Tản mạn với cây đàn Guitar (Phần 2)- NPV
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
TẢN MẠN VỚI CÂY ĐÀN GUITAR (PII)
Trong
quá trình tìm ít thông tin về cây đàn guitar trên internet, ngoài trang wikipedia, NPV có gặp vài bài
viết liên quan- không biết tác giả là ai, nhưng thấy có nhiều thông tin bổ ích và không kém phần lãng mạn nên tổng hợp lại để Quý độc giả và bạn bè cùng đọc, cảm nhận ...
Chuyện Đời Thường
Đang cùng ngồi uống cà phê, một cô bạn trẻ ở nước ngoài trở về bất giác hỏi Tây Ban Cầm là gì hở anh, tôi mới giật mình nhớ ra là mấy chữ kia mặc dù thường dùng trên báo chí, sách vở nhưng đó là thời trước năm 1975, thấp thoáng hơn 35 năm rồi còn gì. Tôi giải thích rằng Tây Ban từ chữ Tây Ban Nha chỉ nước Spain, và Cầm nghĩa là đàn. Tây Ban Cầm tức là cây đàn guitar, bây giờ người ta hay phiên âm thành Ghi ta, chữ Tây Ban Cầm dịch từ chữ Guitar Espagnol của Pháp ngữ mà các bậc cha chú của tôi thường hay nhắc tới.
Danh cầm Phùng Tuấn Vũ |
Thuở đầu tân nhạc của đất nước Việt Nam có mấy nhạc cụ như mandolin, guitar, violin, piano, kèn saxo, trumpette… thì cây đàn Guitar là phổ thông nhất. Vừa có thể một mình solo guitar, có thể vừa tự đệm đàn cho mình hát hay cho người khác và có thể chơi chung trong một ban nhạc. Cũng có thể học vài giờ và ôm đàn khảy từng tưng hoặc có thể tiến xa hơn để trở thành một danh cầm và giá tiền để mua nó cũng không mắc lắm. Cây đàn Ghi ta có thể chơi bất cứ chỗ nào, trên xe, ngòai trời, trong nhà, trên sân khấu, nhất là ở những buổi họp mặt, cắm trại, cây đàn 6 dây này thật nổi bật.
Đỗ Đình Phương và Suối mơ
Là con trai, là học sinh trung học hay chàng sinh viên, dường như anh nào cũng phải biết chút ít ngón đàn Ghi ta để lấy le với bạn gái, nếu có giọng hát hay thì hết xẩy.
Nếu dương cầm (piano) trông quí phái vì hồi xưa ở Việt Nam mình nào mấy ai có đủ tiền mà mua, vĩ cầm (violin) lại kén chọn người chơi đàn nhưng với cây Guitar xem ra thật đa dạng. Bạn có thể cho nó bình dân vì đại chúng nhiều người biết chơi nhưng với kỹ thuật guitar cổ điển với những thế bấm nhìn rất đẹp cùng những ngón tay co ro trên phím đàn thì hình ảnh đó trông cũng thật lãng mạn.
Vào thập niên 1960 và 1970, khi Trịnh Công Sơn ôm đàn ghi ta cho Khánh Ly hát, hay cặp Lê Uyên Phương cũng với cây đàn Ghi ta duy nhất đệm hát thì hình ảnh cây Ghi ta càng quyến rũ hơn.
Vũng Lầy Của Chúng Ta- Lê Uyên Phương
Khác với cây đàn Ghi ta điện ồn ào trong ban nhạc, cây đàn Ghi ta thùng, xin gọi là Tây Ban Cầm cho văn nghệ, thật dễ thương.
Những người yêu cây đàn này cố tập luyện cho ngón đàn hay hơn và lúc đó tên tuổi của nhạc sĩ Lâm Tuyền, Hòang Bửu trở nên quen thuộc với những cuốn sách dạy học Guitar thường thấy bày bán nhiều ở các quầy sách, hiệu sách lúc ấy. Lâm Tuyền cũng có sáng tác một số ca khúc mang nét hòa âm cao như Tiếng Thời Gian, Khúc Nhạc Ly Hương ,Tơ Sầu. Sau năm 1975, ông cũng sống bằng nghề dạy đàn Ghi ta, khá vất vả và qua đời đầu thập niên 1990.
Riêng Hòang Bửu đã đóng góp vào lịch sử Ghi ta của Việt Nam với mấy cuốn tự học đàn Flamenco do ông tổng hợp rất giá trị và mấy cuốn tự học Tây Ban Cầm rất phổ biến. Ông này cũng mất trong cảnh nghèo khó thập niên 1980, nhà chùa phải đứng ra chôn cất dùm, theo lời của danh cầm Phùng Tuấn Vũ, một trong những học trò đầu đàn của ông. Hòang Bửu cũng có sọan cho Ghi ta một số bản như Biệt Ly, Suối Mơ mà sau này các tay đàn hay trình tấu.
MOONLIGHT SONATA (Beethoven) - Huỳnh Hữu Đoan độc tấu
Sau hai nhạc sĩ này còn có Đỗ Đình Phương xuất hiện vụt sáng trong giới Guitar khỏang đầu thập niên 1970 ở Sài Gòn. Ông tốt nghiệp thủ khoa bộ môn Tây Ban Cầm trường quốc gia âm nhạc Sài Gòn năm 1960 và sau đó ra Huế dạy trường nhạc 2 năm rồi trở lại dạy nơi ông đã học cho đến tháng 4 năm 1975. Với căn bản của những kỹ thuật Guitar cổ điển cộng thêm sự tập luyện say mê, tiếng đàn Đỗ Đình Phương coi như điêu luyện nhất thời kỳ đó.
Khi bản Tuổi Đá Buồn của Trịnh Công Sơn được Đỗ Đình Phương sọan và độc tấu ở các giảng đường đại học, các trung tâm văn hóa Pháp, Đức và đặc biệt trên đài phát thanh Sài Gòn thì cây đàn Ghi ta càng trở nên quyến rũ hơn bao giờ. Nhạc và lời của họ Trịnh vốn được giới trẻ học sinh sinh viên say mê, bây giờ lại được diễn tả qua tiếng đàn ngọt ngào, kỹ thuật cao cấp của cây đàn phổ thông Ghi ta thì còn gì để nói hơn.
Đỗ Đình Phương và Tuổi đá buồn
“Trời còn làm mưa, mưa rơi mưa rơi trên ngón tay ngà, em mang em mang đi về giáo đường, ngày chủ nhật buồn…” Theo lời của Đỗ Đình Phương thì trong thời gian ở Huế dạy học, trời mưa buồn và trong tâm trạng đó, ông đã sọan bài hát này cho cây đàn Ghi ta.
0 Comment: