Thảo luận bài thơ "Chiều lạ" của Đặng Xuân Xuyến- Châu Thạch
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
THẢO LUẬN BÀI THƠ "CHIỀU LẠ" CỦA ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Bài thơ có đầu đề Chiều lạ nhưng qua mấy câu thơ ta không thấy buổi chiều có gì lạ.
Bài thơ chỉ có một câu thơ đề cập đến chiều: “nắng chiều rơi trên lá”. Nắng chiều rơi trên lá là một chuyện bình thường trong mọi buổi chiều. Vậy buổi chiều lạ ở chỗ nào? Nó lạ vì chiều nay có chiếc “áo lạ”. Chiếc áo lạ làm cho buổi chiều thay đổi hẳn, hay đúng ra, chiếc áo lạ đã đánh động tâm hồn của người thơ làm cho dậy lên trong lòng thi sĩ sự băn khoăn đến độ nếu không nhìn được nó thì “Sợ đêm về/ quẩn gió/ xáo xác khuya”.
“Quẩn gió/ xáo xác khuya” chỉ là mượn cảnh để diễn tả cái tình xảy ra trong lòng, hay đúng hơn là diễn tả cái tâm trạng thao thức trong đêm của người muốn nhìn chiếc áo lạ. Chiếc áo đó dầu đẹp đến đâu cũng không khiến cho lòng người xao động đến thế. Sở dĩ lòng người xao động đến thế vì chiếc áo lạ nhưng người không lạ. Người không lạ vì người nếu không là hình bóng của kẻ mà nhà thơ say đắm thì cũng là người có sợi dây vô hình gắn bó, có tiền duyên từ một kiếp nào để đánh thức niềm đam mê, làm sống dậy khối tình đang ngủ từ trăm năm, từ ngàn năm trước chăng?
Đọc bảy chữ đầu của bài thơ:
“Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya”
thì ai cũng đặt trong đầu mình một dấu hỏi vì sao phải sợ như thế. Đọc đến các câu thơ kế tiếp cho ta một cảm giác thiết tha với tà áo vì tà áo trong thơ quan trọng quá, nó thoáng qua trong đôi mắt, nó mỏng manh nhưng nó đã làm cho “quẩn gió/ xáo xác khuya” là làm ảnh hưởng không gian, thời gian, thay đổi khí hậu hay đúng ra, nó dằn vặt một tâm hồn bình an để thấy vạn vật chung quanh đều chuyển đổi.
Hai câu thơ:
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
thật là khó hiểu. Tuy thế qua thơ ta cũng đoán được rằng “áo lạ” xuất hiện vào một buổi chiều tắt nắng. Trời chưa tối hẳn nhưng ánh nắng chỉ còn rơi lẻ loi trên lá, để cho tác giả phải “cố vét vớt” cái nắng chiều, tìm thêm ánh sáng mà nhìn cho rõ thêm tà áo lạ. Cái anh nắng “cố vét vớt” đó nó chênh chao. Vì sao nó chênh chao? Vì nó rơi trên lá, mà lá rung trong gió nên nó phải chênh chao. Lạ thay, thứ ánh nắng cố vét vớt đó tác giả lại cho “thể nụ cười” tức là như nụ cười, mà nụ cười ấy lại làm cho “nhòe áo lạ”.
Ta biết thứ ánh nắng sót lại của buổi chiều nó vô cùng dịu mát, nó cũng làm cho cây cỏ được dát vàng, nghĩa là nó rất đẹp. Vậy thì trong bài thơ này nó đại diện cho nụ cười của người mặc chiếc áo. Chiếc áo lạ đã đẹp. Vậy mà nụ cười “như nắng chiều rơi trên lá chênh chao” làm nhòe chiếc áo lạ thì nụ cười ấy đẹp biết bao. Đọc thơ, người ta tưởng khoe chiếc “áo lạ” là đẹp nhất, nhưng không, chiếc áo lạ dầu đẹp cũng vô tri mà nụ cười mới mang linh hồn của người mặc áo. Nụ cười đẹp hơn chiếc áo. Té ra tác giả dùng chiếc áo lạ để tá khách nụ cười vào đó, tôn vinh nụ cười đến chỗ tuyệt mỹ khôn lường.
Và lạ lùng thay, ba câu thơ chót như bức màn nhung kéo xuống, kéo xuống để khán giả nhìn xuyên qua bức màn nhung thấy cả buổi chiều trở nên êm ái, để người đọc cảm khái cái im lìm của hoạt cảnh xảy ra:
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.
Ta hãy nhớ lại bài thơ Trăng của nhà thơ Xuân Diệu:
“Trong vườn đêm ấy trăng nhiều quá
Ánh sáng tuôn đầy cả lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ
Im lìm, chẳng dám nói năng chi”.
Vì sao qua nhè nhẹ, vì sao im lìm? Nhà thơ Xuân Diệu nói vì:
“Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
và làm sai lỡ nhịp trăng đang”
Ở đây nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng thế. “Te tẻ chiều” là buổi chiều bình an quá, thơ mộng chẳng khác gì trăng trong vườn nhiều quá, trăng đầy cả lối đi. “Nhớn nhác/ nhón chân qua” vì muôn giữ sự yên tịnh của một buổi chiều, vì muốn hình bóng tuyệt vời của tà áo lạ không biến đi, vì muốn giữ nụ cười thơ mộng như giọt nắng chênh chao trên lá cho của riêng mình không tan ra bởi biến động nào, nhà thơ đành nhẹ chân trong im lìm nhón gót theo em.
Bài thơ ngắn diễn tả chỉ một hành động nhưng nó đem cho ta một chiếc áo quá đẹp, một nụ cười quá đẹp, một khung trời quá đẹp, quá bình yên, quá thơ mộng và một giấc mơ mang hình ảnh tuyệt vời của một buổi chiều rất quen mà dường như rất lạ vì cảm nhận được những điều tinh tế trong thơ./.
CHIỀU LẠLỜI BÌNH:
- Tặng L.L -
Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.
Hà Nội, chiều 02 tháng 10.2016
ĐẶNG XUÂN XUYẾN
Bài thơ có đầu đề Chiều lạ nhưng qua mấy câu thơ ta không thấy buổi chiều có gì lạ.
Bài thơ chỉ có một câu thơ đề cập đến chiều: “nắng chiều rơi trên lá”. Nắng chiều rơi trên lá là một chuyện bình thường trong mọi buổi chiều. Vậy buổi chiều lạ ở chỗ nào? Nó lạ vì chiều nay có chiếc “áo lạ”. Chiếc áo lạ làm cho buổi chiều thay đổi hẳn, hay đúng ra, chiếc áo lạ đã đánh động tâm hồn của người thơ làm cho dậy lên trong lòng thi sĩ sự băn khoăn đến độ nếu không nhìn được nó thì “Sợ đêm về/ quẩn gió/ xáo xác khuya”.
“Quẩn gió/ xáo xác khuya” chỉ là mượn cảnh để diễn tả cái tình xảy ra trong lòng, hay đúng hơn là diễn tả cái tâm trạng thao thức trong đêm của người muốn nhìn chiếc áo lạ. Chiếc áo đó dầu đẹp đến đâu cũng không khiến cho lòng người xao động đến thế. Sở dĩ lòng người xao động đến thế vì chiếc áo lạ nhưng người không lạ. Người không lạ vì người nếu không là hình bóng của kẻ mà nhà thơ say đắm thì cũng là người có sợi dây vô hình gắn bó, có tiền duyên từ một kiếp nào để đánh thức niềm đam mê, làm sống dậy khối tình đang ngủ từ trăm năm, từ ngàn năm trước chăng?
Đọc bảy chữ đầu của bài thơ:
“Sợ đêm về
quẩn gió
xáo xác khuya”
thì ai cũng đặt trong đầu mình một dấu hỏi vì sao phải sợ như thế. Đọc đến các câu thơ kế tiếp cho ta một cảm giác thiết tha với tà áo vì tà áo trong thơ quan trọng quá, nó thoáng qua trong đôi mắt, nó mỏng manh nhưng nó đã làm cho “quẩn gió/ xáo xác khuya” là làm ảnh hưởng không gian, thời gian, thay đổi khí hậu hay đúng ra, nó dằn vặt một tâm hồn bình an để thấy vạn vật chung quanh đều chuyển đổi.
Hai câu thơ:
Cố vét vớt nắng chiều rơi trên lá
Chênh chao thể nụ cười nhòe áo lạ
thật là khó hiểu. Tuy thế qua thơ ta cũng đoán được rằng “áo lạ” xuất hiện vào một buổi chiều tắt nắng. Trời chưa tối hẳn nhưng ánh nắng chỉ còn rơi lẻ loi trên lá, để cho tác giả phải “cố vét vớt” cái nắng chiều, tìm thêm ánh sáng mà nhìn cho rõ thêm tà áo lạ. Cái anh nắng “cố vét vớt” đó nó chênh chao. Vì sao nó chênh chao? Vì nó rơi trên lá, mà lá rung trong gió nên nó phải chênh chao. Lạ thay, thứ ánh nắng cố vét vớt đó tác giả lại cho “thể nụ cười” tức là như nụ cười, mà nụ cười ấy lại làm cho “nhòe áo lạ”.
Ta biết thứ ánh nắng sót lại của buổi chiều nó vô cùng dịu mát, nó cũng làm cho cây cỏ được dát vàng, nghĩa là nó rất đẹp. Vậy thì trong bài thơ này nó đại diện cho nụ cười của người mặc chiếc áo. Chiếc áo lạ đã đẹp. Vậy mà nụ cười “như nắng chiều rơi trên lá chênh chao” làm nhòe chiếc áo lạ thì nụ cười ấy đẹp biết bao. Đọc thơ, người ta tưởng khoe chiếc “áo lạ” là đẹp nhất, nhưng không, chiếc áo lạ dầu đẹp cũng vô tri mà nụ cười mới mang linh hồn của người mặc áo. Nụ cười đẹp hơn chiếc áo. Té ra tác giả dùng chiếc áo lạ để tá khách nụ cười vào đó, tôn vinh nụ cười đến chỗ tuyệt mỹ khôn lường.
Và lạ lùng thay, ba câu thơ chót như bức màn nhung kéo xuống, kéo xuống để khán giả nhìn xuyên qua bức màn nhung thấy cả buổi chiều trở nên êm ái, để người đọc cảm khái cái im lìm của hoạt cảnh xảy ra:
Te tẻ chiều
nhớn nhác
nhón chân qua.
Ta hãy nhớ lại bài thơ Trăng của nhà thơ Xuân Diệu:
“Trong vườn đêm ấy trăng nhiều quá
Ánh sáng tuôn đầy cả lối đi
Tôi với người yêu qua nhè nhẹ
Im lìm, chẳng dám nói năng chi”.
Vì sao qua nhè nhẹ, vì sao im lìm? Nhà thơ Xuân Diệu nói vì:
“Tôi sợ đường trăng tiếng dậy vang
Ngơ ngác hoa duyên còn núp lá
và làm sai lỡ nhịp trăng đang”
Ở đây nhà thơ Đặng Xuân Xuyến cũng thế. “Te tẻ chiều” là buổi chiều bình an quá, thơ mộng chẳng khác gì trăng trong vườn nhiều quá, trăng đầy cả lối đi. “Nhớn nhác/ nhón chân qua” vì muôn giữ sự yên tịnh của một buổi chiều, vì muốn hình bóng tuyệt vời của tà áo lạ không biến đi, vì muốn giữ nụ cười thơ mộng như giọt nắng chênh chao trên lá cho của riêng mình không tan ra bởi biến động nào, nhà thơ đành nhẹ chân trong im lìm nhón gót theo em.
Bài thơ ngắn diễn tả chỉ một hành động nhưng nó đem cho ta một chiếc áo quá đẹp, một nụ cười quá đẹp, một khung trời quá đẹp, quá bình yên, quá thơ mộng và một giấc mơ mang hình ảnh tuyệt vời của một buổi chiều rất quen mà dường như rất lạ vì cảm nhận được những điều tinh tế trong thơ./.
Đà Nẵng, chiều 05.10.2016
CHÂU THẠCH
0 Comment: