nhiên trong những thứ mà tôi được thừa kế, có cả căn phòng làm việc của cha. Tại đó mẹ đặt ảnh cha và thêm vào một vài kỷ vật của người. Những ngày đầu ngồi trên chiếc ghế cha tôi từng ngồi, viết trên chiếc bàn cha tôi từng viết, tôi cứ cố hình dung lại xem khi suy nghĩ thì cha tôi nhìn vào vật gì. Bởi vì cả trăm lần đều giống nhau, hễ cứ bước từ phòng làm việc ra là cha tôi cáu ầm lên. Mặt ông những khi đó giống như mặt của người bị căn bệnh đau tức. Chả may cho tôi nếu lúc ấy láng cháng chơi gần đó. Thể nào ông cũng tìm cách quát tháo một hồi, không cần biết mặt tôi ngơ ngác, tội nghiệp ra sao. Dường như phải có ai đó hứng chịu cơn cáu giận của ông. Không tôi thì sẽ là người khác. Cũng phải mãi về sau, qua những lời an ủi của mẹ, tôi mới phát hiện ra điều đó. Vì thế không ít lần mẹ tôi chủ động là kẻ chịu trận. Thay vì tức giận, bà lặng lẽ vào phòng cha và nhặt đám đầu mẩu thuốc cuốn bị cha vứt bừa bãi xuống đất. Tôi đã từng thấy chúng xếp lại như một bông hoa và không thể đếm được.
Những cơn cáu giận vô cớ của cha vẫn luôn là nỗi ám ảnh tôi không phải vì nỗi oan ức mà chúng tôi phải cắn răng chịu, mà vì một câu hỏi: tại sao cha lại cáu giận mỗi khi bước từ trong phòng làm việc ra? Điều gì khiến thần kinh cha tôi bị ức chế? Chuyện gì thường khiến ông bỏ dở công việc viết lách, là thứ công việc mà ông đam mê, bước ào ra ngoài, hai tay ôm thái dương trong khi miệng thì tru tréo lên nguyền rủa lung tung? Đôi khi tôi thất kinh đến mức ngồi nép xuống không hẳn chỉ vì sợ cha chụp tóc xoay ngược mặt ra phía sau như nhiều lần ông làm thế, mà do tôi không dám nhìn vào mặt cha tôi lúc đó. Nó y hệt như khuôn mặt của người bị con vật có nọc độc đốt vào chỗ hiểm. Nói như mẹ tôi, một khuôn mặt nát vụn bởi hàng nghìn vết vằm.
Phải thường xuyên chịu đựng cái gì khủng khiếp lắm người ta mới bị như vậy? Nhưng tôi tìm khắp cũng không phát hiện ra bất cứ điều gì ngoài một bức tường mầu xám của ngôi nhà cổ kề sát với gia đình chúng tôi. Những con vật đắp bằng vữa trong mười hai con giáp dùng làm họa tiết trang trí đều không còn nguyên lành nhưng cũng không đến nỗi tiêu điều quá. Thậm chí nó còn gây nên sự thích thú bởi những bộ mặt có cá tính do tài hoa của nhà nghệ nhân nào đó. Cha tôi chắc chắn không thể vì lũ vật đáng yêu ấy mà bị đè nén cảm xúc đến mức phát hoả ra như vậy. Không có căn cứ khoa học cho kết luận ấy, kể cả về mặt tâm lý cũng như bệnh lý. Nhưng công việc không cho tôi tiếp tục làm tiếp cái thí nghiệm ngẫu hứng ấy. Vả lại điều đó - tôi muốn nói đến những cơn cáu giận vô cớ của cha tôi - giờ đây - khi cha tôi đã thành người thiên cổ - cũng không còn là ấn tượng nặng nề nữa. Chả ai trách một người thân đã chết vì những việc họ làm lúc còn sống khiến mình buồn bực. Thậm chí với tôi đó thực sự là những kỷ niệm để tôi luôn nhớ về cha mình, một người cha nghiêm khắc với bản thân, tự đặt ra những nguyên tắc làm khổ mình và tôn trọng quá khứ một cách thái quá.
Dần dần tôi nhận ra, được làm việc trong căn phòng cha từng làm việc, dùng những đồ vật cha từng dùng, thấy tấm hình cha trang nghiêm treo trước mặt... là một điều vô cùng hạnh phúc. Nó cho tôi cảm giác luôn có cha bên cạnh và được cha che chở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mà công việc của tôi thì luôn cần một sự trợ lực về tinh thần. Tôi chỉ chuyển thêm một vài thứ cần thiết, như chiếc kệ tài liệu, bàn vi tính... còn lại giữ nguyên những thứ cha để lại, kể cả chai rưọu cha tôi uống còn một chút đặt ngay trước mặt tôi. Trật tự của những đồ vật ấy có chỗ không hợp với tôi, chẳng hạn tôi thấy chúng khá lộn xộn, nhưng tôi cũng không định thay đổi. Trong cái đám lộn xộn ấy phải kể đến đầu tiên là những chiếc bình gốm.
(Truyện ngắn của Tạ Duy Anh)
Lời tác giả: Nếu ai đọc truyện ngắn này đều sẽ nghĩ tác giả của nó lấy cảm hứng từ câu nói đang rất nổi tiếng của Tổng bí thư khi ông phát biểu trước cử tri về chống tham nhũng: “Đánh con chuột đừng để vỡ bình”. Nhưng hóa ra tác giả viết nó từ năm 2007, in lần đầu trên Báo Nông nghiệp số Tết Mậu Tý với đầu đề: Cha tôi, tôi và con trai, in lại trong tập truyện Lãng Du-Nhà xuất bản Thời đại 2011-và được Giải thưởng văn học Thủ đô 2012.
Lúc cha tôi còn sống ông không cho bất cứ ai tự tiện bước vào căn phòng làm việc của ông, trừ mẹ tôi nhưng với điều kiện rõ ràng là bà không được thay đổi trật tự đồ đạc do cha tôi thiết lập. Một vài lần tôi vô tình vi phạm và phải trả giá đắt cho dù tôi là đứa con trai duy nhất trong nhà, trước sau gì thì cũng kế thừa những thứ cha tôi để lại. Cha tôi chắc chắn là biết rất rõ điều đó. Nhưng có thể ông nghĩ bao giờ đến cái ngày đó hẵng hay. Khi ông còn trên trần gian này thì không ai trong chúng tôi được làm trái lời ông. Cuối cùng thì tôi cũng quen với những nguyên tắc của cha tôi và tránh xa căn phòng làm việc của ông.
Cho đến khi cha tôi qua đời.
Đương nhiên trong những thứ mà tôi được thừa kế, có cả căn phòng làm việc của cha. Tại đó mẹ đặt ảnh cha và thêm vào một vài kỷ vật của người. Những ngày đầu ngồi trên chiếc ghế cha tôi từng ngồi, viết trên chiếc bàn cha tôi từng viết, tôi cứ cố hình dung lại xem khi suy nghĩ thì cha tôi nhìn vào vật gì. Bởi vì cả trăm lần đều giống nhau, hễ cứ bước từ phòng làm việc ra là cha tôi cáu ầm lên. Mặt ông những khi đó giống như mặt của người bị căn bệnh đau tức. Chả may cho tôi nếu lúc ấy láng cháng chơi gần đó. Thể nào ông cũng tìm cách quát tháo một hồi, không cần biết mặt tôi ngơ ngác, tội nghiệp ra sao. Dường như phải có ai đó hứng chịu cơn cáu giận của ông. Không tôi thì sẽ là người khác. Cũng phải mãi về sau, qua những lời an ủi của mẹ, tôi mới phát hiện ra điều đó. Vì thế không ít lần mẹ tôi chủ động là kẻ chịu trận. Thay vì tức giận, bà lặng lẽ vào phòng cha và nhặt đám đầu mẩu thuốc cuốn bị cha vứt bừa bãi xuống đất. Tôi đã từng thấy chúng xếp lại như một bông hoa và không thể đếm được.
Những cơn cáu giận vô cớ của cha vẫn luôn là nỗi ám ảnh tôi không phải vì nỗi oan ức mà chúng tôi phải cắn răng chịu, mà vì một câu hỏi: tại sao cha lại cáu giận mỗi khi bước từ trong phòng làm việc ra? Điều gì khiến thần kinh cha tôi bị ức chế? Chuyện gì thường khiến ông bỏ dở công việc viết lách, là thứ công việc mà ông đam mê, bước ào ra ngoài, hai tay ôm thái dương trong khi miệng thì tru tréo lên nguyền rủa lung tung? Đôi khi tôi thất kinh đến mức ngồi nép xuống không hẳn chỉ vì sợ cha chụp tóc xoay ngược mặt ra phía sau như nhiều lần ông làm thế, mà do tôi không dám nhìn vào mặt cha tôi lúc đó. Nó y hệt như khuôn mặt của người bị con vật có nọc độc đốt vào chỗ hiểm. Nói như mẹ tôi, một khuôn mặt nát vụn bởi hàng nghìn vết vằm.
Phải thường xuyên chịu đựng cái gì khủng khiếp lắm người ta mới bị như vậy? Nhưng tôi tìm khắp cũng không phát hiện ra bất cứ điều gì ngoài một bức tường mầu xám của ngôi nhà cổ kề sát với gia đình chúng tôi. Những con vật đắp bằng vữa trong mười hai con giáp dùng làm họa tiết trang trí đều không còn nguyên lành nhưng cũng không đến nỗi tiêu điều quá. Thậm chí nó còn gây nên sự thích thú bởi những bộ mặt có cá tính do tài hoa của nhà nghệ nhân nào đó. Cha tôi chắc chắn không thể vì lũ vật đáng yêu ấy mà bị đè nén cảm xúc đến mức phát hoả ra như vậy. Không có căn cứ khoa học cho kết luận ấy, kể cả về mặt tâm lý cũng như bệnh lý. Nhưng công việc không cho tôi tiếp tục làm tiếp cái thí nghiệm ngẫu hứng ấy. Vả lại điều đó - tôi muốn nói đến những cơn cáu giận vô cớ của cha tôi - giờ đây - khi cha tôi đã thành người thiên cổ - cũng không còn là ấn tượng nặng nề nữa. Chả ai trách một người thân đã chết vì những việc họ làm lúc còn sống khiến mình buồn bực. Thậm chí với tôi đó thực sự là những kỷ niệm để tôi luôn nhớ về cha mình, một người cha nghiêm khắc với bản thân, tự đặt ra những nguyên tắc làm khổ mình và tôn trọng quá khứ một cách thái quá.
Dần dần tôi nhận ra, được làm việc trong căn phòng cha từng làm việc, dùng những đồ vật cha từng dùng, thấy tấm hình cha trang nghiêm treo trước mặt... là một điều vô cùng hạnh phúc. Nó cho tôi cảm giác luôn có cha bên cạnh và được cha che chở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Mà công việc của tôi thì luôn cần một sự trợ lực về tinh thần. Tôi chỉ chuyển thêm một vài thứ cần thiết, như chiếc kệ tài liệu, bàn vi tính... còn lại giữ nguyên những thứ cha để lại, kể cả chai rưọu cha tôi uống còn một chút đặt ngay trước mặt tôi. Trật tự của những đồ vật ấy có chỗ không hợp với tôi, chẳng hạn tôi thấy chúng khá lộn xộn, nhưng tôi cũng không định thay đổi. Trong cái đám lộn xộn ấy phải kể đến đầu tiên là những chiếc bình gốm.
0 Comment: