Ngày ấy, ngày ấy...- Zũ Pleiku
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Ngày ấy, ngày ấy...
(nhớ mãi về một thời áo trắng)
“Xin cho tôi được nhìn em say đắm.
Đôi bờ vai nho nhỏ phớt xuân hồng
Xin cho tôi được thả hồn mơ tắm
suối tóc huyền lã lướt chảy mênh mông...
Chẳng biết vì sao, ôi vì sao
lớn lên máu bỗng chuyển dạt dào
Trái tim 17 thường thổn thức
Rồi mơ, mơ suốt giấc chiêm bao.
Phải chăng em đã nhẹ gót tơ.
Bước giữa lòng tôi từ bao giờ
Có phải em là làn gió nhỏ
Lần đầu gây sóng trong lòng mơ.
Trái tim tôi là chiếc thuyền con
Bơi giữa hồ thu nắng ngập tràn
Sóng mắt đẩy trôi vào bãi mộng
Mắt là hồ đó, em biết không?
Tôi muốn làm cỏ dại bên đường.
Mỗi hoàng hôn xuống phủ đầy Sương
Mỗi sáng được bàn chân êm ái
Dẫm giữa lòng tôi em đến trường....”
Đôi bờ vai nho nhỏ phớt xuân hồng
Xin cho tôi được thả hồn mơ tắm
suối tóc huyền lã lướt chảy mênh mông...
Chẳng biết vì sao, ôi vì sao
lớn lên máu bỗng chuyển dạt dào
Trái tim 17 thường thổn thức
Rồi mơ, mơ suốt giấc chiêm bao.
Phải chăng em đã nhẹ gót tơ.
Bước giữa lòng tôi từ bao giờ
Có phải em là làn gió nhỏ
Lần đầu gây sóng trong lòng mơ.
Trái tim tôi là chiếc thuyền con
Bơi giữa hồ thu nắng ngập tràn
Sóng mắt đẩy trôi vào bãi mộng
Mắt là hồ đó, em biết không?
Tôi muốn làm cỏ dại bên đường.
Mỗi hoàng hôn xuống phủ đầy Sương
Mỗi sáng được bàn chân êm ái
Dẫm giữa lòng tôi em đến trường....”
Đó là tình học trò. Đó là thuở vàng mơ. Đó là “Thi phẩm” đầu tiên tôi ngượng ngùng trao nàng...
Nhiều năm về trước tôi là cậu con trai 17 tuổi. Cái tuổi không biết buồn. Rồi một hôm lên bảng, tôi bỗng dừng lại trước một ánh mắt long lanh, lạ lùng và khó hiểu. Tôi khẽ rùng mình và lờ đi như không hay biết. Ngày tháng học trò nhẹ trôi. Chẳng biết từ bao giờ tôi bắt đầu băn khoăn khi bắt gặp ánh mắt ấy...
Bạn đọc thân ái! Sau khi nghe bạn bè xúi dại, tôi liều mình tặng nàng bài thơ ngỏ ý. Hỡi ơi hôm sau lên lớp tôi như một kẻ tử tội. Tôi nín thở khi đi qua chỗ nàng.Tôi không dám hé nửa lời mà chỉ biết len lén ....nhìn trộm. Còn nàng vẫn thâm trầm, bí hiểm như ánh mắt của nàng...
Nhưng ở cái tuổi ấy, cái gì rồi cũng chóng qua. Sau một thời gian dài tâm trạng khó tả, tôi thấy nàng không còn là thần tượng nữa. Nàng bình thường quá đổi và tôi quên hẳn nàng. Bù lại tôi đâm táo tợn hơn khi chọc phá những cô gái khác. Tôi cũng biết “buồn” biết “nhớ” và biết “yêu”, nhưng thực ra những điều đó chẳng có nghĩa gì cả...
Cũng qua thời gian ấy trong năm học lớp 11 vì công tác văn nghệ, báo chí, tôi có dịp gần gũi nàng nhiều. Có những đêm gần như thức trắng để làm báo cho kịp thời hạn, chúng tôi hay nói chuyện với nhau. Nàng thích nghe tôi kể chuyện, nàng cùng tôi học ngoại ngữ, rồi nàng tặng tôi những bức tranh màu do nàng vẽ. Dần dần chúng tôi trở lên gắn bó với nhau.
Hết năm 11, tôi từ giã KonTum từ giã dòng sông Đakbla dịu dàng chảy ngược, từ giã những tháng năm sôi động của một thời niên thiếu, nơi gữi lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp,. nhiều bạn bè – trong đó có nàng – để xuống Pleiku tiếp tục học với sự di chuyển của gia đình.
Nửa năm sau nàng cũng chuyển xuống Pleiku dự lớp bồi dưỡng Anh văn dài hạn. Tôi và nàng được dự cùng lớp:
- Zủ ơi! Xuống chỗ lạ một mình , S sợ tụi nó chọc.
- Không sao, cứ gọi Zủ bằng anh
- Xì. Ờ mà thôi, anh hai nhen?
- Sao cũng được .
Lên lớp tôi đóng vai anh rất đạt. Các bạn ạ.
Nhiều năm về trước tôi là cậu con trai 17 tuổi. Cái tuổi không biết buồn. Rồi một hôm lên bảng, tôi bỗng dừng lại trước một ánh mắt long lanh, lạ lùng và khó hiểu. Tôi khẽ rùng mình và lờ đi như không hay biết. Ngày tháng học trò nhẹ trôi. Chẳng biết từ bao giờ tôi bắt đầu băn khoăn khi bắt gặp ánh mắt ấy...
Bạn đọc thân ái! Sau khi nghe bạn bè xúi dại, tôi liều mình tặng nàng bài thơ ngỏ ý. Hỡi ơi hôm sau lên lớp tôi như một kẻ tử tội. Tôi nín thở khi đi qua chỗ nàng.Tôi không dám hé nửa lời mà chỉ biết len lén ....nhìn trộm. Còn nàng vẫn thâm trầm, bí hiểm như ánh mắt của nàng...
Nhưng ở cái tuổi ấy, cái gì rồi cũng chóng qua. Sau một thời gian dài tâm trạng khó tả, tôi thấy nàng không còn là thần tượng nữa. Nàng bình thường quá đổi và tôi quên hẳn nàng. Bù lại tôi đâm táo tợn hơn khi chọc phá những cô gái khác. Tôi cũng biết “buồn” biết “nhớ” và biết “yêu”, nhưng thực ra những điều đó chẳng có nghĩa gì cả...
Cũng qua thời gian ấy trong năm học lớp 11 vì công tác văn nghệ, báo chí, tôi có dịp gần gũi nàng nhiều. Có những đêm gần như thức trắng để làm báo cho kịp thời hạn, chúng tôi hay nói chuyện với nhau. Nàng thích nghe tôi kể chuyện, nàng cùng tôi học ngoại ngữ, rồi nàng tặng tôi những bức tranh màu do nàng vẽ. Dần dần chúng tôi trở lên gắn bó với nhau.
Hết năm 11, tôi từ giã KonTum từ giã dòng sông Đakbla dịu dàng chảy ngược, từ giã những tháng năm sôi động của một thời niên thiếu, nơi gữi lại trong tôi nhiều kỷ niệm đẹp,. nhiều bạn bè – trong đó có nàng – để xuống Pleiku tiếp tục học với sự di chuyển của gia đình.
Nửa năm sau nàng cũng chuyển xuống Pleiku dự lớp bồi dưỡng Anh văn dài hạn. Tôi và nàng được dự cùng lớp:
- Zủ ơi! Xuống chỗ lạ một mình , S sợ tụi nó chọc.
- Không sao, cứ gọi Zủ bằng anh
- Xì. Ờ mà thôi, anh hai nhen?
- Sao cũng được .
Lên lớp tôi đóng vai anh rất đạt. Các bạn ạ.
Tiếng kêu cũng có tác dụng, lâu ngày tôi cứ ngỡ mình là anh thật. Tôi kể chuyện tếu những lúc nàng buồn, nàng thường đưa tôi xem những lá thư “tụi nó” gởi nàng và xin ý kiến tôi...Nàng chỉ đi chơi khi nào có tôi. Tóm lại chúng tôi không có gì phải giữ kẽ với nhau bởi chúng tôi là anh em!
Năm đó nàng thi hỏng kiến trúc và chuyển vào cao đẳng ngoại ngữ. Chúng tôi thường thư từ cho nhau, những bức thư rất đỗi bình thường. Nàng vẫn gọi tôi bằng “anh hai”.
Rồi một ngày kia nàng đến thăm tôi nhân một dịp đi thăm bà con ở Sài Gòn. Lâu ngày gặp nhau chúng tôi nói chuyện quên cả thời gian. Nàng vẫn là S của thuở nào, có điều tôi hơi ngại khi nàng hỏi hơi nhiều đến cái chuyện “lăng nhăng” của tôi.
- Bây giờ thì S còn được bao nhiêu bạn?
- Bạn gái thì không có ai thân, chơi với nhau thường thường vậy thôi. Bạn trai thì có một mình “anh Hai”.
- Không được – Tôi trầm giọng : con trai cần phải kiêu hùng, con gái cần phải kiêu sa nhưng phải sống cho thật hòa đồng...
- Zủ không rõ đó thôi. Con gái với nhau khó thân lắm. Zủ biết không ...
- Tại S kém tế nhị. Không có ai hoàn hảo cả. Nếu S đối với bạn bằng cả lòng chân thật, S sẽ có những người bạn tốt. Phải có thật nhiều bạn. Đó là sự thoải mái của tâm hồn...
- Zủ đồng ý với S là phải phân biệt yêu ghét rõ ràng chứ?
- Đúng vậy. Zủ cũng không thích săn đón bề ngoài. Ý Zủ muốn nói: Phải hiểu nhau, tránh cho nhau tình trạng xích mích...
Nàng suy nghĩ hồi lâu rồi nhẹ bảo:
- Zủ nè, S sẽ khác hôm nay cho Zủ coi...
...
Lúc ra về nàng tặng tôi một tấm hình:
- S. tặng hình cho anh hai là lần đầu tiên đó.
Có trời mới biết. Chắc lần đầu tiên trong ngày, tôi thầm nhủ.
Hôm ấy, một buổi sáng ảm đạm tôi tiễn nàng lên xe. Trước nàng tôi vẫn giữ vẻ thản nhiên nhưng khi xe chạy tôi chợt buồn rười rượi. Tôi như đánh rơi một cái gì thật quý. Và tôi phóng xe chạy theo: “Sương ơi, Sương”! Nàng cũng vẫy tay, hét lên bất chấp mọi người đang nhìn “Ráng học nghe anh Zủ, nhớ anh Zủ nhiều...”, tiếng xe nổ, tiếng gió rít át cả tiếng nàng...Tôi ngẩn ngơ nhìn theo, lòng vắng lặng.
Bên ly cà phê đắng, tôi nhả khói viền quanh tấm hình. Thời gian trôi chậm chạp, tiếng nhạc nghe não lòng làm sao. Tôi muốn mỗi lời nhạc từ chiếc cassetter ấy phải tung ra muôn vàn tiếng Sương...Sương...Tôi như quên tất cả. Tôi không cần biết những gì đang xảy ra chung quanh. Tôi không cần biết cả thế giói, không cần..... Một tuần sau lúc nàng ra đi , không tự chủ được nữa, tôi viết về Kom Tum một bức thư : “ Anh Hai không nhầm lẫn khi nhận thấy anh đã yêu em”, và tôi hồi hộp đợi thư nàng. Nhưng trả lời tôi chỉ có thời gian vô vọng...
Năm đó nàng thi hỏng kiến trúc và chuyển vào cao đẳng ngoại ngữ. Chúng tôi thường thư từ cho nhau, những bức thư rất đỗi bình thường. Nàng vẫn gọi tôi bằng “anh hai”.
Rồi một ngày kia nàng đến thăm tôi nhân một dịp đi thăm bà con ở Sài Gòn. Lâu ngày gặp nhau chúng tôi nói chuyện quên cả thời gian. Nàng vẫn là S của thuở nào, có điều tôi hơi ngại khi nàng hỏi hơi nhiều đến cái chuyện “lăng nhăng” của tôi.
- Bây giờ thì S còn được bao nhiêu bạn?
- Bạn gái thì không có ai thân, chơi với nhau thường thường vậy thôi. Bạn trai thì có một mình “anh Hai”.
- Không được – Tôi trầm giọng : con trai cần phải kiêu hùng, con gái cần phải kiêu sa nhưng phải sống cho thật hòa đồng...
- Zủ không rõ đó thôi. Con gái với nhau khó thân lắm. Zủ biết không ...
- Tại S kém tế nhị. Không có ai hoàn hảo cả. Nếu S đối với bạn bằng cả lòng chân thật, S sẽ có những người bạn tốt. Phải có thật nhiều bạn. Đó là sự thoải mái của tâm hồn...
- Zủ đồng ý với S là phải phân biệt yêu ghét rõ ràng chứ?
- Đúng vậy. Zủ cũng không thích săn đón bề ngoài. Ý Zủ muốn nói: Phải hiểu nhau, tránh cho nhau tình trạng xích mích...
Nàng suy nghĩ hồi lâu rồi nhẹ bảo:
- Zủ nè, S sẽ khác hôm nay cho Zủ coi...
...
Lúc ra về nàng tặng tôi một tấm hình:
- S. tặng hình cho anh hai là lần đầu tiên đó.
Có trời mới biết. Chắc lần đầu tiên trong ngày, tôi thầm nhủ.
***
Hôm ấy, một buổi sáng ảm đạm tôi tiễn nàng lên xe. Trước nàng tôi vẫn giữ vẻ thản nhiên nhưng khi xe chạy tôi chợt buồn rười rượi. Tôi như đánh rơi một cái gì thật quý. Và tôi phóng xe chạy theo: “Sương ơi, Sương”! Nàng cũng vẫy tay, hét lên bất chấp mọi người đang nhìn “Ráng học nghe anh Zủ, nhớ anh Zủ nhiều...”, tiếng xe nổ, tiếng gió rít át cả tiếng nàng...Tôi ngẩn ngơ nhìn theo, lòng vắng lặng.
Bên ly cà phê đắng, tôi nhả khói viền quanh tấm hình. Thời gian trôi chậm chạp, tiếng nhạc nghe não lòng làm sao. Tôi muốn mỗi lời nhạc từ chiếc cassetter ấy phải tung ra muôn vàn tiếng Sương...Sương...Tôi như quên tất cả. Tôi không cần biết những gì đang xảy ra chung quanh. Tôi không cần biết cả thế giói, không cần..... Một tuần sau lúc nàng ra đi , không tự chủ được nữa, tôi viết về Kom Tum một bức thư : “ Anh Hai không nhầm lẫn khi nhận thấy anh đã yêu em”, và tôi hồi hộp đợi thư nàng. Nhưng trả lời tôi chỉ có thời gian vô vọng...
***
- Sương ơi, Zủ về nè...
- A, anh Hai...
Tôi bước vào căn nhà xưa với tâm trạng thật lạ lùng. Không buồn cũng chẳng vui. Tôi chào tất cả rồi bước đến bên Sương kéo ghế ngồi xuống bên cạnh.
- Chân S. làm sao vậy?
- Bỏng! Mới cách Zủ về nửa tiếng S cho heo ăn bị đổ nồi cám....
- Thuốc men gì rồi?
- Thoa đủ thứ...Zủ về lúc nào vậy?
- Mới thôi, nóng lắm hả, đưa Zủ quạt cho...
- Nè Zủ, nhận được thư S chưa?
Tim tôi chợt rộn lên hồi hộp. Tôi tìm cách tống cổ lũ em nàng đang xớ rớ:
- Mấy đứa đi mua cho anh ít nước đá.
Tôi đổi giọng buồn buồn :
-Chưa....hay S không viết gì cả?
- Hai lá lận. Zủ ơi – S nhăn mặt – Zủ bị bỏng lần nào chưa? Nó nóng rưng rức khó chịu quá...
- Chưa , nhưng sẽ bị...
- ?!?
- Vì sau này tụi mình sẽ nuôi heo.
- Không, S Không thèm. Đừng nuôi nghe Zủ!
Nàng nói rất thản nhiên làm tôi phải bật cười.
- Cười gì vậy? Zủ chưa nhận thư S thật hả?
- Thật!
- Tiếc ghê.....
- Tiếc sao ? S viết gì nói nghe đi S?
Nàng im lặng. Tôi xúc động không dám nhìn thẳng. Hồi lâu nàng hạ giọng thật nhẹ như gió thoảng.
- S. viết những gì Zủ muốn...
- A, anh Hai...
Tôi bước vào căn nhà xưa với tâm trạng thật lạ lùng. Không buồn cũng chẳng vui. Tôi chào tất cả rồi bước đến bên Sương kéo ghế ngồi xuống bên cạnh.
- Chân S. làm sao vậy?
- Bỏng! Mới cách Zủ về nửa tiếng S cho heo ăn bị đổ nồi cám....
- Thuốc men gì rồi?
- Thoa đủ thứ...Zủ về lúc nào vậy?
- Mới thôi, nóng lắm hả, đưa Zủ quạt cho...
- Nè Zủ, nhận được thư S chưa?
Tim tôi chợt rộn lên hồi hộp. Tôi tìm cách tống cổ lũ em nàng đang xớ rớ:
- Mấy đứa đi mua cho anh ít nước đá.
Tôi đổi giọng buồn buồn :
-Chưa....hay S không viết gì cả?
- Hai lá lận. Zủ ơi – S nhăn mặt – Zủ bị bỏng lần nào chưa? Nó nóng rưng rức khó chịu quá...
- Chưa , nhưng sẽ bị...
- ?!?
- Vì sau này tụi mình sẽ nuôi heo.
- Không, S Không thèm. Đừng nuôi nghe Zủ!
Nàng nói rất thản nhiên làm tôi phải bật cười.
- Cười gì vậy? Zủ chưa nhận thư S thật hả?
- Thật!
- Tiếc ghê.....
- Tiếc sao ? S viết gì nói nghe đi S?
Nàng im lặng. Tôi xúc động không dám nhìn thẳng. Hồi lâu nàng hạ giọng thật nhẹ như gió thoảng.
- S. viết những gì Zủ muốn...
Trời hỡi! Tôi nghe có lầm không đây? Tim tôi đập loạn xạ. Tôi run run châm điếu thuốc, nhả những dòng khói lam bất tận:
- Sương...
- Anh Hai, lấy xe S đi thăm bạn bè. Đừng ăn cơm đâu. Nhớ trưa về S đợi...
- Sương...
- Anh Hai, lấy xe S đi thăm bạn bè. Đừng ăn cơm đâu. Nhớ trưa về S đợi...
Bạn đọc yêu dấu, mấy ai học được chữ ngờ...trở lại Sài Gòn tôi nhận được thư nàng. Nàng kể trăng, kể gió. Cuối cùng nàng ghi “Zủ ơi, chúng ta mãi mãi là anh em thôi nghe Zủ! Lẽ nào chúng ta lại phá tan tình bạn thánh thiện và sáng đẹp từ hồi nào cả hai đã vun đắp...Mãi mãi là anh em thôi nghe Zủ...”Thế là hết, không còn ghi ngờ gì nữa, nàng chẳng bao giờ yêu tôi. Tôi biết chắc chắn thế. Và chỉ biết thế thôi...
Còn tôi? Tôi làm sao chấp nhận được điều S đề nghị? Không, tôi không thể phủ bên ngoài một lớp sơn tình bạn, trong khi lòng tôi thật sự yêu nàng. Thôi từ nay ta coi như người xa lạ Sương nhé! Vĩnh biệt! Tình yêu dù sao cũng chỉ là một khía cạnh cuộc sống, anh không thể vướng bận hoài với những kỷ niệm ngày ấy được. Anh còn có cả một ngày mai...Vĩnh biệt, Sương nhé!..
Còn tôi? Tôi làm sao chấp nhận được điều S đề nghị? Không, tôi không thể phủ bên ngoài một lớp sơn tình bạn, trong khi lòng tôi thật sự yêu nàng. Thôi từ nay ta coi như người xa lạ Sương nhé! Vĩnh biệt! Tình yêu dù sao cũng chỉ là một khía cạnh cuộc sống, anh không thể vướng bận hoài với những kỷ niệm ngày ấy được. Anh còn có cả một ngày mai...Vĩnh biệt, Sương nhé!..
Zũ Pleiku (DĐTN 1982)
Bài này hay đó. Không biết các nhân vật có thật không hay hư cấu? Tác giả viết về minh hay một người bạn nào đó?
ReplyDeleteÀ, mà các nhân vật ở thời nào mà có vẻ xưa quá.... Ở thời nay thì không thể lãng mạng như thế được. Đúng không các bạn?
Luyen20052002@yahoo.com
TG: Cám ơn bạn Luyen đã ghé thăm blog
ReplyDeleteCâu chuyện này hoàn toàn có thật, vào khoản năm 1980-1981. Zũ bây giờ ở TPHCM. S vẫn ở Kontum, chủ nhân một quán cafe nhỏ. Nếu có dịp bạn về KT, chúng ta có thể cùng uống cafe một lần làm quen...
tại sao chử Sương in đậm ta ? chơi chử tên người mà cũng ý nghĩa của chữ Nhuỵ Này nhiều chiêu quá ! mà xét trong lớp Ngày ấy có em nào tên Sương đâu nhỉ ... !?
ReplyDeleteChẳng ai có thể trở lại một thời vụng dại. Tình yêu ban đầu đẹp , và mãi mãi đẹp vì nỗi buồn dang dỡ mãi đi cùng năm tháng...
ReplyDelete