Bánh tráng cuốn- ăn một lần nhớ mãi Nẫu ơi!- Trần Việt
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
BÁNH TRÁNG CUỐN- ĂN MỘT LẦN NHỚ MÃI NẪU ƠI!
Nhớ lại ngày sống ở quê tôi còn rất bé chỉ tầm lên năm lên bảy. Vào những tháng 9-10 mưa lụt người lớn bảo trận lụt đến 23 tháng mười. Trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha. Bà cho cái lụt Hăm ba tháng Mười” Mùa lũ tại quê nhà Bình Định là những ngày liên tục nước ngập trắng đồng, các loại cây hoa màu rau củ đều bị thiệt hại sau lụt, nước ngập chỗ chái bếp không còn chỗ nhóm bếp, ướt cả củi lửa.
Thế là mẹ tôi lấy bánh tráng nhúng nước, chấm với nước mắm là có ngay một bữa ăn ngon lành nhanh chóng chống đói cho cả nhà. Sau đó bà tôi chủ động thêm vào bữa ăn món bánh hỏi bánh ướt cuộn bánh tráng cả nhà được bữa ăn ngon lành.
KÝ ỨC QUÀ QUÊ
Bánh tráng Bình Định rất quen thuộc người dân xứ nẫu, là một món dễ ăn có thể thay thế cho bữa ăn chính, chống đói hiệu quả khi cần thiết, được xem như một món lương khô dự trữ vào mùa mưa lũ khi nhà không còn gì ăn. Cho đến hôm nay những đứa con xa quê vào tận Sài gòn lập nghiệp vẫn nhớ đến hương vị bánh tráng quê nhà. Những ràng bánh được gia đình chuẩn bị ràng buột cẩn thận làm quà, nó theo chân các cô cậu sinh viên ở quê ngay những ngày đầu nhập học….
Với tôi, có mấy bận theo chân đoàn xe vận tải Công ty Vật tư Gia Lai- Kon tum ra Đà nẵng để nhận vật tư theo kế hoach. Thời bao cấp đi lại khó khăn đường xấu, phương tiện độ chế phụ từng thì “năm cha bay mẹ” để ráp thành cái xe, những chuyến đi như thế thường phải mất từ 3 đến 5 ngày. Lái xe nhận được lệnh, họ tự lo tìm thêm mối hàng đi Đà nẵng, hàng về Công ty đã có kế hoạch. Hàng đi ngày ấy đa phần nông thổ sản địa phương Mít, su su, măng… đẳt hàng nhất là chở củi bó (có chỗ làm củi thước) có bao nhiêu con buôn tranh nhau lấy hết. Chuyến hàng xuất phát theo dự kiến là sau khi chất hàng xong xe đổ đèo xuyên đêm có mặt tại ngã tư Phù Cát khoảng 6-7 sáng ngày hôm sau là đúng theo kế hoạch.
Ngã tư Phù Cát ngày ấy dân cư còn thưa thớt, hàng quán chỉ dăm ba nhà tự mở khi có khách dừng chân mua gói thuốc hoặc ghé ăn điểm tâm để đi tiếp. Các lái phụ xe Vật tư Gia Lai - Kon tum đều biết nơi dây họ thường ghé lại để thưởng thức món bánh tráng cuốn cùng với hột vịt đổ chả dầu chiên mỡ hành hoặc trứng luộc. Phải nói cánh bác tài cập nhật nhiều địa điểm ăn, chơi và thư giãn ngon bổ rẻ phong phú không chỉ riêng địa điểm này
Nguyên liệu của cuốn bánh với đầy đủ món ăn nào là trứng vịt đổ chả hoặc trứng gà luộc không thể thiếu món rau sống đủ vị. Trứng của những con con gà, con vịt nuôi thả vườn tự nhiên nên quả trứng luộc bên trong lòng đỏ của trứng rất vàng màu cam hồng đào thật đẹp và ăn có vị rất béo khác hẳn với quả trứng thành phố. Bữa ăn có thể gọi bánh tráng nướng ăn kèm hoặc cuộn vào bên trong bánh cuốn. Chắc chắn ở thời bao cấp khi nhắc đến món bánh cuốn ngả tư Phù Cát lại chấm vào chén nước mắm có pha thêm chanh-tỏi-ớt cuốn bánh lại tăng thêm phần thú vị, Ngày nay trên những chuyến xe ngang dọc đi về hằng này nơi xứ nẫu, lái phụ xe thường tranh thủ mỗi chuyến đi, họ ưu tiên chọn bữa cơm tay cầm là món bánh cuốn. Bánh cuốn hôm nay được các hàng quán trao tay, đặt hàng qua phương tiện 4.0. Có thể không chỉ là trứng vịt đổ chả, thêm vào có món trứng gà luộc chắc chắn có mấy cuốn chả ram don rụm và thêm món chả heo hay còn gọi là chả lụa và món chả bò, thêm vị chua chua của nem màu đỏ hồng tất cả chả được cắt lát thành từng cộng thêm vào hoặc theo kiểu thái lát kềm vài quả ớt để cầm ăn kèm. Bánh cuốn nhân bánh có thể bánh xèo kèm nhiều loại rau gia vị khác nhau nào là rau răm,rau húng quế,rau thơm, tía tô …. Bánh cuốn được chấm kèm nước chấm đậu phộng rang xay nguyễn sẽ ngon đặc biệt. Một món ăn bình dân vừa lòng thực khách được nhiều người dân xứ nẫu níu giữ và phắt triển. Mỗi chuyến lên Tây nguyên thăm bà con lại khệ nệ không quên mang những ràng bánh tổ chảng làm quà.
2 SỐNG 1 CHÍN.
Dân gian thường bảo 2 sống 1 chín là món ăn phổ biến hiện có của vùng đất lịch sử Tây Sơn- Bình Định . Gọi là 2 sống 1 chín vì ăn đúng kiểu bánh cuốn này phải gồm 2 cái bánh tráng sống nhúng cuốn kèm với 1 cái bánh tráng nướng chín giòn rụm, cuốn theo thịt nướng, trứng vịt, chả ram, chả lụa, đậu hũ chiên, xoài sống hoặc khế rau sống đủ mùi vị các loại … Có lẽ chúng ây nguyên liệu cuộn lại thành một cuốn to bằng bắp tay người lớn.
Khi ăn, có thể xắt thành khoanh nhỏ vừa miệng nếu ăn phải cắn từ từ, bên tả sang bên hữu rồi vòng lại chứ không thể cắn hết được một lúc cuốn bánh to bự.
Nước chấm là sự quyết định trở lại của người ăn cho lần tiếp theo. Cuốn bánh rất trở nên lạc lõng khi phần nước chấm không đúng điệu. Cuốn bánh theo kiểu dân xứ Nẫu chỉ ăn một cuốn là ná thở vì quá to! Nếu chưa no thì cứ gọi tiếp 2 sống 1 chín cho đã cơn thèm….
Nhớ lại ngày sống ở quê tôi còn rất bé chỉ tầm lên năm lên bảy. Vào những tháng 9-10 mưa lụt người lớn bảo trận lụt đến 23 tháng mười. Trong dân gian có câu “Ông tha mà bà chẳng tha. Bà cho cái lụt Hăm ba tháng Mười” Mùa lũ tại quê nhà Bình Định là những ngày liên tục nước ngập trắng đồng, các loại cây hoa màu rau củ đều bị thiệt hại sau lụt, nước ngập chỗ chái bếp không còn chỗ nhóm bếp, ướt cả củi lửa.
Thế là mẹ tôi lấy bánh tráng nhúng nước, chấm với nước mắm là có ngay một bữa ăn ngon lành nhanh chóng chống đói cho cả nhà. Sau đó bà tôi chủ động thêm vào bữa ăn món bánh hỏi bánh ướt cuộn bánh tráng cả nhà được bữa ăn ngon lành.
KÝ ỨC QUÀ QUÊ
Bánh tráng Bình Định rất quen thuộc người dân xứ nẫu, là một món dễ ăn có thể thay thế cho bữa ăn chính, chống đói hiệu quả khi cần thiết, được xem như một món lương khô dự trữ vào mùa mưa lũ khi nhà không còn gì ăn. Cho đến hôm nay những đứa con xa quê vào tận Sài gòn lập nghiệp vẫn nhớ đến hương vị bánh tráng quê nhà. Những ràng bánh được gia đình chuẩn bị ràng buột cẩn thận làm quà, nó theo chân các cô cậu sinh viên ở quê ngay những ngày đầu nhập học….
Với tôi, có mấy bận theo chân đoàn xe vận tải Công ty Vật tư Gia Lai- Kon tum ra Đà nẵng để nhận vật tư theo kế hoach. Thời bao cấp đi lại khó khăn đường xấu, phương tiện độ chế phụ từng thì “năm cha bay mẹ” để ráp thành cái xe, những chuyến đi như thế thường phải mất từ 3 đến 5 ngày. Lái xe nhận được lệnh, họ tự lo tìm thêm mối hàng đi Đà nẵng, hàng về Công ty đã có kế hoạch. Hàng đi ngày ấy đa phần nông thổ sản địa phương Mít, su su, măng… đẳt hàng nhất là chở củi bó (có chỗ làm củi thước) có bao nhiêu con buôn tranh nhau lấy hết. Chuyến hàng xuất phát theo dự kiến là sau khi chất hàng xong xe đổ đèo xuyên đêm có mặt tại ngã tư Phù Cát khoảng 6-7 sáng ngày hôm sau là đúng theo kế hoạch.
Ngã tư Phù Cát ngày ấy dân cư còn thưa thớt, hàng quán chỉ dăm ba nhà tự mở khi có khách dừng chân mua gói thuốc hoặc ghé ăn điểm tâm để đi tiếp. Các lái phụ xe Vật tư Gia Lai - Kon tum đều biết nơi dây họ thường ghé lại để thưởng thức món bánh tráng cuốn cùng với hột vịt đổ chả dầu chiên mỡ hành hoặc trứng luộc. Phải nói cánh bác tài cập nhật nhiều địa điểm ăn, chơi và thư giãn ngon bổ rẻ phong phú không chỉ riêng địa điểm này
Nguyên liệu của cuốn bánh với đầy đủ món ăn nào là trứng vịt đổ chả hoặc trứng gà luộc không thể thiếu món rau sống đủ vị. Trứng của những con con gà, con vịt nuôi thả vườn tự nhiên nên quả trứng luộc bên trong lòng đỏ của trứng rất vàng màu cam hồng đào thật đẹp và ăn có vị rất béo khác hẳn với quả trứng thành phố. Bữa ăn có thể gọi bánh tráng nướng ăn kèm hoặc cuộn vào bên trong bánh cuốn. Chắc chắn ở thời bao cấp khi nhắc đến món bánh cuốn ngả tư Phù Cát lại chấm vào chén nước mắm có pha thêm chanh-tỏi-ớt cuốn bánh lại tăng thêm phần thú vị, Ngày nay trên những chuyến xe ngang dọc đi về hằng này nơi xứ nẫu, lái phụ xe thường tranh thủ mỗi chuyến đi, họ ưu tiên chọn bữa cơm tay cầm là món bánh cuốn. Bánh cuốn hôm nay được các hàng quán trao tay, đặt hàng qua phương tiện 4.0. Có thể không chỉ là trứng vịt đổ chả, thêm vào có món trứng gà luộc chắc chắn có mấy cuốn chả ram don rụm và thêm món chả heo hay còn gọi là chả lụa và món chả bò, thêm vị chua chua của nem màu đỏ hồng tất cả chả được cắt lát thành từng cộng thêm vào hoặc theo kiểu thái lát kềm vài quả ớt để cầm ăn kèm. Bánh cuốn nhân bánh có thể bánh xèo kèm nhiều loại rau gia vị khác nhau nào là rau răm,rau húng quế,rau thơm, tía tô …. Bánh cuốn được chấm kèm nước chấm đậu phộng rang xay nguyễn sẽ ngon đặc biệt. Một món ăn bình dân vừa lòng thực khách được nhiều người dân xứ nẫu níu giữ và phắt triển. Mỗi chuyến lên Tây nguyên thăm bà con lại khệ nệ không quên mang những ràng bánh tổ chảng làm quà.
2 SỐNG 1 CHÍN.
Dân gian thường bảo 2 sống 1 chín là món ăn phổ biến hiện có của vùng đất lịch sử Tây Sơn- Bình Định . Gọi là 2 sống 1 chín vì ăn đúng kiểu bánh cuốn này phải gồm 2 cái bánh tráng sống nhúng cuốn kèm với 1 cái bánh tráng nướng chín giòn rụm, cuốn theo thịt nướng, trứng vịt, chả ram, chả lụa, đậu hũ chiên, xoài sống hoặc khế rau sống đủ mùi vị các loại … Có lẽ chúng ây nguyên liệu cuộn lại thành một cuốn to bằng bắp tay người lớn.
Khi ăn, có thể xắt thành khoanh nhỏ vừa miệng nếu ăn phải cắn từ từ, bên tả sang bên hữu rồi vòng lại chứ không thể cắn hết được một lúc cuốn bánh to bự.
Nước chấm là sự quyết định trở lại của người ăn cho lần tiếp theo. Cuốn bánh rất trở nên lạc lõng khi phần nước chấm không đúng điệu. Cuốn bánh theo kiểu dân xứ Nẫu chỉ ăn một cuốn là ná thở vì quá to! Nếu chưa no thì cứ gọi tiếp 2 sống 1 chín cho đã cơn thèm….
Trần Việt
0 Comment: