Thưa chuyện cùng bạn đọc: Về bài viết của ông Nguyên Lạc- Đặng Xuân Xuyến
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
THƯA CHUYỆN CÙNG BẠN ĐỌC:
Thật sự là tôi không thích đọc những bài viết chuộng lối "tầm chương trích cú" nên ngày 14 tháng 02 năm 2019, khi nhà thơ La Thụy gửi qua email, ngó thấy tên tác giả bài viết là Nguyên Lạc, tôi liền nhấn chuột thoát ra để vào đọc thư khác. Sở dĩ như vậy là vì gần đây, vào cuối năm 2018, vô tình đọc 2 bài viết của tác giả Nguyên Lạc, cũng do nhà thơ La Thụy gửi qua email, tôi đã phát hãi khi phải đọc những đoạn "tầm chương trích cú" mà nhiều người đã biết hoặc không cần phải biết, được ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... mà với tất cả những ai đọc 2 bài viết đó.
Tôi không có ý định "trả lời" bài: VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ “THUYỀN NEO BẾN LẠ” vì không muốn bị cuốn vào những tranh cãi làm phí phạm thời gian bởi mấy việc chẳng đâu vào đâu với ông Nguyên Lạc. Nhưng sớm hôm nay, 16 tháng 02.2019, một người bạn khuyên tôi nên có đôi lời với bạn đọc đã đọc "VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC "THUYỀN NEO BẾN LẠ" CỦA PHÚC TOẢN" của blog Trang Đặng Xuân Xuyến và các trang web thân hữu nên tôi ngồi gõ đôi dòng.
Tôi lọc ra mấy điểm ông Nguyên Lạc nêu trong bài dài vài nghìn chữ: VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ “THUYỀN NEO BẾN LẠ”, rườm rà vì "tầm chương trích cú" đến hơn nửa dung lượng bài viết, để thưa cùng bạn đọc.
I.
Ông Nguyên Lạc viết:
“Theo tôi, ở đây phải dùng chữ ƠI hay ÔI để tán thán sự buồn mới đúng: Ơi (ôi) em!/ ơi (ôi) anh! chúng ta đành phải xa nhau rồi.v.v... Buồn, bất lực là hai chữ này.
Chắc có lẻ nhà bình luận hiểu chữ Ơ rộng nghĩa hơn tôi!
Tuy câu thơ bị khuyết điểm nhỏ này, nó cũng tạm coi là đạt.”
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Tôi nghĩ, hẳn khá nhiều người đều hiểu:
- Ơ là tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên trong những tình huống bất ngờ mà chủ thể chưa có thời gian cảm nhận để có phản ứng thích hợp.
Ví dụ: Ơ... sao ngu thế!
- ÔI là tiếng thốt ra biểu lộ xúc động mạnh mẽ trước nỗi đau đã thấm sâu hoặc trước điều không ngờ.
Ví dụ: Ôi! Hắn đểu thế!
Trong trường hợp của bài thơ "Thuyền Neo Bến Lạ" thì từ Ơ được nhà thơ Phúc Toản sử dụng hợp với hoàn cảnh của nhân vật trong thơ nên hay hơn rất nhiều so với dùng chữ ÔI như ông Nguyên Lạc bày vẽ.
Còn chữ ƠI thì sao?
- Ơi là cảm từ, là khẩu ngữ dùng để gọi (hoặc đáp) một cách thân mật, thân thiết với người ngang hàng hoặc người bề dưới, ví như: Tuấn ơi, Minh ơi, Hùng ơi... Cũng có khi dùng với ý than vãn, ví như: Trời ơi!, Cha Mẹ ơi!...
Nếu thay chữ Ơi như bày vẽ của ông Nguyên Lạc:
“Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơi! Lấy chồng...”
thì câu thơ thành vô duyên, ngớ ngẩn khi nhân vật trong thơ đang xót xa vì tình yêu tan vỡ.
.
II.
Ông Nguyên Lạc viết:
a. "Gừng cay, muối mặn xát lòng"
Câu thơ này có chính xác ở trường hợp này không?
Xin mời nhà bình thơ đọc trích đoạn này:
[...Như đã nói trên, quan hôn tang tế không thể nào không có rượu. Nhất là ngày "loan phụng hòa minh" và đêm "động phòng hoa chúc"
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...
Với tục lệ Việt Nam cổ truyền thì lễ động phòng cần có: Chỉ đỏ hoặc chỉ ngũ sắc gọi là dây tơ hồng, đĩa muối với dăm lát gừng tươi, chai rượu Hồng Đào đính kèm một chiếc chung. Chú rể buộc tơ hồng vào cổ tay nàng dâu và ngược lại. Rót đầy chung rượu, chàng uống nửa, nàng uống nửa. Xong, cùng lấy gừng chấm muối mà nhai, đôi lứa vừa hít hà, vừa dìu dặt ngâm nga:
Tay bưng đĩa muối chấm gừng,
Tình nồng nghĩa mặn xin đừng bỏ nhau
(Rượu Hồng Đào: Quảng Nam song hỷ tửu - Phanxipăng)[2]
Ở đây chàng trai và cô gái "động phòng, hợp cẩn" lúc nào mà nhai muối/ gừng xát lòng? Nhà bình thơ có chú ý đến điều này không?
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Tôi thật sự ngạc nhiên trước "sự hiểu" hoặc rất là ngây thơ, hoặc rất là máy móc, hoặc là cố tình "bẻ cong" của ông Nguyên Lạc. Đoạn ông trích dẫn trên, có chăng chỉ là đoạn văn mô tả tập tục cưới hỏi của người bản địa, đó là tập tục cưới hỏi của người dân xứ Quảng, không phải là phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam.
Quê tôi, quê nhà thơ Phúc Toản hay quê của nhiều người khác trong lễ Hợp Cẩn đâu có dùng rượu Hồng Đào bởi rượu Hồng Đào là một "đặc sản" của tỉnh Quảng Nam, không phải là rượu cưới truyền thống của người Việt? Cũng đâu có nghi thức “cùng lấy gừng chấm muối mà nhai, đôi lứa vừa hít hà, vừa dìu dặt ngâm nga: Tay bưng đĩa muối chấm gừng, / Tình nồng nghĩa mặn xin đừng bỏ nhau” sau khi đã “rót đầy chung rượu, chàng uống nửa, nàng uống nửa”?
Dân gian dùng vị mặn của muối, vị cay của gừng đưa vào ca dao, tục ngữ làm hình ảnh tượng trưng cho tình nghĩa sâu đậm, thắm thiết, khó quên của tình yêu đôi lứa, của tình nghĩa vợ chồng đã gắn bó cùng nhau trải qua những đắng cay, được mất... của cuộc đời - một tượng hình rất dân dã, chân thực mà sâu sắc. Việc nhà thơ Phúc Toản dùng vị mặn của muối, vị cay của gừng vào thơ, để xót xa mối tình khắng khít, sâu đậm bị tan vỡ đâu có sai?!
Thật là buồn cười khi ông Nguyên Lạc ngô nghê cho rằng câu "gừng cay, muối mặn" chỉ được dùng khi trai gái đã thành vợ thành chồng.
.
III.
Ông Nguyên Lạc viết:
b. "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..."
Theo chủ quan tôi câu này có vấn đề ở hai điểm:
- Hai chữ ở cùng một câu (Nỗi) là điều các nhà thơ nổi tiếng khuyên nên tránh.
- "Nỗi mừng"? Người yêu vu qui đi lấy chồng mà mừng? Cũng lạ?
Nhà bình luận, bạn đã nói đây là cuộc hôn nhân "không tình yêu", vậy thì cả 2 đều phải buồn chứ làm sao mà có chữ "mừng" ở đây? Nếu nói "mừng" thì không thật lòng, không đúng cảm xúc của hai người yêu nhau.
- Nếu "mừng" này ở chàng trai thì câu này có nghĩa là chàng vừa buồn vì tiếc và vừa "mừng" vi "tống khứ" cô gái được phải không? Tình yêu chân thật?
- Nếu "mừng" này ở cô gái thì sự "không chân thật" trong tình yêu càng rõ ràng. Cô gái thoát nợ!
Nhà binh thơ có thể nói (hay đoán) "nỗi mừng" là ngoài mặt của cô gái, còn trong lòng thì buồn. Làm sao biết được trong lòng của người khác?
Trong câu thơ, nếu một vài chữ có thể gây ra sự suy nghĩ tiêu cực của độc giả thì nên tránh đừng dùng, phải dùng chữ có nghĩa chính xác. Đừng chủ quan theo ý mình, nên dự phòng những vấn đề rắc rối có thể sảy ra.
Theo tôi (xin nói chỉ là chủ quan) phải thay chữ nào khác phù hợp với ý tứ bài thơ để giải quyết các vấn đề nêu trên:
Thí dụ như dùng chữ bâng khuâng ta giải quyết được điệp từ và chuyện rắc rối lẫn lộn giữa buồn/mừng nêu trên. Lúc này câu thơ sẽ như thế này:
Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi buồn...
Đây chỉ là thí dụ gợi ý, quyền là ở tác giả bài thơ, ông là người "sáng tạo"
Để tránh việc người khác (trong đó có thể có nhà bình thơ) cho rằng sự thay thế chữ khiến "lợn lành thành lợn què", tôi sẽ phân tích chữ "nỗi" và chữ "niềm" cho rõ ý.
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Ở mục trên (mục b), ông Nguyên Lạc soạn lại và phát triển thêm từ những comment trao đổi với tôi dưới bài viết "VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC "THUYỀN NEO BẾN LẠ" CỦA PHÚC TOẢN" đăng trên trang Văn Nghệ Quảng Trị ngày 20 tháng 01 năm 2019.
Tôi không trả lời lại mà copy 2 comment của tôi trên trang Văn Nghệ Quảng Trị như sau:
Comment 1:
- Thưa chú Nguyên Lạc!
Đúng là “Hai chữ ở cùng một câu ̣(NỖI) là điều nên tránh” nhưng ở câu thơ này, chú Phúc Toản đã (chủ ý) đặt đối trọng “nỗi buồn” - “nỗi mừng” giữa “anh” và “em” (chứ không phải chỉ riêng tâm trạng chàng trai) để nhấn sâu hệ lụy nỗi đau của cuộc hôn nhân không tình yêu, như thế theo cháu lại thành hay đấy ạ.
Comment 4:
- Vâng! Thưa chú Nguyên Lạc!
Cháu cũng trả lời chú lần này lần cuối vì chú và cháu có cách hiểu khác nhau nên cứ trao đổi sẽ mất nhiều thời gian, mà cũng sẽ làm phiền người khác.
1. Thì hẳn câu thơ "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." diễn tả tâm trạng chàng trai nên nhà thơ mới dùng từ NỖI mừng mà không là NIỀM vui hoặc chữ nào khác. Vì lẽ ra chàng trai cũng như mọi người đến dự hôn lễ của cô gái để chúc mừng hạnh phúc của cô gái nhưng trong hoàn cảnh trớ trêu cô gái lại là người yêu (của mình) nay “theo thuyền neo bến lạ” thì chàng trai sao vui được? Còn cô gái, nhân vật chính của ngày đại hỉ, người chàng trai nói là “nỗi mừng”, (thân bằng quyến thuộc của cô gái sẽ nói là ngày vui, niềm vui) thì trong nghịch cảnh ấy đâu có thể vui khi gặp chàng trai? Và cả những người biết chuyện tình của hai người đó nữa, thấy cảnh đấy ai chẳng có phút trầm buồn?
Thế nên cháu mới viết:
“Tôi nghĩ, ở câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...", dù nhà thơ Phúc Toản chỉ nói về nỗi đau đang cứa vào trái tim của riêng "anh" thì người đọc vẫn cứ liên tưởng, vẫn cứ hình dung đấy là nỗi đau đã lan tỏa, đã xâm chiếm cả không gian ngày "em" làm lễ Vu Quy. Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái tim chàng trai mà còn làm rức buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ với một người đàn ông xa lạ.
Vâng. Câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..."đã đích thực chỉ ra là vậy.”
2. Câu thơ "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." theo ý cháu không nên thay thế chữ MỪNG bằng “chữ “bâng khuâng” hay chữ nào đó” vì nếu không khéo sẽ rất dễ “lợn lành thành lợn què” đấy ạ.".
Còn giả dụ nếu theo bày vẽ của ông Nguyên Lạc thì sao?
Hẳn ai cũng hiểu BÂNG KHUÂNG là cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, không rõ ràng khiến tâm trạng gần như ngẩn ngơ. Như thế, nếu thay chữ BÂNG KHUÂNG theo bày vẽ của ông Nguyên Lạc:
“Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi mừng...”
sẽ không diễn tả được tâm trạng giằng co nửa cười nửa khóc của chàng trai trong ngày đại hỷ của cô gái, chẳng khác gì việc cố tình tạo hình cho nhân vật: giữa mùa hè mặc quần đùi, khoác áo bông, chạy lông nhông ngoài đường phố.
IV.
Ông Nguyên Lạc viết:
LỜI KẾT
Lâu lắm rồi, tôi thường gặp câu nầy: "Dưới ánh sáng..." "Nhờ ơn..." gì gì đó...tác giả mới viết được bài này... Và những lời "hít hà" khen các bài văn thơ của của những người ve cổ áo veston trước ngực có logo "quốc huy sao vàng" (cấp lãnh đạo). Ai mà dám nói thật, ai mà dám chê trong thời này? Vì sợ, vì muốn lấy lòng để được hưởng chút "ơn mưa móc". (Về vụ "sợ" hình như nhà văn Tô Hoài đã có lần thừa nhận, nếu tôi nhớ không lầm)
Nhưng bây giờ là thời khác, không thể làm giống thế được, phải "lương thiện" với lòng, phải "chính danh" là trí thức là nhà bình luận . Nhà bình luận nên nhớ lại “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán đã nhắc ở trên.
Một nhà thơ đã viết:
Ta tìm ta bắt, trong thơ...
Những con sâu chữ, lơ mơ "ra rìa"
(Hà Nguyên Du)
Đúng, phải tìm bắt sâu chữ: Trong vườn hoa nghệ thuật, văn thơ, người bình luận giống như người làm vườn, phải chăm sóc vung trồng và tìm bắt những con sâu để cho cây hoa tươi tốt, nở ra những những nụ hoa đầy hương sắc cho đời.
Trên trang nhà Đặng Xuân Xuyến, nhìn kỷ thấy trên ngực (cổ áo Veston cà - vạt) của nhà thơ Phúc Toản có logo "quốc huy sao vàng"[1].
Hãy trân trọng gìn giữ tiếng nước ta. Tiếng Việt mà bị tiêu diệt thì dân tộc Việt sẽ tự nhiên biến mất y như Học giả Phạm Quỳnh đã từng nhận xét. Hãy bảo về sự trong sáng của tiếng Việt. Nên cẩn trọng về tính chính xác của nó nếu không sẽ dẫn đến "văn nạn" "bút máu" mà tôi đã đề cập trong bài viết "VĂN NẠN VÀ TÍNH CHÍNH XÁC CỦA NGÔN NGỮ(3)
Mời đọc trích đoạn:
[... Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của CHỮ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA. CHỮ quan trọng lắm, có thể làm chết hoặc làm tiêu tan sự nghiệp và tài sản con người. Không nhớ vụ án Minh sử triều Thanh đã làm tiêu mạng biết bao Nho sĩ Minh mà Kim Dung đã viết trong phần nhập của bộ truyện Lộc Đỉnh Ký sao? Vụ án của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (giết ba họ) do sự ganh ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó có một phần từ văn nạn. Và cuối cùng với hàng chữ "Kim loại màu vàng" mà "ai đó" ghi khi kiểm kê vàng của người dân miền Nam trong đợt "cải tạo tư sản" 1976.
VĂN NẠN (cũng được gọi là ÁN VĂN), nói nôm na là những vụ án liên quan đến chữ nghĩa, văn chương, văn nghệ... Có khi nạn nhân chết chỉ do một chữ chứ không cần cả bài, cả tập. Chết mà không biết mình vì sao bị chết...]
Đừng như hai ngài Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền, những người mắc bệnh VĨ CUỒNG (mégalomanie, megalomania) muốn làm mai một nó.
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Tôi sống ở Hà Nội, đã bỏ cơ quan nhà nước (Viện Sử học) để làm dân lao động tự do, đã viết những: Quê Nghèo, Bạn Quan, Quan Trường, Tôi Nghe, Tôi Thấy... và không thích tham gia bất kỳ hội - nhóm - đảng phái nào. Còn nhà thơ Phúc Toản, là cán bộ hưu trí, sống tại Bắc Ninh, mới kết bạn facebook với tôi chừng năm nay, vô tình đọc và đồng cảm với "Thuyền Neo Bến Lạ" mà tôi viết đôi dòng cảm nhận. Bài viết ấy cũng chỉ là chia sẻ vài cảm nhận của người đọc với tác giả thơ, có ghê gớm gì đâu mà ông Nguyên Lạc phải "thốt lên": "Bài bình thơ "Thuyền Neo Bến Lạ" của nhà thơ kiêm nhà bình luận Đặng Xuân Xuyến được đăng trên trang nhà anh và rất nhiều trang Web trong cũng như ngoài nước. Nó là Top Hít và được các fans anh "hít hà" khen thưởng." rồi dành hẳn mục LỜI KẾT, dễ đến hơn nghìn chữ trong bài viết vài nghìn chữ để bóng gió, quy chụp tôi là kẻ nịnh nọt, mắc bệnh cuồng vĩ như ông đã từng chụp mũ ông Châu Thạch, ông Phạm Ngọc Thái trong 2 bài viết mà nhà thơ La Thụy đã vô tình chuyển qua email tới tôi.
Thật nực cười!
Nếu là người bình thường sẽ không có lối suy diễn biến thái, bệnh hoạn khi cố tình quy chụp hoặc bóng gió quy chụp người khác là nịnh nọt, là mắc bệnh cuồng vĩ kiểu "suy bụng ta ra bụng người" như ông Nguyên Lạc.
Muốn phất cao ngọn cờ “yêu thương thơ văn cùng với niềm trân trọng sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt thân yêu” để đánh trống, giong cờ hiệu triệu mọi người cùng theo làm một cuộc “Cách Mạng” như ông Nguyên Lạc rùm beng thì tối thiểu ông Nguyên Lạc phải làm được 2 điều:
- Hiểu mình nói gì, viết gì.
- Bỏ thói “suy bụng ta ra bụng người”
Nhưng tôi tin đó là 2 điều quá xa xỉ với ông Nguyên Lạc!
VỀ BÀI VIẾT CỦA ÔNG NGUYÊN LẠC
Thật sự là tôi không thích đọc những bài viết chuộng lối "tầm chương trích cú" nên ngày 14 tháng 02 năm 2019, khi nhà thơ La Thụy gửi qua email, ngó thấy tên tác giả bài viết là Nguyên Lạc, tôi liền nhấn chuột thoát ra để vào đọc thư khác. Sở dĩ như vậy là vì gần đây, vào cuối năm 2018, vô tình đọc 2 bài viết của tác giả Nguyên Lạc, cũng do nhà thơ La Thụy gửi qua email, tôi đã phát hãi khi phải đọc những đoạn "tầm chương trích cú" mà nhiều người đã biết hoặc không cần phải biết, được ông Nguyên Lạc sử dụng na ná kiểu "Sơn Đông mãi võ", “lên gân dạy đời” dành cho những nạn nhân không chỉ là nhà phê bình văn học Châu Thạch, nhà thơ Phạm Ngọc Thái hay Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại, Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền,... mà với tất cả những ai đọc 2 bài viết đó.
Tôi không có ý định "trả lời" bài: VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ “THUYỀN NEO BẾN LẠ” vì không muốn bị cuốn vào những tranh cãi làm phí phạm thời gian bởi mấy việc chẳng đâu vào đâu với ông Nguyên Lạc. Nhưng sớm hôm nay, 16 tháng 02.2019, một người bạn khuyên tôi nên có đôi lời với bạn đọc đã đọc "VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC "THUYỀN NEO BẾN LẠ" CỦA PHÚC TOẢN" của blog Trang Đặng Xuân Xuyến và các trang web thân hữu nên tôi ngồi gõ đôi dòng.
Tôi lọc ra mấy điểm ông Nguyên Lạc nêu trong bài dài vài nghìn chữ: VÀI SUY NGHĨ KHI ĐỌC BÀI BÌNH THƠ “THUYỀN NEO BẾN LẠ”, rườm rà vì "tầm chương trích cú" đến hơn nửa dung lượng bài viết, để thưa cùng bạn đọc.
I.
Ông Nguyên Lạc viết:
“Theo tôi, ở đây phải dùng chữ ƠI hay ÔI để tán thán sự buồn mới đúng: Ơi (ôi) em!/ ơi (ôi) anh! chúng ta đành phải xa nhau rồi.v.v... Buồn, bất lực là hai chữ này.
Chắc có lẻ nhà bình luận hiểu chữ Ơ rộng nghĩa hơn tôi!
Tuy câu thơ bị khuyết điểm nhỏ này, nó cũng tạm coi là đạt.”
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Tôi nghĩ, hẳn khá nhiều người đều hiểu:
- Ơ là tiếng thốt ra biểu lộ sự ngạc nhiên trong những tình huống bất ngờ mà chủ thể chưa có thời gian cảm nhận để có phản ứng thích hợp.
Ví dụ: Ơ... sao ngu thế!
- ÔI là tiếng thốt ra biểu lộ xúc động mạnh mẽ trước nỗi đau đã thấm sâu hoặc trước điều không ngờ.
Ví dụ: Ôi! Hắn đểu thế!
Trong trường hợp của bài thơ "Thuyền Neo Bến Lạ" thì từ Ơ được nhà thơ Phúc Toản sử dụng hợp với hoàn cảnh của nhân vật trong thơ nên hay hơn rất nhiều so với dùng chữ ÔI như ông Nguyên Lạc bày vẽ.
Còn chữ ƠI thì sao?
- Ơi là cảm từ, là khẩu ngữ dùng để gọi (hoặc đáp) một cách thân mật, thân thiết với người ngang hàng hoặc người bề dưới, ví như: Tuấn ơi, Minh ơi, Hùng ơi... Cũng có khi dùng với ý than vãn, ví như: Trời ơi!, Cha Mẹ ơi!...
Nếu thay chữ Ơi như bày vẽ của ông Nguyên Lạc:
“Lấy chồng! Em lấy chồng! Ơi! Lấy chồng...”
thì câu thơ thành vô duyên, ngớ ngẩn khi nhân vật trong thơ đang xót xa vì tình yêu tan vỡ.
.
II.
Ông Nguyên Lạc viết:
a. "Gừng cay, muối mặn xát lòng"
Câu thơ này có chính xác ở trường hợp này không?
Xin mời nhà bình thơ đọc trích đoạn này:
[...Như đã nói trên, quan hôn tang tế không thể nào không có rượu. Nhất là ngày "loan phụng hòa minh" và đêm "động phòng hoa chúc"
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...
Với tục lệ Việt Nam cổ truyền thì lễ động phòng cần có: Chỉ đỏ hoặc chỉ ngũ sắc gọi là dây tơ hồng, đĩa muối với dăm lát gừng tươi, chai rượu Hồng Đào đính kèm một chiếc chung. Chú rể buộc tơ hồng vào cổ tay nàng dâu và ngược lại. Rót đầy chung rượu, chàng uống nửa, nàng uống nửa. Xong, cùng lấy gừng chấm muối mà nhai, đôi lứa vừa hít hà, vừa dìu dặt ngâm nga:
Tay bưng đĩa muối chấm gừng,
Tình nồng nghĩa mặn xin đừng bỏ nhau
(Rượu Hồng Đào: Quảng Nam song hỷ tửu - Phanxipăng)[2]
Ở đây chàng trai và cô gái "động phòng, hợp cẩn" lúc nào mà nhai muối/ gừng xát lòng? Nhà bình thơ có chú ý đến điều này không?
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Tôi thật sự ngạc nhiên trước "sự hiểu" hoặc rất là ngây thơ, hoặc rất là máy móc, hoặc là cố tình "bẻ cong" của ông Nguyên Lạc. Đoạn ông trích dẫn trên, có chăng chỉ là đoạn văn mô tả tập tục cưới hỏi của người bản địa, đó là tập tục cưới hỏi của người dân xứ Quảng, không phải là phong tục cưới hỏi truyền thống của người Việt Nam.
Quê tôi, quê nhà thơ Phúc Toản hay quê của nhiều người khác trong lễ Hợp Cẩn đâu có dùng rượu Hồng Đào bởi rượu Hồng Đào là một "đặc sản" của tỉnh Quảng Nam, không phải là rượu cưới truyền thống của người Việt? Cũng đâu có nghi thức “cùng lấy gừng chấm muối mà nhai, đôi lứa vừa hít hà, vừa dìu dặt ngâm nga: Tay bưng đĩa muối chấm gừng, / Tình nồng nghĩa mặn xin đừng bỏ nhau” sau khi đã “rót đầy chung rượu, chàng uống nửa, nàng uống nửa”?
Dân gian dùng vị mặn của muối, vị cay của gừng đưa vào ca dao, tục ngữ làm hình ảnh tượng trưng cho tình nghĩa sâu đậm, thắm thiết, khó quên của tình yêu đôi lứa, của tình nghĩa vợ chồng đã gắn bó cùng nhau trải qua những đắng cay, được mất... của cuộc đời - một tượng hình rất dân dã, chân thực mà sâu sắc. Việc nhà thơ Phúc Toản dùng vị mặn của muối, vị cay của gừng vào thơ, để xót xa mối tình khắng khít, sâu đậm bị tan vỡ đâu có sai?!
Thật là buồn cười khi ông Nguyên Lạc ngô nghê cho rằng câu "gừng cay, muối mặn" chỉ được dùng khi trai gái đã thành vợ thành chồng.
.
III.
Ông Nguyên Lạc viết:
b. "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..."
Theo chủ quan tôi câu này có vấn đề ở hai điểm:
- Hai chữ ở cùng một câu (Nỗi) là điều các nhà thơ nổi tiếng khuyên nên tránh.
- "Nỗi mừng"? Người yêu vu qui đi lấy chồng mà mừng? Cũng lạ?
Nhà bình luận, bạn đã nói đây là cuộc hôn nhân "không tình yêu", vậy thì cả 2 đều phải buồn chứ làm sao mà có chữ "mừng" ở đây? Nếu nói "mừng" thì không thật lòng, không đúng cảm xúc của hai người yêu nhau.
- Nếu "mừng" này ở chàng trai thì câu này có nghĩa là chàng vừa buồn vì tiếc và vừa "mừng" vi "tống khứ" cô gái được phải không? Tình yêu chân thật?
- Nếu "mừng" này ở cô gái thì sự "không chân thật" trong tình yêu càng rõ ràng. Cô gái thoát nợ!
Nhà binh thơ có thể nói (hay đoán) "nỗi mừng" là ngoài mặt của cô gái, còn trong lòng thì buồn. Làm sao biết được trong lòng của người khác?
Trong câu thơ, nếu một vài chữ có thể gây ra sự suy nghĩ tiêu cực của độc giả thì nên tránh đừng dùng, phải dùng chữ có nghĩa chính xác. Đừng chủ quan theo ý mình, nên dự phòng những vấn đề rắc rối có thể sảy ra.
Theo tôi (xin nói chỉ là chủ quan) phải thay chữ nào khác phù hợp với ý tứ bài thơ để giải quyết các vấn đề nêu trên:
Thí dụ như dùng chữ bâng khuâng ta giải quyết được điệp từ và chuyện rắc rối lẫn lộn giữa buồn/mừng nêu trên. Lúc này câu thơ sẽ như thế này:
Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi buồn...
Đây chỉ là thí dụ gợi ý, quyền là ở tác giả bài thơ, ông là người "sáng tạo"
Để tránh việc người khác (trong đó có thể có nhà bình thơ) cho rằng sự thay thế chữ khiến "lợn lành thành lợn què", tôi sẽ phân tích chữ "nỗi" và chữ "niềm" cho rõ ý.
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Ở mục trên (mục b), ông Nguyên Lạc soạn lại và phát triển thêm từ những comment trao đổi với tôi dưới bài viết "VÀI CẢM NHẬN KHI ĐỌC "THUYỀN NEO BẾN LẠ" CỦA PHÚC TOẢN" đăng trên trang Văn Nghệ Quảng Trị ngày 20 tháng 01 năm 2019.
Tôi không trả lời lại mà copy 2 comment của tôi trên trang Văn Nghệ Quảng Trị như sau:
Comment 1:
- Thưa chú Nguyên Lạc!
Đúng là “Hai chữ ở cùng một câu ̣(NỖI) là điều nên tránh” nhưng ở câu thơ này, chú Phúc Toản đã (chủ ý) đặt đối trọng “nỗi buồn” - “nỗi mừng” giữa “anh” và “em” (chứ không phải chỉ riêng tâm trạng chàng trai) để nhấn sâu hệ lụy nỗi đau của cuộc hôn nhân không tình yêu, như thế theo cháu lại thành hay đấy ạ.
Comment 4:
- Vâng! Thưa chú Nguyên Lạc!
Cháu cũng trả lời chú lần này lần cuối vì chú và cháu có cách hiểu khác nhau nên cứ trao đổi sẽ mất nhiều thời gian, mà cũng sẽ làm phiền người khác.
1. Thì hẳn câu thơ "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." diễn tả tâm trạng chàng trai nên nhà thơ mới dùng từ NỖI mừng mà không là NIỀM vui hoặc chữ nào khác. Vì lẽ ra chàng trai cũng như mọi người đến dự hôn lễ của cô gái để chúc mừng hạnh phúc của cô gái nhưng trong hoàn cảnh trớ trêu cô gái lại là người yêu (của mình) nay “theo thuyền neo bến lạ” thì chàng trai sao vui được? Còn cô gái, nhân vật chính của ngày đại hỉ, người chàng trai nói là “nỗi mừng”, (thân bằng quyến thuộc của cô gái sẽ nói là ngày vui, niềm vui) thì trong nghịch cảnh ấy đâu có thể vui khi gặp chàng trai? Và cả những người biết chuyện tình của hai người đó nữa, thấy cảnh đấy ai chẳng có phút trầm buồn?
Thế nên cháu mới viết:
“Tôi nghĩ, ở câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng...", dù nhà thơ Phúc Toản chỉ nói về nỗi đau đang cứa vào trái tim của riêng "anh" thì người đọc vẫn cứ liên tưởng, vẫn cứ hình dung đấy là nỗi đau đã lan tỏa, đã xâm chiếm cả không gian ngày "em" làm lễ Vu Quy. Nỗi đau ấy không chỉ bào xót trái tim chàng trai mà còn làm rức buốt trái tim cô gái - người đang cử hành hôn lễ với một người đàn ông xa lạ.
Vâng. Câu thơ: "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..."đã đích thực chỉ ra là vậy.”
2. Câu thơ "Nỗi buồn cứ nhói vào trong nỗi mừng..." theo ý cháu không nên thay thế chữ MỪNG bằng “chữ “bâng khuâng” hay chữ nào đó” vì nếu không khéo sẽ rất dễ “lợn lành thành lợn què” đấy ạ.".
Còn giả dụ nếu theo bày vẽ của ông Nguyên Lạc thì sao?
Hẳn ai cũng hiểu BÂNG KHUÂNG là cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau, không rõ ràng khiến tâm trạng gần như ngẩn ngơ. Như thế, nếu thay chữ BÂNG KHUÂNG theo bày vẽ của ông Nguyên Lạc:
“Bâng khuâng cứ nhói vào trong nỗi mừng...”
sẽ không diễn tả được tâm trạng giằng co nửa cười nửa khóc của chàng trai trong ngày đại hỷ của cô gái, chẳng khác gì việc cố tình tạo hình cho nhân vật: giữa mùa hè mặc quần đùi, khoác áo bông, chạy lông nhông ngoài đường phố.
IV.
Ông Nguyên Lạc viết:
LỜI KẾT
Lâu lắm rồi, tôi thường gặp câu nầy: "Dưới ánh sáng..." "Nhờ ơn..." gì gì đó...tác giả mới viết được bài này... Và những lời "hít hà" khen các bài văn thơ của của những người ve cổ áo veston trước ngực có logo "quốc huy sao vàng" (cấp lãnh đạo). Ai mà dám nói thật, ai mà dám chê trong thời này? Vì sợ, vì muốn lấy lòng để được hưởng chút "ơn mưa móc". (Về vụ "sợ" hình như nhà văn Tô Hoài đã có lần thừa nhận, nếu tôi nhớ không lầm)
Nhưng bây giờ là thời khác, không thể làm giống thế được, phải "lương thiện" với lòng, phải "chính danh" là trí thức là nhà bình luận . Nhà bình luận nên nhớ lại “Lời mẹ dặn” của Phùng Quán đã nhắc ở trên.
Một nhà thơ đã viết:
Ta tìm ta bắt, trong thơ...
Những con sâu chữ, lơ mơ "ra rìa"
(Hà Nguyên Du)
Đúng, phải tìm bắt sâu chữ: Trong vườn hoa nghệ thuật, văn thơ, người bình luận giống như người làm vườn, phải chăm sóc vung trồng và tìm bắt những con sâu để cho cây hoa tươi tốt, nở ra những những nụ hoa đầy hương sắc cho đời.
Trên trang nhà Đặng Xuân Xuyến, nhìn kỷ thấy trên ngực (cổ áo Veston cà - vạt) của nhà thơ Phúc Toản có logo "quốc huy sao vàng"[1].
Hãy trân trọng gìn giữ tiếng nước ta. Tiếng Việt mà bị tiêu diệt thì dân tộc Việt sẽ tự nhiên biến mất y như Học giả Phạm Quỳnh đã từng nhận xét. Hãy bảo về sự trong sáng của tiếng Việt. Nên cẩn trọng về tính chính xác của nó nếu không sẽ dẫn đến "văn nạn" "bút máu" mà tôi đã đề cập trong bài viết "VĂN NẠN VÀ TÍNH CHÍNH XÁC CỦA NGÔN NGỮ(3)
Mời đọc trích đoạn:
[... Chữ viết chắt lọc từ tiếng nói. Văn và nhất là thơ là tình túy của CHỮ. Nên cẩn trọng với CHỮ NGHĨA. CHỮ quan trọng lắm, có thể làm chết hoặc làm tiêu tan sự nghiệp và tài sản con người. Không nhớ vụ án Minh sử triều Thanh đã làm tiêu mạng biết bao Nho sĩ Minh mà Kim Dung đã viết trong phần nhập của bộ truyện Lộc Đỉnh Ký sao? Vụ án của Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc (giết ba họ) do sự ganh ghét, đố kỵ của đám tiểu nhân đắc chí, trong đó có một phần từ văn nạn. Và cuối cùng với hàng chữ "Kim loại màu vàng" mà "ai đó" ghi khi kiểm kê vàng của người dân miền Nam trong đợt "cải tạo tư sản" 1976.
VĂN NẠN (cũng được gọi là ÁN VĂN), nói nôm na là những vụ án liên quan đến chữ nghĩa, văn chương, văn nghệ... Có khi nạn nhân chết chỉ do một chữ chứ không cần cả bài, cả tập. Chết mà không biết mình vì sao bị chết...]
Đừng như hai ngài Giáo sư Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại và Phó giáo sư Phó tiến sĩ Bùi Hiền, những người mắc bệnh VĨ CUỒNG (mégalomanie, megalomania) muốn làm mai một nó.
.
Đặng Xuân Xuyến thưa với bạn đọc:
Tôi sống ở Hà Nội, đã bỏ cơ quan nhà nước (Viện Sử học) để làm dân lao động tự do, đã viết những: Quê Nghèo, Bạn Quan, Quan Trường, Tôi Nghe, Tôi Thấy... và không thích tham gia bất kỳ hội - nhóm - đảng phái nào. Còn nhà thơ Phúc Toản, là cán bộ hưu trí, sống tại Bắc Ninh, mới kết bạn facebook với tôi chừng năm nay, vô tình đọc và đồng cảm với "Thuyền Neo Bến Lạ" mà tôi viết đôi dòng cảm nhận. Bài viết ấy cũng chỉ là chia sẻ vài cảm nhận của người đọc với tác giả thơ, có ghê gớm gì đâu mà ông Nguyên Lạc phải "thốt lên": "Bài bình thơ "Thuyền Neo Bến Lạ" của nhà thơ kiêm nhà bình luận Đặng Xuân Xuyến được đăng trên trang nhà anh và rất nhiều trang Web trong cũng như ngoài nước. Nó là Top Hít và được các fans anh "hít hà" khen thưởng." rồi dành hẳn mục LỜI KẾT, dễ đến hơn nghìn chữ trong bài viết vài nghìn chữ để bóng gió, quy chụp tôi là kẻ nịnh nọt, mắc bệnh cuồng vĩ như ông đã từng chụp mũ ông Châu Thạch, ông Phạm Ngọc Thái trong 2 bài viết mà nhà thơ La Thụy đã vô tình chuyển qua email tới tôi.
Thật nực cười!
Nếu là người bình thường sẽ không có lối suy diễn biến thái, bệnh hoạn khi cố tình quy chụp hoặc bóng gió quy chụp người khác là nịnh nọt, là mắc bệnh cuồng vĩ kiểu "suy bụng ta ra bụng người" như ông Nguyên Lạc.
Muốn phất cao ngọn cờ “yêu thương thơ văn cùng với niềm trân trọng sự chính xác và trong sáng của tiếng Việt thân yêu” để đánh trống, giong cờ hiệu triệu mọi người cùng theo làm một cuộc “Cách Mạng” như ông Nguyên Lạc rùm beng thì tối thiểu ông Nguyên Lạc phải làm được 2 điều:
- Hiểu mình nói gì, viết gì.
- Bỏ thói “suy bụng ta ra bụng người”
Nhưng tôi tin đó là 2 điều quá xa xỉ với ông Nguyên Lạc!
Hà Nội, sáng 16 tháng 02.2019
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
0 Comment: