Cảm nhận bài thơ "Người về", một sáng tác mới của Đặng Xuân Xuyến- Trịnh Thị Nhâm
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
CẢM NHẬN BÀI THƠ ‘NGƯỜI VỀ’ -
Tôi là fan hâm mộ thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Thơ của anh luôn được bạn đọc trân trọng đón nhận. Hôm nay, tôi giới thiệu với bạn đọc bài thơ NGƯỜI VỀ anh mới sáng tác qua cảm nhận của tôi.
NGƯỜI VỀ...
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống - nhân sinh quan khác nhau của hai người: Nhân vật “người về” và nhân vật xưng "Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chính là chủ thể trong bài thơ.
Nhân vật "Người về" đại diện cho những kẻ hợm hĩnh (cũng đại diện cho những kẻ phụ bạc), luôn “chảnh chọe” soi mói người khác, cố “bới lông tìm vết” người khác rồi cao giọng luận bình phán xét để tự đề cao bản thân mà đổ lỗi cho người khác: "Người về vạch lá tìm sâu". Đó là thứ đạo đức giả hiệu, như thứ trang sức họ khoác lên người cho có "diện mạo" để khi cần thì đem trưng ra với đời, nhưng thực tế họ sống giả tạo, "mũ ni che tai" để tận hưởng lạc thú cho bản thân. Họ “về” để tìm những khoái cảm cho "ốc đảo khoái lạc" của riêng mình: "Người về dụ nắng rong chơi". Và chính từ những thú hưởng lạc ích kỷ của bản thân, họ đã khuấy đảo, xáo trộn cuộc sống yên ả và phá nát cả tình yêu bình dị đẹp đẽ nơi vùng đất này: "Người về phá nhịp đò đưa".
Ở nhân vật "Ta" thì đã nhìn thấu những bất ổn, ngang trái rất phũ của tình đời, của thế sự (của tình yêu) mà cụ thể là những biểu hiện ở “Người về” nên “Ta” nhẫn nại cần mẫn: “Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi" để mong sự bình yên trở lại cho mình, cho tình, cho đời. Và khao khát thay đổi, khao khát phá tan, loại bỏ đến tận cùng những cái xấu đang diễn ra nhỡn tiền: "Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa". Nhưng đấy chỉ là khát vọng thôi, còn thực tế thì “Ta” đơn độc bất lực mà đành chua chát: "Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời".
Đến đây tôi liên tưởng tới chí sĩ Cao Bá Quát là người cực kỳ tài năng và bản lĩnh. Thơ ông bộc lộ sự phản kháng mạnh mẽ những rối ren, bảo thủ, trì trệ của chế độ phong kiến đương thời, chứa đựng tư tưởng khai sáng xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỷ 19. Trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" ông viết:
Những bước chân nặng nề của người lữ khách đi tìm công danh, "bãi cát - mặt trời" hình tượng mang tính ẩn dụ, diễn tả tâm trạng, tư tưởng của ông, muốn kiếm tìm vị trí đứng trong chế độ nhưng ông lại không chấp nhận hiện trạng của chế độ đương thời nên ông muốn cải tạo thay đổi hiện trạng của chế độ, nhưng ông bất lực, bế tắc mà chán nản. Và đó cũng chính là sự yếm thế của nho sĩ lúc bấy giờ.
Trong "Người về" nhân vật "Ta" được tác giả khắc họa với các hình ảnh "ngồi" nhưng luôn được gắn liền với từ chỉ hành động khác: "Ta ngồi/ hong - Ta ngồi / hun - Ta ngồi/ vét...". Một cách tu từ ẩn dụ: "Ta" là nhân vật có khí chất một người chân chính, luôn đau đáu về thế thái nhân tình mong làm được những điều đẹp đẽ cho (tình) mình, cho người, cho đời nên nhẫn nại, kiên trì khắc phục những hậu quả, những hệ lụy do “Người về” (kẻ gây phiền nhiễu, kẻ phản bội) cố tình gây ra nhưng lực bất tòng tâm vì những phá phách vô lối của “Người về” không có điểm dừng nên "Ta" đành cay đắng nhận về những thua thiệt, dè bỉu, chê bai của thói đời: "Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời".
Ở bài thơ tôi rất thích câu: "Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi" với cách lặp từ liên tiếp tạo cho câu thơ như có sóng, có tính nhạc rất cao. Bài thơ lục bát 6 câu nhịp điệu mềm mại uyển chuyển như điệu ru hời. Âm điệu mang âm hưởng man mác buồn của sự kìm nén. Toàn bài là chuỗi hình ảnh ẩn dụ hay và đắt bật lên cái tứ thâm sâu của bài thơ: "vạch lá tìm sâu, hong giọt giọt rầu rầu rơi, dụ nắng rong chơi, hun lụi cả trời gió mưa, vét tiếng nhặt thưa chợ đời". Tôi vốn ngưỡng mộ tác giả Đặng Xuân Xuyến với vốn từ phong phú, cách dùng từ có khi dân dã, mộc mạc, bình dị nhưng rất khéo léo điêu luyện, anh sắp đặt đúng văn cảnh nên cực đắc địa. Nhiều bài thơ của anh tôi có cảm tưởng như anh đang chơi đùa với các con chữ nhưng sâu và đắt lắm! Rất tuyệt.
Bài thơ NGƯỜI VỀ thật trí tuệ và sâu sắc như câu ngạn ngữ của Tây Ban Nha: "Thứ khiến người ta phát ra ánh sáng không phải là châu ngọc trên quần áo mà là trí tuệ sâu trong tâm hồn". Vâng thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến là vậy, là trí tuệ ẩn sâu trong tâm hồn hoà quyện làm nên những bài thơ lay động lòng người.
Bài thơ NGƯỜI VỀ đã chạm sâu vào cảm thức người đọc!
MỘT SÁNG TÁC MỚI CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Tôi là fan hâm mộ thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến. Thơ của anh luôn được bạn đọc trân trọng đón nhận. Hôm nay, tôi giới thiệu với bạn đọc bài thơ NGƯỜI VỀ anh mới sáng tác qua cảm nhận của tôi.
NGƯỜI VỀ...
- viết cho G -
Người về vạch lá tìm sâu
Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi
Người về dụ nắng rong chơi
Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa
Người về phá nhịp đò đưa
Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời
Hà Nội, 19 tháng 5-2022
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
LỜI BÌNH:
NGƯỜI VỀ thể hiện rất rõ lối sống - nhân sinh quan khác nhau của hai người: Nhân vật “người về” và nhân vật xưng "Ta" đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất, chính là chủ thể trong bài thơ.
Nhân vật "Người về" đại diện cho những kẻ hợm hĩnh (cũng đại diện cho những kẻ phụ bạc), luôn “chảnh chọe” soi mói người khác, cố “bới lông tìm vết” người khác rồi cao giọng luận bình phán xét để tự đề cao bản thân mà đổ lỗi cho người khác: "Người về vạch lá tìm sâu". Đó là thứ đạo đức giả hiệu, như thứ trang sức họ khoác lên người cho có "diện mạo" để khi cần thì đem trưng ra với đời, nhưng thực tế họ sống giả tạo, "mũ ni che tai" để tận hưởng lạc thú cho bản thân. Họ “về” để tìm những khoái cảm cho "ốc đảo khoái lạc" của riêng mình: "Người về dụ nắng rong chơi". Và chính từ những thú hưởng lạc ích kỷ của bản thân, họ đã khuấy đảo, xáo trộn cuộc sống yên ả và phá nát cả tình yêu bình dị đẹp đẽ nơi vùng đất này: "Người về phá nhịp đò đưa".
Ở nhân vật "Ta" thì đã nhìn thấu những bất ổn, ngang trái rất phũ của tình đời, của thế sự (của tình yêu) mà cụ thể là những biểu hiện ở “Người về” nên “Ta” nhẫn nại cần mẫn: “Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi" để mong sự bình yên trở lại cho mình, cho tình, cho đời. Và khao khát thay đổi, khao khát phá tan, loại bỏ đến tận cùng những cái xấu đang diễn ra nhỡn tiền: "Ta ngồi hun lụi cả trời gió mưa". Nhưng đấy chỉ là khát vọng thôi, còn thực tế thì “Ta” đơn độc bất lực mà đành chua chát: "Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời".
Đến đây tôi liên tưởng tới chí sĩ Cao Bá Quát là người cực kỳ tài năng và bản lĩnh. Thơ ông bộc lộ sự phản kháng mạnh mẽ những rối ren, bảo thủ, trì trệ của chế độ phong kiến đương thời, chứa đựng tư tưởng khai sáng xã hội Việt Nam giai đoạn giữa thế kỷ 19. Trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" ông viết:
"Bãi cát dài lại bãi cát dài
Đi một bước lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi"
Đi một bước lùi một bước
Mặt trời đã lặn chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi"
Những bước chân nặng nề của người lữ khách đi tìm công danh, "bãi cát - mặt trời" hình tượng mang tính ẩn dụ, diễn tả tâm trạng, tư tưởng của ông, muốn kiếm tìm vị trí đứng trong chế độ nhưng ông lại không chấp nhận hiện trạng của chế độ đương thời nên ông muốn cải tạo thay đổi hiện trạng của chế độ, nhưng ông bất lực, bế tắc mà chán nản. Và đó cũng chính là sự yếm thế của nho sĩ lúc bấy giờ.
Trong "Người về" nhân vật "Ta" được tác giả khắc họa với các hình ảnh "ngồi" nhưng luôn được gắn liền với từ chỉ hành động khác: "Ta ngồi/ hong - Ta ngồi / hun - Ta ngồi/ vét...". Một cách tu từ ẩn dụ: "Ta" là nhân vật có khí chất một người chân chính, luôn đau đáu về thế thái nhân tình mong làm được những điều đẹp đẽ cho (tình) mình, cho người, cho đời nên nhẫn nại, kiên trì khắc phục những hậu quả, những hệ lụy do “Người về” (kẻ gây phiền nhiễu, kẻ phản bội) cố tình gây ra nhưng lực bất tòng tâm vì những phá phách vô lối của “Người về” không có điểm dừng nên "Ta" đành cay đắng nhận về những thua thiệt, dè bỉu, chê bai của thói đời: "Ta ngồi vét tiếng nhặt thưa chợ đời".
Ở bài thơ tôi rất thích câu: "Ta ngồi hong giọt giọt rầu rầu rơi" với cách lặp từ liên tiếp tạo cho câu thơ như có sóng, có tính nhạc rất cao. Bài thơ lục bát 6 câu nhịp điệu mềm mại uyển chuyển như điệu ru hời. Âm điệu mang âm hưởng man mác buồn của sự kìm nén. Toàn bài là chuỗi hình ảnh ẩn dụ hay và đắt bật lên cái tứ thâm sâu của bài thơ: "vạch lá tìm sâu, hong giọt giọt rầu rầu rơi, dụ nắng rong chơi, hun lụi cả trời gió mưa, vét tiếng nhặt thưa chợ đời". Tôi vốn ngưỡng mộ tác giả Đặng Xuân Xuyến với vốn từ phong phú, cách dùng từ có khi dân dã, mộc mạc, bình dị nhưng rất khéo léo điêu luyện, anh sắp đặt đúng văn cảnh nên cực đắc địa. Nhiều bài thơ của anh tôi có cảm tưởng như anh đang chơi đùa với các con chữ nhưng sâu và đắt lắm! Rất tuyệt.
Bài thơ NGƯỜI VỀ thật trí tuệ và sâu sắc như câu ngạn ngữ của Tây Ban Nha: "Thứ khiến người ta phát ra ánh sáng không phải là châu ngọc trên quần áo mà là trí tuệ sâu trong tâm hồn". Vâng thơ của tác giả Đặng Xuân Xuyến là vậy, là trí tuệ ẩn sâu trong tâm hồn hoà quyện làm nên những bài thơ lay động lòng người.
Bài thơ NGƯỜI VỀ đã chạm sâu vào cảm thức người đọc!
Hạ Long ngày 23/5/ 2022.
TRỊNH THỊ NHÂM
Địa chỉ: Tổ 9 khu 3, số 14/04 tòa A
chung cư Trần Hưng Đạo Plaza
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Email: trinhnham52@gmail.com
TRỊNH THỊ NHÂM
Địa chỉ: Tổ 9 khu 3, số 14/04 tòa A
chung cư Trần Hưng Đạo Plaza
thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Email: trinhnham52@gmail.com
0 Comment: