Nói về thơ hay của ngàn năm văn hiến Thăng Long- Phạm Ngọc Thái
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NÓI VỀ THƠ HAY CỦA NGÀN NĂM VĂN HIẾN THĂNG LONG
Nói về thơ hay ở đây, nghĩa là bài thơ đó phải được lưu danh sử sách trong văn hiến của ngàn năm Thăng Long - Thí dụ: cao siêu là KIỀU của đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể tiểu thuyết thơ. Các loại thơ ngắn hay xưa nay, trường cửu với thời gian, như:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ) - Làm lẽ, Hồ Xuân Hương - Thu điếu, Nguyễn Khuyến - Thương vợ, Tú Xương - Đây thôn Vỹ Dạ * Mùa xuân chín * Bẽn lẽn, Hàn Mặc Tử - Tràng giang, Huy Cận - Tương tư, Nguyễn Bính - Tương tư chiều, Xuân Diệu - Tranh lõa thể, Bích Khê - Say đi em, Vũ Hoàng Chương - Hai sắc hoa tigôn, TTKH. - Thuyền và biển, Xuân Quỳnh - v.v....
Đó là những bài thơ hay thuộc hàng đỉnh của nền văn học nước nhà. Thơ hay như thế của các nhà thơ đương đại hiếm lắm? Theo con mắt thơ của tôi: Các nhà thơ của HNVVN hiện nay, chưa có ai vượt qua nổi bài thơ hay "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh.
Vậy, Thế nào mới là một bài thơ hay của văn hiến ngàn năm Thăng Long? Dứt khoát phải có hai yếu tố:
1. Thơ của muôn đời, chứ không phải thơ chỉ một thời.
2. Thơ phải thật viên mãn về cả nghĩa và nghệ thuật thi ca.
a- Viên mãn về nghĩa: Bắt buộc tình, ý trong thơ phải viên mãn. Nếu nghĩa thơ không viên mãn? dù ngôn ngữ tinh túy, hình tượng đẹp... cũng chưa tạo được bài thơ hay.
b- Viên mãn về nghệ thuật thi ca: Khi nghĩa bài thơ đọc lên đã viên mãn rồi - Ngôn ngữ, hình tượng thi ca hay tới mức nào? Nó quyết định bài thơ hay đến đó.
Nếu tất cả đều đạt tới đỉnh, thì bài thơ hoàn bích.
ĐIỂM ĐÔI NÉT MẤY BÀI THƠ NỔI TIẾNG XƯA NAY
A/. " QUA ĐÈO NGANG" của Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ) - Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú, theo thể Đường luật rất mẫu mực ở nước ta. Ngôn ngữ, nghệ thuật tinh hoa. Ta bàn về ý nghĩa bài thơ xem độ viên mãn thế nào?
Bốn câu đầu chỉ là miêu tả để giới thiệu quang cảnh Đèo Ngang: Trên trời bóng đã xế tà; quanh đèo cỏ cây, hoa lá mọc chen trong khe đá; dưới núi vài chú tiểu đi kiếm củi... và mấy quán chợ lác đác bên sông - Nhưng đến hai câu giữa:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Tương truyền, BHTQ rất thạo việc quốc gia: Khi ông Huyện đi vắng, bà vẫn thay ông lên chốn công đường xử kiện. Đồng thời Bà Huyện còn là một phụ nữ rất đảm việc nhà, để ông Huyện yên tâm làm việc nước - Vậy là, chỉ bằng hai câu thơ (cũng vẫn là mượn cảnh vật), đã ôm bọc cả nỗi lòng bà: về nước, về nhà trong đó.
- Mượn hình ảnh con chim cuốc ra rả kêu vào những tháng hè - Cái tiếng "gia gia" ở đây là xuất xứ từ con đa - đa... gọi lái sang thành "gia gia"... nói lên nỗi nước, tình nhà của bà - Hình tượng, ngôn ngữ trong thơ thật là sâu xa, huyền thẳm. Không biết khi sáng tác BHTQ viết là "con cuốc" hay "con quốc"? Người đời sau, nhiều bản khi chép lại thơ của bà, đã viết thành con "quốc quốc"... để biểu thị cho tính nước non. Hai câu cuối đẩy bài thơ đến hoàn toàn viên mãn:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Nỗi niềm tâm sự giữa chốn đèo hoang vu, chỉ mình ta với ta thôi - Một câu thơ kết tuyệt bút!
B/. HÀN MẶC TỬ
- Thi nhân Hàn Mặc Tử có một chùm thơ ba bài tuyệt hay: Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín, Bẽn lẽn - Tôi nói ít nét về từng bài.
1. Đây thôn Vỹ Dạ: Bài thơ gửi gắm tâm tư về một mối tình đơn phương của thi nhân với nàng Hoàng Cúc - Ba câu đầu của khổ thơ thứ nhất là cảnh của hồi ức: Từ hàng cau, nắng mới, đến màu xanh mướt của vườn cây vào buổi sáng - Ông nhớ về nơi ở của nàng Hoàng Cúc trong thôn Vỹ Dạ. Đến câu thứ tư:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Đã là câu thơ tượng trưng rồi: "lá trúc" là hình ảnh biểu tượng cho làng quê Việt Nam - Còn "mặt chữ điền", theo cách nói cổ nho, ví cho gương mặt của người đàn ông (biểu tượng cho chính thi nhân), giờ đây đã bị "chắn ngang": mãi mãi phải cách xa, không gặp lại được nhau nữa.
Đến khổ thơ thứ hai, phát triển còn sâu hơn. Ta gọi là tư duy trong:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Nghĩa là:
Em theo đường em, anh đường anh
Tình của đôi ta có thế thôi
Để nói về duyên phận của hai người phân cách đôi đường, không thể đến được với nhau. Thi nhân cô đơn, ngồi nhớ người xưa: Lòng ông như dòng nước lặng lờ chảy buồn thiu, với bông hoa bắp phật phờ lay ở bên sông - Những bài thơ tuyệt hay của thi đàn xưa nay, nghĩa thơ thường được phản ảnh qua những hình tượng sâu xa, tinh tế như vậy.
Tôi chỉ phân tích một số nét đặc trưng để toát lên cái hay của bài thơ, chứ không bình hết vì sẽ rất dài.
"Đây thôn Vỹ Dạ" là một tuyệt tác thi ca! Có nhà bình thơ ở đương đại lại cho rằng: Khổ thơ thứ hai chỉ là tả cảnh theo cảm xúc của nỗi buồn mênh mang - Hiểu thế sẽ không thấy được cái hay, độ sâu sắc trong tư duy về cuộc đời của nhà thơ? Tình, ý trong thơ cùng ngôn ngữ thi ca phải thật sự viên mãn vậy, mới được gọi là thơ hay!
2/. Mùa xuân chín: Là bài thơ tả cảnh mùa xuân. Lúc này thi nhân đang phải điều trị bệnh tại Gành Ráng, Qui Nhơn, biệt lập xa cách với sự sống con người. Thi phẩm được rút ra từ trong thơ điên Hàn Mặc Tử (đề mục Hương Thơm). Nhưng đọc "Mùa Xuân Chín" ta thấy chẳng những thơ không điên, lòng thi nhân thanh tao, cõi hồn siêu thoát, tựa thể ông đang ngồi thụ cảnh thiên thai của bậc khách tiên sa.
Hoài Thanh có nhận xét về thơ HMT như sau: “... Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói...". Cảnh thơ tựa bức gấm thêu, toát lên tấm tình tha thiết của thi nhân với nơi thôn dã. Ngôn ngữ, nghệ thuật thơ sử dụng rất nhiều thi pháp của dòng thơ tượng trưng châu Âu.
Ta hãy nghe một đoạn thơ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây…
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Không phải là "nước mây hổn hển" đâu? Chính là lòng thi nhân đang "hổn hển". Hay những hinh ảnh: “tiếng ca vắt vẻo”, “sột soạt gió trêu tà áo biếc”, "Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc"… đều là biểu tượng của dòng thơ tượng trưng: Bộc lộ một tâm tư, tình cảm về cuộc sống. Ngay cái tên đề "Mùa xuân chín" cũng có tính tượng trưng rồi.
Kết thúc thơ, lòng thi nhân trào lên một nỗi nhớ thương làng quê da diết:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Sắc thái "...sông trắng nắng chang chang", vẽ ra cảnh trắng toát trên con sông mộng. Cảnh thực trong hồi ức mà như ảnh ảo, đưa tình thơ viên mãn tới tột cùng. Tả cảnh mùa xuân, nhưng lại chứa chất nỗi tình đời sâu sắc như thế... mới trở thành một bài thơ hay!
Tuy vậy, bài "Đây thôn Vỹ Dạ" hay hơn một chút so với "Mùa xuân chín": Chủ yếu vì ngôn ngữ, hình tượng có phần ảo hơn, nên thơ huyền diệu và sâu lắng hơn. Như Chế Lan Viên đã từng viết trong Di Cảo, rằng:
Bên kia bờ hư ảo - bờ thơ
3/. Bẽn lẽn:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi.
Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.
Có người lại cho rằng, bài thơ "Bẽn lẽn" hay hơn "Đây thôn Vỹ Dạ"? Thực ra, hai bài thơ này đều là thơ tuyệt hay thuộc hàng đỉnh của HMT - Về phong dáng, tính chất, chúng đứng trên hai ngọn thi sơn khác nhau: Nhưng bài "Đây thôn Vỹ Dạ"... "rất đời", nên dễ cảm hóa lòng người - Như câu châm ngôn của dân gian "Chỉ có cây đời mãi xanh tươi". Gần gũi cuộc sống nên được nhiều người thích và bình... mà nổi tiếng hơn.
"Bẽn lẽn" sở dĩ trở thành bài thơ rất hay: Bởi nó có những "câu thơ vàng":
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hay:
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
Là những câu thơ hay vào hàng kiệt xuất của thi đàn xưa, nay - Ngôn ngữ, nghệ thuật thi ca thì khỏi chê rồi... Vậy, ta xem về tình, ý (tức là nghĩa bài thơ) có viên mãn không, mà lại gọi là thơ hay?
Bốn câu đầu, miêu tả cảm xúc của thi nhân với nguyệt trên trời, như một người tình (đã được nhân cách hóa), xuống lả lơi "nằm sóng soãi" (như tấm thân trắng ngần của người con gái) để... tình ái với Người - Cảm xúc đến mức độ: "hoa lá ngây tình không muốn động", lòng người mới bồi hồi thốt lên gọi: "chị Hằng ơi"!
Ta hãy chú ý, Hàn Mặc Tử đã tả hai câu thơ sau đó:
Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Hai câu thơ này thuộc về "tư duy trong": Lòng thi nhân bồi hồi, xao xuyến... Người nghe như văng vẳng tiếng mời chào của ái tình đang dậy lên ở trong mình... rồi lại lặng đi... nên hỏi: "Sao im đi"? Về nghệ thuật thi ca: Đây là cảm xúc nội tâm đang chan chứa trong lòng thi nhân, đồng họa với tiếng gió thổi qua khóm cây lau... nghe rào rạt - Về cấu tứ: Thơ được tư duy giống như trong bài "Qua đèo ngang" của BHTQ hạ hai câu thơ ở giữa bài:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Hay như "Đây thôn Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử, khi viết hai câu:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Để nói về nỗi đời chất chứa bên trong - Chính thế mà tình ý bài thơ mới được diễn tả một cách sâu sắc để tiến đến sự viên mãn - Trở lại với bài "Bẽn lẽn", sau đó thi nhân tả:
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
Hình ảnh bóng nguyệt in hình trong khe nước, nhưng chính là để tượng trưng cho cái thiên thai của người con gái, qua đó hạ hai câu kết về chuyện trăng hoa trai gái:
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em
Đây chỉ là cách nói mà HMT "ví chơi": nhưng để nhân cách hóa với hình ảnh lấy làm biểu tượng về "cái ấy" của người con gái ở câu thơ trên: Ô kìa, bóng nguyệt trần truống tắm /- Mà tạo nên sự dung dị, hoàn bích của bài thơ. Bài thơ chứa đầy những cảm xúc khao khát, vì nỗi tình quạnh vắng của thi nhân.
Đọc sâu về nội tâm bên trong của Bẽn Lẽn, ta thấy từ ngôn ngữ, hình tượng thi ca... đến ý, tình của bài thơ đều quyện lấy nhau mà tuôn chảy theo dòng cảm xúc.
Tôi bình đôi nét về một bài thơ hay ở thời hiện đại.
C/. "THUYỀN VÀ BIỂN" của Xuân Quỳnh: "thuyền", biểu tượng cho người con trai - Và "biển", chính người con gái ấy!
Biển và thuyền quấn quít với nhau trong tình yêu của đôi trai gái. Xuân Quỳnh viết:
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la...
Hay là:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Về tính cách của tình yêu, cũng có lúc say đắm - khi lại giận hờn. Nữ thi sĩ diễn tả:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?
Thơ được tư duy rất sâu sắc về nội tâm bên trong:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu...
Thơ diễn đạt mọi chiều của tình yêu một cách rất lô-gích. Yêu đã thế, ngay cả khi nói về sự xa cách, cũng được lấy hình ảnh của "thuyền - biển" làm tượng trưng thật hay:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ...
Hình ảnh "sóng biển bạc đầu"... trở thành sự "bạc đầu vì thương nhớ" của người con gái - Sự rạn vỡ của con thuyền... để nói về sự quặn đau trong trái tim người con trai khi phải xa cô gái mình yêu.
Đoạn kết thơ:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố...
Nếu phải chia ly, cả đôi trai gái đều đau đớn và trái tim tan vỡ!
- Ý, tình bài thơ được đẩy tới viên mãn tột cùng. Ngôn ngữ hình tượng đẹp, tư duy lô-gích và giàu cảm xúc - Chính vì vậy, "Thuyền và biển" mới đạt được là một bài thơ hay, lưu mãi vào trong nền văn học nước nhà.
PHẠM NGỌC THÁI
Nói về thơ hay ở đây, nghĩa là bài thơ đó phải được lưu danh sử sách trong văn hiến của ngàn năm Thăng Long - Thí dụ: cao siêu là KIỀU của đại thi hào Nguyễn Du, thuộc thể tiểu thuyết thơ. Các loại thơ ngắn hay xưa nay, trường cửu với thời gian, như:
Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ) - Làm lẽ, Hồ Xuân Hương - Thu điếu, Nguyễn Khuyến - Thương vợ, Tú Xương - Đây thôn Vỹ Dạ * Mùa xuân chín * Bẽn lẽn, Hàn Mặc Tử - Tràng giang, Huy Cận - Tương tư, Nguyễn Bính - Tương tư chiều, Xuân Diệu - Tranh lõa thể, Bích Khê - Say đi em, Vũ Hoàng Chương - Hai sắc hoa tigôn, TTKH. - Thuyền và biển, Xuân Quỳnh - v.v....
Đó là những bài thơ hay thuộc hàng đỉnh của nền văn học nước nhà. Thơ hay như thế của các nhà thơ đương đại hiếm lắm? Theo con mắt thơ của tôi: Các nhà thơ của HNVVN hiện nay, chưa có ai vượt qua nổi bài thơ hay "Thuyền và biển" của Xuân Quỳnh.
Vậy, Thế nào mới là một bài thơ hay của văn hiến ngàn năm Thăng Long? Dứt khoát phải có hai yếu tố:
1. Thơ của muôn đời, chứ không phải thơ chỉ một thời.
2. Thơ phải thật viên mãn về cả nghĩa và nghệ thuật thi ca.
a- Viên mãn về nghĩa: Bắt buộc tình, ý trong thơ phải viên mãn. Nếu nghĩa thơ không viên mãn? dù ngôn ngữ tinh túy, hình tượng đẹp... cũng chưa tạo được bài thơ hay.
b- Viên mãn về nghệ thuật thi ca: Khi nghĩa bài thơ đọc lên đã viên mãn rồi - Ngôn ngữ, hình tượng thi ca hay tới mức nào? Nó quyết định bài thơ hay đến đó.
Nếu tất cả đều đạt tới đỉnh, thì bài thơ hoàn bích.
ĐIỂM ĐÔI NÉT MẤY BÀI THƠ NỔI TIẾNG XƯA NAY
A/. " QUA ĐÈO NGANG" của Bà Huyện Thanh Quan (BHTQ) - Đây là một bài thơ thất ngôn bát cú, theo thể Đường luật rất mẫu mực ở nước ta. Ngôn ngữ, nghệ thuật tinh hoa. Ta bàn về ý nghĩa bài thơ xem độ viên mãn thế nào?
Bốn câu đầu chỉ là miêu tả để giới thiệu quang cảnh Đèo Ngang: Trên trời bóng đã xế tà; quanh đèo cỏ cây, hoa lá mọc chen trong khe đá; dưới núi vài chú tiểu đi kiếm củi... và mấy quán chợ lác đác bên sông - Nhưng đến hai câu giữa:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Tương truyền, BHTQ rất thạo việc quốc gia: Khi ông Huyện đi vắng, bà vẫn thay ông lên chốn công đường xử kiện. Đồng thời Bà Huyện còn là một phụ nữ rất đảm việc nhà, để ông Huyện yên tâm làm việc nước - Vậy là, chỉ bằng hai câu thơ (cũng vẫn là mượn cảnh vật), đã ôm bọc cả nỗi lòng bà: về nước, về nhà trong đó.
- Mượn hình ảnh con chim cuốc ra rả kêu vào những tháng hè - Cái tiếng "gia gia" ở đây là xuất xứ từ con đa - đa... gọi lái sang thành "gia gia"... nói lên nỗi nước, tình nhà của bà - Hình tượng, ngôn ngữ trong thơ thật là sâu xa, huyền thẳm. Không biết khi sáng tác BHTQ viết là "con cuốc" hay "con quốc"? Người đời sau, nhiều bản khi chép lại thơ của bà, đã viết thành con "quốc quốc"... để biểu thị cho tính nước non. Hai câu cuối đẩy bài thơ đến hoàn toàn viên mãn:
Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta
Nỗi niềm tâm sự giữa chốn đèo hoang vu, chỉ mình ta với ta thôi - Một câu thơ kết tuyệt bút!
B/. HÀN MẶC TỬ
- Thi nhân Hàn Mặc Tử có một chùm thơ ba bài tuyệt hay: Đây thôn Vỹ Dạ, Mùa xuân chín, Bẽn lẽn - Tôi nói ít nét về từng bài.
1. Đây thôn Vỹ Dạ: Bài thơ gửi gắm tâm tư về một mối tình đơn phương của thi nhân với nàng Hoàng Cúc - Ba câu đầu của khổ thơ thứ nhất là cảnh của hồi ức: Từ hàng cau, nắng mới, đến màu xanh mướt của vườn cây vào buổi sáng - Ông nhớ về nơi ở của nàng Hoàng Cúc trong thôn Vỹ Dạ. Đến câu thứ tư:
Lá trúc che ngang mặt chữ điền
Đã là câu thơ tượng trưng rồi: "lá trúc" là hình ảnh biểu tượng cho làng quê Việt Nam - Còn "mặt chữ điền", theo cách nói cổ nho, ví cho gương mặt của người đàn ông (biểu tượng cho chính thi nhân), giờ đây đã bị "chắn ngang": mãi mãi phải cách xa, không gặp lại được nhau nữa.
Đến khổ thơ thứ hai, phát triển còn sâu hơn. Ta gọi là tư duy trong:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Nghĩa là:
Em theo đường em, anh đường anh
Tình của đôi ta có thế thôi
Để nói về duyên phận của hai người phân cách đôi đường, không thể đến được với nhau. Thi nhân cô đơn, ngồi nhớ người xưa: Lòng ông như dòng nước lặng lờ chảy buồn thiu, với bông hoa bắp phật phờ lay ở bên sông - Những bài thơ tuyệt hay của thi đàn xưa nay, nghĩa thơ thường được phản ảnh qua những hình tượng sâu xa, tinh tế như vậy.
Tôi chỉ phân tích một số nét đặc trưng để toát lên cái hay của bài thơ, chứ không bình hết vì sẽ rất dài.
"Đây thôn Vỹ Dạ" là một tuyệt tác thi ca! Có nhà bình thơ ở đương đại lại cho rằng: Khổ thơ thứ hai chỉ là tả cảnh theo cảm xúc của nỗi buồn mênh mang - Hiểu thế sẽ không thấy được cái hay, độ sâu sắc trong tư duy về cuộc đời của nhà thơ? Tình, ý trong thơ cùng ngôn ngữ thi ca phải thật sự viên mãn vậy, mới được gọi là thơ hay!
2/. Mùa xuân chín: Là bài thơ tả cảnh mùa xuân. Lúc này thi nhân đang phải điều trị bệnh tại Gành Ráng, Qui Nhơn, biệt lập xa cách với sự sống con người. Thi phẩm được rút ra từ trong thơ điên Hàn Mặc Tử (đề mục Hương Thơm). Nhưng đọc "Mùa Xuân Chín" ta thấy chẳng những thơ không điên, lòng thi nhân thanh tao, cõi hồn siêu thoát, tựa thể ông đang ngồi thụ cảnh thiên thai của bậc khách tiên sa.
Hoài Thanh có nhận xét về thơ HMT như sau: “... Ta bắt đầu bước vào một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói...". Cảnh thơ tựa bức gấm thêu, toát lên tấm tình tha thiết của thi nhân với nơi thôn dã. Ngôn ngữ, nghệ thuật thơ sử dụng rất nhiều thi pháp của dòng thơ tượng trưng châu Âu.
Ta hãy nghe một đoạn thơ:
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi
Hổn hển như lời của nước mây…
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
Không phải là "nước mây hổn hển" đâu? Chính là lòng thi nhân đang "hổn hển". Hay những hinh ảnh: “tiếng ca vắt vẻo”, “sột soạt gió trêu tà áo biếc”, "Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc"… đều là biểu tượng của dòng thơ tượng trưng: Bộc lộ một tâm tư, tình cảm về cuộc sống. Ngay cái tên đề "Mùa xuân chín" cũng có tính tượng trưng rồi.
Kết thúc thơ, lòng thi nhân trào lên một nỗi nhớ thương làng quê da diết:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng
- Chị ấy năm nay còn gánh thóc,
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?
Sắc thái "...sông trắng nắng chang chang", vẽ ra cảnh trắng toát trên con sông mộng. Cảnh thực trong hồi ức mà như ảnh ảo, đưa tình thơ viên mãn tới tột cùng. Tả cảnh mùa xuân, nhưng lại chứa chất nỗi tình đời sâu sắc như thế... mới trở thành một bài thơ hay!
Tuy vậy, bài "Đây thôn Vỹ Dạ" hay hơn một chút so với "Mùa xuân chín": Chủ yếu vì ngôn ngữ, hình tượng có phần ảo hơn, nên thơ huyền diệu và sâu lắng hơn. Như Chế Lan Viên đã từng viết trong Di Cảo, rằng:
Bên kia bờ hư ảo - bờ thơ
3/. Bẽn lẽn:
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hoa lá ngây tình không muốn động
Lòng em hồi hộp, chị Hằng ơi.
Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe.
Vô tình để gió hôn lên má
Bẽn lẽn làm sao lúc nửa đêm
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em.
Có người lại cho rằng, bài thơ "Bẽn lẽn" hay hơn "Đây thôn Vỹ Dạ"? Thực ra, hai bài thơ này đều là thơ tuyệt hay thuộc hàng đỉnh của HMT - Về phong dáng, tính chất, chúng đứng trên hai ngọn thi sơn khác nhau: Nhưng bài "Đây thôn Vỹ Dạ"... "rất đời", nên dễ cảm hóa lòng người - Như câu châm ngôn của dân gian "Chỉ có cây đời mãi xanh tươi". Gần gũi cuộc sống nên được nhiều người thích và bình... mà nổi tiếng hơn.
"Bẽn lẽn" sở dĩ trở thành bài thơ rất hay: Bởi nó có những "câu thơ vàng":
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi
Hay:
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
Là những câu thơ hay vào hàng kiệt xuất của thi đàn xưa, nay - Ngôn ngữ, nghệ thuật thi ca thì khỏi chê rồi... Vậy, ta xem về tình, ý (tức là nghĩa bài thơ) có viên mãn không, mà lại gọi là thơ hay?
Bốn câu đầu, miêu tả cảm xúc của thi nhân với nguyệt trên trời, như một người tình (đã được nhân cách hóa), xuống lả lơi "nằm sóng soãi" (như tấm thân trắng ngần của người con gái) để... tình ái với Người - Cảm xúc đến mức độ: "hoa lá ngây tình không muốn động", lòng người mới bồi hồi thốt lên gọi: "chị Hằng ơi"!
Ta hãy chú ý, Hàn Mặc Tử đã tả hai câu thơ sau đó:
Trong khóm vi vu rào rạt mãi
Tiếng lòng ai nói? Sao im đi?
Hai câu thơ này thuộc về "tư duy trong": Lòng thi nhân bồi hồi, xao xuyến... Người nghe như văng vẳng tiếng mời chào của ái tình đang dậy lên ở trong mình... rồi lại lặng đi... nên hỏi: "Sao im đi"? Về nghệ thuật thi ca: Đây là cảm xúc nội tâm đang chan chứa trong lòng thi nhân, đồng họa với tiếng gió thổi qua khóm cây lau... nghe rào rạt - Về cấu tứ: Thơ được tư duy giống như trong bài "Qua đèo ngang" của BHTQ hạ hai câu thơ ở giữa bài:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Hay như "Đây thôn Vỹ Dạ" của Hàn Mặc Tử, khi viết hai câu:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Để nói về nỗi đời chất chứa bên trong - Chính thế mà tình ý bài thơ mới được diễn tả một cách sâu sắc để tiến đến sự viên mãn - Trở lại với bài "Bẽn lẽn", sau đó thi nhân tả:
Ô kìa, bóng nguyệt trần truồng tắm
Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe
Hình ảnh bóng nguyệt in hình trong khe nước, nhưng chính là để tượng trưng cho cái thiên thai của người con gái, qua đó hạ hai câu kết về chuyện trăng hoa trai gái:
Em sợ lang quân em biết được
Nghi ngờ tới cái tiết trinh em
Đây chỉ là cách nói mà HMT "ví chơi": nhưng để nhân cách hóa với hình ảnh lấy làm biểu tượng về "cái ấy" của người con gái ở câu thơ trên: Ô kìa, bóng nguyệt trần truống tắm /- Mà tạo nên sự dung dị, hoàn bích của bài thơ. Bài thơ chứa đầy những cảm xúc khao khát, vì nỗi tình quạnh vắng của thi nhân.
Đọc sâu về nội tâm bên trong của Bẽn Lẽn, ta thấy từ ngôn ngữ, hình tượng thi ca... đến ý, tình của bài thơ đều quyện lấy nhau mà tuôn chảy theo dòng cảm xúc.
Tôi bình đôi nét về một bài thơ hay ở thời hiện đại.
C/. "THUYỀN VÀ BIỂN" của Xuân Quỳnh: "thuyền", biểu tượng cho người con trai - Và "biển", chính người con gái ấy!
Biển và thuyền quấn quít với nhau trong tình yêu của đôi trai gái. Xuân Quỳnh viết:
Lòng thuyền nhiều khát vọng
Và tình biển bao la...
Hay là:
Những đêm trăng hiền từ
Biển như cô gái nhỏ
Thầm thì gửi tâm tư
Quanh mạn thuyền sóng vỗ
Về tính cách của tình yêu, cũng có lúc say đắm - khi lại giận hờn. Nữ thi sĩ diễn tả:
Cũng có khi vô cớ
Biển ào ạt xô thuyền
Vì tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên?
Thơ được tư duy rất sâu sắc về nội tâm bên trong:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu...
Thơ diễn đạt mọi chiều của tình yêu một cách rất lô-gích. Yêu đã thế, ngay cả khi nói về sự xa cách, cũng được lấy hình ảnh của "thuyền - biển" làm tượng trưng thật hay:
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau - rạn vỡ...
Hình ảnh "sóng biển bạc đầu"... trở thành sự "bạc đầu vì thương nhớ" của người con gái - Sự rạn vỡ của con thuyền... để nói về sự quặn đau trong trái tim người con trai khi phải xa cô gái mình yêu.
Đoạn kết thơ:
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố...
Nếu phải chia ly, cả đôi trai gái đều đau đớn và trái tim tan vỡ!
- Ý, tình bài thơ được đẩy tới viên mãn tột cùng. Ngôn ngữ hình tượng đẹp, tư duy lô-gích và giàu cảm xúc - Chính vì vậy, "Thuyền và biển" mới đạt được là một bài thơ hay, lưu mãi vào trong nền văn học nước nhà.
PHẠM NGỌC THÁI
0 Comment: