Truyền thuyết Tống Trân- Cúc Hoa ở Phù Cừ, Hưng Yên- Đặng Xuân Xuyến
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
TRUYỀN THUYẾT TỐNG TRÂN - CÚC HOA Ở PHÙ CỪ, HƯNG YÊN
Tục truyền rằng, vào thời nhà tiền Lý (bia Văn Miếu ở Hưng Yên ghi là thời Trần) ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) có một người họ Tống, tên gọi Thiệu Công thuộc dòng dõi thi thư, lấy vợ người xã Phù Oanh cùng huyện Phù Dung, tên là Đào Thị Cuông. Vợ chồng sống rất nhân từ, hay làm điều thiện... nên nhà Trời đã sai thiên sứ xuống đầu thai. Mang thai 11 tháng, bà Đào Thị Cuông mới sinh một cậu bé khôi ngô, tuấn tú vào ngày rằm tháng Tư năm Bính Ngọ.
Lên 3 tuổi, Tống Trân đã rất giỏi âm luật, cha mẹ rất yêu thương nên đặt tên là Trân. Lên 5 tuổi, Tống Trân đã có khí chất thông minh, thiên tư sáng suốt, học một biết mười, trên từ thiên văn, dưới đến địa lý đều am hiểu tinh tường.
Khi Tống Trân cùng mẹ lang thang hành khất, đến Sơn Tây vào một gia đình trưởng giả giàu có ăn xin, được Cúc Hoa (con gái ông trưởng giả) đem lòng yêu mến vì tài đối đáp thông minh của Tống Trân. Ba người đưa nhau trở về quê hương làm ăn.
Đến năm Tống Trân 7 tuổi vua Lý Nam Đế mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài và đến ngày 29 tháng 9, Tống Trân vào kinh ứng thí, cả ba kỳ đều đỗ thủ khoa. Đến ngày mồng 1 tháng 2 năm Quý Sửu, ông đỗ Trạng Nguyên. Vua khen rằng: Kẻ sĩ cả nước chỉ có một Tống Trân là tướng tài mà không có người thứ hai.
Ngày mồng 10 tháng 4, vua ban cho cờ biển, một nghìn vuông gấm và mười đĩnh vàng cho về vinh quy bái tổ.
Trở về làng bái yết tổ tông, thăm hai bên nội ngoại, khao vọng làng xã trong một tháng, rồi cưới nàng Cúc Hoa làm vợ. Tống Trân làm nhà ở làng Phù Oanh, cho vợ trông coi rồi trở lại kinh thành. Được ba tháng, vua cử ngài đi sứ sang Bắc quốc. Vua Trung Quốc dùng đủ mọi cách để thử tài Tống Trân, nhưng quan Trạng đều ứng đối trôi chảy, xử thế mưu trí. Vua Trung Quốc khen là nhân tài thứ nhất trong 18 nước chư hầu và phong làm "Lưỡng quốc trạng nguyên". Vua Tầu muốn gả con gái cho nhưng Ngài từ chối, vì thế bị giam vào chùa Linh Long trong một trăm ngày, không cho thức ăn, nước uống. Tại đây, ông đã nảy ra sáng kiến bẻ ăn tượng phật (được làm bằng chè lam để thử tài trạng nước Nam) và uống nước lã, nên một lần nữa, vua Tàu phục tài bèn phong làm "Phụ quốc thượng tể Đẩu Nam Tống đại vương".
Mười năm đi sứ, khi Tống Trân trở về thì Cúc Hoa đang bị ép lấy chồng khác. Tống Trân giả dạng người hành khất để dò la tình ý, biết Cúc Hoa vẫn thủy chung với mình, khen Cúc Hoa đủ tam tòng, tứ đức, thực là nữ trung Nghiêu, Thuấn. Tống Trân đón vợ về, cùng nhau đoàn tụ. Vua biết chuyện, đã phong cho Cúc Hoa làm "Quận phu nhân".
Khi Lý Nam Đế băng hà, Triệu Quang Phục lên ngôi hiệu là Triệu Việt Vương, có vời Tống Trân ra làm "Phụ chính đại thần". Được hơn mười năm, Tống Trân ngoài 60 tuổi, mới dâng biểu cao quan về quê dạy học. Cúc Hoa không có con, lại mắc chứng bệnh đau bụng, ba hôm sau thì mất (ngày 3 tháng 3). Năm năm sau, Tống Trân bị chứng bệnh "mã đao" (hạch ở cổ) và mất ngày mồng 5 tháng 5 năm Tân Hợi.
Ngài được phong sắc "Thượng đẳng tối linh phụ quốc Tống Trân đại vương" và về sau được truy phong làm "Thượng đẳng phúc thần".
Theo quy định hàng năm, lễ hội làng được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4 âm lịch, trong đó ngày 13 và 14/4 là ngày hội chính. Ngày 13/4 tiến hành rước kiệu từ các đền, chùa trong làng. Trong ngày chính hội (tức ngày 14/4) dân làng rước kiệu quan Trạng đi vòng quanh làng với đoàn tuỳ tùng, cờ xí, võng lọng trông rất uy nghi. Và đến ngày 16/4 lại rước kiệu về các đình, đền, chùa để an vị. Ngày 17/4 làm lễ bế hội. Lễ hội đền Tống Trân là một trong những lễ hội lớn nhất của huyện Phù Cừ.
.....................
Tục truyền rằng, vào thời nhà tiền Lý (bia Văn Miếu ở Hưng Yên ghi là thời Trần) ở xã An Đô, tổng Võng Phan, huyện Phù Dung (nay là thôn An Cầu, xã Tống Trân, huyện Phù Cừ) có một người họ Tống, tên gọi Thiệu Công thuộc dòng dõi thi thư, lấy vợ người xã Phù Oanh cùng huyện Phù Dung, tên là Đào Thị Cuông. Vợ chồng sống rất nhân từ, hay làm điều thiện... nên nhà Trời đã sai thiên sứ xuống đầu thai. Mang thai 11 tháng, bà Đào Thị Cuông mới sinh một cậu bé khôi ngô, tuấn tú vào ngày rằm tháng Tư năm Bính Ngọ.
Lên 3 tuổi, Tống Trân đã rất giỏi âm luật, cha mẹ rất yêu thương nên đặt tên là Trân. Lên 5 tuổi, Tống Trân đã có khí chất thông minh, thiên tư sáng suốt, học một biết mười, trên từ thiên văn, dưới đến địa lý đều am hiểu tinh tường.
Khi Tống Trân cùng mẹ lang thang hành khất, đến Sơn Tây vào một gia đình trưởng giả giàu có ăn xin, được Cúc Hoa (con gái ông trưởng giả) đem lòng yêu mến vì tài đối đáp thông minh của Tống Trân. Ba người đưa nhau trở về quê hương làm ăn.
Đến năm Tống Trân 7 tuổi vua Lý Nam Đế mở khoa thi để tuyển chọn nhân tài và đến ngày 29 tháng 9, Tống Trân vào kinh ứng thí, cả ba kỳ đều đỗ thủ khoa. Đến ngày mồng 1 tháng 2 năm Quý Sửu, ông đỗ Trạng Nguyên. Vua khen rằng: Kẻ sĩ cả nước chỉ có một Tống Trân là tướng tài mà không có người thứ hai.
Ngày mồng 10 tháng 4, vua ban cho cờ biển, một nghìn vuông gấm và mười đĩnh vàng cho về vinh quy bái tổ.
Trở về làng bái yết tổ tông, thăm hai bên nội ngoại, khao vọng làng xã trong một tháng, rồi cưới nàng Cúc Hoa làm vợ. Tống Trân làm nhà ở làng Phù Oanh, cho vợ trông coi rồi trở lại kinh thành. Được ba tháng, vua cử ngài đi sứ sang Bắc quốc. Vua Trung Quốc dùng đủ mọi cách để thử tài Tống Trân, nhưng quan Trạng đều ứng đối trôi chảy, xử thế mưu trí. Vua Trung Quốc khen là nhân tài thứ nhất trong 18 nước chư hầu và phong làm "Lưỡng quốc trạng nguyên". Vua Tầu muốn gả con gái cho nhưng Ngài từ chối, vì thế bị giam vào chùa Linh Long trong một trăm ngày, không cho thức ăn, nước uống. Tại đây, ông đã nảy ra sáng kiến bẻ ăn tượng phật (được làm bằng chè lam để thử tài trạng nước Nam) và uống nước lã, nên một lần nữa, vua Tàu phục tài bèn phong làm "Phụ quốc thượng tể Đẩu Nam Tống đại vương".
Mười năm đi sứ, khi Tống Trân trở về thì Cúc Hoa đang bị ép lấy chồng khác. Tống Trân giả dạng người hành khất để dò la tình ý, biết Cúc Hoa vẫn thủy chung với mình, khen Cúc Hoa đủ tam tòng, tứ đức, thực là nữ trung Nghiêu, Thuấn. Tống Trân đón vợ về, cùng nhau đoàn tụ. Vua biết chuyện, đã phong cho Cúc Hoa làm "Quận phu nhân".
Khi Lý Nam Đế băng hà, Triệu Quang Phục lên ngôi hiệu là Triệu Việt Vương, có vời Tống Trân ra làm "Phụ chính đại thần". Được hơn mười năm, Tống Trân ngoài 60 tuổi, mới dâng biểu cao quan về quê dạy học. Cúc Hoa không có con, lại mắc chứng bệnh đau bụng, ba hôm sau thì mất (ngày 3 tháng 3). Năm năm sau, Tống Trân bị chứng bệnh "mã đao" (hạch ở cổ) và mất ngày mồng 5 tháng 5 năm Tân Hợi.
Ngài được phong sắc "Thượng đẳng tối linh phụ quốc Tống Trân đại vương" và về sau được truy phong làm "Thượng đẳng phúc thần".
Theo quy định hàng năm, lễ hội làng được tổ chức từ ngày 10 đến ngày 17 tháng 4 âm lịch, trong đó ngày 13 và 14/4 là ngày hội chính. Ngày 13/4 tiến hành rước kiệu từ các đền, chùa trong làng. Trong ngày chính hội (tức ngày 14/4) dân làng rước kiệu quan Trạng đi vòng quanh làng với đoàn tuỳ tùng, cờ xí, võng lọng trông rất uy nghi. Và đến ngày 16/4 lại rước kiệu về các đình, đền, chùa để an vị. Ngày 17/4 làm lễ bế hội. Lễ hội đền Tống Trân là một trong những lễ hội lớn nhất của huyện Phù Cừ.
.....................
(Trích từ VÀO CHÙA LỄ PHẬT NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT của Đặng Xuân Xuyến;
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)
tôi thấy nó khá là hay
ReplyDelete