Một thời binh lửa (Kỳ 2)- Phan Nhật Bắc
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
MỘT THỜI BINH LỬA
Quốc lộ 14 con đường lên KonTum đầy mìn. Những chiến xa M48 của lính thiết kỵ Mỹ nằm im lìm trong cơn nắng, họ đã khai thông mìn bẫy, từng đoàn xe nhà binh nối đuôi nhau với xe dân sự. Chiếc Toyota tôi đi chạy ì ạch qua con suối cạn, lên không nổi con dốc, chúng tôi phải nhảy xuống phụ đẩy. Ngồi trên xe nhìn khung cảnh vàng vọt, làng Thượng vắng hoe dân làng bỏ đi hết. Chiến tranh đang chờ tụi tôi phía trước. Năm nay là năm 1971 Chiến dịch Hạ Lào chấm dứt với tổn thất nhân mạng quá lớn, con số thanh niên được động viên chưa bù đắp đủ. Tôi âu lo cho ngày mai. Thằng Phương thì lầm lỳ không nói năng. Xe tới KonTum qua chiếc cầu gỗ già nua bắc trên con sông ĐakBla nước chảy ngược về hướng tây. Thành phố vỏn vẹn vài ngôi nhà hai tầng, con đường Lê Thánh Tôn ngắn ngủn, nhưng hàng quán và sức sống năng động, nhạc xập xình, toàn là nhạc Trịnh và các bài hát ủy mỵ của thời chiến .
Cầu ĐăkBla- KonTum 1971
Mướn một khách sạn hạng rẻ tiền nhất hai thằng ngủ chung giường. Đêm đến chúng tôi không dám ra ngoài. Tiếng rao của người bán phở làm chúng tôi rợn tóc gáy, nghe nói có ó ma lai rút ruột đi ăn đêm, ban ngày thì là con người bình thường. Tôi và Phương thao thức không ngủ được, phần thì lạnh mền không đủ ấm, hai đứa co ro chờ sáng nhưng rồi cũng ngủ quên. Không còn xe đưa đón nhân viên của Bệnh viện, hai đứa cuốc bộ gần 6 cây số từ phố lên bệnh viện nằm trong khuôn viên phòng thủ cẩn mật của Tiểu đoàn 63 pháo binh và trung Đoàn 42 bộ binh. Bệnh viện tôi nằm giữa hai ông trinh sát và pháo binh, mặt bắc trống trải không có đơn vị bạn án ngữ, hàng cây thông và bạch đàn đầy tiếng ve kêu não ruột .
Sau khi trình diện bác sỹ NHĐ chỉ huy trưởng, tôi được về Trại sỹ quan, Phương về Nội thương 2. Rồi tôi gặp trưởng khoa NHL và xin phép về ngay trong ngày mướn nhà vì bệnh viện không cho nội trú. Hoàn tất mướn nhà kiếm chỗ ăn cơm tháng, tôi nhận ca trực đầu tiên. Bệnh nhân là các sỹ quan đơn vị chung quanh KonTum- đa số là bệnh sốt, đau bao tử, toàn là bệnh làm biếng (?), còn thương tật thì ít vì chiến sự đang lắng dịu. Hồ sơ bệnh lý nằm tại các đầu giường, biểu đồ mạch, thuốc dùng đã ghi rỏ. Các quan nầy vợ bé thăm đều đều, có em từ Pleiku đến xinh như mộng. (Em Pleiku má đỏ môi hồng ở đây buổi chiều quanh năm mùa Đông nên mắt em ướt má em ướt ..) Trời rất thơ mộng, công việc nhàm chán, chờ các ông phong Cùi Lao tổn ra hội đồng y khoa, chúng tôi sáng đi chiều về xe đưa đón, trưa ăn cơm Câu lạc bộ tại bệnh viện. Hôm nào trực đêm thì ở lại còn không thì về phố nhàn nhã cafe nghe nhạc. Một cái tết xa Sài Gòn đầu tiên, tiếng súng giao thừa nở rộ, pháo bắn khắp nơi. Sân Chùa nhà Thờ náo nhiệt, trôi theo dòng người tôi cũng xuống đường trẩy hội.
Dân số KonTum hơn 60 phần trăm đạo Thiên chúa. Họ theo cha cố Tây từ Bình Định, Phú Yên về đây thời vua Tự Đức cấm đạo. Đa số giàu có, đồng ruộng mênh mông, nhà nào cũng có xe máy cày, xe Hơn đa, con cái học Trường Đạo Lê hữu Từ, còn trường công Hoàng Đạo dành cho dân thường. Làng Phương Hoà cây trái xum xuê, đủ món nhất là vú sữa, xoài, mít, mía, chuối cau… Con gái hơi lùn vì giống gái quê Bình Định, nhưng bù lại đẹp mặn mà thơm như mít tố nữ. Chưa nói đến gái Thượng lai Tây, đụng đến là đền 3 con bò. Các ông hạ sỹ già hù tụi tôi mấy thằng mới ra trường còn hôi sữa là tụi con gái thượng l… nó nằm ngang, tôi không tin nói làm gì có chuyện đó, mấy ông già dịch nầy nghiêm mặt nói mấy anh mới đến không biết thì nên lắng nghe, đừng cãi, hôm nào lấy xe Jeep chở đi rình tụi nó tắm lộ thiên. Nghe cũng có lý, đám trợ y chúng tôi đồng ý lên kế hoạch là sau Tết hành quân trinh thám .
Rồi ngày đó cũng đến 5 thằng chất lên xe Jeep A2 chạy xuống làng Phương Nghĩa, nơi có buôn Thượng và con suối trong nhánh thác Yali, địa điểm cuối con suối những bụi cây um tùm, chia nhau ngồi ẩn mình nín thở đàn tiên nữ kéo ra thoát y. Giống nhau cả, đen thui nằm dọc có ngang đâu, tôi chửi thầm, kiến cắn không dám la. Biết bị gạt nhưng cố gắng ngắm cho đã mắt, đúng là Sơn nữ như tượng đồng rắn chắc cao ráo ,ngực vun như núi Thái Sơn, mông như hàm rồng. Đám sơn nữ không biết có mấy ông lính người kinh rình nên an tâm tắm kỳ cọ nơi hang hùm rất kỷ, đám tụi tôi đờ đẩn như phê cần sa. Rồi chúng tôi rút lui êm thấm, chuyện mà bể ra thì trưởng làng sẽ tìm đến đơn vị và thưa kiện lôi thôi. Mấy cha hạ sỹ người Huế nầy chơi chúng tôi một vố còn cười hô hố, thù nầy phải trả- tôi nói với cả đám.
Nhưng mối thù chưa trả thì Bắc quân tấn công quận Tân Cảnh, sư đoàn 22 tan hàng, lữ đoàn 3 Dù tăng cường, thị xã Kon Tum như cơn sốt. Con đường quốc lộ 14 bị cắt, Bắc quân đóng chốt trên ngọn đồi Chu Pao (ChuPao ai oán hờn trong gió. Mỗi tất khăn tang mỗi tất đường- thơ ai đó tôi không nhớ). Đại đội Quân y nhảy dù chiếm trọn sân bệnh viện của tôi họ căng lều làm bệnh xá, binh sỹ Dù phá kho y cụ, kho thuốc, phá kho chứa nệm đem ra hàng rào phòng thủ ngủ. Có ông ăn cắp ba lô tài sản của bệnh nhân. Lại có Bác sỹ Dù dùng súng colt đập nát tủ thuốc của trại chúng tôi chỉ lấy một cuộn băng keo, tôi giận tím người vác cây M16 đi tìm ăn thua đủ, bạn bè can ngăn lại. Lính Dù và quan gì mà kiêu binh, như vậy dân làm sao yêu mến. Tôi báo cáo lên bác sỹ chỉ huy trưởng, ông lên gặp Ban chỉ huy lữ đoàn 3 nhảy dù đề nghị phạt ông bác sỹ Dù và đám binh sỹ, nhưng vô hiệu. Cho đến ngày mấy ông Dù rút phá vây bằng đường bộ về Pleiku để lại bệnh viện tan hoang kho tàng trống rỗng, tôi ghét Dù từ đó.
Đồi ChuPao, cửa ngõ vào KonTum
Cục Quân y ra lệnh đi tản thương binh và di tản luôn bệnh viện. Chúng tôi tranh thủ di tản bệnh nhân nặng bằng phi cơ, cho xuất viện mấy ông còn đi được họ tự túc về đơn vị nhưng đơn vị đâu mà về, có ông lang thang ngoài đường cho đến khi bị Quân cảnh xúc về đồn. Tôi gặp ông anh thứ tám trong hoàn cảnh tang thương. Ông chạy từ ĐakTo về với cái quần lính nát bét vào bệnh viện tìm tôi, tôi hỏi ông anh rể thứ 7 đâu? Ông lắc đầu, ông chồng chị thứ 7 mà ba tôi bỏ lại Quảng Ngãi, sau khi mang 4 đứa con trai vào Nam, trước khi tôi tìm ra bà chị thứ 7, anh 8 tôi chung một đại đội với ông anh rể thứ 7 mà không biết anh em, hai ông đánh nhau u đầu sức trán vì chuyện cờ bạc. Giờ thì không biết sống chết thế nào. Tôi đem ông anh về phòng cho ăn uống, đưa cho một bộ đồ, nón sắt và cái áo giáp duy nhất rồi tiễn ông lên phi cơ về Quy Nhơn. Còn mình tôi đơn độc nơi tháng ngày đạn bom không biết ngày mai ra sao ?
Dân y viện Kon Tum nhân viên và bác sỹ chạy hết trống vắng, chúng tôi tạm chiếm làm bệnh viện, hạ bảng xuống và dựng bảng tên BV2DC lên. Đúng lúc ông Bác sỹ Chỉ huy Trưởng trốn mất theo máy bay tản thương. Chúng tôi rúng động, bác sỹ Lý chỉ huy phó lên tạm thời trấn an chúng tôi, điểm danh quân số, không có ai bỏ chạy ngoài ông chỉ huy trưởng, công việc vẫn tiếp tục. Chúng tôi được lãnh súng M72 và học cách bắn tank, thu gom súng M16 đạn dược của thương binh bỏ lại, tổ chức phòng thủ vì chúng tôi chỉ được trang bị súng carbine M2 thứ phế thải còn thua M16 của nhân dân tự vệ KonTum. Quân đoàn không ngó ngàng gì đến đơn vị chúng tôi, không có đơn vị bạn yểm trợ phòng thủ. Bệnh viện chúng tôi vùi đầu vào máu của thương binh suốt ngày đêm, không điều trị chỉ cấp cứu và di tản. Tối thì thay nhau trực gác quan lính như nhau, chỉ một tiểu đội Bắc quân sẽ chiếm bệnh viện dễ dàng, nhưng họ cũng không còn hơi sức mở cuộc đánh vào thành phố. Đêm từng đêm B52 lên vùng, tiếng bom rít trong không khí như một trận mưa giông chưa bao giờ có, bóng đèn 500 w chao đảo muốn vỡ tung, thuốc men cạn kiệt, chỉ có gạo sấy và đồ hộp thừa mứa.
Căn cứ 72 tồn trữ y dược tiếp tế thả dù cho chúng tôi 4 kiện hàng rớt bên ngoài khu vực hết 2 kiện, phải tranh thủ đi lấy chứ không Bắc quân sẽ phỏng tay trên. Chúng tôi dùng xe Hồng thập tự chạy qua hàng rào kẽm gai móc kéo về. Nước Dextrose bể hơn phân nửa, may còn chỉ vá vết thương. Trụ sinh, thuốc sát trùng, bông băng còn nguyên. Sư đoàn 23 có ông tư lệnh mới ông Lý Tòng Bá, đổ bộ xuống phi trường đánh chiếm lại khu vực có bệnh viện cũ của tôi và Tiểu đoàn 63 pháo binh, đẩy lùi Bắc quân về phía Ngô Trang, thương binh về tấp nập. KonTum tạm thời bình yên. Đa số dân KonTum đã đi hết về các trại tạm cư ở Pleiku, còn lại thành phố đầy đủ mọi sắc lính ăn nhậu bắn nhau chí choé. Quân cảnh trốn biệt Con chuẩn tướng Lý Tòng Bá tư lệnh sư đoàn 23 vác súng bắn chết 2 an ninh quân đội vì gái. Chúng tôi cắm trại 100 phần trăm bảo vệ bản thân trước sự say thuốc súng của các ông bộ binh, nhưng có một thỏa thuận ngầm đặc biệt là các ông bộ binh dù thứ dữ như Lôi hổ, BĐQ… đều không đụng đến cánh Quân y với biệt danh gọi là “Thuốc đỏ”. Chắc sợ bị xui xẻo!
Quân Bắc Việt pháo cầm canh vào các giờ tan sở, một quả pháo rơi vào vòng đai bệnh viện phòng Nhi đồng làm chết trung sỹ Trác vừa rời khỏi phòng ăn với tôi. Miểng pháo đi thẳng vào khe nách đến tim làm anh chết ngay tức khắc dù có mặc áo giáp. Vậy là đơn vị chúng tôi có một binh sỹ chết đầu tiên. Vợ anh đã di tản, chúng tôi chôn anh ngay trong sân bệnh viện. Nỗi ám ảnh về cái chết bộc phát, đã có nhân viên bệnh viện- Binh nhất Lộc dùng súng tự bắn vào chân, được tản thương với hồ sơ tự hủy thân thể coi như đời chôn trong Quân lao. Gia đình quân nhân bắt đầu hồi cư, phòng sỹ quan chúng tôi phải nhận thêm nhiệm vụ đỡ đẻ cho các bà vợ lính vì các y bác sỹ sản khoa của dân y viện không có. Ca đẻ đầu tiên của tôi là một thiếu nữ khoảng 18 tuổi vợ bé của một trung tá thiết giáp. Cô được chở vào lúc nửa đêm ca tôi trực, cứ nhìn tôi tò mò vì tôi trẻ quá. Tôi hỏi nước ối ra chưa, cô còn hỏi lại là nước gì. Tôi bảo cô cởi quần leo lên bàn để tôi khám xem, cô bẽn lẽn lắc đầu. Tôi bực mình bảo nếu không nghe lời tôi sẽ về phòng ngủ tiếp. Nói vậy nhưng tôi chỉ bỏ đi gọi ông thượng sỹ Trai qua. Ông vừa đi vừa lầm bầm: lúc chơi thì nó không gọi, lúc đẻ thì nó kiếm mình, để tôi! Ông kêu người sản phụ cởi quần, nàng vâng lệnh vì thấy ông già đáng tuổi cha, loay hoay cả tiếng đứa bé không chui ra được. Chuyền cho sản phụ chai nước Ringer để làm trơn cửa mình, vẫn chưa được, tôi chích thuốc tê dùng dao mỗ rạch rộng lôi đầu đứa bé ra. Một đứa bé trai. Tôi vụng về loay hoay cắt rún, hút nước trong miệng để nó khóc. Tiếng khóc oe oe bùng lên trong đêm vắng. Xong xuôi tôi hỏi chồng cô đâu, trả lời tên họ để tôi điền vào hồ sơ sau nầy làm khai sinh cho em bé. Người sản phụ chợt khóc nói em không có chồng, em làm bé người ta.
Thế là đời tôi lại dính vào công việc đỡ đẻ bất đắc dĩ, điều mà tôi không muốn chút nào. Có những sản phụ chửi chồng rất thô lỗ: Tao bảo mày đừng chơi nữa mày bảo ráng chút nữa, tao ráng nhưng bây giờ đẻ đau quá (?!). Có bà vác chổi rượt đánh ông chồng chạy loanh quanh trong phòng. Có nhiều bà đẻ xong bí đái phải thông tiểu, sợi dây thông tiểu của quý bà khác đàn ông nó có hai nhánh, phải bơm phụ nước vào thì nước tiểu mới ra cho nên nhiều khi tôi hứng cả nước đái và cứt vào mặt. Có sản phụ đẻ xong là về ngay không trở lại cắt chỉ như cô vợ bé ông trung tá thiết giáp, tôi gặp ngoài phố nói sao cô không vào bệnh viện cắt chỉ, hơn 7 ngày rồi, cô đỏ mặt nói đồ vô duyên, tôi lặng người xong cười ha ha lắc đầu. Rồi có cả mấy ông sỹ quan bệnh nhân cũng lò mò chống gậy qua lén nhìn coi đàn bà đẻ đái ra sao!. Riêng có hạ sỹ Thành rất chu đáo, tận tâm. Mỗi sáng ông đẩy xe đi thay băng cho thương binh xong là qua phòng đẻ để lau rửa, vệ sinh cho các bà. Tôi cứ nhìn ông mắc cười và hay chọc ông là khoái rửa bướm, nhưng cũng dặn chú ý đừng cho các ông sỹ quan bệnh binh lén nhìn .
Tình hình chiến sự lắng xuống, các bác sỹ và y tá dân y trở lại nhiệm sở, ông bác sỹ chỉ huy trưởng tôi trở lại đơn vị thì bị Cục quân y cách chức, bị ra toà hay gì đó. Bác sỹ L quyền chỉ huy trưởng tập hợp nhân viên để ông nói lời từ giã, ông bắt tay từng người chúc ở lại may mắn. Nhìn ông rất hiền và xanh xao yếu đuối. Tôi nhớ ông đi chiếc xe Jeep bô cao, chiếc xe mà tất cả sỹ quan chê, họ chọn xe Jeep lùn đẹp hơn đùn cho ông chiếc xe cà tàng cũ mèm ông vẫn vui vẻ nhận dù ông là xếp của họ. Hôm sau tôi bàn giao dịch vụ đỡ đẻ lại cho dân y chuyển qua phòng hồi sinh, công việc nơi đây bận rộn đủ chuyện, dân sự và Quân đội dùng chung một khu vực. Có cô nữ sinh thi rớt tú tài tự tử cũng vô phòng cấp cứu hồi sinh, mấy y tá rửa ruột cởi hết áo quần ra để nằm tênh hênh không mảnh vải che thân, tôi hỏi sao không che người ta lại, các ông đáp để cho tụi nó sợ về sau đừng dại dột nữa… Hành lang thì lính sốt rét lên cơn run rẩy không giường nằm. Đa số lính sư đoàn 23 bộ binh, ông bác sỹ NHD tiểu đoàn trưởng quân y 23 không màng đến cấp thuốc chloroquine ngừa sốt cho binh sỹ, còn ông tư lệnh thì bất cần. Lính chết đầy nhà xác, không đơn vị đến nhận, dù bệnh viện chúng tôi đã đánh điện cấp báo là nhà xác đã đầy, luôn cả các trường học cũng có xác người. Mùi hôi thúi bắt đầu nồng nặc, để tránh bịnh dịch chúng tôi nhờ công binh đào hố gần bờ sông ĐakBla chôn tập thể và ngay góc sân phía tây bệnh viện cũng đào một hố lớn chôn hơn 40 mươi xác lính sốt rét thuộc sư đoàn 23 bộ binh.
Đường phố KonTum 1972
Gần cuối 1972 chiến sự Trung Nghĩa bùng nổ, thương binh về nằm la liệt trên hành lang phòng cấp cứu, máu loang khắp sàn. Chúng tôi mệt nhoài vì không thể tản thương được. Phi trường Kon Tum bị pháo, hễ thấy bóng dáng trực thăng đáp đâu thì địch pháo đến đó, có 2 chiếc C130 của Mỹ trúng đạn nằm trơ xương cuối phi đạo, cho nên mọi cuộc tản thương như dừng lại. Chúng tôi đành tổ chức tản thương bằng quốc lộ 14 dù chưa khai thông. 4 chiếc Hồng thập tự và khoảng 50 thương binh nhét đầy hướng về Pleiku, bị địch chận bắn khi gần đến đồi ChuPao. Mấy ông thương binh chạy tán loạn vào bìa rừng, may là địch không bắn khi biết là xe chở thương binh không vũ trang, họ chỉ tìm thức ăn và thuốc nhưng chẳng có gì. Tài xế Mẫn bị đạn xuyên qua xe tản thương vào lưng không nặng lắm và đoàn quay trở lại bệnh viện. Nhìn ông thiếu uý Sư đoàn 23 tỉnh queo với mẫu 50 tản thương đeo nơi cổ áo và cánh tay bó bột tòng teng trước ngực tôi nghĩ ông nầy thương binh giả, nên yêu cầu trở lại phòng nhận bệnh xem hồ sơ. Khi vào phòng bịnh tôi lấy kéo cắt bột ra thì không thấy vết thương, ông nói ông gãy xương kín, tôi nói anh gãy xương kín thì tay anh sưng vù không bình thường như thế này. Phiếu tản thương không do bệnh viện cấp mà do Tiểu đoàn 23 Quân y cấp, hồ sơ bệnh không có như vậy là mấy ông tài xế lơ đễnh khi nhận thương binh, không thèm điểm danh. Tôi nói với viên sỹ quan thôi trở về đơn vị của anh chúng tôi không có trách nhiệm với anh, anh nhìn tôi với ánh mắt thù hằn.
Gần cuối năm quốc lộ 14 được khai thông, đoàn xe tiếp tế cho Kon Tum vào được thành phố. Dân chúng vui mừng, chúng tôi được ăn cá tươi sau gần một năm không có, và hiệp định Ba Lê sắp được ký kết. Chương trình lấn đất giành dân bắt đầu nhưng những trận đánh bớt dần vì cả hai cùng kiệt quệ. Chúng tôi cũng tiếp nhận cả những thương binh- tù binh quân Bắc Việt. Tôi nhớ nhất một anh thuộc sư đoàn 320b, anh bị còng chặt vào đầu giường có quân cảnh ngồi gác ngủ gật dưới chân. Tôi lấy hồ sơ bịnh lý ra xem. Anh tên Nguyễn Mạnh T, sinh năm 1949 ở Hải Dương, là sỹ quan điện đài bị bỏ lại vì bị thương nơi chân trái, vết thương đã thối rửa. Nguy cơ tháo khớp sẽ đến nếu không cứu chữa kịp thời, tôi cho đi chụp phim rồi đưa anh lên phòng mổ. Bác sỹ Khải chẩn đoán nói không tháo khớp, chỉ cắt bỏ phần thịt thối, chuyền dextrose & penicillins 500 ngàn đơn vị, vài ngày khi bớt trả về lại cho Quân cảnh. Anh tù binh không hút thuốc, khuôn mặt trầm lặng chịu đựng, không chửi bới chúng tôi là tay sai Mỹ ngụy như vài tù binh khác. Đôi khi rảnh tôi thường nói chuyện với anh, với lý luận chắc nịch về lý tưởng cộng sản anh tin các anh sẽ thắng vì có chính nghĩa. Tôi chỉ nói với anh chính nghĩa thuộc về phía người dân.
-Anh có thân nhân vào Nam không ?
Anh đáp có
- Anh cần liên lạc không ?
- Thế có được không?
- Được chứ nếu anh muốn đài Gươm thiêng ái quốc sẽ nhắn tin .
- Thôi cái đài CIA đó ghê lắm
Tôi cười khi nhìn sự hốt hoảng của anh
- Cũng không sao, sắp hoà bình rồi anh sẽ được trao trả tù binh thôi.
Tôi không còn gặp anh dù vết thương chưa lành vì quân cảnh đem anh đi khi tôi không có mặt. Tôi cảm thấy buồn buồn, ít ra anh là người thật nhất trong các tù binh được cấp cứu nơi nầy .
(Hồi ức của Phan Nhật Bắc)
KỲ 2:Quốc lộ 14 con đường lên KonTum đầy mìn. Những chiến xa M48 của lính thiết kỵ Mỹ nằm im lìm trong cơn nắng, họ đã khai thông mìn bẫy, từng đoàn xe nhà binh nối đuôi nhau với xe dân sự. Chiếc Toyota tôi đi chạy ì ạch qua con suối cạn, lên không nổi con dốc, chúng tôi phải nhảy xuống phụ đẩy. Ngồi trên xe nhìn khung cảnh vàng vọt, làng Thượng vắng hoe dân làng bỏ đi hết. Chiến tranh đang chờ tụi tôi phía trước. Năm nay là năm 1971 Chiến dịch Hạ Lào chấm dứt với tổn thất nhân mạng quá lớn, con số thanh niên được động viên chưa bù đắp đủ. Tôi âu lo cho ngày mai. Thằng Phương thì lầm lỳ không nói năng. Xe tới KonTum qua chiếc cầu gỗ già nua bắc trên con sông ĐakBla nước chảy ngược về hướng tây. Thành phố vỏn vẹn vài ngôi nhà hai tầng, con đường Lê Thánh Tôn ngắn ngủn, nhưng hàng quán và sức sống năng động, nhạc xập xình, toàn là nhạc Trịnh và các bài hát ủy mỵ của thời chiến .
Cầu ĐăkBla- KonTum 1971
Mướn một khách sạn hạng rẻ tiền nhất hai thằng ngủ chung giường. Đêm đến chúng tôi không dám ra ngoài. Tiếng rao của người bán phở làm chúng tôi rợn tóc gáy, nghe nói có ó ma lai rút ruột đi ăn đêm, ban ngày thì là con người bình thường. Tôi và Phương thao thức không ngủ được, phần thì lạnh mền không đủ ấm, hai đứa co ro chờ sáng nhưng rồi cũng ngủ quên. Không còn xe đưa đón nhân viên của Bệnh viện, hai đứa cuốc bộ gần 6 cây số từ phố lên bệnh viện nằm trong khuôn viên phòng thủ cẩn mật của Tiểu đoàn 63 pháo binh và trung Đoàn 42 bộ binh. Bệnh viện tôi nằm giữa hai ông trinh sát và pháo binh, mặt bắc trống trải không có đơn vị bạn án ngữ, hàng cây thông và bạch đàn đầy tiếng ve kêu não ruột .
Sau khi trình diện bác sỹ NHĐ chỉ huy trưởng, tôi được về Trại sỹ quan, Phương về Nội thương 2. Rồi tôi gặp trưởng khoa NHL và xin phép về ngay trong ngày mướn nhà vì bệnh viện không cho nội trú. Hoàn tất mướn nhà kiếm chỗ ăn cơm tháng, tôi nhận ca trực đầu tiên. Bệnh nhân là các sỹ quan đơn vị chung quanh KonTum- đa số là bệnh sốt, đau bao tử, toàn là bệnh làm biếng (?), còn thương tật thì ít vì chiến sự đang lắng dịu. Hồ sơ bệnh lý nằm tại các đầu giường, biểu đồ mạch, thuốc dùng đã ghi rỏ. Các quan nầy vợ bé thăm đều đều, có em từ Pleiku đến xinh như mộng. (Em Pleiku má đỏ môi hồng ở đây buổi chiều quanh năm mùa Đông nên mắt em ướt má em ướt ..) Trời rất thơ mộng, công việc nhàm chán, chờ các ông phong Cùi Lao tổn ra hội đồng y khoa, chúng tôi sáng đi chiều về xe đưa đón, trưa ăn cơm Câu lạc bộ tại bệnh viện. Hôm nào trực đêm thì ở lại còn không thì về phố nhàn nhã cafe nghe nhạc. Một cái tết xa Sài Gòn đầu tiên, tiếng súng giao thừa nở rộ, pháo bắn khắp nơi. Sân Chùa nhà Thờ náo nhiệt, trôi theo dòng người tôi cũng xuống đường trẩy hội.
Dân số KonTum hơn 60 phần trăm đạo Thiên chúa. Họ theo cha cố Tây từ Bình Định, Phú Yên về đây thời vua Tự Đức cấm đạo. Đa số giàu có, đồng ruộng mênh mông, nhà nào cũng có xe máy cày, xe Hơn đa, con cái học Trường Đạo Lê hữu Từ, còn trường công Hoàng Đạo dành cho dân thường. Làng Phương Hoà cây trái xum xuê, đủ món nhất là vú sữa, xoài, mít, mía, chuối cau… Con gái hơi lùn vì giống gái quê Bình Định, nhưng bù lại đẹp mặn mà thơm như mít tố nữ. Chưa nói đến gái Thượng lai Tây, đụng đến là đền 3 con bò. Các ông hạ sỹ già hù tụi tôi mấy thằng mới ra trường còn hôi sữa là tụi con gái thượng l… nó nằm ngang, tôi không tin nói làm gì có chuyện đó, mấy ông già dịch nầy nghiêm mặt nói mấy anh mới đến không biết thì nên lắng nghe, đừng cãi, hôm nào lấy xe Jeep chở đi rình tụi nó tắm lộ thiên. Nghe cũng có lý, đám trợ y chúng tôi đồng ý lên kế hoạch là sau Tết hành quân trinh thám .
Rồi ngày đó cũng đến 5 thằng chất lên xe Jeep A2 chạy xuống làng Phương Nghĩa, nơi có buôn Thượng và con suối trong nhánh thác Yali, địa điểm cuối con suối những bụi cây um tùm, chia nhau ngồi ẩn mình nín thở đàn tiên nữ kéo ra thoát y. Giống nhau cả, đen thui nằm dọc có ngang đâu, tôi chửi thầm, kiến cắn không dám la. Biết bị gạt nhưng cố gắng ngắm cho đã mắt, đúng là Sơn nữ như tượng đồng rắn chắc cao ráo ,ngực vun như núi Thái Sơn, mông như hàm rồng. Đám sơn nữ không biết có mấy ông lính người kinh rình nên an tâm tắm kỳ cọ nơi hang hùm rất kỷ, đám tụi tôi đờ đẩn như phê cần sa. Rồi chúng tôi rút lui êm thấm, chuyện mà bể ra thì trưởng làng sẽ tìm đến đơn vị và thưa kiện lôi thôi. Mấy cha hạ sỹ người Huế nầy chơi chúng tôi một vố còn cười hô hố, thù nầy phải trả- tôi nói với cả đám.
Nhưng mối thù chưa trả thì Bắc quân tấn công quận Tân Cảnh, sư đoàn 22 tan hàng, lữ đoàn 3 Dù tăng cường, thị xã Kon Tum như cơn sốt. Con đường quốc lộ 14 bị cắt, Bắc quân đóng chốt trên ngọn đồi Chu Pao (ChuPao ai oán hờn trong gió. Mỗi tất khăn tang mỗi tất đường- thơ ai đó tôi không nhớ). Đại đội Quân y nhảy dù chiếm trọn sân bệnh viện của tôi họ căng lều làm bệnh xá, binh sỹ Dù phá kho y cụ, kho thuốc, phá kho chứa nệm đem ra hàng rào phòng thủ ngủ. Có ông ăn cắp ba lô tài sản của bệnh nhân. Lại có Bác sỹ Dù dùng súng colt đập nát tủ thuốc của trại chúng tôi chỉ lấy một cuộn băng keo, tôi giận tím người vác cây M16 đi tìm ăn thua đủ, bạn bè can ngăn lại. Lính Dù và quan gì mà kiêu binh, như vậy dân làm sao yêu mến. Tôi báo cáo lên bác sỹ chỉ huy trưởng, ông lên gặp Ban chỉ huy lữ đoàn 3 nhảy dù đề nghị phạt ông bác sỹ Dù và đám binh sỹ, nhưng vô hiệu. Cho đến ngày mấy ông Dù rút phá vây bằng đường bộ về Pleiku để lại bệnh viện tan hoang kho tàng trống rỗng, tôi ghét Dù từ đó.
Đồi ChuPao, cửa ngõ vào KonTum
Cục Quân y ra lệnh đi tản thương binh và di tản luôn bệnh viện. Chúng tôi tranh thủ di tản bệnh nhân nặng bằng phi cơ, cho xuất viện mấy ông còn đi được họ tự túc về đơn vị nhưng đơn vị đâu mà về, có ông lang thang ngoài đường cho đến khi bị Quân cảnh xúc về đồn. Tôi gặp ông anh thứ tám trong hoàn cảnh tang thương. Ông chạy từ ĐakTo về với cái quần lính nát bét vào bệnh viện tìm tôi, tôi hỏi ông anh rể thứ 7 đâu? Ông lắc đầu, ông chồng chị thứ 7 mà ba tôi bỏ lại Quảng Ngãi, sau khi mang 4 đứa con trai vào Nam, trước khi tôi tìm ra bà chị thứ 7, anh 8 tôi chung một đại đội với ông anh rể thứ 7 mà không biết anh em, hai ông đánh nhau u đầu sức trán vì chuyện cờ bạc. Giờ thì không biết sống chết thế nào. Tôi đem ông anh về phòng cho ăn uống, đưa cho một bộ đồ, nón sắt và cái áo giáp duy nhất rồi tiễn ông lên phi cơ về Quy Nhơn. Còn mình tôi đơn độc nơi tháng ngày đạn bom không biết ngày mai ra sao ?
Dân y viện Kon Tum nhân viên và bác sỹ chạy hết trống vắng, chúng tôi tạm chiếm làm bệnh viện, hạ bảng xuống và dựng bảng tên BV2DC lên. Đúng lúc ông Bác sỹ Chỉ huy Trưởng trốn mất theo máy bay tản thương. Chúng tôi rúng động, bác sỹ Lý chỉ huy phó lên tạm thời trấn an chúng tôi, điểm danh quân số, không có ai bỏ chạy ngoài ông chỉ huy trưởng, công việc vẫn tiếp tục. Chúng tôi được lãnh súng M72 và học cách bắn tank, thu gom súng M16 đạn dược của thương binh bỏ lại, tổ chức phòng thủ vì chúng tôi chỉ được trang bị súng carbine M2 thứ phế thải còn thua M16 của nhân dân tự vệ KonTum. Quân đoàn không ngó ngàng gì đến đơn vị chúng tôi, không có đơn vị bạn yểm trợ phòng thủ. Bệnh viện chúng tôi vùi đầu vào máu của thương binh suốt ngày đêm, không điều trị chỉ cấp cứu và di tản. Tối thì thay nhau trực gác quan lính như nhau, chỉ một tiểu đội Bắc quân sẽ chiếm bệnh viện dễ dàng, nhưng họ cũng không còn hơi sức mở cuộc đánh vào thành phố. Đêm từng đêm B52 lên vùng, tiếng bom rít trong không khí như một trận mưa giông chưa bao giờ có, bóng đèn 500 w chao đảo muốn vỡ tung, thuốc men cạn kiệt, chỉ có gạo sấy và đồ hộp thừa mứa.
Căn cứ 72 tồn trữ y dược tiếp tế thả dù cho chúng tôi 4 kiện hàng rớt bên ngoài khu vực hết 2 kiện, phải tranh thủ đi lấy chứ không Bắc quân sẽ phỏng tay trên. Chúng tôi dùng xe Hồng thập tự chạy qua hàng rào kẽm gai móc kéo về. Nước Dextrose bể hơn phân nửa, may còn chỉ vá vết thương. Trụ sinh, thuốc sát trùng, bông băng còn nguyên. Sư đoàn 23 có ông tư lệnh mới ông Lý Tòng Bá, đổ bộ xuống phi trường đánh chiếm lại khu vực có bệnh viện cũ của tôi và Tiểu đoàn 63 pháo binh, đẩy lùi Bắc quân về phía Ngô Trang, thương binh về tấp nập. KonTum tạm thời bình yên. Đa số dân KonTum đã đi hết về các trại tạm cư ở Pleiku, còn lại thành phố đầy đủ mọi sắc lính ăn nhậu bắn nhau chí choé. Quân cảnh trốn biệt Con chuẩn tướng Lý Tòng Bá tư lệnh sư đoàn 23 vác súng bắn chết 2 an ninh quân đội vì gái. Chúng tôi cắm trại 100 phần trăm bảo vệ bản thân trước sự say thuốc súng của các ông bộ binh, nhưng có một thỏa thuận ngầm đặc biệt là các ông bộ binh dù thứ dữ như Lôi hổ, BĐQ… đều không đụng đến cánh Quân y với biệt danh gọi là “Thuốc đỏ”. Chắc sợ bị xui xẻo!
Quân Bắc Việt pháo cầm canh vào các giờ tan sở, một quả pháo rơi vào vòng đai bệnh viện phòng Nhi đồng làm chết trung sỹ Trác vừa rời khỏi phòng ăn với tôi. Miểng pháo đi thẳng vào khe nách đến tim làm anh chết ngay tức khắc dù có mặc áo giáp. Vậy là đơn vị chúng tôi có một binh sỹ chết đầu tiên. Vợ anh đã di tản, chúng tôi chôn anh ngay trong sân bệnh viện. Nỗi ám ảnh về cái chết bộc phát, đã có nhân viên bệnh viện- Binh nhất Lộc dùng súng tự bắn vào chân, được tản thương với hồ sơ tự hủy thân thể coi như đời chôn trong Quân lao. Gia đình quân nhân bắt đầu hồi cư, phòng sỹ quan chúng tôi phải nhận thêm nhiệm vụ đỡ đẻ cho các bà vợ lính vì các y bác sỹ sản khoa của dân y viện không có. Ca đẻ đầu tiên của tôi là một thiếu nữ khoảng 18 tuổi vợ bé của một trung tá thiết giáp. Cô được chở vào lúc nửa đêm ca tôi trực, cứ nhìn tôi tò mò vì tôi trẻ quá. Tôi hỏi nước ối ra chưa, cô còn hỏi lại là nước gì. Tôi bảo cô cởi quần leo lên bàn để tôi khám xem, cô bẽn lẽn lắc đầu. Tôi bực mình bảo nếu không nghe lời tôi sẽ về phòng ngủ tiếp. Nói vậy nhưng tôi chỉ bỏ đi gọi ông thượng sỹ Trai qua. Ông vừa đi vừa lầm bầm: lúc chơi thì nó không gọi, lúc đẻ thì nó kiếm mình, để tôi! Ông kêu người sản phụ cởi quần, nàng vâng lệnh vì thấy ông già đáng tuổi cha, loay hoay cả tiếng đứa bé không chui ra được. Chuyền cho sản phụ chai nước Ringer để làm trơn cửa mình, vẫn chưa được, tôi chích thuốc tê dùng dao mỗ rạch rộng lôi đầu đứa bé ra. Một đứa bé trai. Tôi vụng về loay hoay cắt rún, hút nước trong miệng để nó khóc. Tiếng khóc oe oe bùng lên trong đêm vắng. Xong xuôi tôi hỏi chồng cô đâu, trả lời tên họ để tôi điền vào hồ sơ sau nầy làm khai sinh cho em bé. Người sản phụ chợt khóc nói em không có chồng, em làm bé người ta.
Thế là đời tôi lại dính vào công việc đỡ đẻ bất đắc dĩ, điều mà tôi không muốn chút nào. Có những sản phụ chửi chồng rất thô lỗ: Tao bảo mày đừng chơi nữa mày bảo ráng chút nữa, tao ráng nhưng bây giờ đẻ đau quá (?!). Có bà vác chổi rượt đánh ông chồng chạy loanh quanh trong phòng. Có nhiều bà đẻ xong bí đái phải thông tiểu, sợi dây thông tiểu của quý bà khác đàn ông nó có hai nhánh, phải bơm phụ nước vào thì nước tiểu mới ra cho nên nhiều khi tôi hứng cả nước đái và cứt vào mặt. Có sản phụ đẻ xong là về ngay không trở lại cắt chỉ như cô vợ bé ông trung tá thiết giáp, tôi gặp ngoài phố nói sao cô không vào bệnh viện cắt chỉ, hơn 7 ngày rồi, cô đỏ mặt nói đồ vô duyên, tôi lặng người xong cười ha ha lắc đầu. Rồi có cả mấy ông sỹ quan bệnh nhân cũng lò mò chống gậy qua lén nhìn coi đàn bà đẻ đái ra sao!. Riêng có hạ sỹ Thành rất chu đáo, tận tâm. Mỗi sáng ông đẩy xe đi thay băng cho thương binh xong là qua phòng đẻ để lau rửa, vệ sinh cho các bà. Tôi cứ nhìn ông mắc cười và hay chọc ông là khoái rửa bướm, nhưng cũng dặn chú ý đừng cho các ông sỹ quan bệnh binh lén nhìn .
Tình hình chiến sự lắng xuống, các bác sỹ và y tá dân y trở lại nhiệm sở, ông bác sỹ chỉ huy trưởng tôi trở lại đơn vị thì bị Cục quân y cách chức, bị ra toà hay gì đó. Bác sỹ L quyền chỉ huy trưởng tập hợp nhân viên để ông nói lời từ giã, ông bắt tay từng người chúc ở lại may mắn. Nhìn ông rất hiền và xanh xao yếu đuối. Tôi nhớ ông đi chiếc xe Jeep bô cao, chiếc xe mà tất cả sỹ quan chê, họ chọn xe Jeep lùn đẹp hơn đùn cho ông chiếc xe cà tàng cũ mèm ông vẫn vui vẻ nhận dù ông là xếp của họ. Hôm sau tôi bàn giao dịch vụ đỡ đẻ lại cho dân y chuyển qua phòng hồi sinh, công việc nơi đây bận rộn đủ chuyện, dân sự và Quân đội dùng chung một khu vực. Có cô nữ sinh thi rớt tú tài tự tử cũng vô phòng cấp cứu hồi sinh, mấy y tá rửa ruột cởi hết áo quần ra để nằm tênh hênh không mảnh vải che thân, tôi hỏi sao không che người ta lại, các ông đáp để cho tụi nó sợ về sau đừng dại dột nữa… Hành lang thì lính sốt rét lên cơn run rẩy không giường nằm. Đa số lính sư đoàn 23 bộ binh, ông bác sỹ NHD tiểu đoàn trưởng quân y 23 không màng đến cấp thuốc chloroquine ngừa sốt cho binh sỹ, còn ông tư lệnh thì bất cần. Lính chết đầy nhà xác, không đơn vị đến nhận, dù bệnh viện chúng tôi đã đánh điện cấp báo là nhà xác đã đầy, luôn cả các trường học cũng có xác người. Mùi hôi thúi bắt đầu nồng nặc, để tránh bịnh dịch chúng tôi nhờ công binh đào hố gần bờ sông ĐakBla chôn tập thể và ngay góc sân phía tây bệnh viện cũng đào một hố lớn chôn hơn 40 mươi xác lính sốt rét thuộc sư đoàn 23 bộ binh.
Đường phố KonTum 1972
Gần cuối 1972 chiến sự Trung Nghĩa bùng nổ, thương binh về nằm la liệt trên hành lang phòng cấp cứu, máu loang khắp sàn. Chúng tôi mệt nhoài vì không thể tản thương được. Phi trường Kon Tum bị pháo, hễ thấy bóng dáng trực thăng đáp đâu thì địch pháo đến đó, có 2 chiếc C130 của Mỹ trúng đạn nằm trơ xương cuối phi đạo, cho nên mọi cuộc tản thương như dừng lại. Chúng tôi đành tổ chức tản thương bằng quốc lộ 14 dù chưa khai thông. 4 chiếc Hồng thập tự và khoảng 50 thương binh nhét đầy hướng về Pleiku, bị địch chận bắn khi gần đến đồi ChuPao. Mấy ông thương binh chạy tán loạn vào bìa rừng, may là địch không bắn khi biết là xe chở thương binh không vũ trang, họ chỉ tìm thức ăn và thuốc nhưng chẳng có gì. Tài xế Mẫn bị đạn xuyên qua xe tản thương vào lưng không nặng lắm và đoàn quay trở lại bệnh viện. Nhìn ông thiếu uý Sư đoàn 23 tỉnh queo với mẫu 50 tản thương đeo nơi cổ áo và cánh tay bó bột tòng teng trước ngực tôi nghĩ ông nầy thương binh giả, nên yêu cầu trở lại phòng nhận bệnh xem hồ sơ. Khi vào phòng bịnh tôi lấy kéo cắt bột ra thì không thấy vết thương, ông nói ông gãy xương kín, tôi nói anh gãy xương kín thì tay anh sưng vù không bình thường như thế này. Phiếu tản thương không do bệnh viện cấp mà do Tiểu đoàn 23 Quân y cấp, hồ sơ bệnh không có như vậy là mấy ông tài xế lơ đễnh khi nhận thương binh, không thèm điểm danh. Tôi nói với viên sỹ quan thôi trở về đơn vị của anh chúng tôi không có trách nhiệm với anh, anh nhìn tôi với ánh mắt thù hằn.
Gần cuối năm quốc lộ 14 được khai thông, đoàn xe tiếp tế cho Kon Tum vào được thành phố. Dân chúng vui mừng, chúng tôi được ăn cá tươi sau gần một năm không có, và hiệp định Ba Lê sắp được ký kết. Chương trình lấn đất giành dân bắt đầu nhưng những trận đánh bớt dần vì cả hai cùng kiệt quệ. Chúng tôi cũng tiếp nhận cả những thương binh- tù binh quân Bắc Việt. Tôi nhớ nhất một anh thuộc sư đoàn 320b, anh bị còng chặt vào đầu giường có quân cảnh ngồi gác ngủ gật dưới chân. Tôi lấy hồ sơ bịnh lý ra xem. Anh tên Nguyễn Mạnh T, sinh năm 1949 ở Hải Dương, là sỹ quan điện đài bị bỏ lại vì bị thương nơi chân trái, vết thương đã thối rửa. Nguy cơ tháo khớp sẽ đến nếu không cứu chữa kịp thời, tôi cho đi chụp phim rồi đưa anh lên phòng mổ. Bác sỹ Khải chẩn đoán nói không tháo khớp, chỉ cắt bỏ phần thịt thối, chuyền dextrose & penicillins 500 ngàn đơn vị, vài ngày khi bớt trả về lại cho Quân cảnh. Anh tù binh không hút thuốc, khuôn mặt trầm lặng chịu đựng, không chửi bới chúng tôi là tay sai Mỹ ngụy như vài tù binh khác. Đôi khi rảnh tôi thường nói chuyện với anh, với lý luận chắc nịch về lý tưởng cộng sản anh tin các anh sẽ thắng vì có chính nghĩa. Tôi chỉ nói với anh chính nghĩa thuộc về phía người dân.
-Anh có thân nhân vào Nam không ?
Anh đáp có
- Anh cần liên lạc không ?
- Thế có được không?
- Được chứ nếu anh muốn đài Gươm thiêng ái quốc sẽ nhắn tin .
- Thôi cái đài CIA đó ghê lắm
Tôi cười khi nhìn sự hốt hoảng của anh
- Cũng không sao, sắp hoà bình rồi anh sẽ được trao trả tù binh thôi.
Tôi không còn gặp anh dù vết thương chưa lành vì quân cảnh đem anh đi khi tôi không có mặt. Tôi cảm thấy buồn buồn, ít ra anh là người thật nhất trong các tù binh được cấp cứu nơi nầy .
Phan Nhật Bắc
(Xem tiếp kỳ 3)
0 Comment: