Chùa Láng (Hà nội) thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh- Đặng Xuân Xuyến
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
CHÙA LÁNG (HÀ NỘI) THỜ THIỀN SƯ TỪ ĐẠO HẠNH
Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tọa lạc ở cuối phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Theo sách "Thiền Uyển tập anh", thiền sư Đạo Hạnh là con ông Từ Vinh và bà Tăng Thị ở làng Yên Lãng (tục gọi là làng Láng), là người thông minh, hiếu học, có chí lớn, tính tình phóng khoáng. Sau khi cha mất, Từ Đạo Hạnh chọn con đường đi Tây Vực để học đạo. Tuy không đến được Ấn Độ nhưng ông đã học được những phép thuật ở phái Mật Tông của Phật giáo. Khi trở về, ông đến tu tại núi Phật Tích (Hà Tây). Tại đây ông cho xây am Hương Hải, viện Phổ Đà, sau này trở thành chùa Thiên Phúc (còn gọi là chùa Thầy). Ông là người có kiến thức sâu rộng về đạo Phật, thường giảng đạo, làm thơ về cuộc sống, nay còn lại 4 bài in trong tập "Thơ văn Lý - Trần". Thiền sư còn được tôn là Tổ sư nghề hát chèo, nay còn lại bài giáo trò mà các vở chèo dân gian nào cũng hát ở phần mở đầu. Ông mất năm 1117 tại chùa Thiên Phúc, thân pháp còn được lưu giữ tại chùa và bị quân Minh đốt huỷ vào thế kỷ 15.
Theo truyền thuyết, sư Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138).
Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa được trùng tu nhiều lần, nhất là vào các năm 1656, 1901 và năm 1989.
Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) được xây dựng thời Vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) là một quần thể kiến trúc rộng lớn, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", tính đủ 100 gian. Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột. Mái giữa cao hơn hai mái bên, giống như kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa.
Qua cổng là sân gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan, có đường lát gạch dẫn đến cổng thứ ba. Qua cổng này có ngôi nhà bát giác là nơi đặt tượng Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, tượng này có từ thời Lý, đến thời Lê (khoảng 1644 - 1646) được tu bổ cơ bản và đến tháng 01 năm 2005, bức tượng lần nữa được tu bổ toàn diện. Qua nhà bát giác mới đến các công trình chính trong chùa: Bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng...
Động thập điện Diêm Vương ở hai dãy hành lang, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.
Hội chùa Láng cử hành vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.
Chùa Thầy ở Sơn Tây cũng thuộc hệ thống chùa thờ Từ Đạo Hạnh nên dân gian có câu rằng:
Chùa Láng, hay còn gọi là Chiêu Thiền tự, thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, tọa lạc ở cuối phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Theo sách "Thiền Uyển tập anh", thiền sư Đạo Hạnh là con ông Từ Vinh và bà Tăng Thị ở làng Yên Lãng (tục gọi là làng Láng), là người thông minh, hiếu học, có chí lớn, tính tình phóng khoáng. Sau khi cha mất, Từ Đạo Hạnh chọn con đường đi Tây Vực để học đạo. Tuy không đến được Ấn Độ nhưng ông đã học được những phép thuật ở phái Mật Tông của Phật giáo. Khi trở về, ông đến tu tại núi Phật Tích (Hà Tây). Tại đây ông cho xây am Hương Hải, viện Phổ Đà, sau này trở thành chùa Thiên Phúc (còn gọi là chùa Thầy). Ông là người có kiến thức sâu rộng về đạo Phật, thường giảng đạo, làm thơ về cuộc sống, nay còn lại 4 bài in trong tập "Thơ văn Lý - Trần". Thiền sư còn được tôn là Tổ sư nghề hát chèo, nay còn lại bài giáo trò mà các vở chèo dân gian nào cũng hát ở phần mở đầu. Ông mất năm 1117 tại chùa Thiên Phúc, thân pháp còn được lưu giữ tại chùa và bị quân Minh đốt huỷ vào thế kỷ 15.
Theo truyền thuyết, sư Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con trai Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138).
Do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa được trùng tu nhiều lần, nhất là vào các năm 1656, 1901 và năm 1989.
Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) được xây dựng thời Vua Lý Anh Tông (1138 - 1175) là một quần thể kiến trúc rộng lớn, được xây dựng theo kiểu "nội công ngoại quốc", tính đủ 100 gian. Cổng chùa bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột. Mái giữa cao hơn hai mái bên, giống như kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa.
Qua cổng là sân gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan, có đường lát gạch dẫn đến cổng thứ ba. Qua cổng này có ngôi nhà bát giác là nơi đặt tượng Từ Đạo Hạnh. Tương truyền, tượng này có từ thời Lý, đến thời Lê (khoảng 1644 - 1646) được tu bổ cơ bản và đến tháng 01 năm 2005, bức tượng lần nữa được tu bổ toàn diện. Qua nhà bát giác mới đến các công trình chính trong chùa: Bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng...
Động thập điện Diêm Vương ở hai dãy hành lang, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.
Hội chùa Láng cử hành vào ngày mồng bảy tháng ba âm lịch, là ngày sinh của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Trong ngày hội, kiệu của Thiền sư Từ Đạo Hạnh được rước đến chùa Hoa Lăng ở xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông.
Chùa Thầy ở Sơn Tây cũng thuộc hệ thống chùa thờ Từ Đạo Hạnh nên dân gian có câu rằng:
Nhớ ngày mồng bảy tháng ba,(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến ; Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
Trở về hội Láng, trở ra hội Thầy
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
0 Comment: