Thế thái nhân tình qua thơ Đặng Xuân Xuyến- Đỗ Anh Tuyến
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
THẾ THÁI NHÂN TÌNH QUA THƠ ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến gửi tặng tập thơ CƯỠNG XUÂN đã lâu nhưng vì bận nên tôi chưa viết lời cảm nhận được. Hơn nữa, nhà phê bình Châu Thạch và nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm giới thiệu tập thơ đã khá công tâm, đã đủ ý, đủ lời nên tôi cũng khó viết thêm.
Bài viết này, giới thiệu một số bài thơ ở mảng thơ thế thái nhân tình, tức thơ thế sự, của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến, đã được anh công bố rộng rãi trên các trang mạng nhưng chưa in thành sách, theo cảm nhận của riêng tôi là hay, lạ và độc đáo. Xin được chia sẻ cùng quý vị.
1.
Quê nghèo (01) là một trong số những bài thơ hay của Đặng Xuân Xuyến. Bài thơ là tiếng lòng đớn đau của người con khi phải chính kiến cảnh đói nghèo, cơ cực trải dài qua bao năm tháng, qua bao thế hệ ở làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bài thơ chiếm được nhiều cảm tình của người đọc, được nhiều tác giả viết lời bình nhưng chiếc cổng làng - hình tượng độc đáo trong Quê nghèo - lại chỉ được bình thoảng qua, trong khi lẽ ra phải dành cho chiếc cổng làng một lượng câu chữ nhiều hơn thế.
Tôi nghĩ chiếc cổng làng của Quê nghèo không còn là cổng làng của riêng làng Đá nữa mà là biểu tượng của thể chế XHCN đã giam hãm, trói buộc người dân trong đói nghèo, tù túnǵ... Đấy là tiếng kêu nghẹn uất của nhà thơ về nỗi đau của chế độ đã đè nặng lên cuộc sống cơ cực, khốn quẫn của người dân. Hình ảnh cái cổng làng “Sừng sững bê tông cốt thép/ Ngạo nghễ tượng đài/ Ngạo nghễ trần ai” cũng khiến người đọc liên tưởng tới hiện tượng cả xã hội thi nhau xây dựng các loại tượng đài để đục khoét ngân khố quốc gia, làm khổ thêm cuộc sống “trăm đắng ngàn cay” của người dân. Thật đau xót khi biểu tượng chiếc cổng làng - biểu tượng ngàn đời của văn hóa làng xã Việt Nam đã bị thể chế hóa, để không chỉ “Giam hãm đời người/ Tù túng giấc mơ.”, mà còn đầy đọa, đẩy cuộc sống người dân xót xa đến mức: “Quê tôi nghèo/ Nghèo cả giấc mơ.”
2.
Ru Con (02) là bài thơ Đặng Xuân Xuyến viết tặng con trai của anh, đã làm run rẩy, xúc động trái tim người đọc bởi tình yêu con bao la, sự hy sinh cho con vô bờ bến của người cha. Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành (021) khi bình đã bật lên được thần thái của bài thơ:
“Không một lời kể lể, không một câu đấu tố “kẻ” được gọi là “người lớn” đã “dạy hư”, làm khổ đứa con bé bỏng của mình, nhưng đã hiện lên hoạt cảnh đầy kịch tính, xúc động: “Con níu vào giấc ngủ/ Kiếm nụ cười trong mơ”.
Đọc đến đây tôi đã khóc, khóc thật sự bởi hình ảnh “con níu vào giấc ngủ” chứ không phải níu con vào giấc ngủ - “Kiếm nụ cười trong mơ” chứ không phải nở nụ cười trong mơ. Động từ “níu” và “kiếm” sử dụng thật đắt và sống động, gây được xúc cảm: Một đứa trẻ ở lứa tuổi rất ngây thơ trong sáng đã sớm hiểu chuyện, ý thức được thiệt thòi của mình mà “níu vào giấc ngủ” để “kiếm nụ cười trong mơ”, để tự bù đắp những thua thiệt cho mình. Và người cha, cảm được những giọt lệ âm thầm của người con, hiểu được những khao khát, thua thiệt của người con, đã lặng nhìn con ngủ với những xót xa trĩu nặng. Dù không vạch tội cụ thể “người lớn” nào đã làm khổ con mình nhưng người đọc vẫn nhận diện ra kẻ đó là ai và cảm nhận được nỗi uất hận trào dâng trong lòng người cha đối với kẻ nhẫn tâm làm khổ con mình. Đây là khổ thơ mấu chốt. Cấu tứ đặc biệt này tạo dòng chảy sức sống của bài thơ.
(…) Tiêu đề bài thơ tuy cũ, cấu tứ thơ lại hiền lành nhưng sự chân thực được cất lên từ tình yêu thương con vô bờ của người cha đã khiến bài thơ sống động, có sức truyền cảm, làm run rẩy, xúc động trái tim người đọc. Đấy chính là cái thành công, cái được của Ru Con!”
Nhà thơ Đặng Xuân Xuyến gửi tặng tập thơ CƯỠNG XUÂN đã lâu nhưng vì bận nên tôi chưa viết lời cảm nhận được. Hơn nữa, nhà phê bình Châu Thạch và nhà thơ Nguyễn Thanh Lâm giới thiệu tập thơ đã khá công tâm, đã đủ ý, đủ lời nên tôi cũng khó viết thêm.
Bài viết này, giới thiệu một số bài thơ ở mảng thơ thế thái nhân tình, tức thơ thế sự, của nhà thơ Đặng Xuân Xuyến, đã được anh công bố rộng rãi trên các trang mạng nhưng chưa in thành sách, theo cảm nhận của riêng tôi là hay, lạ và độc đáo. Xin được chia sẻ cùng quý vị.
1.
Quê nghèo (01) là một trong số những bài thơ hay của Đặng Xuân Xuyến. Bài thơ là tiếng lòng đớn đau của người con khi phải chính kiến cảnh đói nghèo, cơ cực trải dài qua bao năm tháng, qua bao thế hệ ở làng quê, nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Bài thơ chiếm được nhiều cảm tình của người đọc, được nhiều tác giả viết lời bình nhưng chiếc cổng làng - hình tượng độc đáo trong Quê nghèo - lại chỉ được bình thoảng qua, trong khi lẽ ra phải dành cho chiếc cổng làng một lượng câu chữ nhiều hơn thế.
Tôi nghĩ chiếc cổng làng của Quê nghèo không còn là cổng làng của riêng làng Đá nữa mà là biểu tượng của thể chế XHCN đã giam hãm, trói buộc người dân trong đói nghèo, tù túnǵ... Đấy là tiếng kêu nghẹn uất của nhà thơ về nỗi đau của chế độ đã đè nặng lên cuộc sống cơ cực, khốn quẫn của người dân. Hình ảnh cái cổng làng “Sừng sững bê tông cốt thép/ Ngạo nghễ tượng đài/ Ngạo nghễ trần ai” cũng khiến người đọc liên tưởng tới hiện tượng cả xã hội thi nhau xây dựng các loại tượng đài để đục khoét ngân khố quốc gia, làm khổ thêm cuộc sống “trăm đắng ngàn cay” của người dân. Thật đau xót khi biểu tượng chiếc cổng làng - biểu tượng ngàn đời của văn hóa làng xã Việt Nam đã bị thể chế hóa, để không chỉ “Giam hãm đời người/ Tù túng giấc mơ.”, mà còn đầy đọa, đẩy cuộc sống người dân xót xa đến mức: “Quê tôi nghèo/ Nghèo cả giấc mơ.”
2.
Ru Con (02) là bài thơ Đặng Xuân Xuyến viết tặng con trai của anh, đã làm run rẩy, xúc động trái tim người đọc bởi tình yêu con bao la, sự hy sinh cho con vô bờ bến của người cha. Nhà thơ Nguyễn Đăng Hành (021) khi bình đã bật lên được thần thái của bài thơ:
“Không một lời kể lể, không một câu đấu tố “kẻ” được gọi là “người lớn” đã “dạy hư”, làm khổ đứa con bé bỏng của mình, nhưng đã hiện lên hoạt cảnh đầy kịch tính, xúc động: “Con níu vào giấc ngủ/ Kiếm nụ cười trong mơ”.
Đọc đến đây tôi đã khóc, khóc thật sự bởi hình ảnh “con níu vào giấc ngủ” chứ không phải níu con vào giấc ngủ - “Kiếm nụ cười trong mơ” chứ không phải nở nụ cười trong mơ. Động từ “níu” và “kiếm” sử dụng thật đắt và sống động, gây được xúc cảm: Một đứa trẻ ở lứa tuổi rất ngây thơ trong sáng đã sớm hiểu chuyện, ý thức được thiệt thòi của mình mà “níu vào giấc ngủ” để “kiếm nụ cười trong mơ”, để tự bù đắp những thua thiệt cho mình. Và người cha, cảm được những giọt lệ âm thầm của người con, hiểu được những khao khát, thua thiệt của người con, đã lặng nhìn con ngủ với những xót xa trĩu nặng. Dù không vạch tội cụ thể “người lớn” nào đã làm khổ con mình nhưng người đọc vẫn nhận diện ra kẻ đó là ai và cảm nhận được nỗi uất hận trào dâng trong lòng người cha đối với kẻ nhẫn tâm làm khổ con mình. Đây là khổ thơ mấu chốt. Cấu tứ đặc biệt này tạo dòng chảy sức sống của bài thơ.
(…) Tiêu đề bài thơ tuy cũ, cấu tứ thơ lại hiền lành nhưng sự chân thực được cất lên từ tình yêu thương con vô bờ của người cha đã khiến bài thơ sống động, có sức truyền cảm, làm run rẩy, xúc động trái tim người đọc. Đấy chính là cái thành công, cái được của Ru Con!”
0 Comment: