Chạnh lòng- Minh Triết PK
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Chạnh lòng
Dừng chân ngắm
cảnh đỉnh đèo
xa xa đồng lúa quê nghèo mến yêu
làn nước mát suối trong veo
Anh lên Phố núi nắng chiều vàng hoe
Khi xưa em sợ những đèo
non cao thác vực cheo leo núi rừng
đường quanh khúc khuỷu chập chùng
Em về Phố biển nghìn trùng cách xa
Tiếc gì cũng đã phôi phai
ngại chi không nói buồn đau âm thầm
chút tình lắng đọng thâm sâu
cõi lòng tê tái lo âu vạn lần
cũng do duyên nợ số phần
Nắng Xuân ấm áp quây quần hát reo
Bao giờ Biển - Núi hết đèo
xuôi dòng sông suối anh theo về cùng
thỏa lòng mong ước vui chung
vơi đi nỗi nhớ tương phùng từ đây
Nắng mưa Phố núi vơi đầy
Vui buồn kỷ niệm tình đầu khó quên.
MINH TRIẾT PK
xa xa đồng lúa quê nghèo mến yêu
làn nước mát suối trong veo
Anh lên Phố núi nắng chiều vàng hoe
Khi xưa em sợ những đèo
non cao thác vực cheo leo núi rừng
đường quanh khúc khuỷu chập chùng
Em về Phố biển nghìn trùng cách xa
Tiếc gì cũng đã phôi phai
ngại chi không nói buồn đau âm thầm
chút tình lắng đọng thâm sâu
cõi lòng tê tái lo âu vạn lần
cũng do duyên nợ số phần
Nắng Xuân ấm áp quây quần hát reo
Bao giờ Biển - Núi hết đèo
xuôi dòng sông suối anh theo về cùng
thỏa lòng mong ước vui chung
vơi đi nỗi nhớ tương phùng từ đây
Nắng mưa Phố núi vơi đầy
Vui buồn kỷ niệm tình đầu khó quên.
MINH TRIẾT PK
---------------------------------------------------------
Đọc thêm:
Những chuyện truyền kỳ dưới chân đèo An Khê
(ĐVO) - Dưới chân đèo An Khê
vùng hạ đạo của Tây Sơn một thời là một miền đất đầy lịch sử. Ở đó mỗi
tên núi, khúc sông là một câu chuyện, một truyền thuyết, một dấu tích
liên quan đến người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ.
Những chuyện truyền kỳ bí ẩn
Chúng tôi tìm tới võ sư Trần Quốc Phi
Long, nhà ngay dưới chân đèo An Khê mà theo lời những người dân nơi đây
thì võ sư Long là “người am hiểu” và có nhiều tài liệu về vùng đất này.
Chúng tôi tìm đến nhà võ sư Trần Quốc Phi Long nằm sát chân hòn Ông
Bình, thuộc xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định).
Đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng giọng
nói vẫn sang sảng, động tác vẫn vô cùng nhanh nhẹn, võ sư Long cho biết:
“Cách đây nhiều năm, tôi vẫn thường dẫn theo một toán học trò, cơm đùm
cơm nắm, lang thang hết các ngọn núi ở đây.
Bởi vậy, không con suối, ngọn núi nào ở
đây tôi không biết. Ngày trước, tôi cũng nghe chuyện Nguyễn Nhạc chôn
hài cốt song thân nơi núi Ngang (dãy Hoành Sơn). Nhưng thật ra, trên núi
cũng chỉ có một hòn đá dựng đứng và một khoảnh đất nhỏ bằng phẳng, kế
bên có một vũng nhỏ, người dân bảo xưa là một cái giếng (?)”.
Ngọn Hoành Sơn (ranh giới xã Bình Tường
và Tây Giang) trong lời võ sư Long là chốn đại địa làm thành thế long
bàn ôm lấy đất Hoành Sơn. Theo lời võ sư Long cho biết, từ xưa đến nay,
người ta vẫn truyền tụng rằng vào nửa cuối thế kỷ XVII, có một thầy địa
lý Tàu thường qua lại nơi vùng đất này để tìm mạch đất. Nguyễn Nhạc biết
và cho người theo dõi.
Khi thấy thầy địa lý trồng hai cây trúc,
Nguyễn Nhạc đã cho người hoán đổi hai cây trúc ấy vì nghĩ rằng đó là
hai huyệt khí mà thầy địa lý Tàu trồng thử. Khi thầy địa lý quay lại
thấy hai cây trúc đều héo, bèn bỏ đi. Thấy thế, Nguyễn Nhạc liền cải
táng rồi chôn cất song thân mình vào đất ấy. Nhờ vậy mà phát đế nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Liên, người coi sóc lăng Bà Nghĩa |
Tìm mộ phần của song thân Nguyễn Nhạc là
chuyện gần như không thể, bởi ngay Nguyễn Ánh sau khi lên ngôi đã cất
công tận lực kiếm tìm mãi mà cũng không thấy. Theo tài liệu mà chúng tôi
được biết tại Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn, Bình Định) thì trước đây, ở
làng Phú Lạc cũng từng tìm thấy tấm bia cổ và dựa vào đó mà nhiều người
cho rằng ngôi mộ cổ ở Phú Lạc là mộ ông nội vua Quang Trung.
Tuy nhiên tất cả chỉ là truyền thuyết
bởi chưa có một cơ sở khoa học nào chứng minh được điều đó. Nhưng người
dân vùng hạ đạo này vẫn luôn chắc chắn rằng nơi đây vẫn còn ẩn giấu rất
nhiều bí ẩn cùng những di tích gắn với phong trào Tây Sơn.
Phía trên Tây Sơn thượng thuộc tỉnh Gia
Lai nay vẫn còn dấu tích miếu Xà. Tương truyền đây chính là nơi Nguyễn
Nhạc tế rắn trước khi xuất quân xuống hạ đạo. Hay ở hòn Ông Bình, địa
đầu huyện Tây Sơn hiện nay vẫn còn hang Tối Trời, cũng tương truyền là
nơi Nguyễn Huệ từng cất giấu binh khí.
Chưa hết, ở hòn Trưng Sơn cũng tương
truyền là nơi có mộ phần mẹ chàng Lía và chuyện Nguyễn Nhạc được trời
sắc phong cho làm vua ở đây, hay hòn Kiếm Sơn là nơi Nguyễn Nhạc được
trời ban kiếm… Nhưng đấy cũng chỉ là những lời truyền tụng trong nhân
gian. Chúng tôi miên man nghĩ biết đâu vài ba năm nữa, khi một bí mật
nào đó được phát tích, dã sử lại thành chính sử thì sao?!
Câu chuyện buồn về Hoàng hậu Ngọc Hân
Câu chuyện buồn về Hoàng hậu Ngọc Hân
Bên sông Đá Hàng, một chi lưu quan trọng
của sông Kôn, trên địa phận làng Phú Mỹ (xã Bình Phú, Tây Sơn) có hòn
Núi Đất. Ở đó, có một cái lăng thờ bà Nghĩa. Lăng bà Nghĩa chỉ là một
ngôi nhà nhỏ, nằm sau một gò đất thấp với cây cối rậm rạp.
Chúng tôi tìm vào lăng để hiểu thêm về
một địa danh tương truyền là nơi chôn cất hài cốt của ba mẹ con hoàng
hậu Ngọc Hân khi nhà Nguyễn đánh Phú Xuân, tiêu diệt nhà Tây Sơn. Câu
chuyện lưu truyền về lai lịch bà Nghĩa cũng có nhiều chi tiết khác nhau
trong dân gian và trong cả nhiều cứ liệu lịch sử được lưu giữ lại.
Người thì nói bà Nghĩa là vợ một danh
tướng Tây Sơn, sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, đã mang hài cốt người thân
tới chôn giấu nơi đây, để khỏi bị kẻ thù khai quật. Người thì kể rằng bà
vốn là con một vị quan trong triều Tây Sơn và cũng là người thân tín
của Ngọc Hân hoàng hậu.
Trước khi mất, Hoàng hậu Ngọc Hân đã
trăn trối lại và nhờ bà chăm sóc hai con của mình. Khi Nguyễn Ánh chiếm
Phú Xuân, bà phải đưa hai người con Ngọc Hân chạy vào Quảng Nam rồi về
Quy Nhơn. Tại đây, sau khi giao hai con của Hoàng hậu Ngọc Hân, lại cho
một dũng tướng của nhà Tây Sơn để đưa vào vùng An Giang, bà ở lại nơi
này và mất ở đây.
Trong Bảo tàng Quang Trung còn có rất nhiều tài liệu lịch sử cần được giải mã |
Nhưng lại có một câu chuyện khác, đáng
lưu ý hơn, kể rằng sau khi Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân, hai người con
của Ngọc Hân là công chúa Nguyễn Ngọc Bảo và hoàng tử Nguyễn Quang Đức
không chạy theo kịp Nguyễn Quang Toản, nên đã dạt vào ẩn náu ở Quảng
Nam, rồi bị bắt và cũng bị chém ở Phú Xuân.
Sau đó, bà Chiêu Nghi Hoàng Thái Hậu
Nguyễn Thị Huyền (mẹ của công chúa Ngọc Hân) đã xin Gia Long cho lấy hài
cốt ba mẹ con Ngọc Hân về táng ở làng Nành (xã Ninh Hiệp, huyện Gia
Lâm, Hà Nội). Sau khi bà Chiêu Nghi mất, họ Nguyễn Đình của bà bị cáo
giác là lập miếu thờ và xây lăng “ngụy hậu”.
Do vậy trong đêm, họ Nguyễn Đình phải
lấy cốt ba mẹ con Ngọc Hân giao cho một người giả làm thương khách đưa
đi. Vị thương khách này vào Thị Nại, rồi ngược dòng sông Côn, chôn cất ở
tại làng Phú Mỹ, xã Bình Phú, tức lăng Bà Nghĩa hiện nay.
Hóa ra, những truyền tụng trên đây cũng
khá trùng khớp với tư liệu lịch sử hay những ghi chép của các nhà nghiên
cứu hiện được lưu giữ tại Bảo tàng Quang Trung ở Tây Sơn, Bình Định.
Thế nhưng trong câu chuyện vẫn lưu truyền ở làng Hội An, huyện Chợ Mới
(An Giang) thì trong cuộc truy bức trả thù của Nguyễn Ánh có một bà vợ
của vua Quang Trung mang con trai chạy về quê chồng ở Bình Định tá túc,
trong số đồ tế nhuyễn mang theo có lá cờ đào Tây Sơn.
Để che giấu thân phận, bà cất am tu
hành. Ngày nọ, một quan nhà Tây Sơn nay theo Gia Long phát hiện ra bà,
không nỡ tố cáo mà khuyên bà trốn đi xa. Bà trốn vào Nam, trú bên sông
Tiền. Nay ở rạch Cái Nai thuộc huyện Chợ Mới, cũng có một chiếc lăng với
ngôi mộ mà người ta cho là mộ của Ngọc Hân. Điều khiến nhiều nhà sử học
đau đầu lý giải là chữ “Nghĩa” trong tên “Lăng Bà Nghĩa” liệu có phải
tình cờ hay một ẩn ý nào hay không. Đó vẫn còn là một ẩn số cho đến ngày
nay.
Hiện tại, lăng Bà Nghĩa ở đây đang được
một người phụ nữ tên Nguyễn Thị Liên coi sóc. Bà Liên là vợ ông Đặng
Thiếp, người kế nghiệp ông nội và cha mấy đời phụng thờ lăng. Năm 1997,
ông Thiếp không may qua đời.
Giờ bà Liên và con trai thứ năm Đặng
Ngọc Hải hằng ngày lên mở cửa lăng, thắp nhang đèn và trồng dâu, tỉa bắp
ở khu vực dưới chân Núi Đất, tối lại về nhà trong xóm. Từ đó đến nay,
cứ ngày chạp mả (khoảng đầu tháng Chạp) là lại có rất nhiều người từ
nhiều nơi như An Nhơn, Tuy Phước, Phú Yên… tới thắp nhang, cúng vái và
làm cỏ xung quanh lăng cũng như quanh ngôi mộ. Điều đặc biệt là họ không
hề dùng cuốc để rẫy mà chỉ dùng tay để nhổ.
“Trước đây thì những ngày rẫy mả, người
rất đông, làm cỗ cũng lớn, cứ ba bữa chay, một bữa mặn. Nay, tuy có ít
người, nhưng vẫn còn người nhớ và tìm về, chỉ làm chén cơm đĩa muối
thôi!”, bà Liên nói. Năm nay đã bước qua tuổi 73, nhưng bà Liên vẫn chăm
chỉ hương khói cho lăng, đến ngày lại làm kỵ đàng hoàng, với sự tín cẩn
hết mực. Bà còn cho biết, người con trai thứ ba của bà, Hòa thượng
Thích Thanh Hiển đang có dự định xây lại lăng, nhưng giờ vẫn chưa tiến
hành được vì thiếu kinh phí.
Ông Trần Xuân Cảnh - Phó giám đốc Bảo
tàng Quang Trung cho biết: “Những chuyện truyền kỳ dưới chân đèo An Khê
vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn, thực hư khó phân giải. Sách sử Việt Nam ghi lại
khá ít về nhà Tây Sơn. Tuy vậy trong dân gian rất tôn thờ nhà Tây Sơn
nên chí ít nó cũng chứng tỏ rằng người anh hùng áo vải Quang Trung và
Bắc cung Hoàng hậu Ngọc Hân đã sống trong niềm kính ngưỡng của người dân
Bình Định!”…
Duy Hoạt – Gia Ly (Đất Việt)- ST
Cảm ơn NPV đã giới thiệu những tư liệu quí về Quê hương. Lắm lúc cuộc sống vất vả, lo toan cơm áo gạo tiền nên vô tình đối với quê hương của mình.Xin ghi nhận và có dịp về quê sẽ tìm thăm các địa danh trên
ReplyDelete"Bao giờ Biển - Núi hết đèo
ReplyDeletexuôi dòng sông suối anh theo về cùng
thỏa lòng mong ước vui chung
vơi đi nỗi nhớ tương phùng từ đây"
Đồi cao gió núi tình đầy
reo vui khúc hát ngất ngây lòng người
gặp nhau anh nở nụ cười
tình đầu thắm thiết hoa tươi trao nàng.
* Một bài thơ tình nhiều cảm xúc và lãng mạn. Chúc mừng anh MT đã có những hoài niệm đẹp.