Hai bác nhìn lộn cu- Ngô Chí Trung (ST sưu tầm)
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
HAI BÁC NHÌN LỘN CU
Trong kho tàng ca dao Việt Nam có câu:
Trước khi vào chuyện, xin nói sơ qua về cái ngu thứ ba: gác cu.
“Gác cu” tức là dùng đồ nghề - trong đó có con cu mồi, đi nhử bắt cu sống ngoài thiên nhiên hoang dã. Vì gác cu là một công việc vất vả, cực nhọc. Bản thân con cu là giống vật sống ngoài tự nhiên, ở những khu vườn cây lá um tùm, rậm rạp. Người gác cu phải nhiều phen ngồi chồm hổm canh chừng trong lùm bụi, chịu côn trùng cắn, ong chích, lại phải đề phòng rắn độc. Thú chơi tuy tao nhã nhưng dễ gặp nguy hiểm.Việc này diễn ra có khi hằng ngày, hằng tháng mà chưa gác được con cu vừa ý, nếu gác được cu dở thì cũng như không, vì cu thịt giá trị thấp, mà thường thường trong hàng trăm con cu mới tìm ra được một con cu tốt. Trước đây, gác cu được xem như trò chơi giải trí, không tăng thu nhập, vậy nên người đời coi việc gác cu là một việc ngu dại, lãng phí thời gian mà không lợi ích gì.
Chuyện kể rằng tại một ấp nọ có hai bác ở cùng xóm là bác Ba và bác Bảy đều đã về hưu. Hai bác cùng chung sở thích là mê chơi cu. Thường ngày, hai bác tỏa nhau đi mỗi người một hướng tìm chỗ gác cu. Bắt được cu về rồi, hai bác còn phải chọn lọc, cu tốt thì huấn luyện cho nó tập gáy, trở thành cu mồi. Con cu nào đẹp mã thì nuôi làm chim cảnh. Cu quá dở thải loại làm cu thịt thì đem rô-ty. Nghề gác và nuôi chim cu không phải chỉ có lòng đam mê là được, đòi hỏi phải yêu thiên nhiên, biết kỹ thuật chăm sóc, tìm hiểu đặc tính của cu. Ðây là cả một nghệ thuật. Bác Bảy hay tâm sự là ghiền tiếng cu gáy đến nỗi xa thấy nhớ, vắng thì thương. Còn bác Ba, bên hiên nhà hay dưới những tán cây đều lỉnh kỉnh những lồng chim, cả cu mồi lẫn cu kiểng để hằng ngày bác nhin ngắm cho thỏa thích..
Như vậy, đây rõ ràng là thú chơi tao nhã lành mạnh. Các bác về hưu mà tìm đến với cây cảnh, chim kiểng, hòa mình với thiên nhiên thì vui tươi, bổ ích hơn là bài bạc, uống rượu hoặc bất cứ trò tiêu khiển vô bổ nào.
Một hôm nhân ngày đẹp trời, hai bác mang cu ra nhà văn hóa ấp chơi. Nhà văn hóa ở đầu ấp, có khuôn viên rộng, cây xanh bóng mát. Nơi đây, lúc nhàn rỗi bà con thường hay đến chơi. Người thì đọc sách, người chơi cờ tướng, thăm hỏi nhau về mùa vụ. Trẻ con thì chơi đùa, xích đu. Học sinh hay ngồi ôn bài trên những băng ghế dưới tàn cây chờ đến giờ vào lớp vì trường học phía bên kia đường đối diện với nhà văn hóa ấp.
Thấy hai bác đến, nhiều người xúm nhau lại xem cu của hai bác. Hai con cu cườm giống y chang nhau từ màu lông đến vòng cườm ở cổ. Mọi người đều khen cu của hai bác đẹp. Hứng chí lên, hai bác mở cửa chuồng cho cu ra ngoài phơi nắng.
Do được nuôi và huấn luyện kỹ nên cu của bác Ba rất dạn người. Vừa ra khỏi chuồng, nó quạt cánh như lấy thế rồi sù lông cổ cất tiếng gáy giục giã làm nổi bật vòng hạt cườm trông rất đẹp. Mà giống cu nghĩ cũng lạ, làm như tức nhau vì tiếng gáy, con cu của bác Bảy cũng cất lên tiếng cúc cu đáp lại liên hồi, tiếng gáy nhanh hơn, lớn hơn như khiêu khích và thách thức.. Trong buổi sớm mai, tiếng hai con cu gáy vang vọng khoảng không gian nhà văn hóa ấp.
Sau một lúc gáy trận với nhau, con cu của bác Ba có vẻ tức giận thực sự, nó từ từ tiến lại gần con cu của bác Bảy rút cổ giậm chân gù gù thị uy. Cu của bác Bảy cũng không vừa, nó sừng sộ gù lên như thách đố. Không dằn được cơn thịnh nộ, hai con cu xông vào cắn mổ, đá nhau.
Sợ bị xây xát rụng lông cu quý, hai bác bắt cu cho vào chuồng. Khổ nỗi, hai con cu quá giống nhau, con này to nhỉnh hơn con kia một chút tỷ như một chín một mười, mà bác nào cũng nhận là cu mình to hơn.
Hai bác cứ tiếp tục cãi vã, đã bắt đầu dùng những lời lẽ hơi nặng nề để nhiếc móc nhau. Một trong những người có mặt tại chỗ là anh Hai tổ trưởng tổ hòa giải đến khuyên can, đề nghị hai bác bình tĩnh, cố nhớ lại đặc điểm riêng của con cu mình thì bác nào cũng nói đại khái cu của mình là giống cu cườm, lông màu xám nhạt, ở cổ có điểm vòng hạt cườm… Nói tóm lại là hai bác mô tả cu của mình một cách rất mơ hồ, chung chung; không có chi tiết gì đặc biệt để nhận dạng.
Trên đời này, đàn ông thường có tính sĩ diện. Bác Ba và bác Bảy cũng vậy. Hai bác trót đã nhận cu của mình to hơn nên quyết bảo lưu ý kiến của mình cho bằng được.
Bên kia, hai con cu sừng sộ xù lông. Bên này hai bác phùng má, trợn mắt cãi nhau, không ai chịu nhường ai.
Trong đám đông người có thằng Tèo nhà cùng xóm, chứng kiến từ đầu vụ hai bác nhìn lộn cu rồi cãi nhau gay gắt, nó chạy thẳng một mạch về nhà báo cáo tình hình cho hai bác gái biết.
Được tin chồng mình vì nhìn lộn cu suýt đánh nhau, hai bà vợ vội vội vàng vàng ra ngay nhà văn hóa ấp. Sau khi nghe anh Hai tổ trưởng tổ hòa giải trình bày, hai bà bật cười thành tiếng. Bác Ba gái ra nhận cu của chồng mình trước tiên, bắt con cu nhỏ hơn bỏ vào chuồng, Bác nói:
- Cái ông Ba này thiệt tệ! Cu của mình mà nhìn không ra, cứ ở đó đòi cu to. Cu nhà tui, tui biết. Chỉ cần nhìn cu là tôi nhận ra liền. Ngày nào tui cũng cho ăn uống, vuốt ve, tỉa tót, cái mỏ này, bộ lông này thì làm sao mà lộn được.
Cùng lúc đó, bác Bảy gái bắt con cu to nâng niu trên tay nói:
- Ông Bảy nhà tui cũng đềnh đoàng lắm! Ổng thích chơi cu, biết huấn luyện cu thì giỏi chứ còn cho ăn uống thì tui quan tâm thường xuyên hơn. Nói thiệt, cu được to, đẹp, mượt mà như vầy cũng là do một tay tui chăm sóc, chứ đểnh đoảng như ổng thì cu có mà teo tóp lấy gì để đem khoe.
Sự việc được hai bác gái giải quyết nhanh gọn, êm thấm trong vòng bảy nốt nhạc.
Hai ông trông bề ngoài tỏ ra phong cách thủ trưởng là thế chứ còn việc nhà thì đều do các quý bà xếp đặt. Việc gì hai bà đã quyết thì hai ông đều tâm phục khẩu phục.
Hai bác mang lồng cu về nhà. Anh Hai tổ trưởng tổ hòa giải khéo léo nhắc:
- Hai bác phải để ý kỹ tới cu của mình. Sau này đừng để lộn cu rồi xảy ra chuyện mất đoàn kết. Vừa nãy hai bác suýt đánh nhau, nếu sự việc ồn ào, không khéo mất danh hiệu ấp văn hóa thì gay go lắm! Mà hôm nào đi gác cu, các bác cho tui đi theo với cho vui.
Bà con ở xóm có thơ rằng:
- Truyện ngắn vui
Trong kho tàng ca dao Việt Nam có câu:
“Trên đời có bốn cái ngu
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”.
Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”.
Trước khi vào chuyện, xin nói sơ qua về cái ngu thứ ba: gác cu.
“Gác cu” tức là dùng đồ nghề - trong đó có con cu mồi, đi nhử bắt cu sống ngoài thiên nhiên hoang dã. Vì gác cu là một công việc vất vả, cực nhọc. Bản thân con cu là giống vật sống ngoài tự nhiên, ở những khu vườn cây lá um tùm, rậm rạp. Người gác cu phải nhiều phen ngồi chồm hổm canh chừng trong lùm bụi, chịu côn trùng cắn, ong chích, lại phải đề phòng rắn độc. Thú chơi tuy tao nhã nhưng dễ gặp nguy hiểm.Việc này diễn ra có khi hằng ngày, hằng tháng mà chưa gác được con cu vừa ý, nếu gác được cu dở thì cũng như không, vì cu thịt giá trị thấp, mà thường thường trong hàng trăm con cu mới tìm ra được một con cu tốt. Trước đây, gác cu được xem như trò chơi giải trí, không tăng thu nhập, vậy nên người đời coi việc gác cu là một việc ngu dại, lãng phí thời gian mà không lợi ích gì.
Chuyện kể rằng tại một ấp nọ có hai bác ở cùng xóm là bác Ba và bác Bảy đều đã về hưu. Hai bác cùng chung sở thích là mê chơi cu. Thường ngày, hai bác tỏa nhau đi mỗi người một hướng tìm chỗ gác cu. Bắt được cu về rồi, hai bác còn phải chọn lọc, cu tốt thì huấn luyện cho nó tập gáy, trở thành cu mồi. Con cu nào đẹp mã thì nuôi làm chim cảnh. Cu quá dở thải loại làm cu thịt thì đem rô-ty. Nghề gác và nuôi chim cu không phải chỉ có lòng đam mê là được, đòi hỏi phải yêu thiên nhiên, biết kỹ thuật chăm sóc, tìm hiểu đặc tính của cu. Ðây là cả một nghệ thuật. Bác Bảy hay tâm sự là ghiền tiếng cu gáy đến nỗi xa thấy nhớ, vắng thì thương. Còn bác Ba, bên hiên nhà hay dưới những tán cây đều lỉnh kỉnh những lồng chim, cả cu mồi lẫn cu kiểng để hằng ngày bác nhin ngắm cho thỏa thích..
Như vậy, đây rõ ràng là thú chơi tao nhã lành mạnh. Các bác về hưu mà tìm đến với cây cảnh, chim kiểng, hòa mình với thiên nhiên thì vui tươi, bổ ích hơn là bài bạc, uống rượu hoặc bất cứ trò tiêu khiển vô bổ nào.
Một hôm nhân ngày đẹp trời, hai bác mang cu ra nhà văn hóa ấp chơi. Nhà văn hóa ở đầu ấp, có khuôn viên rộng, cây xanh bóng mát. Nơi đây, lúc nhàn rỗi bà con thường hay đến chơi. Người thì đọc sách, người chơi cờ tướng, thăm hỏi nhau về mùa vụ. Trẻ con thì chơi đùa, xích đu. Học sinh hay ngồi ôn bài trên những băng ghế dưới tàn cây chờ đến giờ vào lớp vì trường học phía bên kia đường đối diện với nhà văn hóa ấp.
Thấy hai bác đến, nhiều người xúm nhau lại xem cu của hai bác. Hai con cu cườm giống y chang nhau từ màu lông đến vòng cườm ở cổ. Mọi người đều khen cu của hai bác đẹp. Hứng chí lên, hai bác mở cửa chuồng cho cu ra ngoài phơi nắng.
Do được nuôi và huấn luyện kỹ nên cu của bác Ba rất dạn người. Vừa ra khỏi chuồng, nó quạt cánh như lấy thế rồi sù lông cổ cất tiếng gáy giục giã làm nổi bật vòng hạt cườm trông rất đẹp. Mà giống cu nghĩ cũng lạ, làm như tức nhau vì tiếng gáy, con cu của bác Bảy cũng cất lên tiếng cúc cu đáp lại liên hồi, tiếng gáy nhanh hơn, lớn hơn như khiêu khích và thách thức.. Trong buổi sớm mai, tiếng hai con cu gáy vang vọng khoảng không gian nhà văn hóa ấp.
Sau một lúc gáy trận với nhau, con cu của bác Ba có vẻ tức giận thực sự, nó từ từ tiến lại gần con cu của bác Bảy rút cổ giậm chân gù gù thị uy. Cu của bác Bảy cũng không vừa, nó sừng sộ gù lên như thách đố. Không dằn được cơn thịnh nộ, hai con cu xông vào cắn mổ, đá nhau.
Sợ bị xây xát rụng lông cu quý, hai bác bắt cu cho vào chuồng. Khổ nỗi, hai con cu quá giống nhau, con này to nhỉnh hơn con kia một chút tỷ như một chín một mười, mà bác nào cũng nhận là cu mình to hơn.
Hai bác cứ tiếp tục cãi vã, đã bắt đầu dùng những lời lẽ hơi nặng nề để nhiếc móc nhau. Một trong những người có mặt tại chỗ là anh Hai tổ trưởng tổ hòa giải đến khuyên can, đề nghị hai bác bình tĩnh, cố nhớ lại đặc điểm riêng của con cu mình thì bác nào cũng nói đại khái cu của mình là giống cu cườm, lông màu xám nhạt, ở cổ có điểm vòng hạt cườm… Nói tóm lại là hai bác mô tả cu của mình một cách rất mơ hồ, chung chung; không có chi tiết gì đặc biệt để nhận dạng.
Trên đời này, đàn ông thường có tính sĩ diện. Bác Ba và bác Bảy cũng vậy. Hai bác trót đã nhận cu của mình to hơn nên quyết bảo lưu ý kiến của mình cho bằng được.
Bên kia, hai con cu sừng sộ xù lông. Bên này hai bác phùng má, trợn mắt cãi nhau, không ai chịu nhường ai.
Trong đám đông người có thằng Tèo nhà cùng xóm, chứng kiến từ đầu vụ hai bác nhìn lộn cu rồi cãi nhau gay gắt, nó chạy thẳng một mạch về nhà báo cáo tình hình cho hai bác gái biết.
Được tin chồng mình vì nhìn lộn cu suýt đánh nhau, hai bà vợ vội vội vàng vàng ra ngay nhà văn hóa ấp. Sau khi nghe anh Hai tổ trưởng tổ hòa giải trình bày, hai bà bật cười thành tiếng. Bác Ba gái ra nhận cu của chồng mình trước tiên, bắt con cu nhỏ hơn bỏ vào chuồng, Bác nói:
- Cái ông Ba này thiệt tệ! Cu của mình mà nhìn không ra, cứ ở đó đòi cu to. Cu nhà tui, tui biết. Chỉ cần nhìn cu là tôi nhận ra liền. Ngày nào tui cũng cho ăn uống, vuốt ve, tỉa tót, cái mỏ này, bộ lông này thì làm sao mà lộn được.
Cùng lúc đó, bác Bảy gái bắt con cu to nâng niu trên tay nói:
- Ông Bảy nhà tui cũng đềnh đoàng lắm! Ổng thích chơi cu, biết huấn luyện cu thì giỏi chứ còn cho ăn uống thì tui quan tâm thường xuyên hơn. Nói thiệt, cu được to, đẹp, mượt mà như vầy cũng là do một tay tui chăm sóc, chứ đểnh đoảng như ổng thì cu có mà teo tóp lấy gì để đem khoe.
Sự việc được hai bác gái giải quyết nhanh gọn, êm thấm trong vòng bảy nốt nhạc.
Hai ông trông bề ngoài tỏ ra phong cách thủ trưởng là thế chứ còn việc nhà thì đều do các quý bà xếp đặt. Việc gì hai bà đã quyết thì hai ông đều tâm phục khẩu phục.
Hai bác mang lồng cu về nhà. Anh Hai tổ trưởng tổ hòa giải khéo léo nhắc:
- Hai bác phải để ý kỹ tới cu của mình. Sau này đừng để lộn cu rồi xảy ra chuyện mất đoàn kết. Vừa nãy hai bác suýt đánh nhau, nếu sự việc ồn ào, không khéo mất danh hiệu ấp văn hóa thì gay go lắm! Mà hôm nào đi gác cu, các bác cho tui đi theo với cho vui.
Bà con ở xóm có thơ rằng:
Nghề chơi cũng lắm công phu
Chơi cu không khéo lộn cu cũng phiền.
Chơi cu không khéo lộn cu cũng phiền.
Ngô Chí Trung- 03-8-2019 (nguồn: https://chitrungngo.blogspot.com, ST sưu tầm)
Cảm ơn chủ trang đã chia sẽ bài viết của tôi để mọi ngưởi đọc chơi cho vui.
ReplyDeleteVâng Anh
DeleteHân hạnh được Anh ghé qua trang nhà. Đúng ra Phố núi - bạn bè phải cám ơn Anh vì đã được chia sẻ một bài viết vui, dí dõm. Chúc Anh luôn an lành, nhiều niềm vui và sáng tác mới nhé!
Thân ái!