Bí ẩn Bahna: Chuyên lạ bên dòng sông ăn thịt người- ST
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Bí ẩn Bahna: Chuyên lạ bên dòng sông ăn thịt người
Cùng với tục cà răng gắn liền nghi thức hành xác dùng đá nhám
cà cụt 6 chiếc răng giữa ở hàm trên, thú ẩm thực của người Bahna sống
dọc dòng chảy của sông Đắk Bla (tiếng bản địa là dòng sông ăn thịt
người)(*) đi qua địa phận xã Kon Rơ-Wa (tỉnh Kon Tum) cũng là điều mới mẻ,
hấp dẫn đến vô ngần với những ai thích được khám phá những miền đất
lạ...
Còn gì bằng khi được đối ẩm với chủ nhân ngàn đời của núi rừng Kon Tum bên những ghè rượu đậm tinh túy núi rừng, với cá suối nướng lửa hồng, với canh rau tê giác nấu trong ống lồ ô… và nghe những già làng khoản đãi biết bao chuyện luật tục, phong tục lạ kỳ thuở hồng hoang, nổi bật là tục con gái để ngực trần hư ảo!
Và cảm giác vi diệu sẽ tới "đỉnh" khi được tận tường các món ăn klơm klak, năm jăm, adrih, kơting mơnir… "danh bất hư truyền" nhuốm sắc màu của một thuở hồng hoang mà nhiều người khi nghe lúc nhìn thì "sợ" nhưng một khi đã cả gan "động thủ" rồi thì… quên cả trời đất!
Chuyện kể ly kỳ của người trong cuộc…
Đến Kon Tum, như đã nói chúng tôi mang theo nhiều thắc mắc về lối sống, phong tục của tộc người Bahna được các nhà truyền giáo người Pháp ghi lại. Các tài liệu đó ghi rằng phụ nữ Bahna ngày trước đều để ngực trần, hút thuốc lá vô tư, có người nghiện đến độ "ăn thuốc". Cũng có tài liệu ghi một số món ăn của người Bahna rất khiếp, bữa ăn của họ diễn ra rất kỳ dị với những màn bốc tay thiếu vệ sinh, cùng với đó là những "món ngon" được chế biến từ thịt heo, thịt thú rừng tươi sống.
Trước khi quyết định đi Kon Tum, chúng tôi có buổi trò chuyện với ông Võ Đáng, 59 tuổi, cựu dân điệu (dân chuyên đi rừng tìm trầm) ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, hiện cư ngụ tại quận 9, TP HCM. Trong cuộc gặp ấy, ông Đáng kể về trải nghiệm nhớ đời, khi ông cùng nhóm dân điệu ở thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) mò đến rừng Kon Tum kiếm tìm "lộc Bà Cô" (Thánh mẫu Thiên Y A Na được người ngậm ngải tìm trầm ở Khánh Hòa tôn xưng là bà chúa trầm hương).
Theo lời kể của ông Đáng, bận ấy ông cùng "đồng nghiệp" đi vào vùng rừng Mô Rai (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum) và mục kích cảnh người Bahna ở nơi này tiến hành lễ bỏ mả với cảnh ăn uống ngay tại nghĩa địa "trông rất hãi". Họ xẻ thịt, nấu nướng, chế biến một số món ăn cổ truyền bằng thịt sống mà khi được mời nhập cuộc, đám bạn đi điệu ai nấy "bấm bụng nuốt" mà không khỏi rùng mình.
Đã hơn 2 thập niên trôi qua nhưng như ông Đáng tâm sự, mỗi khi nhớ lại ông vẫn còn nguyên cảm giác rờn rợn ban đầu nhưng khi "lấy hết sức bình sinh" nhón lấy một miếng cho vào miệng, ông thấy món thịt sống băm nhuyễn được trộn với củ riềng, sả, ớt… rất tuyệt. Ông Đáng còn kể rằng trong những chuyến tìm trầm thuở ông còn trai trẻ ở vùng rừng Kon Tum, ông còn mục kích cảnh các cô gái, phụ nữ Bahna để ngực trần xinh xắn chẳng ngần ngại.
Chuyện được mời ăn "đặc sản" thịt sống tại lễ bỏ mả mà ông Đáng kể chúng tôi không luận cãi. Nhưng chắc chắn có một điều là ông Đáng nhầm, bởi lẽ xã Mô Rai là địa bàn cư trú của 2 tộc người Jrai và Rơ-măm, chứ không phải người Bahna. Dầu vậy, như những gì chúng tôi tìm hiểu được, như hai tộc người anh em Jrai và Rơ-măm, người Bahna cũng có tục ăn uống tại lễ bỏ mả với một số món ăn được chế biến từ thịt sống của con vật hiến sinh tại lễ bỏ mả.
Nhân thể nói rõ hơn về tục ăn uống tại lễ bỏ mả. Các nhà nghiên cứu văn hóa cùng các nhà dân tộc học gọi đây là "bữa ăn cộng cảm". Gọi như thế bởi đấy là bữa tiệc cuối cùng mà người sống (người thân và dân làng) "đãi" và chung vui với người nằm dưới mộ (thường sau 1 năm kể từ ngày người chết được an táng) ngay tại rừng ma (nghĩa địa). Sau đêm vui với các màn ăn uống, ca hát, nhảy múa linh đình, từ đây thân nhân của người quá cố sẽ "bỏ mả", sẽ không bao giờ đoái hoài đến mả mồ người thân nữa.
Vì "máu" chuyện rừng núi nên dẫu giã từ cái nghề đi điệu nhiều năm, dẫu đã sống ở phố nhưng ông Đáng vẫn lưu giữ nhiều "mẫu vật" của một thuở băng rừng lội suối, bán mạng giữa rừng già "săn lộc Bà Cô". Đó là những chiếc gùi, dụng cụ đi rừng như xà-gạc, dao quắm, những cội rễ cây có dáng hình kỳ lạ và nhiều tư liệu ghi chép về lối sống, phong tục tập quán của các dân tộc sinh sống trên đất Tây Nguyên, trong đó có người Bahna.
Lật một vài trang có hình ảnh những phụ nữ Bahna để ngực trần do người Pháp chụp, ông Đáng chép miệng bảo: "Đấy, nói có sách mách có chứng, tôi nói có sai đâu. Phụ nữ Bahna ngày trước toàn để ngực trần như thế".
Ấn tượng buffet lồ ô…
Khi được tỏ tường về những món ăn tươi sống từ năm nảo năm nào khá rùng rợn kia, chúng tôi hỏi các cư dân bản địa rằng đến nay những món ấy có còn tồn tại, nhiều người già cười. Có cụ nói không, có cụ úp úp mở mở với câu trả lời chẳng ăn nhập gì với đại ý "biết ăn sẽ thấy rất ngon"…
Nếu được khoản đãi những món ăn tươi sống ấy, bất kể là món pơdrih, kơting mơnir… hay klak tăng gì đó, có lẽ chúng tôi sẽ tìm cách thoái thác ngay. Dầu chưa phải lâm vào tình cảnh được mời ăn klak tăng nhưng chỉ từ việc trò chuyện với người dân nơi đây, chúng tôi có thể khẳng định chắc rằng các món pơdrih, kơting mơnir, klak tăng… không phải là những món ăn dành cho người yếu tim hay yếu bóng vía!
Có những vùng đất ta đến một lần và nhớ mãi, Kon Rơ Wa - vùng đất của người Bahna bên dòng sông Đắk Bla ở Kon Tum là một nơi như vậy!
Ghi chú:
(*) Về ý nghĩa tên gọi "Đăk Bla", NPV thấy có sự chưa thống nhất, thậm chí trái ngược nhau.
Cùng theo âm Bahna, có nhiều tài liệu cho rằng Đắk Bla có nghĩa là hiền hòa. Minh chứng là hình ảnh cuộc sống đôi bờ với những bãi ngô xanh mát và những bản làng người Ba Na, Rơ Ngao như làng Kon Jơ Ri, Kon Tum Pơ Pâng, Kon Tum Mơ Nây, Kon Kơtu, Kon Rơ Bang, Rơ hai ... Buổi chiều trên dòng Đắk Bla, những chiếc thuyền dài theo dòng cứ nhẹ trôi về làng, về buôn cùng với cá tôm, ngô lúa và sản vật của rừng. Chiều xuống bên bến sông Đắk Bla ở bản Kon Tum Mơ Nây, bọn trẻ nô đùa tắm mát rộn rã trong khi những người phụ nữ giặt đồ sau một ngày lên rẫy. Bóng nắng ngả vàng cả một khúc sông...Những hình ảnh thật nên thơ, hiền hòa bình dị.
Ngược lại, vài tài liệu khác cho rằng theo âm Ba-na thì tên nguyên thủy của Đăk Bla là Đăk Blăh. Đăk: nguồn nước, sông suối;… Blăh: hung dữ, cuồng nộ;…. Cứ vào mỗi mùa mưa lũ, dường như tất cả nước từ thượng nguồn rừng núi cùng phăng phăng đổ dồn về sông Đăk Bla. Con sông trở thành mênh mang tràn bờ ngập bến, nó sẵn sàng nhấn chìm, cuốn phăng tất cả những gì chẳng may có trong dòng cuộn. Không năm nào sông Đăk Bla không có đôi người chết trôi. Có lẽ vì vậy mà con sông này còn được coi là “con nước hung bạo”, "dòng sông ăn thịt người". Các dân tộc bản địa bên dòng Đăk Bla còn truyền kể nhau nghe nhiều truyền thuyết, huyền thoại nhằm giải thích những hiện tượng chung quanh dòng sông. ( Lời nguyền trên dòng sông chất chứa Hận – Tình- Tạ Văn Sỹ)
(**) Xem thêm: -Ngực trần sơn nữ
-Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa
-Tục tắm tiên xưa và nay- ST
Phụ nữ Bahna thế kỷ XX về trước
Còn gì bằng khi được đối ẩm với chủ nhân ngàn đời của núi rừng Kon Tum bên những ghè rượu đậm tinh túy núi rừng, với cá suối nướng lửa hồng, với canh rau tê giác nấu trong ống lồ ô… và nghe những già làng khoản đãi biết bao chuyện luật tục, phong tục lạ kỳ thuở hồng hoang, nổi bật là tục con gái để ngực trần hư ảo!
Và cảm giác vi diệu sẽ tới "đỉnh" khi được tận tường các món ăn klơm klak, năm jăm, adrih, kơting mơnir… "danh bất hư truyền" nhuốm sắc màu của một thuở hồng hoang mà nhiều người khi nghe lúc nhìn thì "sợ" nhưng một khi đã cả gan "động thủ" rồi thì… quên cả trời đất!
Chuyện kể ly kỳ của người trong cuộc…
Đến Kon Tum, như đã nói chúng tôi mang theo nhiều thắc mắc về lối sống, phong tục của tộc người Bahna được các nhà truyền giáo người Pháp ghi lại. Các tài liệu đó ghi rằng phụ nữ Bahna ngày trước đều để ngực trần, hút thuốc lá vô tư, có người nghiện đến độ "ăn thuốc". Cũng có tài liệu ghi một số món ăn của người Bahna rất khiếp, bữa ăn của họ diễn ra rất kỳ dị với những màn bốc tay thiếu vệ sinh, cùng với đó là những "món ngon" được chế biến từ thịt heo, thịt thú rừng tươi sống.
Trước khi quyết định đi Kon Tum, chúng tôi có buổi trò chuyện với ông Võ Đáng, 59 tuổi, cựu dân điệu (dân chuyên đi rừng tìm trầm) ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, hiện cư ngụ tại quận 9, TP HCM. Trong cuộc gặp ấy, ông Đáng kể về trải nghiệm nhớ đời, khi ông cùng nhóm dân điệu ở thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) mò đến rừng Kon Tum kiếm tìm "lộc Bà Cô" (Thánh mẫu Thiên Y A Na được người ngậm ngải tìm trầm ở Khánh Hòa tôn xưng là bà chúa trầm hương).
Theo lời kể của ông Đáng, bận ấy ông cùng "đồng nghiệp" đi vào vùng rừng Mô Rai (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum) và mục kích cảnh người Bahna ở nơi này tiến hành lễ bỏ mả với cảnh ăn uống ngay tại nghĩa địa "trông rất hãi". Họ xẻ thịt, nấu nướng, chế biến một số món ăn cổ truyền bằng thịt sống mà khi được mời nhập cuộc, đám bạn đi điệu ai nấy "bấm bụng nuốt" mà không khỏi rùng mình.
Đã hơn 2 thập niên trôi qua nhưng như ông Đáng tâm sự, mỗi khi nhớ lại ông vẫn còn nguyên cảm giác rờn rợn ban đầu nhưng khi "lấy hết sức bình sinh" nhón lấy một miếng cho vào miệng, ông thấy món thịt sống băm nhuyễn được trộn với củ riềng, sả, ớt… rất tuyệt. Ông Đáng còn kể rằng trong những chuyến tìm trầm thuở ông còn trai trẻ ở vùng rừng Kon Tum, ông còn mục kích cảnh các cô gái, phụ nữ Bahna để ngực trần xinh xắn chẳng ngần ngại.
Chuyện được mời ăn "đặc sản" thịt sống tại lễ bỏ mả mà ông Đáng kể chúng tôi không luận cãi. Nhưng chắc chắn có một điều là ông Đáng nhầm, bởi lẽ xã Mô Rai là địa bàn cư trú của 2 tộc người Jrai và Rơ-măm, chứ không phải người Bahna. Dầu vậy, như những gì chúng tôi tìm hiểu được, như hai tộc người anh em Jrai và Rơ-măm, người Bahna cũng có tục ăn uống tại lễ bỏ mả với một số món ăn được chế biến từ thịt sống của con vật hiến sinh tại lễ bỏ mả.
Nhân thể nói rõ hơn về tục ăn uống tại lễ bỏ mả. Các nhà nghiên cứu văn hóa cùng các nhà dân tộc học gọi đây là "bữa ăn cộng cảm". Gọi như thế bởi đấy là bữa tiệc cuối cùng mà người sống (người thân và dân làng) "đãi" và chung vui với người nằm dưới mộ (thường sau 1 năm kể từ ngày người chết được an táng) ngay tại rừng ma (nghĩa địa). Sau đêm vui với các màn ăn uống, ca hát, nhảy múa linh đình, từ đây thân nhân của người quá cố sẽ "bỏ mả", sẽ không bao giờ đoái hoài đến mả mồ người thân nữa.
Vì "máu" chuyện rừng núi nên dẫu giã từ cái nghề đi điệu nhiều năm, dẫu đã sống ở phố nhưng ông Đáng vẫn lưu giữ nhiều "mẫu vật" của một thuở băng rừng lội suối, bán mạng giữa rừng già "săn lộc Bà Cô". Đó là những chiếc gùi, dụng cụ đi rừng như xà-gạc, dao quắm, những cội rễ cây có dáng hình kỳ lạ và nhiều tư liệu ghi chép về lối sống, phong tục tập quán của các dân tộc sinh sống trên đất Tây Nguyên, trong đó có người Bahna.
Lật một vài trang có hình ảnh những phụ nữ Bahna để ngực trần do người Pháp chụp, ông Đáng chép miệng bảo: "Đấy, nói có sách mách có chứng, tôi nói có sai đâu. Phụ nữ Bahna ngày trước toàn để ngực trần như thế".
"Bữa ăn cộng cảm" tại rừng ma trong lễ Bỏ Mả
Ấn tượng buffet lồ ô…
Ngày thứ 2 ở Kon Rơ Wa, sau ngày dài thám hiểm dòng sông ăn thịt người, lúc rong ruổi vào các làng Kon Klor, Kon Jơ Ri, Kon K'Tu, chúng tôi may mắn có được buổi đối ẩm đậm bản sắc Bahna từ sự nhiệt tình của cụ bà Y Re tại ngôi nhà sàn cổ nằm dưới chân một ngọn núi mà chúng tôi ước chừng ở địa phận giáp ranh 2 làng Kon K'tu và Kon Jơ Ri. Hôm nay gia đình cụ Y Re tổ chức "tiệc buffet" gọi là "lồ ô toàn tập" với các món cơm nấu ống lồ ô từ loại lúa rẫy thơm ngon nhất có tên kon, canh măng le nấu với ốc và cá bắt từ dòng Đắk Bla cũng nấu từ ống lồ ô. Ngoài ra còn có thịt heo lai cũng nướng lồ ô… "Nấu cơm, nấu canh bằng bếp ga nồi điện không thơm ngon đâu. Muốn ăn ngon, ăn cho đã cái bụng phải nấu lồ ô thôi" - bà cụ Y Khăm nói giọng hóm hỉnh.
Nhà có nồi cơm điện nhưng theo chia sẻ của các con cháu cụ Y Re, cụ chỉ thích nấu các món ăn hằng ngày từ ống lồ ô. Nhưng ngặt nỗi để chế biến món ăn theo phong cách ấy rất nhọc sức vì phải vào rừng tìm chặt những cây lồ ô không quá già, không quá non mang về làng, rồi phải vạt cành nhánh, phải nhóm lửa nấu rất cực trong khi đó với bếp ga nồi điện, chỉ việc bỏ thực phẩm vào nhấn nút là xong. Thực thẩm nấu ống lồ ô giữ được hương vị gốc, càng khiến món ăn thêm đậm đà nhưng vì khâu chế biến quá cầu kỳ, nhọc sức nên từ lâu rồi, người Bahna chỉ mở tiệc lồ ô khi buôn làng, gia đình có hội vui hoặc đãi bằng hữu, khách quý.
Như đã nói, bữa "buffet lồ ô" hôm ấy quả là trải nghiệm thú vị đến ngỡ ngàng với chúng tôi khi các món ăn được nấu từ ống lồ ô ngon đến không tưởng. Cả món đọt mây nướng lửa hồng nõn nà, ngọt ngây cũng hấp dẫn vô ngần. Trong bữa ăn, cụ Y Re giải thích hồi cụ còn nhỏ, cuộc sống giữa rừng thẳm rất khốn khó, "đói muối" nên nhiều người bị phù thũng. Thời bấy giờ chẳng có nồi xoong phong phú như bây giờ, và dẫu có thì cũng khó mà dùng bởi phải lo chạy nạn giặc giã. Cái khó ló cái khôn, như các tộc người anh em khác trên đất Tây Nguyên, người Bahna đã có sáng chế lấy ống lô ô làm dụng cụ nấu nướng.
"Lồ ô được chọn phải không quá già, không quá non để khi nấu không bị cháy thành than hay bị mềm oặt. Nấu cơm, nấu xôi như nhau thôi. Mình bỏ gạo, bỏ nếp vào, đổ nước vào, nấu khi nào cạn nước thì chín" - cụ Y Re giải thích.
Kỳ thú chuyện thiếu nữ để ngực trần (**)
Câu chuyện về những ống lồ ô nấu cơm, nấu canh của các bà, các chị người Bahna như vẽ ra trước mắt chúng tôi hình ảnh núi rừng Kon Tum hoang sơ ngày trước. Cái thuở mà các cô gái Bahna xinh xắn, khỏe mạnh, quấn váy, để ngực trần người lội suối bắt cá, người vào rừng hái rau chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, chồng con. Bữa đối ẩm nhớ đời hôm ấy, chúng tôi hỏi chuyện để ngực trần thì mọi người phá lên cười, các bà các cô thì cứ bẽn lẽn, thẹn thùng trông rất đáng yêu. Những người già cho biết tục ấy đã mai một từ hơn 30 năm trước.
Theo ghi chép của các nhà dân tộc học người Pháp, người Bahna có tục ở trần. Khi làm việc, đàn ông thường đóng khố đủ che chỗ kín, đàn bà chỉ quấn vát, nửa trên để trần trụi. Những tấm hình trắng đen mà các nhà dân tộc học người Pháp chụp lại thì rõ là phụ nữ Bahna ngày trước ai nấy đều để ngực trần. Một hình ảnh rất khác biệt với những gì mà chúng tôi bắt gặp ngay tại thời điểm này, các bà các chị đều ăn vận kín đáo chứ không như ngày trước.
- Vì sao con gái ngày trước không mặc áo mà để lộ ngực, thưa già?
- Chỉ phụ nữ lấy chồng mới lộ ngực thôi, chứ con gái chưa chồng đứa nào cũng có áo để che cặp vú!
Sau câu trả lời, cụ Y Re giải thích ý nghĩa của việc để ngực trần: "Cái gì đẹp thì để mọi người nhìn ngắm thôi mà".
Thì ra tục lệ để ngực trần của phụ nữ Bahna ngày trước chỉ đơn giản như thế, nghĩa là tốt khoe xấu che. Hỏi có chàng trai hay người đàn ông nào đó mắc tật "táy máy" sờ cặp tuyết lê của các chị không, lại một lần nữa mọi người ôm bụng cười sặc sụa kèm khẳng định: "Chỉ được nhìn ngắm thôi, đụng vào, làng phạt trâu phạt rượu, làng phạt nặng lắm nên không ai dám sờ ngực vợ người khác bao giờ".
Món ngon không dành cho người yếu tim
Ở Kon Rơ Wa, bên cạnh những món ngon nấu từ lồ ô, chúng tôi còn được người làng khi giết heo đãi những món ăn được chế biến theo phong cách phải nói là vô cùng lạ. Đó là món klơm klak gồm gan, phổi, lá lách, trái cật, ruột được bỏ cùng lúc vào nồi nấu sôi. Hay món cháo tơpung nấu từ xương chân heo bằm nhỏ nấu với bột gạo. Xương sườn heo bóp với hành, muối ớt rồi đem hơ lửa cho khô gọi là món kơting mơnir cũng là món ăn quen thuộc với tộc người Bahna ở vùng này.
Cần nói rõ những món ăn trên là những món đã qua nấu chín, hay chí ít cũng hơ lửa mà thành. Thực chất thì người Bahna có những món ăn được chế biến từ thịt sống mà tin rằng khi nghe qua thôi, nhiều người đã lắc đầu lè lưỡi bởi có cho vàng họ cũng không dám đụng tới. Đó là các món năm jăm, adrih, pơdrih, klak mot…
Năm jăm với adrih không phải nấu chín. Muốn làm năm jăm mình lấy thịt cắt từng miếng trộn với lá me đâm nát, thêm chút muối. Thịt bằm nhỏ trộn với hành, ngò và bột bắp gọi là adrih… Còn món kơhe thì làm từ xương sống bằm nhỏ trộn với huyết sống và muối".
Thú thật khi nghe các cư dân vùng cao nhắc đến công thức chế biến những món ăn làm từ xương - thịt sống của heo, chúng tôi hơi bị "chợn". Các món ăn tươi sống từ nội tạng của các loài dê, hay trâu bò cũng "rợn" không kém. Để làm món pơdrih, người ta lấy lá sách cắt từng miếng nhỏ trộn với muối ớt, rồi quấn lại. Món klak tăng làm từ ruột non có chứa chất đen, nặn lấy chất này trộn với thịt, da, lá sách thái nhỏ trộn với hành, muối, sả, trộn đều là món ngon mà người Bahna chỉ dùng để tiếp khách quý.
Nhà có nồi cơm điện nhưng theo chia sẻ của các con cháu cụ Y Re, cụ chỉ thích nấu các món ăn hằng ngày từ ống lồ ô. Nhưng ngặt nỗi để chế biến món ăn theo phong cách ấy rất nhọc sức vì phải vào rừng tìm chặt những cây lồ ô không quá già, không quá non mang về làng, rồi phải vạt cành nhánh, phải nhóm lửa nấu rất cực trong khi đó với bếp ga nồi điện, chỉ việc bỏ thực phẩm vào nhấn nút là xong. Thực thẩm nấu ống lồ ô giữ được hương vị gốc, càng khiến món ăn thêm đậm đà nhưng vì khâu chế biến quá cầu kỳ, nhọc sức nên từ lâu rồi, người Bahna chỉ mở tiệc lồ ô khi buôn làng, gia đình có hội vui hoặc đãi bằng hữu, khách quý.
Như đã nói, bữa "buffet lồ ô" hôm ấy quả là trải nghiệm thú vị đến ngỡ ngàng với chúng tôi khi các món ăn được nấu từ ống lồ ô ngon đến không tưởng. Cả món đọt mây nướng lửa hồng nõn nà, ngọt ngây cũng hấp dẫn vô ngần. Trong bữa ăn, cụ Y Re giải thích hồi cụ còn nhỏ, cuộc sống giữa rừng thẳm rất khốn khó, "đói muối" nên nhiều người bị phù thũng. Thời bấy giờ chẳng có nồi xoong phong phú như bây giờ, và dẫu có thì cũng khó mà dùng bởi phải lo chạy nạn giặc giã. Cái khó ló cái khôn, như các tộc người anh em khác trên đất Tây Nguyên, người Bahna đã có sáng chế lấy ống lô ô làm dụng cụ nấu nướng.
"Lồ ô được chọn phải không quá già, không quá non để khi nấu không bị cháy thành than hay bị mềm oặt. Nấu cơm, nấu xôi như nhau thôi. Mình bỏ gạo, bỏ nếp vào, đổ nước vào, nấu khi nào cạn nước thì chín" - cụ Y Re giải thích.
Kỳ thú chuyện thiếu nữ để ngực trần (**)
Câu chuyện về những ống lồ ô nấu cơm, nấu canh của các bà, các chị người Bahna như vẽ ra trước mắt chúng tôi hình ảnh núi rừng Kon Tum hoang sơ ngày trước. Cái thuở mà các cô gái Bahna xinh xắn, khỏe mạnh, quấn váy, để ngực trần người lội suối bắt cá, người vào rừng hái rau chuẩn bị bữa ăn cho gia đình, chồng con. Bữa đối ẩm nhớ đời hôm ấy, chúng tôi hỏi chuyện để ngực trần thì mọi người phá lên cười, các bà các cô thì cứ bẽn lẽn, thẹn thùng trông rất đáng yêu. Những người già cho biết tục ấy đã mai một từ hơn 30 năm trước.
Theo ghi chép của các nhà dân tộc học người Pháp, người Bahna có tục ở trần. Khi làm việc, đàn ông thường đóng khố đủ che chỗ kín, đàn bà chỉ quấn vát, nửa trên để trần trụi. Những tấm hình trắng đen mà các nhà dân tộc học người Pháp chụp lại thì rõ là phụ nữ Bahna ngày trước ai nấy đều để ngực trần. Một hình ảnh rất khác biệt với những gì mà chúng tôi bắt gặp ngay tại thời điểm này, các bà các chị đều ăn vận kín đáo chứ không như ngày trước.
- Vì sao con gái ngày trước không mặc áo mà để lộ ngực, thưa già?
- Chỉ phụ nữ lấy chồng mới lộ ngực thôi, chứ con gái chưa chồng đứa nào cũng có áo để che cặp vú!
Sau câu trả lời, cụ Y Re giải thích ý nghĩa của việc để ngực trần: "Cái gì đẹp thì để mọi người nhìn ngắm thôi mà".
Thì ra tục lệ để ngực trần của phụ nữ Bahna ngày trước chỉ đơn giản như thế, nghĩa là tốt khoe xấu che. Hỏi có chàng trai hay người đàn ông nào đó mắc tật "táy máy" sờ cặp tuyết lê của các chị không, lại một lần nữa mọi người ôm bụng cười sặc sụa kèm khẳng định: "Chỉ được nhìn ngắm thôi, đụng vào, làng phạt trâu phạt rượu, làng phạt nặng lắm nên không ai dám sờ ngực vợ người khác bao giờ".
Món ngon không dành cho người yếu tim
Ở Kon Rơ Wa, bên cạnh những món ngon nấu từ lồ ô, chúng tôi còn được người làng khi giết heo đãi những món ăn được chế biến theo phong cách phải nói là vô cùng lạ. Đó là món klơm klak gồm gan, phổi, lá lách, trái cật, ruột được bỏ cùng lúc vào nồi nấu sôi. Hay món cháo tơpung nấu từ xương chân heo bằm nhỏ nấu với bột gạo. Xương sườn heo bóp với hành, muối ớt rồi đem hơ lửa cho khô gọi là món kơting mơnir cũng là món ăn quen thuộc với tộc người Bahna ở vùng này.
Cần nói rõ những món ăn trên là những món đã qua nấu chín, hay chí ít cũng hơ lửa mà thành. Thực chất thì người Bahna có những món ăn được chế biến từ thịt sống mà tin rằng khi nghe qua thôi, nhiều người đã lắc đầu lè lưỡi bởi có cho vàng họ cũng không dám đụng tới. Đó là các món năm jăm, adrih, pơdrih, klak mot…
Năm jăm với adrih không phải nấu chín. Muốn làm năm jăm mình lấy thịt cắt từng miếng trộn với lá me đâm nát, thêm chút muối. Thịt bằm nhỏ trộn với hành, ngò và bột bắp gọi là adrih… Còn món kơhe thì làm từ xương sống bằm nhỏ trộn với huyết sống và muối".
Thú thật khi nghe các cư dân vùng cao nhắc đến công thức chế biến những món ăn làm từ xương - thịt sống của heo, chúng tôi hơi bị "chợn". Các món ăn tươi sống từ nội tạng của các loài dê, hay trâu bò cũng "rợn" không kém. Để làm món pơdrih, người ta lấy lá sách cắt từng miếng nhỏ trộn với muối ớt, rồi quấn lại. Món klak tăng làm từ ruột non có chứa chất đen, nặn lấy chất này trộn với thịt, da, lá sách thái nhỏ trộn với hành, muối, sả, trộn đều là món ngon mà người Bahna chỉ dùng để tiếp khách quý.
Mổ heo, chặt lồ ô, nấu cơm lam làm tiệc đãi khách
Khi được tỏ tường về những món ăn tươi sống từ năm nảo năm nào khá rùng rợn kia, chúng tôi hỏi các cư dân bản địa rằng đến nay những món ấy có còn tồn tại, nhiều người già cười. Có cụ nói không, có cụ úp úp mở mở với câu trả lời chẳng ăn nhập gì với đại ý "biết ăn sẽ thấy rất ngon"…
Nếu được khoản đãi những món ăn tươi sống ấy, bất kể là món pơdrih, kơting mơnir… hay klak tăng gì đó, có lẽ chúng tôi sẽ tìm cách thoái thác ngay. Dầu chưa phải lâm vào tình cảnh được mời ăn klak tăng nhưng chỉ từ việc trò chuyện với người dân nơi đây, chúng tôi có thể khẳng định chắc rằng các món pơdrih, kơting mơnir, klak tăng… không phải là những món ăn dành cho người yếu tim hay yếu bóng vía!
Có những vùng đất ta đến một lần và nhớ mãi, Kon Rơ Wa - vùng đất của người Bahna bên dòng sông Đắk Bla ở Kon Tum là một nơi như vậy!
nguồn: ST (yume.vn)
------------------------------------------------------------Ghi chú:
(*) Về ý nghĩa tên gọi "Đăk Bla", NPV thấy có sự chưa thống nhất, thậm chí trái ngược nhau.
Cùng theo âm Bahna, có nhiều tài liệu cho rằng Đắk Bla có nghĩa là hiền hòa. Minh chứng là hình ảnh cuộc sống đôi bờ với những bãi ngô xanh mát và những bản làng người Ba Na, Rơ Ngao như làng Kon Jơ Ri, Kon Tum Pơ Pâng, Kon Tum Mơ Nây, Kon Kơtu, Kon Rơ Bang, Rơ hai ... Buổi chiều trên dòng Đắk Bla, những chiếc thuyền dài theo dòng cứ nhẹ trôi về làng, về buôn cùng với cá tôm, ngô lúa và sản vật của rừng. Chiều xuống bên bến sông Đắk Bla ở bản Kon Tum Mơ Nây, bọn trẻ nô đùa tắm mát rộn rã trong khi những người phụ nữ giặt đồ sau một ngày lên rẫy. Bóng nắng ngả vàng cả một khúc sông...Những hình ảnh thật nên thơ, hiền hòa bình dị.
Ngược lại, vài tài liệu khác cho rằng theo âm Ba-na thì tên nguyên thủy của Đăk Bla là Đăk Blăh. Đăk: nguồn nước, sông suối;… Blăh: hung dữ, cuồng nộ;…. Cứ vào mỗi mùa mưa lũ, dường như tất cả nước từ thượng nguồn rừng núi cùng phăng phăng đổ dồn về sông Đăk Bla. Con sông trở thành mênh mang tràn bờ ngập bến, nó sẵn sàng nhấn chìm, cuốn phăng tất cả những gì chẳng may có trong dòng cuộn. Không năm nào sông Đăk Bla không có đôi người chết trôi. Có lẽ vì vậy mà con sông này còn được coi là “con nước hung bạo”, "dòng sông ăn thịt người". Các dân tộc bản địa bên dòng Đăk Bla còn truyền kể nhau nghe nhiều truyền thuyết, huyền thoại nhằm giải thích những hiện tượng chung quanh dòng sông. ( Lời nguyền trên dòng sông chất chứa Hận – Tình- Tạ Văn Sỹ)
(**) Xem thêm: -Ngực trần sơn nữ
-Tư liệu ảnh quý về Tây nguyên ngày xưa
-Tục tắm tiên xưa và nay- ST
Ngày trước hoang sơ phụ nữ các dân tộc thiểu số hay để ngực trần, tiến bộ một chút lại ăn mặc kín mít và biết mắc cỡ khi nhắc đến chuyện đó.Còn ngược lại, "tiến bộ" quá như các cô người kinh hiện nay thì khoái chụp ảnh nude, diện đồ xuyên thấu, hở ngực, hở phao câu dạo phố. Ôi cái sự ăn mặc!!!
ReplyDelete