Nụ tầm xuân- Nguyễn Bàng
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NỤ TẦM XUÂN
Mới tảng sáng đã nghe chuông điện thoại reo. Nhìn vào màn hình, tôi nhận ra ngay đây là cuộc gọi của anh Tiến, ông bạn già của tôi đang sống ở ngoài Bắc:
- Ngoài này suốt Giêng Hai vừa rồi gió Đông ẩm ướt mưa phùn nhưng hôm nay tạnh ráo và trời hửng rất đẹp ông ạ! Nụ tầm xuân nhà tôi bắt đầu nở rồi đấy.
Tôi và anh Tiến, thời trẻ đã có với nhau 10 năm chung trường chung lớp suốt từ Tiểu học đến hết Trung học thì mới phải chia tay nhau. Nói đúng hơn là cả hai chúng tôi đều phải chia tay với học đường vì kinh tế của cả hai gia đình đều èo uột không thể cõng nổi chúng tôi thêm mấy năm Đại học.
Ít lâu sau, anh Tiến xin được một chân làm ở Thư viện Nhân Dân thành phố. Một chân sai vặt, quét dọn các kho sách, diệt mối, tu chỉnh các bìa sách bị xé rách, đóng lại các trang sách bị bong chỉ và cả việc quét dọn hành lang, cắt xén cỏ, tưới hoa ngoài vườn...Bù lại với những tạp vụ không danh giá gì đó, anh Tiến có điều kiện mượn khá nhiều sách quý hiếm đem về nhà đọc; nhờ đó kiến thức của anh được mở mang mỗi ngày một dày một rộng, nói không ngoa còn hơn nhiều sinh viên Đại học chính quy. Anh bắt đầu viết văn, làm thơ, đặc biệt là viết các công trình khảo cứu về phố phường anh ở gửi đăng trên một số báo ở Hà Nội. Chưa thành danh nhưng cũng được nhiều người đọc mến mộ gửi thư khen ngợi.
Tôi thì xin được một chân cán bộ ngân hàng, suốt ngày cộng trừ nhân chia với các dãy số. Vì thế tôi và anh Tiến ít có dịp đến chơi với nhau.
Thế rồi, một buổi sáng chủ nhật, anh Tiến dẫn theo một cô gái đến thăm tôi. Anh cười cười bẽn lẽn nhưng xem chừng trong lòng rất vui sướng:
- Đây là Hiền Khanh, sinh viên năm thứ nhất Đại học Sư phạm, một độc giả tích cực của Thư viện thành phố.
- Chào chị! Tôi vừa bắt tay anh Tiến vừa gật đầu chào Hiền Khanh và có cảm giác đã gặp cô gái xinh đẹp này ở đâu đó lâu rồi. Mãi sau khi anh Tiến cùng Hiền Khanh ra về, tôi mới bật nhớ ra, đó là hình ảnh cô Mai trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của nhà văn Khái Hưng mà tôi đã hình dung ra sau khi đọc xong cuốn truyện đã làm thổn thức trái tim hàng triệu người một thời: Một thiếu nữ mười tám, mặt trái xoan, nước da trắng, hai con mắt như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Một nhan sắc đoan trang dịu dàng. Tôi mừng cho anh Tiến, bạn tôi có được một người bạn gái như thế.
Năm sau, tôi phải điều lên Ngân hàng khu Tự trị Thái Mèo làm công tác tín dụng. Một công việc gian nan và cực nhọc: Vài anh chị em cùng nhau lội bộ khiêng, gánh những hòm tiền đến những vùng cao xa xôi nhất, hiểm trở nhất và cũng là nghèo nhất cho dân bản làng vay để tăng gia sản xuất, đi đâu cũng thấy núi và sỏi đá cùng gió hoang vu, có khi nửa ngày không nhìn thấy một nếp nhà nhỏ. Có hôm sương đêm chưa tan đã phải lên đường, có ngày mưa phủ kín núi rừng qua ngày qua đêm, phải bảo nhau cố tìm được một hang núi để trú ẩn vừa bảo vệ không cho hòm tiền bị ướt vừa tránh cho không bị sét đánh và vắt cắn. Công tác tín dụng miền núi thời ấy như thế nhưng có ông nhạc sĩ chỉ ngồi ở Hà Nội, nghe một nữ nhân viên làm tín dụng, người dân tộc Tày do một ông lãnh đạo cao cấp của ngân hàng chọn và giới thiệu đã viết nên một bài hát với những lời thật hay đẹp và lãng mạn. Bài ca đã được nhiều danh ca hát và được phát véo von trên loa đài công cộng nhiều năm liên tiếp.
Ai ngờ, mùa xuân năm sau, thư của anh Tiến từ Hà Nội lên miền núi cho tôi đặc nhừng dòng chữ rất buồn báo cho tôi biết, anh và Hiền Khanh đã phải chia tay nhau vì không vượt qua nổi một rào cản. Anh viết, Hiền Khanh đã khóc trên vai anh và nói:
- Em đã để tiếc cho anh rồi. Ông Thủ trưởng của bố em đã nói trắng ra rằng, nếu bố em chịu gả em cho con trai ông ấy thì bố em sẽ không phải điều động đi xa và khi em ra trường, ông ấy sẽ xin cho em về một trường cấp 3 lớn của Thành phố. Mà anh biết đấy, bố em là công chức lưu dung trong lòng lúc nào cũng như con chim đã phải cung nên rất sợ làn cây cong, mẹ em thì có bệnh tim, 4 chị em em vẫn còn đang đi học nên cả nhà em không biết làm gì hơn trước sự sắp đặt của định mệnh. Em chỉ còn biết lỗi hẹn với anh, xin anh tha thứ và hãy quên em đi.
Mùa Hè năm đó, Hiền Khanh thi ra trường thì ngay đầu Thu, khi thiên hạ bị quyến rũ bởi màu cốm xanh ngọc thanh tao và sắc đỏ rực rỡ của những trái hồng mọng ngọt thì nàng cũng bị đẩy lên xe hoa về nhà chồng. Anh Tiến đã gửi thư cho tôi và bảo, anh không đến dự đám cưới của Hiền Khanh mặc dù nàng không quên gửi thiếp mời cho anh. Anh nói, anh không muốn phải nhìn cảnh cô dâu gượng cười trong pháo hoa và anh cũng không muốn sẽ phải đau xót tự hỏi lòng mình: “Xe hoa đó em đi về với ai?”.
Cuối thư, anh Tiến nói thêm, anh đã quyết định xin thôi làm ở Thư viện và sẽ đi đến một thành phố khác để kiếm sống. Anh bảo:
- Không phải là tôi bỏ trốn một mối tình lỡ hẹn mà chỉ vì, tôi không muốn sẽ còn phải gặp lại Hiền Khanh mặc dù ngày đêm tôi vẫn tưởng nhớ nàng đến đau thắt trái tim. Tôi muốn nàng dần dà sẽ được yên bề gia thất và gia đình nàng được sống bình an. Vì thế, nếu còn ở Hà Nội, tôi sợ, tôi sẽ như chàng trai trong ca dao “trèo lên cây bưởi hái hoa/ bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân” để được gặp nàng khiến nàng phải thổn thức với những lời khổ đau nuối tiếc “Giờ đây em đã có chồng/ Như chim vào lồng như cá cắn câu...”. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, đẹp, rất đẹp nhưng duyên phận mình không thể hái được thì chọn cách ra đi như tôi là tốt nhất. Lại thêm điều này nữa, nếu không bao giờ còn gặp lại Hiền Khanh, tôi sẽ giữ được mãi mãi trong lòng mình hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp đoan trang của nàng.
Ba năm sau, tôi thôi làm cán bộ tín dụng ngân hàng ở miền núi. Trở lại miền xuôi, theo địa chỉ anh Tiến ghi trong thư, tôi đáp xe lửa xuống thành phố biển để tìm gặp bạn.
Bây giờ anh Tiến đang làm biên tập viên cho tờ báo của thành phố. Anh đã lấy vợ, một cô thợ nhà in của báo không mấy xinh đẹp nhưng nom rất có duyên và họ đã có đứa con gái đầu lòng gần một tuổi. Vợ chồng anh biết bảo nhau ăn tiêu dành dụm nên đã mua được một căn nhà nhỏ, mái lợp giấy dầu ở một làng ven thành cách toà báo chừng 3 cây số cũng tiện cho việc ăn ở và đạp xe đi làm hàng ngày.
Sau khi cạn chén trà nóng pha nước đầu, anh Tiến bỗng hỏi tôi:
- Anh nhìn xem giậu tầm xuân của tôi có đẹp không?
Theo tay anh chỉ về phía cổng, tôi nhận ra giậu tầm xuân ở bên cánh phải mà lúc vào nhà tôi không kịp để ý. Những nhánh tầm xuân đua nhau leo bám trên một hàng rào dựng bằng những dóng trúc thẳng vàng óng, nhánh nào nhánh ấy đều một màu nâu xanh nom rất khoẻ với những chùm lá xanh tươi mướt mắt.
- Đẹp lắm! – Tôi khen thật lòng và thoáng hiểu vì sao anh Tiến lại trồng bụi tầm xuân ấy.
- Vào dịp nụ tầm xuân nở còn đẹp gấp bội anh ạ! – Anh Tiến nói thêm.
Chị vợ anh Tiến đang cho con ăn bột bên ngoài mái hiên, nghe chúng tôi nói với nhau như thế cũng chen vọng lời vào
- Các nhà hàng xóm xung quanh người ta toàn trồng các loài hoa quý như mẫu đơn, hải đường, hoàng mai, tịnh lan hay là các loại hồng đẹp từ hồng nhung đến hồng vàng và cả hồng đen rất hiếm. Riêng nhà em, anh ấy lại chỉ trồng mỗi cái cây tầm xuân mà dân làng gọi là hồng leo hay hồng dại, cành cây đầy gai góc, có gì đâu mà nhà em và bác cứ nức nở khen là đẹp? Mà lại rất lạ, khi nụ nở, rõ ràng là những cánh hoa hồng dại có màu hồng nhạt nhưng nhà em cứ nhất định bảo nó là màu xanh biếc, bác ạ! Anh ấy lại còn bảo, em thấy nó màu hồng nhạt thì em cứ bảo là hồng nhạt theo con mắt nhìn của em, còn anh thấy nó xanh biếc thì anh cứ bảo là xanh biếc theo cảm nhận của anh. Em nghe mà tức anh ách nhưng không dám đôi co với ông gàn bát sách cho nó êm cửa êm nhà.
Nghe chị vợ anh Tiến nói, tôi biết trong tim anh vẫn dấu một bóng hình của Hiền Khanh và chắc anh chưa bao giờ kể về nàng với vợ. Tôi lựa lời nói để vợ anh vui lòng:
- Chị nói rất đúng, hoa tầm xuân chỉ là một nhánh của loài hoa mọc hoang dại trong họ hoa hồng, hoa thường có màu trắng hay hồng, hương sắc khiêm nhường hơn nhiều với các loài hoa mà chị vừa kể. Nhưng ở Trung Quốc, người ta gọi Tầm Xuân bằng cả chục tên khác nhau trong đó có những cái tên rất đẹp như: ngưu cúc, thập tỉ muội, thất tỉ muội, dã tường vi. Chị là vợ anh Tiến, chị thừa biết anh ấy hay làm thơ nên anh ấy bảo màu nó "xanh biếc" là nói theo bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa trong đó có câu:
Chị vợ anh Tiến bày tỏ thắc mắc:
- Em cũng biết bài ca dao ấy và em cũng rất thương cảm cho cô gái ấy. Nhưng không hiểu sao dân gian cũng cứ xưng xưng nói Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc làm vậy, chả nhẽ các cụ ta đã nói sai?
Không biết nói sao cho đúng, tôi đành chống chế:
- Có thể vì tác giả bài ca dao đã túng vận nên chỉ nói cho suôn sẻ, xanh biếc cho hợp với vần "iếc" trong hai tiếng “anh tiếc" của câu sau.
Khi chị vợ anh Tiến đã bế con ra ngoài cổng dỗ cho nó ăn nốt mấy thìa bột, tôi mới nhìn thẳng vào mặt anh và nói trêu anh:
- Tôi định nói với vợ anh rằng: Nụ tầm xuân không chỉ nở ra xanh biếc như câu ca dao đâu mà còn nghìn đời xanh biếc như câu thơ Hiền Khanh, người yêu đầu đời của chồng chị đấý!
Anh Tiến gãi đầu cười xuề xoà:
- Nhà tôi nói năng bộc tuệch kiểu dân thợ thuyền vậy thôi nhưng cô ấy rất chiều chồng và yêu con, ông ạ. Còn tại sao tôi cứ cãi bằng được với cô ấy rằng Nụ tầm xuân màu xanh biếc là vì mỗi dịp nụ tầm xuân trên giậu hoa nhà mình nở, thoạt đầu nhìn thì đúng là cánh hoa màu hồng nhạt thật. Nhưng rồi câu thơ của Hiền Khanh năm xưa lại thổn thức ngân lên: Nụ tầm xuân ngàn đời xanh biếc thì không hiểu sao, trong mắt tôi bỗng biến mất cái màu hồng thực của nó mà chỉ còn thấy cái màu xanh biếc ảo giác ấy thôi.
*
Bây giờ trong buổi mai trời hửng ở ngoài Bắc, anh Tiến lại khoe qua sóng điện thoại với tôi Nụ tầm xuân nhà anh lại bắt đầu nở rồi. Đã thành thông lệ, nghe anh khoe như thế, tôi vui vẻ hỏi anh vẫn là câu hỏi cũ từ năm ngoái và các năm xưa:
- Vẫn xanh biếc chứ?
Và tôi biết, anh Tiến sẽ đáp lại bằng hai tiếng khẳng định chắc nịch:
- Xanh biếc!
Rồi hai đứa cùng cười, chúc sức khoẻ nhau trong điện thoại là xong cuộc gọi.
Nhưng năm nay, khi đáp xong hai tiếng “xanh biếc”, anh Tiến bỗng trầm giọng nói tiếp luôn:
- Ông ạ! Giờ chúng mình đã thành hai ông lão tám mươi cả rồi. Hiền Khanh của tôi ngày xưa kém tôi 6 tuổi, giờ chắc cũng đã thành bà già bẩy mấy rồi, ông nhỉ? Nhưng may sao, ngần ấy mấy chục năm, tôi đã không phải một lần gặp lại nàng nên trong tôi không hề có một hình bóng bà già Hiền Khanh mà vẫn chỉ có hình ảnh một nàng Hiền Khanh mười tám đôi mươi, mặt trái xoan, nước da trắng, hai con mắt như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Một nhan sắc đoan trang dịu dàng mà anh nói như cô Mai trong tiểu thuyết Nửa chững Xuân của Khái Hưng. Tôi sẽ giữ trong lòng tôi cái hình ảnh ấy của nàng, không dám nói được nghìn đời như câu thơ nàng viết Nụ tầm xuân nghìn đời xanh biếc nhưng chắc chắn sẽ là trọn một đời người của tôi!...
Mới tảng sáng đã nghe chuông điện thoại reo. Nhìn vào màn hình, tôi nhận ra ngay đây là cuộc gọi của anh Tiến, ông bạn già của tôi đang sống ở ngoài Bắc:
- Ngoài này suốt Giêng Hai vừa rồi gió Đông ẩm ướt mưa phùn nhưng hôm nay tạnh ráo và trời hửng rất đẹp ông ạ! Nụ tầm xuân nhà tôi bắt đầu nở rồi đấy.
Tôi và anh Tiến, thời trẻ đã có với nhau 10 năm chung trường chung lớp suốt từ Tiểu học đến hết Trung học thì mới phải chia tay nhau. Nói đúng hơn là cả hai chúng tôi đều phải chia tay với học đường vì kinh tế của cả hai gia đình đều èo uột không thể cõng nổi chúng tôi thêm mấy năm Đại học.
Ít lâu sau, anh Tiến xin được một chân làm ở Thư viện Nhân Dân thành phố. Một chân sai vặt, quét dọn các kho sách, diệt mối, tu chỉnh các bìa sách bị xé rách, đóng lại các trang sách bị bong chỉ và cả việc quét dọn hành lang, cắt xén cỏ, tưới hoa ngoài vườn...Bù lại với những tạp vụ không danh giá gì đó, anh Tiến có điều kiện mượn khá nhiều sách quý hiếm đem về nhà đọc; nhờ đó kiến thức của anh được mở mang mỗi ngày một dày một rộng, nói không ngoa còn hơn nhiều sinh viên Đại học chính quy. Anh bắt đầu viết văn, làm thơ, đặc biệt là viết các công trình khảo cứu về phố phường anh ở gửi đăng trên một số báo ở Hà Nội. Chưa thành danh nhưng cũng được nhiều người đọc mến mộ gửi thư khen ngợi.
Tôi thì xin được một chân cán bộ ngân hàng, suốt ngày cộng trừ nhân chia với các dãy số. Vì thế tôi và anh Tiến ít có dịp đến chơi với nhau.
Thế rồi, một buổi sáng chủ nhật, anh Tiến dẫn theo một cô gái đến thăm tôi. Anh cười cười bẽn lẽn nhưng xem chừng trong lòng rất vui sướng:
- Đây là Hiền Khanh, sinh viên năm thứ nhất Đại học Sư phạm, một độc giả tích cực của Thư viện thành phố.
- Chào chị! Tôi vừa bắt tay anh Tiến vừa gật đầu chào Hiền Khanh và có cảm giác đã gặp cô gái xinh đẹp này ở đâu đó lâu rồi. Mãi sau khi anh Tiến cùng Hiền Khanh ra về, tôi mới bật nhớ ra, đó là hình ảnh cô Mai trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân của nhà văn Khái Hưng mà tôi đã hình dung ra sau khi đọc xong cuốn truyện đã làm thổn thức trái tim hàng triệu người một thời: Một thiếu nữ mười tám, mặt trái xoan, nước da trắng, hai con mắt như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Một nhan sắc đoan trang dịu dàng. Tôi mừng cho anh Tiến, bạn tôi có được một người bạn gái như thế.
Năm sau, tôi phải điều lên Ngân hàng khu Tự trị Thái Mèo làm công tác tín dụng. Một công việc gian nan và cực nhọc: Vài anh chị em cùng nhau lội bộ khiêng, gánh những hòm tiền đến những vùng cao xa xôi nhất, hiểm trở nhất và cũng là nghèo nhất cho dân bản làng vay để tăng gia sản xuất, đi đâu cũng thấy núi và sỏi đá cùng gió hoang vu, có khi nửa ngày không nhìn thấy một nếp nhà nhỏ. Có hôm sương đêm chưa tan đã phải lên đường, có ngày mưa phủ kín núi rừng qua ngày qua đêm, phải bảo nhau cố tìm được một hang núi để trú ẩn vừa bảo vệ không cho hòm tiền bị ướt vừa tránh cho không bị sét đánh và vắt cắn. Công tác tín dụng miền núi thời ấy như thế nhưng có ông nhạc sĩ chỉ ngồi ở Hà Nội, nghe một nữ nhân viên làm tín dụng, người dân tộc Tày do một ông lãnh đạo cao cấp của ngân hàng chọn và giới thiệu đã viết nên một bài hát với những lời thật hay đẹp và lãng mạn. Bài ca đã được nhiều danh ca hát và được phát véo von trên loa đài công cộng nhiều năm liên tiếp.
Ơ ớ ơ này chim hãy hót lên đi cho tiếng lòng ta vui hát vớiMột ngày đầu xuân, vừa lúc núi rừng Tây Bắc phủ sắc trắng muốt, tinh khôi của hoa Ban, tôi nhận được thư anh Tiến từ Hà Nội gửi lên. Anh khoe, Hiền Khanh vừa mới tặng anh bài thơ:
Bản làng luôn vẫn nói đến công ơn đảng, ơn Chính phủ
Đã giúp ta xây dựng cuộc đời.
THÁNG HAI RÉT NỤTôi lại mừng cho bạn tôi có một người yêu đẹp như một viên ngọc quý và cầu mong cho họ sẽ được trăm năm hạnh phúc bên nhau.
Em đợi anh, tháng Hai rét nụ
Cho lộc non giát ngọc trên cành
Cho cành bổng dịu thơm hương bưởi
Cho cành la mướt nụ cà xanh.
Nụ tầm xuân nghìn đời xanh biếc
Xin anh đừng để tiếc cho nhau
Em chỉ có một Tình Yêu Duy Nhất
Không Tình Đầu và cũng chẳng Tình Sau!
Ai ngờ, mùa xuân năm sau, thư của anh Tiến từ Hà Nội lên miền núi cho tôi đặc nhừng dòng chữ rất buồn báo cho tôi biết, anh và Hiền Khanh đã phải chia tay nhau vì không vượt qua nổi một rào cản. Anh viết, Hiền Khanh đã khóc trên vai anh và nói:
- Em đã để tiếc cho anh rồi. Ông Thủ trưởng của bố em đã nói trắng ra rằng, nếu bố em chịu gả em cho con trai ông ấy thì bố em sẽ không phải điều động đi xa và khi em ra trường, ông ấy sẽ xin cho em về một trường cấp 3 lớn của Thành phố. Mà anh biết đấy, bố em là công chức lưu dung trong lòng lúc nào cũng như con chim đã phải cung nên rất sợ làn cây cong, mẹ em thì có bệnh tim, 4 chị em em vẫn còn đang đi học nên cả nhà em không biết làm gì hơn trước sự sắp đặt của định mệnh. Em chỉ còn biết lỗi hẹn với anh, xin anh tha thứ và hãy quên em đi.
Mùa Hè năm đó, Hiền Khanh thi ra trường thì ngay đầu Thu, khi thiên hạ bị quyến rũ bởi màu cốm xanh ngọc thanh tao và sắc đỏ rực rỡ của những trái hồng mọng ngọt thì nàng cũng bị đẩy lên xe hoa về nhà chồng. Anh Tiến đã gửi thư cho tôi và bảo, anh không đến dự đám cưới của Hiền Khanh mặc dù nàng không quên gửi thiếp mời cho anh. Anh nói, anh không muốn phải nhìn cảnh cô dâu gượng cười trong pháo hoa và anh cũng không muốn sẽ phải đau xót tự hỏi lòng mình: “Xe hoa đó em đi về với ai?”.
Cuối thư, anh Tiến nói thêm, anh đã quyết định xin thôi làm ở Thư viện và sẽ đi đến một thành phố khác để kiếm sống. Anh bảo:
- Không phải là tôi bỏ trốn một mối tình lỡ hẹn mà chỉ vì, tôi không muốn sẽ còn phải gặp lại Hiền Khanh mặc dù ngày đêm tôi vẫn tưởng nhớ nàng đến đau thắt trái tim. Tôi muốn nàng dần dà sẽ được yên bề gia thất và gia đình nàng được sống bình an. Vì thế, nếu còn ở Hà Nội, tôi sợ, tôi sẽ như chàng trai trong ca dao “trèo lên cây bưởi hái hoa/ bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân” để được gặp nàng khiến nàng phải thổn thức với những lời khổ đau nuối tiếc “Giờ đây em đã có chồng/ Như chim vào lồng như cá cắn câu...”. Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc, đẹp, rất đẹp nhưng duyên phận mình không thể hái được thì chọn cách ra đi như tôi là tốt nhất. Lại thêm điều này nữa, nếu không bao giờ còn gặp lại Hiền Khanh, tôi sẽ giữ được mãi mãi trong lòng mình hình ảnh một thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp đoan trang của nàng.
Ba năm sau, tôi thôi làm cán bộ tín dụng ngân hàng ở miền núi. Trở lại miền xuôi, theo địa chỉ anh Tiến ghi trong thư, tôi đáp xe lửa xuống thành phố biển để tìm gặp bạn.
Bây giờ anh Tiến đang làm biên tập viên cho tờ báo của thành phố. Anh đã lấy vợ, một cô thợ nhà in của báo không mấy xinh đẹp nhưng nom rất có duyên và họ đã có đứa con gái đầu lòng gần một tuổi. Vợ chồng anh biết bảo nhau ăn tiêu dành dụm nên đã mua được một căn nhà nhỏ, mái lợp giấy dầu ở một làng ven thành cách toà báo chừng 3 cây số cũng tiện cho việc ăn ở và đạp xe đi làm hàng ngày.
Sau khi cạn chén trà nóng pha nước đầu, anh Tiến bỗng hỏi tôi:
- Anh nhìn xem giậu tầm xuân của tôi có đẹp không?
Theo tay anh chỉ về phía cổng, tôi nhận ra giậu tầm xuân ở bên cánh phải mà lúc vào nhà tôi không kịp để ý. Những nhánh tầm xuân đua nhau leo bám trên một hàng rào dựng bằng những dóng trúc thẳng vàng óng, nhánh nào nhánh ấy đều một màu nâu xanh nom rất khoẻ với những chùm lá xanh tươi mướt mắt.
- Đẹp lắm! – Tôi khen thật lòng và thoáng hiểu vì sao anh Tiến lại trồng bụi tầm xuân ấy.
- Vào dịp nụ tầm xuân nở còn đẹp gấp bội anh ạ! – Anh Tiến nói thêm.
Chị vợ anh Tiến đang cho con ăn bột bên ngoài mái hiên, nghe chúng tôi nói với nhau như thế cũng chen vọng lời vào
- Các nhà hàng xóm xung quanh người ta toàn trồng các loài hoa quý như mẫu đơn, hải đường, hoàng mai, tịnh lan hay là các loại hồng đẹp từ hồng nhung đến hồng vàng và cả hồng đen rất hiếm. Riêng nhà em, anh ấy lại chỉ trồng mỗi cái cây tầm xuân mà dân làng gọi là hồng leo hay hồng dại, cành cây đầy gai góc, có gì đâu mà nhà em và bác cứ nức nở khen là đẹp? Mà lại rất lạ, khi nụ nở, rõ ràng là những cánh hoa hồng dại có màu hồng nhạt nhưng nhà em cứ nhất định bảo nó là màu xanh biếc, bác ạ! Anh ấy lại còn bảo, em thấy nó màu hồng nhạt thì em cứ bảo là hồng nhạt theo con mắt nhìn của em, còn anh thấy nó xanh biếc thì anh cứ bảo là xanh biếc theo cảm nhận của anh. Em nghe mà tức anh ách nhưng không dám đôi co với ông gàn bát sách cho nó êm cửa êm nhà.
Nghe chị vợ anh Tiến nói, tôi biết trong tim anh vẫn dấu một bóng hình của Hiền Khanh và chắc anh chưa bao giờ kể về nàng với vợ. Tôi lựa lời nói để vợ anh vui lòng:
- Chị nói rất đúng, hoa tầm xuân chỉ là một nhánh của loài hoa mọc hoang dại trong họ hoa hồng, hoa thường có màu trắng hay hồng, hương sắc khiêm nhường hơn nhiều với các loài hoa mà chị vừa kể. Nhưng ở Trung Quốc, người ta gọi Tầm Xuân bằng cả chục tên khác nhau trong đó có những cái tên rất đẹp như: ngưu cúc, thập tỉ muội, thất tỉ muội, dã tường vi. Chị là vợ anh Tiến, chị thừa biết anh ấy hay làm thơ nên anh ấy bảo màu nó "xanh biếc" là nói theo bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa trong đó có câu:
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếcdiễn tả thật cảm động tâm trạng của trai gái làng quê xưa trong bi kịch tình yêu: "Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!". Một nỗi buồn của những mối tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Cô gái được nhắc đến trong bài ca dao thật đáng thương và đáng trọng.
Em có chồng anh tiếc lắm thay
Chị vợ anh Tiến bày tỏ thắc mắc:
- Em cũng biết bài ca dao ấy và em cũng rất thương cảm cho cô gái ấy. Nhưng không hiểu sao dân gian cũng cứ xưng xưng nói Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc làm vậy, chả nhẽ các cụ ta đã nói sai?
Không biết nói sao cho đúng, tôi đành chống chế:
- Có thể vì tác giả bài ca dao đã túng vận nên chỉ nói cho suôn sẻ, xanh biếc cho hợp với vần "iếc" trong hai tiếng “anh tiếc" của câu sau.
Khi chị vợ anh Tiến đã bế con ra ngoài cổng dỗ cho nó ăn nốt mấy thìa bột, tôi mới nhìn thẳng vào mặt anh và nói trêu anh:
- Tôi định nói với vợ anh rằng: Nụ tầm xuân không chỉ nở ra xanh biếc như câu ca dao đâu mà còn nghìn đời xanh biếc như câu thơ Hiền Khanh, người yêu đầu đời của chồng chị đấý!
Anh Tiến gãi đầu cười xuề xoà:
- Nhà tôi nói năng bộc tuệch kiểu dân thợ thuyền vậy thôi nhưng cô ấy rất chiều chồng và yêu con, ông ạ. Còn tại sao tôi cứ cãi bằng được với cô ấy rằng Nụ tầm xuân màu xanh biếc là vì mỗi dịp nụ tầm xuân trên giậu hoa nhà mình nở, thoạt đầu nhìn thì đúng là cánh hoa màu hồng nhạt thật. Nhưng rồi câu thơ của Hiền Khanh năm xưa lại thổn thức ngân lên: Nụ tầm xuân ngàn đời xanh biếc thì không hiểu sao, trong mắt tôi bỗng biến mất cái màu hồng thực của nó mà chỉ còn thấy cái màu xanh biếc ảo giác ấy thôi.
*
Bây giờ trong buổi mai trời hửng ở ngoài Bắc, anh Tiến lại khoe qua sóng điện thoại với tôi Nụ tầm xuân nhà anh lại bắt đầu nở rồi. Đã thành thông lệ, nghe anh khoe như thế, tôi vui vẻ hỏi anh vẫn là câu hỏi cũ từ năm ngoái và các năm xưa:
- Vẫn xanh biếc chứ?
Và tôi biết, anh Tiến sẽ đáp lại bằng hai tiếng khẳng định chắc nịch:
- Xanh biếc!
Rồi hai đứa cùng cười, chúc sức khoẻ nhau trong điện thoại là xong cuộc gọi.
Nhưng năm nay, khi đáp xong hai tiếng “xanh biếc”, anh Tiến bỗng trầm giọng nói tiếp luôn:
- Ông ạ! Giờ chúng mình đã thành hai ông lão tám mươi cả rồi. Hiền Khanh của tôi ngày xưa kém tôi 6 tuổi, giờ chắc cũng đã thành bà già bẩy mấy rồi, ông nhỉ? Nhưng may sao, ngần ấy mấy chục năm, tôi đã không phải một lần gặp lại nàng nên trong tôi không hề có một hình bóng bà già Hiền Khanh mà vẫn chỉ có hình ảnh một nàng Hiền Khanh mười tám đôi mươi, mặt trái xoan, nước da trắng, hai con mắt như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Một nhan sắc đoan trang dịu dàng mà anh nói như cô Mai trong tiểu thuyết Nửa chững Xuân của Khái Hưng. Tôi sẽ giữ trong lòng tôi cái hình ảnh ấy của nàng, không dám nói được nghìn đời như câu thơ nàng viết Nụ tầm xuân nghìn đời xanh biếc nhưng chắc chắn sẽ là trọn một đời người của tôi!...
Sài Gòn, ngày 10.02 Mậu Tuất (2018)
NGUYỄN BÀNG
Email: bnguyen37@gmail.com
NGUYỄN BÀNG
Email: bnguyen37@gmail.com
0 Comment: