Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Tôi đi dạy (hồi ký Sơn Ca)- Phần 3

TÔI ĐI DẠY
(Hồi ký của Sơn Ca)
Xem lại phần 2:          

P3-QUAY LẠI CUỐI THẬP NIÊN 90 VÀ NHỮNG NĂM BẮT ĐẦU CỦA THÉ KỶ MỚI

Tôi đi dạy (hồi ký)- Sơn Ca

Quay lại cuối thập niên 90 và những năm bắt đầu của thế kỷ mới.

Các em là con cái của thế hệ 6X, cùng thời gian sống và lớn lên với tôi. Họ rất vất vả mưu sinh trong một xã hội hậu chiến, một xã hội được tạo bởi những mảnh ghép không đồng nhất của hai miền Nam Bắc.

Bao nhiêu năm đất nước sống trong bao cấp mà bây giờ nhìn lại ai cũng kinh hoàng và xót xa cho những cơ cực ngày ấy.

Tôi lấy một bài viết tôi đọc được trên mạng, viết rõ đầy đủ của thời bao cấp.

THỜI BAO CẤP
         Tác giả Nguyễn Hoài Nam

Từ khi mới đẻ cho đến lúc cưới vợ, đẻ con mới đi qua hết thời bao cấp. Một thời cơ cực, đói nghèo, thiếu thốn đủ đường nghĩ lại vẫn còn rùng mình vì sợ.

Ngày ấy có ba thứ quí giá nhất là sổ hộ khẩu, sổ gạo và tem phiếu. Mất một trong ba thứ này coi như cuộc sống trở nên bần hàn và đói rạc dài.

Tiêu chuẩn đại loại thế này: Dân tự do tháng được mua 1,5 lạng thịt, cán bộ 3 đến 5 lạng. Vải 5 đến 7m / năm, rau 3 đến 5 kg/tháng... Từ cái kim sợi chỉ đều phân phối hết, nhà nước lo tuốt. Cho nên thiếu và đói triền miên. Gạo hẩm, mốc là chuyện thường còn bị trộn thêm sạn để tăng cân. Rau thì vừa già vừa úa người răng kém mà xơi có khi lôi cả răng ra khỏi mồm. Thịt chủ yếu bèo nhèo bạc nhạc chỉ mong mua được thịt mỡ để rán lấy mỡ xào nấu chứ làm gì có thịt để xơi. Cá là cá biển gọi là cá đồng tiền bé tẹo tanh ngòm mèo ăn còn mửa.

 Vì gạo thiếu nên toàn độn khoai, sắn khô và mì sợi viện trợ, tồn kho. Và ghê nhất là món bo bo ( hột lúa mì ) cứng như đá hầm cả ngày xơi vẫn mẻ răng. Mặc thì vải ít, chất lượng kém nên có được cái áo bông mùa rét là hạnh phúc lắm rồi.

Quần áo vá chằng vá đụp là thường, có khi lại còn hãnh diện vì miếng vá đẹp.

 Chợ búa hầu như không tồn tại, phe phẩy, tư thương là để chỉ tầng lớp xấu xa đồi bại phá hoại xã hội. Và ăn cắp vặt móc túi trở thành nghệ thuật đương đại.

Xếp hàng, chen lấn xô đẩy trở thành thói quen di căn đến tận bây giờ. Mình còn nhớ xà phòng được phân phối chủ yếu là cục xà phòng Liên Xô đen xì hôi rình vớ được bánh xà phòng thơm hoa nhài mà tắm rửa, gội đầu thì cứ tưởng mình là minh tinh màn bạc. Có nhiều khi còn phải kiếm bồ hòn để giặt thì không còn gì để nói.

 Có cái xe đạp mua phụ tùng cũng tem phiếu. Bánh xe vá chằng vá đụp sau phải lấy dây cao su để quấn lốp. Khi đi nó nhẩy tưng tưng như đi vào ổ gà. Mùa hè có được cái may ô để mặc là sang trọng lắm. Cho nên mới có lẩy kiều thế này:

Bắt ở trần phải ở trần
Cho may ô mới được phần may ô


Trong nhà trời nóng có cái quạt con cóc bé bằng nắm tay là coi như cơ khí hoá toàn diện, chủ yếu dùng quạt nan. Có được cái quạt tai voi của Liên Xô coi như nhà giàu.

Mà hình như ngày ấy không nóng như bây giờ thì phải. Bây giờ động tí là kêu ầm trời, mất điện là phát rồ cả lượt...

Và trong cái khó ló cái khôn. Dân ta vốn dĩ ma lanh, chả chịu bó tay chịu đói. Thế là tìm cách xoay sở. Mấy mẹ Mậu dịch viên ngày ấy quá bà hoàng, cả xã hội nghiêng mình kính cẩn. Ngày ấy, ai có họ hàng dây mơ rễ má với mấy mẹ thì coi như đổi đời giống như họ nhà quan chức bây giờ. Tem phiếu yên tâm không phải xếp hàng, miếng nào ngon nhất thì dùng. Cho nên Mậu dịch viên là ân nhân của cả nhà ta. Nếu không có họ hàng thì phải tìm cách thân quen móc ngoặc ( manh nha của cái quan hệ hiện nay )

Rồi thì không thể chịu mãi cảnh bữa đói bữa no, ngăn sông cấm chợ, chợ đen hình thành sôi động. Phong trào sản xuất tự cung tự cấp như thời nguyên thủy phát triển.

Nhà tôi có một cái bếp vẻn vẹn 6m2 vừa là bếp vừa là chuồng. Nửa bếp xây tường ngăn trên gác cái chuồng gà dưới nuôi lợn. May bếp tách khỏi nhà nên chỉ hôi khi nấu ăn. Thế mà bây giờ nghĩ lại sao mình làm nông dân siêu hạng thế. Một năm hai lứa gà, lợn. Gà công nghiệp con nào cũng cỡ 3kg có con gà sống còn nặng tới 4kg . Lợn nuôi nặng 60kg là bán.

Vợ chồng trẻ với một đứa con tết đến có thêm món tiền và gà nhốt chuông để lại thành tết ấm no hạnh phúc. Nhưng mà cái mùi phân lợn gà nó ám đến giờ vẫn còn phảng phất...

Kể sơ sơ thế thôi, cho lũ trẻ bây giờ nó biết chút chút về cái thời con người chỉ cao hơn con vật một chút. Người ốm còn chả lo bằng lợn ốm. Hỡi ơi, một thời để nhớ và nhớ dai đẳng đến tận bây giờ!!!!!”

ĐÂY LÀ NHỮNG HÌNH ẢNH THỜI BAO CẤP

image

image

image

image

image


image

image

image

Bạn nghĩ xem, anh hùng và nhân sĩ sẽ xuất hiện nhiều trong giai đoạn này không, khi cái đói cái khổ dày vò con người. Mọi người đang cố làm tất cả để được tồn tại.

Tôi may mắn không bị chìm trong buồn tủi tiêu cực, mặc dù tôi cũng đã trải qua thời gian trầm cảm và kiệt quệ. Mắt tôi nhìn không rõ mặt người, tai tôi không còn tinh tường như khả năng của mình. Cuộc sống muốn đánh gục tôi. Nhưng bây giờ thì tôi nghĩ, họ muốn chôn vùi tôi, nhưng không ngờ tôi là hạt giống tốt được vùi sâu trong đất, để tôi bám rể sâu xuống lòng đất mà lớn lên mạnh mẽ.

Những bất cập trong giáo dục làm tôi lo lắng, lo cho cuộc đời mai sau khi các em lớn lên, khi tôi già. Xã hội là nơi ta sống, ta có khỏe mạnh, có hạnh phúc không là nhờ các em sau này. Các em là tương lai của tổ quốc.

Tôi chỉ là người bình thường không phải người lo cho toàn cục hay là người nắm công vụ của đất nước mà đã giật mình khi thấy những lổ hổng của giáo dục. Nhưng khi nhìn quanh mọi người tôi thấy ai cũng thờ ơ trước mọi vấn nạn, mặc dù là vấn đề hạnh phúc hay sinh tử của tất cả mọi người.

Giáo dục đâu của riêng ai mà là vấn đề của toàn thế giới, của toàn nhân loại.

Ngày ấy tôi chưa có thời gian để tìm hiểu được giáo dục toàn cầu, mà chỉ làm theo trí tuệ và lương tâm con người, ngày ấy tôi đọc sách dịch của Liên Xô, có nhà giáo dục Makarenco. Thầy giáo đồng nghiệp tôi cũng đọc sách ấy, ông cũng  rất tâm huyết với nghề và đồng cảm với tôi. Ông hay khen tôi là, cô giống nhà giáo dục Makarenco quá. Tôi không mong mình là người nổi tiếng đó.

 Bây giờ có thời gian đọc sách và nghiên cứu về giáo dục, tôi càng giật mình hơn về những vấn đề trong giáo dục Việt nam.

Tôi copy bài này trên mạng vì tâm đắc với những kiến thức này, dù dài nhưng là những kiến thức quý báu cho giáo dục, nếu ai có cơ hội đọc những gì tôi viết sẽ có thêm những kiến thức về giáo dục.

GIÁO DỤC XÉT NHƯ LÀ MỘT TẤT YẾU CỦA SỰ SỐNG
 với John Dewey, “giáo dục chính là bản thân cuộc sống” (Education is life itself).

Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn, và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài.

Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh.

Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống, nó phải là quá trình của người học chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm.

Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc.

Bởi vì không một thành viên nào của một nhóm xã hội thoát khỏi quy luật tự nhiên là sinh ra và chết đi, cho nên giáo dục lại càng là điều tất yếu. Một mặt, trong bất kỳ cộng đồng nào cũng vậy, có sự tương phản giữa tính non nớt của các thành viên mới ra đời – những đại diện tương lai và duy nhất của cộng đồng – và tính trường thành của người lớn là những người đang nắm giữ sự hiểu biết và phong tục tập quán của cộng đồng ấy.

 Mặt khác, những đứa trẻ đó tất yếu phải được dạy để làm quen với những mối hứng thú, mục đích, thông tin, kỹ năng và tập quán của các thành viên trưởng thành, chứ không chỉ đơn thuần được duy trì về mặt thể xác theo số lượng, bởi nếu không làm thể: cộng đồng đó sẽ chấm dứt sự sống đặc trưng của nó.

Ngay tại một bộ lạc dã man, trẻ em cũng không bao giờ làm được những công việc của người lớn nếu chúng bị bỏ mặc. Nền văn minh càng phát triển, khoảng cách giữa năng lực ban đầu của trẻ em và chuẩn mực cùng tập quán của người lớn sẽ ngày càng rộng ra. Sẽ không đủ để tái tạo đời sống của cộng đồng nếu trẻ em của cộng đồng ấy chỉ đơn thuần lớn lên về mặt thể xác, nếu trẻ em của cộng đồng ấy chỉ đơn thuần học những kỹ năng tối thiểu để tồn tại. Cần có thêm cả nỗ lực đầy chủ tâm và sự động não vất vả nữa.

 [Do đó], bắt buộc phải làm cho trẻ em nhận thức và thực sự có hứng thú tới những mục đích và quy tắc ứng xử của cộng đồng, bởi khi sinh ra, chúng không những không có khái niệm gì, hơn nữa chúng còn hoàn toàn dửng dưng với những điều đó. Giáo dục, và chỉ có giáo dục, mới lấp được khoảng trống ấy.

Sự sống sinh vật tồn tại nhờ vào di truyền hệt như đời sống xã hội nhờ vào một tiến trình truyền dạy. Tiến trình truyền dạy này diễn ra thông qua việc người lớn tuổi hơn truyền đạt cho người trẻ tuổi những tập quán làm việc, suy nghĩ và bày tỏ tình cảm. Nếu không có việc truyền đạt những lý tưởng, hi vọng, kỳ vọng, tiêu chuẩn, quan điểm từ những người đã từng trải qua cuộc sống cộng đồng cho những người đang bước vào cuộc sống ấy, thì đời sống xã hội sẽ không thể tiếp tục duy trì.

 Trong một xã hội, các thành viên đang sống có thể dạy các thành viên ra đời sau họ, song việc làm đó xuất phát từ lợi ích cá nhân, hơn là xuất phát từ nhu cầu xã hội. Giờ đây việc dạy đó phải là một công việc bắt buộc.

Giả sử, một bệnh dịch đột nhiên cướp đi sinh mạng các thành viên của một cộng đồng, hiển nhiên toàn bộ nhóm người đó sẽ vĩnh viễn không còn. Song, giả sử các thành viên trong cộng đồng đó lần lượt chết đi, thì về hiện tại sẽ như thế nào

Giáo dục và truyền đạt. Rõ ràng việc dạy và học là điều tất yếu, nếu không, một xã hội sẽ không thể tồn tại, vì thế tưởng như chúng ta không cần dừng lại quá lâu ở điều hiển nhiên ấy. Tuy nhiên, chúng ta lại có lý do để nhấn mạnh điều đó, bởi đó là cách để chúng ta thoát khỏi một quan niệm mang tính hình thức và kinh viện thái quá về giáo dục.

 Quả thực, nhà trường là một phương pháp truyền đạt quan trọng để hình thành nhân cách của trẻ em; nhưng nhà trường cũng chỉ là một phương tiện, và, so với các môi trường học tập khác, nó là một phương tiện tương đối hời hợt. Chỉ khi nào chúng ta hiểu được rằng, ngoài nhà trường ra, còn có những phương thức học tập khác – chúng có tính cơ bản và diễn ra liên tục hơn khi đó chúng ta mới có thể đánh giá đúng vai trò của các phương thức học tập thông qua nhà trường.

Xã hội không chỉ tiếp tục tồn tại nhờ vào tiến trình truyền dạy, nhờ vào sự truyền đạt; mà hoàn toàn có thể nói rằng xã hội quả đang tồn tại trong tiến trình truyền dạy, trong sự truyền đạt. Các từ “common” (chung) “community” (cộng đồng) và “communication” (sự truyền đạt) không chi có liên hệ với nhau đơn thuần ở chữ “common”.

Con người sống trong một cộng đồng bởi họ chia sẻ những điều chung, và truyền đạt là con đường đưa họ chiếm lĩnh những điều chung đó. Những gì họ phải có “chung” để hình thành nên một cộng đồng hay xã hội, đó là: các mục tiêu, niềm tin, khát vọng, tri thức - một cách hiểu chung – một sự đồng cảm, “đồng điệu”, theo cách gọi của các nhà xã hội học.

Truyền đạt, dù dưới bất kỳ hình thức nào, đều giống như làm nghệ thuật. Như vậy, hoàn toàn có thể nói rằng, xã hội, dù dưới bất kỳ hình thái nào, nếu nó muốn tồn tại một cách thực sự sống động như là xã hội hoặc nó được chia sẻ một cách sống động, thì xã hội đó phải có chức năng giáo dục các thành viên của nó. Chỉ khi nào một xã hội trở thành vật được đúc từ khuôn và tồn tại theo một phương thức bất di bất dịch, khi đó nó mới mất năng lực giáo dục.

Vậy thì xét cho cùng, không chỉ đời sống xã hội cần đến việc dạy và học để tồn tại lâu bền, mà bản thân quá trình các thành viên sống chung với nhau trong một xã hội đã là sự học tập rồi. Quá trình ấy sẽ mở rộng và soi sáng kinh nghiệm; nó kích thích và làm giàu óc tưởng tượng; nó tạo ra ý thức trách nhiệm về sự chính xác và sống động của lời nói và suy nghĩ. Một người sống cô độc (cô độc tinh thần cũng như cô độc về thể xác) sẽ có ít hoặc không có cơ hội để đúc rút kinh nghiệm.

 Bởi vì người lớn và trẻ em khác nhau về thành tựu, nên giáo dục mới là điều tất yếu, mặt khác, vì dạy học là điều tất yếu, nên người ta đã được khuyến khích rất nhiều rằng phải đơn giản hóa kiến thức thành dạng để trẻ em dễ hiểu nhất, và do đó dễ sử dụng nhất.”

    ****

Giáo dục là sự sống còn của cộng đồng một đất nước. Đất nước đó có phát triển , con người sống có hạnh phúc không đều do ở giáo dục. Đây là công việc và trách nhiệm của mọi người.

Tôi là cô giáo, giáo dục là sự nghiệp của tôi.

10 năm tôi dạy trong trường theo loại hình trường bán công, tức là trường sẽ thu học phí mỗi tháng 90.000 đồng.

Vậy là tôi phải thu học phí cứ hai tháng một trong 10 năm, những năm cuối khi giá trị đồng tiền không lớn như ban đầu thì tôi thu đỡ vất vả hơn. Tôi có thể thu một học kỳ vào những ngày họp phụ huynh. Để tôi có thời gian quan tâm đến học sinh hơn.

 Năm 2009 trường tôi chính thức trở thành trường công lập theo chủ trương của chính phủ. Tôi thoát được nghề thu tiền học phí hằng tháng. Niềm mơ ước từ lâu của tôi.

****

Tôi đi dạy, ăn lương của nhà nước, chịu sự điều hành của các cấp trên mình, nhưng nói thật, đa phần là tôi làm theo ý mình và luôn chịu phần thiệt về mình.

Bằng chứng là hơn 15 năm chủ nhiệm, chỉ duy nhất một lần tôi giật mình vì đọc tên lớp tôi chủ nhiệm được đánh giá cao. Năm đó học sinh tôi cũng rất ngoan và hiền.

Nói như vậy không có nghĩa là tôi không chăm sóc hay quan tâm đến học sinh mình chủ nhiệm, mà thật ra còn quan tâm hơn.

20 năm trôi qua và bây giờ các em đã trưởng thành, tôi nhìn lại những gì tôi đã cho đi, đem đến với các em đầy yêu thương thì bây giờ như thế nào.

Một chiến công thầm lặng mà tôi không cần nhiều người biết đến.

Nhà giáo cần phài đứng trên tất cả. Nhà giáo chỉ làm công việc của muôn đời, bởi vì cho đến muôn đời, nhà giáo vẫn là nhà giáo, vẫn là bậc thầy, bất chấp mọi thay đổi dâu biển.

Cho dù thế giới hay khoa học có phát triển đến đâu cũng không thay thế được thầy giáo.

Tôi copy được một bài hay trên mạng về tầm quan trọng của giáo dục.

KHÔNG THỂ LÀM GIÚP

Bố hỏi con trai đang bấm bấm game:
- Thế nữa lớn con chọn nghề gì?

Cậu con trai đáp:
- Con thấy nghề gì cũng không cần.
- Nghĩa là sao?
- Nghề gì cũng sẽ có robot làm thay hết rồi. Robot sẽ trồng lúa, robot sẽ xây nhà, robot sẽ bắt tội phạm, robot sẽ điều hành quốc gia... Nói chung con người sẽ không cần làm gì nữa, robot làm hết rồi.
- Nhưng robot sẽ không ăn uống thay cho con. Không có chuyện robot ăn giùm để con no. Không có chuyện robot ngủ giùm để con khỏe. Không có chuyện robot đi vệ sinh giùm cho con sạch... Những nhu cầu căn bản đó mỗi người phải tự làm lấy.
Cũng không có chuyện robot học giùm để con giỏi. Nếu con không học, con chỉ là cục thịt biết đi.
Cũng không có chuyện robot rèn luyện mà cơ thể con săn chắc.
Cũng không có chuyện robot tu dưỡng giùm để con trở thành người có đạo đức.
Công nghệ có tiến đến vũ trụ thì những điều căn bản nhất vẫn là trách nhiệm của mỗi người. Nếu ta giao hết mọi chuyện cho robot thì ta sẽ là người vô ích trên đời, và không cần tồn tại nữa.

 Nếu con muốn con sẽ là người có giá trị trong một thế giới tiến bộ vượt bậc thì bây giờ con phải ném cái máy game đó vào lửa, rồi đứng dậy chạy bộ, rồi lấy bài vở ra học, rồi tu dưỡng đạo đức từng chút.

Bố mẹ không sống mãi để kiếm cơm cho con ăn suốt đời. Con phải đủ tài giỏi và đủ phẩm chất đạo đức để cống hiến cho đời, và đời cho lại con cơm áo gạo tiền để con nuôi thân.  

Đứa bé chỉ đủ hiểu đến đấy, còn chúng ta phải hiểu xa hơn. Công nghệ có tiến đến mấy thì con người cần phải hiểu về luật Nhân quả, về đạo đức yêu thương nhân ái... Con người cũng không thể đứng mãi ở vị trí phàm tục tầm thường thiện ác lẫn lộn mãi. Con người phải vươn lên.

Chúng ta tin rằng đâu đó trong vũ trụ sẽ có những hành tinh mà con người ở đấy phát triển nền văn minh cân đối giữa công nghệ và đạo đức đến tột cùng. Khoa học công nghệ hỗ trợ cho đạo đức, đạo đức kiểm soát công nghệ.

Ta chỉ sợ Địa cầu này phát triển một bên, tập trung hết cho công nghệ, lơ là tu dưỡng đạo đức, thì hậu quả không biết sẽ ra sao. Công nghệ càng phát triển thì sự đòi hỏi gay gắt phải nâng tầm đạo đức của con người là sự thúc đẩy của lương tâm. Ai có lòng lo lắng cho tương lai của nhân loại đều phải ý thức cho bằng được điều này.
Xem tiếp phần 4       

Sơn Ca

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian