Bức tượng Lòng nhân- Đào Duy An
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
BỨC TƯỢNG LÒNG NHÂN
1.
Chạng vạng 24/3 ba nó chạy về, hối: “Đi! Đi! Ra Đà Nẵng!”. Ba chở ba anh em nó bằng Honda 67 còn bà nội, má và anh chị nó thì gồng gánh chạy. Cả nhà hẹn gặp tại Đà Nẵng.
Dòng người Quốc lộ 1A nhung nhúc. Súng nổ đì đoàng. Lửa choé khắp. Ngồi sau ôm hai em, nó thấy vui.
2.
2.1
Độ 9 giờ sáng 25/3, đường tắc, ba con dừng lại ngay cầu.
Ba nó lập tức có người “rước” còn xe ba nó thì có người “xài”. Ba anh em nó gào khóc giữa chiến tranh: “Ba ơi, ba ơi!”.
2.2
Bác rảo bộ, thấy ba đứa nhỏ, hai trai một gái, lấm lem và thảm thiết, đang nước mắt giàn giụa. Bác bước xăm xăm hướng và buột miệng: “Con thằng Cấp”. Bác dẫn ba đứa nhỏ gởi nhà dân gần đó rồi đi.
3. Lịch sử và cuộc đời không có chữ “nếu”, nó lầm bầm, nhưng không có cái khắc dắt tay dẫn gởi nhà dân của bác thì chả biết đời nhà nó trôi đâu. Nó thắc mắc làm sao chị 3, anh 4 tìm thấy ba anh em nó. Chị nó bảo là bữa đó thấy bà mặc đồ đen, đeo súng, cỡi xe ba nên chặn hỏi. Chiều anh chị tìm ba anh em nó, gặp. Nó thấy câu “Tìm sẽ gặp” trong Tân ước chứng nghiệm với nhà nó.
4. Nó không biết tạc tượng. Cứ dịp tháng 3 là nó nao nao, nhớ chỗ ba anh em gào khóc, nghĩ về bác mặc đồ công nhân bạc màu, đội mũ nhựa vàng mà ba nó không biết và cũng chả ai biết.
Sau mấy mươi năm, đúng sáng 25/3, nó về lại cầu Cháy, Bình Liên, Bình Sơn, Quảng Ngãi, thắp nén hương lòng, vái thiên hạ, ngắm thế cảnh, vẳng nghe tiếng gào khóc và nhớ cảnh xác người la liệt ngày nào. Chợt trước mắt nó hiện ra mồn một tượng bác đã dẫn gởi ba anh em nó buổi chiến tranh, nó bất giác gọi: “Bức tượng Lòng nhân’”.
Xóm Gà, 25/3/2022; Đào Duy An.
1.
Chạng vạng 24/3 ba nó chạy về, hối: “Đi! Đi! Ra Đà Nẵng!”. Ba chở ba anh em nó bằng Honda 67 còn bà nội, má và anh chị nó thì gồng gánh chạy. Cả nhà hẹn gặp tại Đà Nẵng.
Dòng người Quốc lộ 1A nhung nhúc. Súng nổ đì đoàng. Lửa choé khắp. Ngồi sau ôm hai em, nó thấy vui.
2.1
Độ 9 giờ sáng 25/3, đường tắc, ba con dừng lại ngay cầu.
Ba nó lập tức có người “rước” còn xe ba nó thì có người “xài”. Ba anh em nó gào khóc giữa chiến tranh: “Ba ơi, ba ơi!”.
2.2
Bác rảo bộ, thấy ba đứa nhỏ, hai trai một gái, lấm lem và thảm thiết, đang nước mắt giàn giụa. Bác bước xăm xăm hướng và buột miệng: “Con thằng Cấp”. Bác dẫn ba đứa nhỏ gởi nhà dân gần đó rồi đi.
3. Lịch sử và cuộc đời không có chữ “nếu”, nó lầm bầm, nhưng không có cái khắc dắt tay dẫn gởi nhà dân của bác thì chả biết đời nhà nó trôi đâu. Nó thắc mắc làm sao chị 3, anh 4 tìm thấy ba anh em nó. Chị nó bảo là bữa đó thấy bà mặc đồ đen, đeo súng, cỡi xe ba nên chặn hỏi. Chiều anh chị tìm ba anh em nó, gặp. Nó thấy câu “Tìm sẽ gặp” trong Tân ước chứng nghiệm với nhà nó.
4. Nó không biết tạc tượng. Cứ dịp tháng 3 là nó nao nao, nhớ chỗ ba anh em gào khóc, nghĩ về bác mặc đồ công nhân bạc màu, đội mũ nhựa vàng mà ba nó không biết và cũng chả ai biết.
Sau mấy mươi năm, đúng sáng 25/3, nó về lại cầu Cháy, Bình Liên, Bình Sơn, Quảng Ngãi, thắp nén hương lòng, vái thiên hạ, ngắm thế cảnh, vẳng nghe tiếng gào khóc và nhớ cảnh xác người la liệt ngày nào. Chợt trước mắt nó hiện ra mồn một tượng bác đã dẫn gởi ba anh em nó buổi chiến tranh, nó bất giác gọi: “Bức tượng Lòng nhân’”.
Đào Duy An
0 Comment: