Nó và tôi- Thủy Điền
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NÓ VÀ TÔI
Trời mùa hạ, tháng bảy, nắng gắt, oi bức, cái nắng lạ lùng hơn cái nắng của nhiều năm trước, kéo dài gần bốn tuần nay mà không dứt. Tôi lã người nằm dài trên chiếc băng đá, còn nó nằm la liệt bên chân với những hơi thở mệt nhọc như người sắp chết. Tôi muốn tâm sự cùng nó, nhưng nói chẳng ra lời. Riêng nó cũng chẳng muốn nghe và dẫu có nghe thì cũng hiểu được gì đâu nên cả hai cùng ₫ành số phận nằm đợi chờ cho đến khi trời sắp ngã hoàng hôn.
Nhớ lại năm mới vừa sang Đức, thuở ấy tôi vừa tròn hai mươi hai tuổi, bước đầu chính phủ Đức nuôi ăn, cho đi học tiếng Đức cơ bản một năm để làm hành trang hội nhập vào cuộc sống mới như: Đi học tiếp hay đến những công xưỡng làm việc. Khi học tiếng Đức xong, nằm nhà chờ đợi những luồng khí mới, rảnh rổi tôi lái chiếc đạp ngang qua những Trang trại và những cánh đồng thôn dã để xem cảnh sinh hoạt của những người nông dân Đức và nông dân ta giống và khác nhau như thế nào. Trên đoạn đường hưởng ngoại tình cờ tôi gặp anh nông dân cày ruộng đang nghỉ giải lao. Tôi mon men đến làm quen và hỏi han đôi điều. Anh ta vui vẻ mời tôi về Trang trại và chỉ dẫn các thứ. Chân ướt, chân ráo nhìn thấy đại khái cung cách làm việc và tổ chức của họ, làm cho tôi mê hoặc hồi nào không hay. Bởi tôi là người xuất thân từ mái trường Nông nghiệp dù ít, dù nhiều những công việc nầy tôi đã từng học và trải qua.
Hai tuần sau, đúng hẹn, tôi trở lại thăm người bạn vừa mới quen lần nữa. Lần nầy anh ta và cả gia đình tỏ ra rất thân thiện hơn lần trước. Tôi nghĩ, có lẽ họ lần đầu tiên mới quen được một người bạn Châu Á. Thú thật hồi ấy người Đức quí anh em chúng tôi lắm vì số lượng người tị nạn quá ít ỏi, khoảng chừng hai chục ngàn người chia rải rác trên toàn nước Đức. Còn so với bây giờ thì chẳng có ai quí mình nữa cả, bởi hiện tại người ngoại quốc sống tràn đầy đi đâu cũng thấy cả. Thậm chí có nhiều tỉnh, thành người ngoại quốc nhiều hơn người Đức, điển hình như khu phố tôi đang sống hiện nay. Sau khi trò chuyện, thăm hỏi, uống ly nước táo xong. Bố anh ta hỏi tôi:"Anh có thích làm việc ở đây với chúng tôi không, hiện tại chúng tôi cũng đang cần một người giúp việc". Chưa biết mình phải làm gì ở đây và lương lẹo bao nhiêu tôi chẳng chần chừ và trả lời ngay: 'dạ, thích lắm chứ". Thế là giữa tôi và ông đã có một hợp đồng miệng và chỉ còn chờ tôi sắp xếp công việc nhà và hẹn ngày đến làm việc nữa thôi.
Trên đường về vừa lái chiếc xe đạp, gữa trời gió mát lòng tôi hớn hở như mình đang trúng số. Nhưng chợt nghĩ lại sao mình quá vội vàng. Sao không mở miệng hỏi tường tận hết vấn đề như: Làm gì và lương bổng ra sao. Nếu mai nầy công việc không phù hợp, tiền nông ít ỏi rồi bỏ việc nghỉ ngang, phật lòng cả đôi bên thì chết mất. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng, tôi tự đoán hai cha con ông ta chắc là người không đến nổi. Thật may, làm việc vừa tròn một tháng tôi nhận được số tiền lương tương ứng với sức lao động của mình. Và, từ đó mọi việc như suông sẻ và tôi chính thức là một công nhân của trang trại nầy cho đến mười tám năm sau.
Ngày qua ngày làm việc với khả năng và lòng chân thành, gia đình ông xem tôi như con cháu trong nhà. Họ không còn phân biệt giữ chủ và tớ nữa, cứ mỗi sáng sớm đúng giờ là mạnh ai nấy vào công việc của mình cho đến khi tan sở. Thời gian quen biết cũng như làm viêc chung được năm năm thì ông bắt đầu ngã bệnh nặng, nên ông không còn làm việc được nữa, mọi chuyện lớn nhỏ kể từ đó chỉ còn có tôi và người con trai duy nhất của ông lo liệu mà thôi.
Mùa hè năm 2015 trong lúc tôi đang nghỉ phép thường niên hai tuần. Bỗng dưng một sáng sớm có người mang thư đến nhà tôi. Bốc ra thì tin báo ông đã qua đời. Gia đình ông mời tôi đến nhà nghĩa trang của tỉnh như bao người khác để tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nghe tin thì lòng thấy bùi ngùi, nhưng sự việc nầy tôi chẳng có gì ngạc nhiên bởi hàng ngày tôi ̣đã kề cận bên ông và biết trước mọi tình huống sẽ xảy ra. Thông thường thì họ điện thoại báo tin cho tôi, nhưng vì thấy tôi đang nghỉ phép nên họ tế nhị bằng cách là gởi thư. Như mọi người cũng nên hiểu ở xứ tây hơi khác ở xứ ta ở chỗ là khi một gia đình có người qua đời ngoài thân tộc họ quí ai thì họ mới mời đến để chia buồn chớ không như xứ ta hễ nghe người quen chểt là tự đến để an ủi hay phụ giúp một đám tang cho hoàn chỉnh. Đó là nền văn hoá riêng biệt của mỗi dân tộc.
Đúng đến ngày chôn cất ông, tất cả những thành viên trong gia đình và những người thân thiết đều tập trung nơi nghĩa trang để đưa tiễn ông. Thủ tục rất dài dòng từ sáng sớm cho gần đến bốn giờ chiều mới xong. Trong lúc tang gia bối rối ngoài nghĩa trang, thì nơi trang trại kẻ xắu đã lợi dụng cơ hội vào nhà thâu tóm hết tất cả những đồ vật qúi báu. Bởi, khi đi khỏi, trang trại bỏ trống không một ai canh giữ, cứ ngỡ như xưa nay xứ nầy chẳng một ai phá phách hay cắp trộm của ai.
Sau khi chôn cất ông xong, trở về nhà thì thằng Bern con trai của ông đã phát hiện cánh cửa cái bị khui vỡ và đồ đạc bị mất tất cả. Cơ quan Cảnh sát đến lập biên bản và tiến hành điều tra. Chờ đúng ba tháng sau mọi việc điều tra chẳng có kết quả gì và cuối cùng thì cơ quan Bảo hiểm phải nhẩy vào đền bù cho gia đình ông một cách trọn vẹn.
Để tránh tình trạng dẫm lên vết cũ, lần nầy hắn tổ chức một lễ lớn mừng thọ cho mẹ hắn vừa tròn tám mươi tuổi tại một nhà hàng lớn ngoài thành phố. Hắn mời cả thảy một trăm hai chục người, trong số những người nầy chỉ thiếu một mình tôi. Thoạt đầu nghe hắn kể danh sách những người được mời tôi cũng hơi buồn. Chẳng lẽ mình không mua tặng nổi bà cụ một bó hoa hay sao. Nhưng không sao, mời thì mình đi, không mời thì thôi. Ai dè ! Ngày hôm sau hắn phân công cho tôi làm anh gác gia trọn ngày ấy. Tôi cười, và nhận lời. Kệ, miển sao cho bà cụ vui là được rồi. Hắn bảo tôi ngày Chúa nhật phải có mặt tại trang trại đúng chín giờ sáng. Đúng hẹn tôi có mặt tại trang trại trước mười phút. Trước khi đến trang trại tôi nghĩ hắn đã lo liệu phần ăn ngày ấy cho tôi, nên từ nhà tôi chẳng mang thứ gì theo để ăn trong ngày và con chó cũng thế. Thường thì khi đi đâu hắn hay để một thau xương và mấy ổ bánh mì cũ, nhưng hôm nay không biết sao hắn cũng quên luôn.
Tôi cả một ngày làm quản gia, con chó một ngày canh chừng cửa chẳng có một miếng gì vào bụng, hai thằng nằm co ro bên ghế đá mà đau xót cả lòng.
Trời mùa hạ, tháng bảy, nắng gắt, oi bức, cái nắng lạ lùng hơn cái nắng của nhiều năm trước, kéo dài gần bốn tuần nay mà không dứt. Tôi lã người nằm dài trên chiếc băng đá, còn nó nằm la liệt bên chân với những hơi thở mệt nhọc như người sắp chết. Tôi muốn tâm sự cùng nó, nhưng nói chẳng ra lời. Riêng nó cũng chẳng muốn nghe và dẫu có nghe thì cũng hiểu được gì đâu nên cả hai cùng ₫ành số phận nằm đợi chờ cho đến khi trời sắp ngã hoàng hôn.
Nhớ lại năm mới vừa sang Đức, thuở ấy tôi vừa tròn hai mươi hai tuổi, bước đầu chính phủ Đức nuôi ăn, cho đi học tiếng Đức cơ bản một năm để làm hành trang hội nhập vào cuộc sống mới như: Đi học tiếp hay đến những công xưỡng làm việc. Khi học tiếng Đức xong, nằm nhà chờ đợi những luồng khí mới, rảnh rổi tôi lái chiếc đạp ngang qua những Trang trại và những cánh đồng thôn dã để xem cảnh sinh hoạt của những người nông dân Đức và nông dân ta giống và khác nhau như thế nào. Trên đoạn đường hưởng ngoại tình cờ tôi gặp anh nông dân cày ruộng đang nghỉ giải lao. Tôi mon men đến làm quen và hỏi han đôi điều. Anh ta vui vẻ mời tôi về Trang trại và chỉ dẫn các thứ. Chân ướt, chân ráo nhìn thấy đại khái cung cách làm việc và tổ chức của họ, làm cho tôi mê hoặc hồi nào không hay. Bởi tôi là người xuất thân từ mái trường Nông nghiệp dù ít, dù nhiều những công việc nầy tôi đã từng học và trải qua.
Hai tuần sau, đúng hẹn, tôi trở lại thăm người bạn vừa mới quen lần nữa. Lần nầy anh ta và cả gia đình tỏ ra rất thân thiện hơn lần trước. Tôi nghĩ, có lẽ họ lần đầu tiên mới quen được một người bạn Châu Á. Thú thật hồi ấy người Đức quí anh em chúng tôi lắm vì số lượng người tị nạn quá ít ỏi, khoảng chừng hai chục ngàn người chia rải rác trên toàn nước Đức. Còn so với bây giờ thì chẳng có ai quí mình nữa cả, bởi hiện tại người ngoại quốc sống tràn đầy đi đâu cũng thấy cả. Thậm chí có nhiều tỉnh, thành người ngoại quốc nhiều hơn người Đức, điển hình như khu phố tôi đang sống hiện nay. Sau khi trò chuyện, thăm hỏi, uống ly nước táo xong. Bố anh ta hỏi tôi:"Anh có thích làm việc ở đây với chúng tôi không, hiện tại chúng tôi cũng đang cần một người giúp việc". Chưa biết mình phải làm gì ở đây và lương lẹo bao nhiêu tôi chẳng chần chừ và trả lời ngay: 'dạ, thích lắm chứ". Thế là giữa tôi và ông đã có một hợp đồng miệng và chỉ còn chờ tôi sắp xếp công việc nhà và hẹn ngày đến làm việc nữa thôi.
Trên đường về vừa lái chiếc xe đạp, gữa trời gió mát lòng tôi hớn hở như mình đang trúng số. Nhưng chợt nghĩ lại sao mình quá vội vàng. Sao không mở miệng hỏi tường tận hết vấn đề như: Làm gì và lương bổng ra sao. Nếu mai nầy công việc không phù hợp, tiền nông ít ỏi rồi bỏ việc nghỉ ngang, phật lòng cả đôi bên thì chết mất. Nghĩ thì nghĩ vậy, nhưng, tôi tự đoán hai cha con ông ta chắc là người không đến nổi. Thật may, làm việc vừa tròn một tháng tôi nhận được số tiền lương tương ứng với sức lao động của mình. Và, từ đó mọi việc như suông sẻ và tôi chính thức là một công nhân của trang trại nầy cho đến mười tám năm sau.
Ngày qua ngày làm việc với khả năng và lòng chân thành, gia đình ông xem tôi như con cháu trong nhà. Họ không còn phân biệt giữ chủ và tớ nữa, cứ mỗi sáng sớm đúng giờ là mạnh ai nấy vào công việc của mình cho đến khi tan sở. Thời gian quen biết cũng như làm viêc chung được năm năm thì ông bắt đầu ngã bệnh nặng, nên ông không còn làm việc được nữa, mọi chuyện lớn nhỏ kể từ đó chỉ còn có tôi và người con trai duy nhất của ông lo liệu mà thôi.
Mùa hè năm 2015 trong lúc tôi đang nghỉ phép thường niên hai tuần. Bỗng dưng một sáng sớm có người mang thư đến nhà tôi. Bốc ra thì tin báo ông đã qua đời. Gia đình ông mời tôi đến nhà nghĩa trang của tỉnh như bao người khác để tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nghe tin thì lòng thấy bùi ngùi, nhưng sự việc nầy tôi chẳng có gì ngạc nhiên bởi hàng ngày tôi ̣đã kề cận bên ông và biết trước mọi tình huống sẽ xảy ra. Thông thường thì họ điện thoại báo tin cho tôi, nhưng vì thấy tôi đang nghỉ phép nên họ tế nhị bằng cách là gởi thư. Như mọi người cũng nên hiểu ở xứ tây hơi khác ở xứ ta ở chỗ là khi một gia đình có người qua đời ngoài thân tộc họ quí ai thì họ mới mời đến để chia buồn chớ không như xứ ta hễ nghe người quen chểt là tự đến để an ủi hay phụ giúp một đám tang cho hoàn chỉnh. Đó là nền văn hoá riêng biệt của mỗi dân tộc.
Đúng đến ngày chôn cất ông, tất cả những thành viên trong gia đình và những người thân thiết đều tập trung nơi nghĩa trang để đưa tiễn ông. Thủ tục rất dài dòng từ sáng sớm cho gần đến bốn giờ chiều mới xong. Trong lúc tang gia bối rối ngoài nghĩa trang, thì nơi trang trại kẻ xắu đã lợi dụng cơ hội vào nhà thâu tóm hết tất cả những đồ vật qúi báu. Bởi, khi đi khỏi, trang trại bỏ trống không một ai canh giữ, cứ ngỡ như xưa nay xứ nầy chẳng một ai phá phách hay cắp trộm của ai.
Sau khi chôn cất ông xong, trở về nhà thì thằng Bern con trai của ông đã phát hiện cánh cửa cái bị khui vỡ và đồ đạc bị mất tất cả. Cơ quan Cảnh sát đến lập biên bản và tiến hành điều tra. Chờ đúng ba tháng sau mọi việc điều tra chẳng có kết quả gì và cuối cùng thì cơ quan Bảo hiểm phải nhẩy vào đền bù cho gia đình ông một cách trọn vẹn.
Để tránh tình trạng dẫm lên vết cũ, lần nầy hắn tổ chức một lễ lớn mừng thọ cho mẹ hắn vừa tròn tám mươi tuổi tại một nhà hàng lớn ngoài thành phố. Hắn mời cả thảy một trăm hai chục người, trong số những người nầy chỉ thiếu một mình tôi. Thoạt đầu nghe hắn kể danh sách những người được mời tôi cũng hơi buồn. Chẳng lẽ mình không mua tặng nổi bà cụ một bó hoa hay sao. Nhưng không sao, mời thì mình đi, không mời thì thôi. Ai dè ! Ngày hôm sau hắn phân công cho tôi làm anh gác gia trọn ngày ấy. Tôi cười, và nhận lời. Kệ, miển sao cho bà cụ vui là được rồi. Hắn bảo tôi ngày Chúa nhật phải có mặt tại trang trại đúng chín giờ sáng. Đúng hẹn tôi có mặt tại trang trại trước mười phút. Trước khi đến trang trại tôi nghĩ hắn đã lo liệu phần ăn ngày ấy cho tôi, nên từ nhà tôi chẳng mang thứ gì theo để ăn trong ngày và con chó cũng thế. Thường thì khi đi đâu hắn hay để một thau xương và mấy ổ bánh mì cũ, nhưng hôm nay không biết sao hắn cũng quên luôn.
Tôi cả một ngày làm quản gia, con chó một ngày canh chừng cửa chẳng có một miếng gì vào bụng, hai thằng nằm co ro bên ghế đá mà đau xót cả lòng.
Ngoài kia thiên hạ no say
Chốn đây tôi- nó trò thầy đói ngoe
Lần sau quí cụ phải dè...
Thau xương, tổ bánh, chén chè dành riêng
Không may nhiều nỗi ưu phiền
Của còn, người- thú qui tiên về trởi.
Thủy Điền
23-07-2019
23-07-2019
0 Comment: