Lời giã từ kỳ diệu- Cao Văn Tám
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Lời giã từ kỳ diệu
Tôi dừng chân bên cầu Đăkla vào một chiều tháng 9. Kon Tum mấy hôm nay mưa nhiều quá, nước từ thượng nguồn cứ cuồn cuộn về, đục ngầu làm mất đi nét hiền hoà của dòng sông thơ mộng. Trên cầu thưa thớt người, xe cộ qua lại hình như cũng ít hơn mọi ngày. Những vạt ngô đang kỳ trổ bông của ai đó bên bờ phía trên như cố ngoi mình lên tránh khỏi mặt nước lũ.
Chiều tĩnh mịch, u buồn đang lặng lẽ trôi qua bỗng náo nhiệt hẳn lên khi có tiếng ồn ào của nhóm người từ đầu cầu bên Bắc. Tò mò, tôi rê xe về phía đó. Một thanh niên quãng 18 hay 19 đang được mấy người bạn cùng lứa tuổi dìu ra xa khỏi thành cầu và thay nhau an ủi vỗ về. Hỏi qua, mới biết rằng bạn ấy vừa được cứu sống sau khi trầm mình không thành vì mới thi hỏng kỳ thi vào Đại học. Trên nét mặt bơ phờ, trắng bệch, đầy vẻ tội nghiệp của cậu bé vẫn toát lên nét thông minh, đầy nghị lực từ đôi mắt sáng, long lanh dưới vầng trán rộng. Chắc để thực hiện mục tiêu của kỳ thi, cậu ấy đã quyết tâm và cố gắng đến cùng. Nhưng có lẽ do một rủi ro nào đó đã làm cho sĩ tử kia vỡ mộng, thất vọng và đau đớn đến cực cùng nên muốn kết liễu cụôc đời để mọi việc cùng kết thúc...
Rõ ràng hành động của cậu bé là dại dột, quá điên rồ. Nhưng từ đáy lòng tôi vẫn thấy có sự cảm thông sâu sắc. Và tôi bổng rùng mình khi nhớ lại năm xưa... chuyện ba mươi năm về trước, cũng tại nơi đây, cũng quãng tháng ngày này...
Khi ấy, biết mình không đỗ vào đại học, tôi chán nản vô cùng. Sau nhiều ngày lầm lũi trong nhà, nằm vật vạ trên giường; một buổi sáng, không còn tự chủ, tôi đạp xe như bay đến trường để học. Dừng chân trước cổng trường cấp III quen thuộc, sân trường im phăng phắc, học sinh đã vào lớp. Và tôi kịp hiểu rằng mái trường giờ không còn là của mình nữa. Lưu luyến một hồi, rồi tôi đạp xe lang thang khắp nẻo. Phố Kon Tum ngày ấy nhỏ quá, có con đường tôi vòng qua, quanh lại không biết bao lần. Cả buổi sáng tôi thẩn thờ như thế. Quá trưa, trên đường về tôi xuống sông Đăk la để tắm.Nước sông mát lạnh như làm dịu đi cảm giác đau buồn mà mấy ngày qua tôi chịu đựng... Tôi nằm ngửa người trên mặt sông và để nước trôi đi. Ban đầu, thỉnh thoảng tôi vẫy tay cho thân thể khỏi chìm, nhưng lúc sau như bị thôi miên, tôi đã để yên cho dòng nước cuốn. Một ý nghĩ loé lên, thôi có lẽ dòng sông này sẽ giải thoát cho ta một cách êm đềm nhất....Và trong lúc cơ thể đang trôi tự do theo dòng nước, bổng một mảnh giấy bay về đúng chỗ tôi... Tôi bừng tỉnh và với tay bắt được. Tay giữ cho tờ giấy khỏi ướt, một tay tôi cố sức bơi vào bờ để xem. Tôi nhận ra nét chữ quen quen viết trên mảnh giấy:
-Tao có việc phải đi xa. Mầy ở lại mạnh giỏi!
Cố gắng giữ gìn sức khoẻ, T nhé!
Tạm biệt!
Nh.12c.
À! Thì ra đó là lời từ giã của Nh. gởi cho tôi trước khi vào Đại học. Gió làm nó bay ra từ trong túi áo tôi để trên cát. Tôi cũng biết Nh. đi học đã mấy hôm, nhưng tôi cũng không biết mảnh giấy ấy bạn đã gửi cho tôi khi nào và vì sao lại ở trong túi áo. Nhưng đọc xong mấy giòng chữ ngắn ngủi trên đây tôi nghĩ Nh. đã dành cho tôi sự cảm thông vô cùng sâu sắc: " Tao có việc phải đi xa...". Cũng có thể đó chỉ là câu câu nói tế nhị của Nh. mà thôi, nhưng đã làm cho tâm trạng rối bời lúc ấy của tôi dần dần bình phục. Thật ra, khi dưới sông tôi cũng chưa có ý định quyên sinh, nhưng với khả năng bơi không giỏi và sự mệt mỏi của mình, nếu không có tờ giấy trên để kịp thời phản ứng thì chỉ lát nữa thôi, khi đã trôi ra xa thì chắc chắn tôi không đủ sức bơi vào bờ, và tất nhiên sẽ bị nước cuốn đi .Và có lẽ tôi cũng chẳng còn trên đời này nữa.
Ba mươi năm qua câu chuyện trên tôi chưa vẫn chưa hề kể cho ai biết. Lâu quá, Nh. chắc cũng không còn nhớ cái lời giã từ kỳ diệu ấy của mình năm xưa. Còn tôi thì luôn khắc mãi trong lòng và luôn xem là một trong những kỷ niệm thiêng liêng nhất của đời học sinh. Ba mươi năm, chừng ấy thời gian đã làm biết bao sự vật đổi thay.Tôi cũng đã đi nhiều nơi, đã thay đổi chổ ở nhiều lần, và không nhớ mảnh giấy ấy đã lạc mất khi nào. Nhưng thật diệu kỳ, cách đây mấy hôm tôi vô tình tìm thấy nó gấp trong một cuốn sách cũ. Giấy đã úa vàng nhưng những dòng chữ kia vẫn nguyên màu mực. Tôi lại thì thầm: quả là lời giã từ kỳ diệu! Và tôi chợt nghĩ rằng: dù ta nghĩ ra sao và bất kỳ trong hoàn cảnh nào thì tình bạn thuở học trò mãi mãi không bao giờ mất…
Cao Văn Tám-12C -PTTH KonTum 1980
Chiều tĩnh mịch, u buồn đang lặng lẽ trôi qua bỗng náo nhiệt hẳn lên khi có tiếng ồn ào của nhóm người từ đầu cầu bên Bắc. Tò mò, tôi rê xe về phía đó. Một thanh niên quãng 18 hay 19 đang được mấy người bạn cùng lứa tuổi dìu ra xa khỏi thành cầu và thay nhau an ủi vỗ về. Hỏi qua, mới biết rằng bạn ấy vừa được cứu sống sau khi trầm mình không thành vì mới thi hỏng kỳ thi vào Đại học. Trên nét mặt bơ phờ, trắng bệch, đầy vẻ tội nghiệp của cậu bé vẫn toát lên nét thông minh, đầy nghị lực từ đôi mắt sáng, long lanh dưới vầng trán rộng. Chắc để thực hiện mục tiêu của kỳ thi, cậu ấy đã quyết tâm và cố gắng đến cùng. Nhưng có lẽ do một rủi ro nào đó đã làm cho sĩ tử kia vỡ mộng, thất vọng và đau đớn đến cực cùng nên muốn kết liễu cụôc đời để mọi việc cùng kết thúc...
Rõ ràng hành động của cậu bé là dại dột, quá điên rồ. Nhưng từ đáy lòng tôi vẫn thấy có sự cảm thông sâu sắc. Và tôi bổng rùng mình khi nhớ lại năm xưa... chuyện ba mươi năm về trước, cũng tại nơi đây, cũng quãng tháng ngày này...
Khi ấy, biết mình không đỗ vào đại học, tôi chán nản vô cùng. Sau nhiều ngày lầm lũi trong nhà, nằm vật vạ trên giường; một buổi sáng, không còn tự chủ, tôi đạp xe như bay đến trường để học. Dừng chân trước cổng trường cấp III quen thuộc, sân trường im phăng phắc, học sinh đã vào lớp. Và tôi kịp hiểu rằng mái trường giờ không còn là của mình nữa. Lưu luyến một hồi, rồi tôi đạp xe lang thang khắp nẻo. Phố Kon Tum ngày ấy nhỏ quá, có con đường tôi vòng qua, quanh lại không biết bao lần. Cả buổi sáng tôi thẩn thờ như thế. Quá trưa, trên đường về tôi xuống sông Đăk la để tắm.Nước sông mát lạnh như làm dịu đi cảm giác đau buồn mà mấy ngày qua tôi chịu đựng... Tôi nằm ngửa người trên mặt sông và để nước trôi đi. Ban đầu, thỉnh thoảng tôi vẫy tay cho thân thể khỏi chìm, nhưng lúc sau như bị thôi miên, tôi đã để yên cho dòng nước cuốn. Một ý nghĩ loé lên, thôi có lẽ dòng sông này sẽ giải thoát cho ta một cách êm đềm nhất....Và trong lúc cơ thể đang trôi tự do theo dòng nước, bổng một mảnh giấy bay về đúng chỗ tôi... Tôi bừng tỉnh và với tay bắt được. Tay giữ cho tờ giấy khỏi ướt, một tay tôi cố sức bơi vào bờ để xem. Tôi nhận ra nét chữ quen quen viết trên mảnh giấy:
-Tao có việc phải đi xa. Mầy ở lại mạnh giỏi!
Cố gắng giữ gìn sức khoẻ, T nhé!
Tạm biệt!
Nh.12c.
À! Thì ra đó là lời từ giã của Nh. gởi cho tôi trước khi vào Đại học. Gió làm nó bay ra từ trong túi áo tôi để trên cát. Tôi cũng biết Nh. đi học đã mấy hôm, nhưng tôi cũng không biết mảnh giấy ấy bạn đã gửi cho tôi khi nào và vì sao lại ở trong túi áo. Nhưng đọc xong mấy giòng chữ ngắn ngủi trên đây tôi nghĩ Nh. đã dành cho tôi sự cảm thông vô cùng sâu sắc: " Tao có việc phải đi xa...". Cũng có thể đó chỉ là câu câu nói tế nhị của Nh. mà thôi, nhưng đã làm cho tâm trạng rối bời lúc ấy của tôi dần dần bình phục. Thật ra, khi dưới sông tôi cũng chưa có ý định quyên sinh, nhưng với khả năng bơi không giỏi và sự mệt mỏi của mình, nếu không có tờ giấy trên để kịp thời phản ứng thì chỉ lát nữa thôi, khi đã trôi ra xa thì chắc chắn tôi không đủ sức bơi vào bờ, và tất nhiên sẽ bị nước cuốn đi .Và có lẽ tôi cũng chẳng còn trên đời này nữa.
Ba mươi năm qua câu chuyện trên tôi chưa vẫn chưa hề kể cho ai biết. Lâu quá, Nh. chắc cũng không còn nhớ cái lời giã từ kỳ diệu ấy của mình năm xưa. Còn tôi thì luôn khắc mãi trong lòng và luôn xem là một trong những kỷ niệm thiêng liêng nhất của đời học sinh. Ba mươi năm, chừng ấy thời gian đã làm biết bao sự vật đổi thay.Tôi cũng đã đi nhiều nơi, đã thay đổi chổ ở nhiều lần, và không nhớ mảnh giấy ấy đã lạc mất khi nào. Nhưng thật diệu kỳ, cách đây mấy hôm tôi vô tình tìm thấy nó gấp trong một cuốn sách cũ. Giấy đã úa vàng nhưng những dòng chữ kia vẫn nguyên màu mực. Tôi lại thì thầm: quả là lời giã từ kỳ diệu! Và tôi chợt nghĩ rằng: dù ta nghĩ ra sao và bất kỳ trong hoàn cảnh nào thì tình bạn thuở học trò mãi mãi không bao giờ mất…
Cao Văn Tám-12C -PTTH KonTum 1980
0 Comment: