Cỗ lòng đụng lợn cuối năm- Trần Việt
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
CỖ LÒNG ĐỤNG LỢN CUỐI NĂM.
Đất đô thị quá đắt ít nhà có vườn rộng, may lắm chỉ dư dôi ra được vài mét đất gia chủ thường dành lại làm khoảng sân để xe cho thoáng. Ở phố, nhà ai nấy ở, tường cao xây kín, làm gì có tiếng hàng xóm í ới gọi với sang xin tàu lá chuối để gói bánh hoặc trải trên nia chia thịt ngày đụng lợn… Mặt trời chưa lên cao nghe tiếng lũ trẻ con hàng xóm rủ nhau nô đùa chơi trò “rồng rắn” chúng hát liên hồi Tết, tết, tết đến dzồi, Tết, tết, tết đến dzồi …. cả bọn chạy lau nhau vui đùa trước ngõ. Lũ trẻ có ý muốn khoe với thằng Việt kiều tây con cùng lứa đang về ăn Tết là chúng nó đã đi học và biết chữ.
Thằng tây con đứng trong hiên nhà vẫy tay và nói: “xin chào!”, “xin chào!”. Một đứa trong bọn phát hiện:
- Nó không biết đánh vần như tụi mình đâu? Hằng ngày chúng lân la làm quen rồi cùng nhập bọn, thằng Việt kiều tỏ ra thích thú khi học đánh vần “ Tờ… ếch… tết… sắc tết” lũ trẻ nghiêm giọng đọc giống như cô giáo đã dạy ở lớp.
Biết tây con chưa rành đủ tiếng Việt lũ trẻ lại bày trò dạy thêm cách kiểu chào trong phim kiếm hiệp. Nếu khi gặp người lớn phải chào:
- “Chào đại ka”
- “Chào tiên sinh”
Gặp bạn gái thì: - ”Chào tiểu muội “
Gặp bạn bè như tụi mình thì: - ”Chào…. huynh đệ “ còn nhiều lắm cố nhớ đi !!!!
Tây con lại tỏ ra thích thú khi biết đến kiểu chào cuối gập người, không chìa tay bắt như ở Mỹ xem ra phù hợp thời giãn cách Covid…
Một thời nhà thơ Nguyễn Khuyến tả cảnh Tết xưa
Chỉ nghe câu “Tháng Chạp về” tự dưng sao lại thấy nôn nao đến lạ thường. Như vậy, hôm nay tết đã đến đít rồi đó!
Sáng nay sau chầu cà phê vui vẻ “chỉ bán mang đi ” ông chủ tịch Hội “Những thằng già thích cười” nhà ta bất ngờ tuyên bố dõng dạc: “Tết này Hội ta chơi lớn” ông xắn tay vào việc “đụng lợn”, cứ “đánh đụng” phải là con to nhất đến cả tạ mới oách !!… việc làm của ông chủ tịch hội ta nên biểu dương để tiếp tục phát huy phải hông mọi người ? Tôi lại dành thêm phiếu để bầu cho ông làm thêm vài nhiệm kỳ nữa nếu ông còn sức? Như thế là tinh thần dân chủ đã lên rất cao
Nghĩ cũng lạ ở nước ta có hàng chục hàng trăm hội ngành, đoàn thể sắm ra như để trang trí tốn rất nhiều tiền thuế nhưng chưa một lần nhân danh hội đoàn lên tiếng bảo vệ mọi việc diễn ra đều có liên quan đến trách nhiệm của quý vị: Gần đây, những vụ bạo hành trẻ em dẫn đến cái chết thương tâm hay phải chịu thương tật tàn phế suốt đời trên khắp đất nước Việt nam còn bao nhiêu đứa trẻ bị chà đạp, đánh đập, hành hạ, rồi chuyện mua bán phụ nữ. trẻ em sơ sinh….. cả 100 triệu dân là người tiêu dùng bị lừa đi khoan mũi mua kit test giá tận mây xanh. Một doanh nghiệp “cùi bắp” ma lanh như Việt Á ngồi chò hỏ chung mâm từ đầu đến cuối chia phần trục lợi. Đây không còn là vụ tham nhũng thông thường mà hành vi lũng đoạn nhà nước với đầy đủ đặc điểm và tính chất của nó. Chuyện lớn như thế mà chả thấy ông bà Hội bảo vệ nào lên tiếng. Cứ thế mà tồn tại; Sống chết mặc bay…. các hội đoàn này đáng chê trách quá đi chứ?
Tết của ngày xưa đói kém, cả nhà có khi cả tháng mới được ăn một bữa thịt, những đứa trẻ ngày xưa rất mong Tết về để có bữa thịt được chia về nhà hôm ấy nhiều hơn và sẽ được ăn thoải mái.
Nhớ lại câu nói của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Từ hạt gạo, mét vải, cái kim sợi chỉ, quyển sách vở học trò, chiếc xe đạp, điếu thuốc lá, con gà con lợn... đều được phân phối theo chỉ tiêu đầu người. Bởi vậy mới có câu nói: “ Cái cứt gì cũng phân và đã phân thì như cứt”. Rõ khổ ???
Mọi thành phẩm đều "đánh đụng" thứ không chia là phần cỗ lòng. Chia xong phần thịt, cỗ lòng lợn thường được chế biến thành các món ngon cùng với nồi cháo lớn để liên hoan. Người lớn, trẻ nhỏ đều quây quần vui vẻ ở một góc sân rộng, Chủ nhà, lò rượu làng Khưn chọn hũ rượu đặt biệt để dành đãi khách ngày xuân, anh chêm thêm vài tuần nữa để mọi người nhâm nhi bên đĩa lòng nóng còn bốc khói và tiếp tục râm ran câu chuyện thân tình.
Lòng lợn luộc từ thời quá khứ đến đương đại đều chế biến như nhau. Nhưng riêng chuyện luộc lòng tôi viết ra đây người đọc hình dung được đều phụ thuộc tay nghề người luộc. Luộc lòng đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm học hỏi từ những tay đầu bếp nhà quê có nghề. Nồi nước thật to sôi sùng sục cùng xíu muối, cứ thứ tự mà thả các thứ vào, đùm phèo được thả đầu tiên vì lúc này nước đang trong văn vắt. Lòng luộc kỹ quá phèo thì dai mà gan thì cứng nếu thiếu kinh nghiệm để quá lửa là nó lại dai và cứng ngay .
Theo các cụ, đùm phèo phải cột sẵn nước đang sôi sùng sục thì thả nó vào. Thả bao lâu là do tài của người luộc chuyện thiên cơ bất khả lậu. Nó vừa chín tới thì vớt ra và thả ngay vào bát nước đá cùng ít cốt chanh. Kiểm tra lần cuối đùm phèo đã đạt độ chín chưa để có thành phẩm như ý.! Chế biến món luộc đa phần thì quá dễ nhưng để lòng lợn luộc thành món đặc sản cứ phải: vừa trắng vừa giòn không dai là chuyện không dễ.
Nguyên bản chế biến món ăn từ lòng lợn là gốc người miền Trung, dân Bình Định đã nổi tiếng với bữa điểm tâm cháo lòng bánh hỏi thêm vào cái bánh tráng nướng nhai rôm rốp bữa ăn vô cùng thú vị. Trước đây, ăn tiết canh “đỏ” lấy hên, vào ngày mùng 1, mùng 2 âm lịch đang trở thành mốt thời thượng tìm may mắn, món tiết canh lòng lợn trở nên đắt như tôm tươi, “liền anh, liền chị” ra vào tấp nập…coi chừng ắt sẽ không ít người đi lấy “đỏ” mà gặp liên cầu lợn thì gặp vận “đen” thì cười như mếu.
Cỗ lòng khi qua tay các bà nội trợ xứ Bắc, nó đã được Bắc hóa đi rất nhiều. Hà Nội một thời rộ lên mốt ăn “lòng chần cháo”món này phải có đầy đủ các thành phần sau: lòng non, dồi, gan, tràng, cuống họng, cuống tim, lá lách… Tất cả các thứ đó đổ vào nồi cháo đang sôi sùng sục, chờ khi tất cả chín thì múc ra bát, trên cùng là dăm cọng hành chần nguyên củ. Món ăn một thời cưc thịnh đã hội tụ được cả 2 yếu tố “siêu ngon” và “siêu đắt”.
Chuyện "đánh đụng" hay "ăn đụng" cứ thế âm thầm diễn ra các ngày lễ tết, nhất là ở thời đại thực phẩm bẩn bán tràn lan thị trường, một gia đình không thể ăn hết một con heo, hay một góc phần con bò... thân thiết rủ nhau cùng "ăn đụng Tuy không còn phổ biến như xưa, nhưng mọi âm thanh tiếng cười nói nhộn nhịp, tiếng dao thớt khua vang lại thấy vui vui làm cho không khí Tết thêm phần rộn rã
Tết bây giờ đủ đầy về vật chất, ăn uống chẳng khi nào thiếu đồ ăn ngon, nên chẳng mấy đứa thèm thịt! đám trẻ con hầu như không còn hào hứng mong đợi chuyện mổ lợn ăn đụng ngày Tết,
Bất chợt lại nhớ đến miếng chả giò nóng hổi gói là chuối vừa vớt ra từ nồi nước xáo, có lẽ không có món canh cải nào ngọt hơn khi được nấu bằng nước xáo mỡ nổi váng lênh đênh ngày xưa….
Đất đô thị quá đắt ít nhà có vườn rộng, may lắm chỉ dư dôi ra được vài mét đất gia chủ thường dành lại làm khoảng sân để xe cho thoáng. Ở phố, nhà ai nấy ở, tường cao xây kín, làm gì có tiếng hàng xóm í ới gọi với sang xin tàu lá chuối để gói bánh hoặc trải trên nia chia thịt ngày đụng lợn… Mặt trời chưa lên cao nghe tiếng lũ trẻ con hàng xóm rủ nhau nô đùa chơi trò “rồng rắn” chúng hát liên hồi Tết, tết, tết đến dzồi, Tết, tết, tết đến dzồi …. cả bọn chạy lau nhau vui đùa trước ngõ. Lũ trẻ có ý muốn khoe với thằng Việt kiều tây con cùng lứa đang về ăn Tết là chúng nó đã đi học và biết chữ.
Thằng tây con đứng trong hiên nhà vẫy tay và nói: “xin chào!”, “xin chào!”. Một đứa trong bọn phát hiện:
- Nó không biết đánh vần như tụi mình đâu? Hằng ngày chúng lân la làm quen rồi cùng nhập bọn, thằng Việt kiều tỏ ra thích thú khi học đánh vần “ Tờ… ếch… tết… sắc tết” lũ trẻ nghiêm giọng đọc giống như cô giáo đã dạy ở lớp.
Biết tây con chưa rành đủ tiếng Việt lũ trẻ lại bày trò dạy thêm cách kiểu chào trong phim kiếm hiệp. Nếu khi gặp người lớn phải chào:
- “Chào đại ka”
- “Chào tiên sinh”
Gặp bạn gái thì: - ”Chào tiểu muội “
Gặp bạn bè như tụi mình thì: - ”Chào…. huynh đệ “ còn nhiều lắm cố nhớ đi !!!!
Tây con lại tỏ ra thích thú khi biết đến kiểu chào cuối gập người, không chìa tay bắt như ở Mỹ xem ra phù hợp thời giãn cách Covid…
Một thời nhà thơ Nguyễn Khuyến tả cảnh Tết xưa
…Trong nhà rộn rịp gói bánh chưng,
Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt.
Ta ước gì được mãi như thế,
Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết!
(Nguyễn Khuyến)
Ngoài ngõ bi bô rủ chung thịt.
Ta ước gì được mãi như thế,
Hễ hết Tết rồi, thời lại Tết!
(Nguyễn Khuyến)
Chỉ nghe câu “Tháng Chạp về” tự dưng sao lại thấy nôn nao đến lạ thường. Như vậy, hôm nay tết đã đến đít rồi đó!
Sáng nay sau chầu cà phê vui vẻ “chỉ bán mang đi ” ông chủ tịch Hội “Những thằng già thích cười” nhà ta bất ngờ tuyên bố dõng dạc: “Tết này Hội ta chơi lớn” ông xắn tay vào việc “đụng lợn”, cứ “đánh đụng” phải là con to nhất đến cả tạ mới oách !!… việc làm của ông chủ tịch hội ta nên biểu dương để tiếp tục phát huy phải hông mọi người ? Tôi lại dành thêm phiếu để bầu cho ông làm thêm vài nhiệm kỳ nữa nếu ông còn sức? Như thế là tinh thần dân chủ đã lên rất cao
Nghĩ cũng lạ ở nước ta có hàng chục hàng trăm hội ngành, đoàn thể sắm ra như để trang trí tốn rất nhiều tiền thuế nhưng chưa một lần nhân danh hội đoàn lên tiếng bảo vệ mọi việc diễn ra đều có liên quan đến trách nhiệm của quý vị: Gần đây, những vụ bạo hành trẻ em dẫn đến cái chết thương tâm hay phải chịu thương tật tàn phế suốt đời trên khắp đất nước Việt nam còn bao nhiêu đứa trẻ bị chà đạp, đánh đập, hành hạ, rồi chuyện mua bán phụ nữ. trẻ em sơ sinh….. cả 100 triệu dân là người tiêu dùng bị lừa đi khoan mũi mua kit test giá tận mây xanh. Một doanh nghiệp “cùi bắp” ma lanh như Việt Á ngồi chò hỏ chung mâm từ đầu đến cuối chia phần trục lợi. Đây không còn là vụ tham nhũng thông thường mà hành vi lũng đoạn nhà nước với đầy đủ đặc điểm và tính chất của nó. Chuyện lớn như thế mà chả thấy ông bà Hội bảo vệ nào lên tiếng. Cứ thế mà tồn tại; Sống chết mặc bay…. các hội đoàn này đáng chê trách quá đi chứ?
Tết của ngày xưa đói kém, cả nhà có khi cả tháng mới được ăn một bữa thịt, những đứa trẻ ngày xưa rất mong Tết về để có bữa thịt được chia về nhà hôm ấy nhiều hơn và sẽ được ăn thoải mái.
Nhớ lại câu nói của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Từ hạt gạo, mét vải, cái kim sợi chỉ, quyển sách vở học trò, chiếc xe đạp, điếu thuốc lá, con gà con lợn... đều được phân phối theo chỉ tiêu đầu người. Bởi vậy mới có câu nói: “ Cái cứt gì cũng phân và đã phân thì như cứt”. Rõ khổ ???
Mọi thành phẩm đều "đánh đụng" thứ không chia là phần cỗ lòng. Chia xong phần thịt, cỗ lòng lợn thường được chế biến thành các món ngon cùng với nồi cháo lớn để liên hoan. Người lớn, trẻ nhỏ đều quây quần vui vẻ ở một góc sân rộng, Chủ nhà, lò rượu làng Khưn chọn hũ rượu đặt biệt để dành đãi khách ngày xuân, anh chêm thêm vài tuần nữa để mọi người nhâm nhi bên đĩa lòng nóng còn bốc khói và tiếp tục râm ran câu chuyện thân tình.
Lòng lợn luộc từ thời quá khứ đến đương đại đều chế biến như nhau. Nhưng riêng chuyện luộc lòng tôi viết ra đây người đọc hình dung được đều phụ thuộc tay nghề người luộc. Luộc lòng đòi hỏi có nhiều kinh nghiệm học hỏi từ những tay đầu bếp nhà quê có nghề. Nồi nước thật to sôi sùng sục cùng xíu muối, cứ thứ tự mà thả các thứ vào, đùm phèo được thả đầu tiên vì lúc này nước đang trong văn vắt. Lòng luộc kỹ quá phèo thì dai mà gan thì cứng nếu thiếu kinh nghiệm để quá lửa là nó lại dai và cứng ngay .
Theo các cụ, đùm phèo phải cột sẵn nước đang sôi sùng sục thì thả nó vào. Thả bao lâu là do tài của người luộc chuyện thiên cơ bất khả lậu. Nó vừa chín tới thì vớt ra và thả ngay vào bát nước đá cùng ít cốt chanh. Kiểm tra lần cuối đùm phèo đã đạt độ chín chưa để có thành phẩm như ý.! Chế biến món luộc đa phần thì quá dễ nhưng để lòng lợn luộc thành món đặc sản cứ phải: vừa trắng vừa giòn không dai là chuyện không dễ.
Nguyên bản chế biến món ăn từ lòng lợn là gốc người miền Trung, dân Bình Định đã nổi tiếng với bữa điểm tâm cháo lòng bánh hỏi thêm vào cái bánh tráng nướng nhai rôm rốp bữa ăn vô cùng thú vị. Trước đây, ăn tiết canh “đỏ” lấy hên, vào ngày mùng 1, mùng 2 âm lịch đang trở thành mốt thời thượng tìm may mắn, món tiết canh lòng lợn trở nên đắt như tôm tươi, “liền anh, liền chị” ra vào tấp nập…coi chừng ắt sẽ không ít người đi lấy “đỏ” mà gặp liên cầu lợn thì gặp vận “đen” thì cười như mếu.
Cỗ lòng khi qua tay các bà nội trợ xứ Bắc, nó đã được Bắc hóa đi rất nhiều. Hà Nội một thời rộ lên mốt ăn “lòng chần cháo”món này phải có đầy đủ các thành phần sau: lòng non, dồi, gan, tràng, cuống họng, cuống tim, lá lách… Tất cả các thứ đó đổ vào nồi cháo đang sôi sùng sục, chờ khi tất cả chín thì múc ra bát, trên cùng là dăm cọng hành chần nguyên củ. Món ăn một thời cưc thịnh đã hội tụ được cả 2 yếu tố “siêu ngon” và “siêu đắt”.
Chuyện "đánh đụng" hay "ăn đụng" cứ thế âm thầm diễn ra các ngày lễ tết, nhất là ở thời đại thực phẩm bẩn bán tràn lan thị trường, một gia đình không thể ăn hết một con heo, hay một góc phần con bò... thân thiết rủ nhau cùng "ăn đụng Tuy không còn phổ biến như xưa, nhưng mọi âm thanh tiếng cười nói nhộn nhịp, tiếng dao thớt khua vang lại thấy vui vui làm cho không khí Tết thêm phần rộn rã
Tết bây giờ đủ đầy về vật chất, ăn uống chẳng khi nào thiếu đồ ăn ngon, nên chẳng mấy đứa thèm thịt! đám trẻ con hầu như không còn hào hứng mong đợi chuyện mổ lợn ăn đụng ngày Tết,
Bất chợt lại nhớ đến miếng chả giò nóng hổi gói là chuối vừa vớt ra từ nồi nước xáo, có lẽ không có món canh cải nào ngọt hơn khi được nấu bằng nước xáo mỡ nổi váng lênh đênh ngày xưa….
Trần Việt
0 Comment: