Bàn về Thượng đế -ST
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
BÀN VỀ THƯỢNG ĐẾ
(Hôm trước Nh có post bài dịch từ tiếng Nga " Tình yêu là gì?", triết lý về tình yêu thật là ý nghĩa, nhưng nhân vật "Thượng đế" thì ...quá quắt quá, không thấy nhân từ chút nào. Nên lại phải ngâm cứu chủ đề " Thượng đế" xem sao, và biết thêm đôi điều cũng hay hay )
Bàn về Thượng đế (1)
(Hôm trước Nh có post bài dịch từ tiếng Nga " Tình yêu là gì?", triết lý về tình yêu thật là ý nghĩa, nhưng nhân vật "Thượng đế" thì ...quá quắt quá, không thấy nhân từ chút nào. Nên lại phải ngâm cứu chủ đề " Thượng đế" xem sao, và biết thêm đôi điều cũng hay hay )
Bàn về Thượng đế (1)
Thượng Đế là một danh từ có một định nghĩa rất rộng rãi. Có nhiều Thượng đế của các loại tôn giáo. Cũng có nhiều Thượng đế của Triết học. Nói chung lại, đứng trên lập trường nào để nhìn Thượng đế, thì sẽ hình thành một Thượng đế theo lập trường đó.
Đạo Gia Tô cho rằng, Trời (thiên) hay Thượng đế của Nho gia Trung Quốc cũng là Thượng Đế của đạo Gia Tô. Thực ra, Thượng đế của Nho gia Trung Quốc là Thượng Đế của triết học phiếm thần, là Thượng Đế được con người yêu, nhưng không thể đòi hỏi Thượng Đế yêu người lại, cũng tức là Thượng Đế của "Bất khả tri luận". Thượng Đế của đạo Gia Tô là thần linh nhân cách hóa; là Chúa sáng thế đứng bên ngoài vũ trụ, là vị Thần vạn năng.
Về thuyết khởi nguyên của vũ trụ, thì dù là tôn giáo ở thời kỳ đầu hay là triết học cũng thường thường cho rằng đó là do thần biến hóa mà thành. Hi Lạp cho rằng Zem là chúa tể các vị thần. La Mã cho rằng Jupeter là chúa tể các vị thần. Các Thần của Ấn Độ cổ đại rất phức tạp, vị trí của họ thay đổi là Đại Vu Tư (daus) là đồng nhất về ngôn ngữ với Zeus của Hi Lạp và Jupiter của La Mã. Những vị thần có thế lực trong giới thần linh của sách thánh Vệ đà là Balâuna (Baruna) là thần Tư pháp. Vị thần của Hư không giới là "Nhân đà la" [Indra] tức là Thần Sét. Vị thần của địa giới là A Kỳ Ni [Agni] là Hỏa thần (thần lửa). Thần địa ngục là vua DẠ MA (Yama), [nhưng ông này trị vì trên một cõi trời]. Vì vậy, Ấn Độ cổ đại sùng bái nhiều thần (đa thần). Sau này, Ấn Độ giáo, có thuyết cho rằng, Thượng Đế, tức Chúa sáng tạo là "Đại Phạm Thiên", hoặc là "Đại tự tại thiên", hoặc là "Na la diên thiên", cuối cùng hình thành quan niệm Tam vị nhất thể, và công nhận Đại Phạm Thiên là chúa sáng tạo, Nala diên thiên là vị thần bảo vệ; Đại tự tại thiên là vị thần phá hoại. Nhưng thực ra, đó chỉ là một vị thần với ba bộ mặt khác nhau mà thôi. Hiện nay Ấn Độ giáo sùng bái "AMa", "Thấp La" và cả đến đức Phật cũng được họ sùng bái như Thượng đế (danh từ chỉ Thượng đế tính có tới hàng trăm )
Thượng đế của Đạo giáo Trung Quốc là Ngọc Hoàng, khác với Thượng Đế của Nho gia, cũng khác với Thượng đế của đạo Gia Tô, cũng khác với Thượng đế của Ấn Độ giáo. Nếu đánh giá theo quan điểm và nhận thức của Phật giáo thì Thượng đế của Lão giáo và Hồi giáo tương đương với vị chủ tể cõi Trời Đao Lợi của Phật giáo; Thượng Đế của đạo Gia Tô (từ Ma Tây đến Pao lô và Angustanh v.v… đã thăng lên nhiều cấp) tương đương với Phạm thiên vương của Phật giáo; Thượng đế của Ấn Độ giáo đồng nhất với Đại tự tại thiên vương của Phật giáo; cõi Trời Đao Lợi là cõi Trời thứ 2 của Dục giới, gần gũi nhất với cõi người. Cõi Trời phạm thiên là cõi trời sơ thiền thuộc sắc giới. Đại tự tại thiên là cõi Trời cao nhất không có căn cứ. Vì phạm vi bài này không cho phép phân tích giới thiệu cặn kẽ, chứ nếu so sánh Thượng đế quan của các tôn giáo với 28 cõi Trời thuộc 3 giới thì đó là vấn đề rất thú vị.
Bởi vì các vị chủ tể các cõi Trời, đều có đôi chút thói quen kiêu mạn, thường hay nói với thần dân của họ rằng họ là vị chúa tể sáng thế có một không hai, cũng như vua chúa ở cõi người nay cũng thường tự xưng là "quả nhân". Ý tứ là, ngoài họ ra, trong thiên hạ không ai có thể cao quý vĩ đại hơn họ. Thậm chí, Tần Thủy Hoàng tự xưng là "Đức hơn Tam Hoàng, công vượt ngũ đế", vì vậy, ông tự xưng là Thủy Hoàng đế [Vị Hoàng đế đầu tiên]. Tâm lý của ông cũng giống như tâm lý của các vị chủ tể các cõi trời, tự xem mình là có một không hai. Thậm chí, có vị còn tỏ ra kiêu mạn đối với đức Phật nữa. Kỳ thực, họ đâu có phải là chúa sáng thế ? Vũ trụ không thể nào so sức mạnh của bất cứ vị Thần nào sáng tạo ra được.
Vũ trụ là do nghiệp lực của chúng sinh cảm ứng mà có, nhiều nhân duyên hòa hợp mà thành.
Như vậy, Phật giáo có thừa nhận Thượng Đế tồn tại, nhưng không cho rằng, Thượng Đế sáng tạo ra vũ trụ.
Còn Thượng đế của triết học chỉ là giả thiết của các triết gia, là một loại quan niệm giả định, chứ không phải là một đối tượng thực chứng : vì vậy, Phật giáo không tin ở sự tồn tại của Thượng đế của triết học.
Có thể có những người tin theo tôn giáo thần quyền nói rằng : "Thượng đế có quyền thưởng phạt người thiện, kẻ ác. Phật giáo đồ không sợ Thượng đế hay sao"?
Đúng như vậy, vì Phật giáo đồ không sùng bái Thượng đế cho nên cũng không sợ Thượng đế, Phật giáo đồ tin rằng, tất cả mọi thiện thần trong ba giới, bao gồm cả Thượng đế và các vị Thiên chủ của 28 cõi Trời đều tin theo Phật pháp, ủng hộ Phật pháp; Phật giáo xem họ cũng như các viên chức quân sự xem các vệ binh giữ cửa thành. Vệ binh có quyền kiểm soát sự ra vào cửa thành. Vệ binh có quyền bắt giữ, tra hỏi bọn phá hoại, bọn âm mưu lẻn vào cửa hành. Còn các viên chức quân sự, hành động theo đúng luật pháp, sao lại có thể sợ vệ binh được ?
Phật giáo không cho rằng Thượng Đế có năng lực sáng tạo vạn vật, cũng không thừa nhận Thượng Đế có quyền ban phúc giáng họa đối với chúng sinh. Phật xem Thượng đế cũng là một trong 6 loại chúng sinh; bất quá vì ở các đời trước, có tu phúc báo, cho nên ngày nay được sinh lên các cõi Trời để hưởng lạc. Nếu Thượng Đế có tham dự vào sự nghiệp họa phúc của chúng sinh, cũng là do sự cảm ứng của nghiệp lực của loài người mà thôi. Đó là đạo lý mà câu cách ngôn nói: "Tự giúp thì người giúp", "Tự hại thì người hại"
Bàn về Thượng đế (2)
Tác giả Nguyễn Hữu Liêm đã bàn về khái niệm Thượng Đế của Thiên Chúa giáo và Tính Không của Phật giáo, để rồi một cách nào đó kết luận Tính Không của Phật giáo chính là quan niệm về Thượng Đế nhưng cao siêu hơn quan niệm của Thiên Chúa giáo. Ở đây tôi không dám lạm bàn về quan niệm của Phật giáo với đủ chiều kích của nó vì tôi chỉ có kiến thức thông thường về Phật giáo. Tôi chỉ mạo muội góp vài ý kiến về Thiên Chúa giáo, mặc dù không dám bàn nhiều vì sức học của tôi quả chưa đủ để lạm bàn. Tôi xin được góp ý theo tiến trình đề cập trước sau của tác giả, không theo tiến trình logic của vấn đề.
Trước hết, để tiện thảo luận, có lẽ chúng ta nên nói qua Thiên Chúa giáo là gì. Thiên Chúa giáo bao gồm các tôn giáo tin vào một Thượng Đế tối cao duy nhất, bao gồm Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Người Do Thái giáo không được phép dùng bất cứ danh hiệu nào để gọi Thượng Đế (Thiên Chúa) nên đã ghi tên Ngài là YHWH, một tên gọi không thể phát âm được vì không có nguyên âm, cho nên người ta thường đọc là Yavê hoặc Yêhôva (Yaweh –Yehovad) cho thuận tiện. Kitô giáo cũng tin vào một Thượïng Đế duy nhất như vậy, nhưng còn tin vào Con của Ngài nhập thể với danh hiệu là Giêsu Kitô (Jesus Christ), để đưa con người trở lại với Thượng Đế. Tên gọi Kitô giáo (Christianity) đến từ đó. Kitô giáo bao gồm Công giáo (Catholic), phái Chính Thống (Orthodox), và các nhánh khác thường được gọi chung là Tin lành . Hồi giáo cũng tin vào vị Thượng Đế này nhưng với tên gọi là Allah, do giáo chủ Mahomed sáng lập.
1. Thượng Đế như một nhân thể sáng tạo
Tác giả Nguyễn Hữu Liêm viết, “Phật giáo không công nhận khái niệm Thượng Đế như một nhân thể sáng tạo (a personal creator God)". “Khi ngôn ngữ và tri thức hữu hạn không thể định nghĩa hay khái niệm hóa Thượng Đế thì đức Phật im lặng trước các câu hỏi về vấn đề này. Thượng Đế là cái không thể nghĩ bàn …(tôi viết nghiêng)”. Sau đó, tác giả cho rằng Thiên Chúa giáo đã mang tự trong bản sắc một sai lầm về Thượng Đế, đó là “sự nhân cách hóa và khách thể hóa tính thể này—một ý nghĩa về một tên gọi và biểu tượng thiếu sót và sai lạc vì nó bỏ quên “chiều sâu thượng đế” bên trong mỗi cá nhân (tôi viết nghiêng)". Tác giả cho rằng “Lịch sử của Thiên Chúa giáo là một quá trình lầm lẫn về ý nghĩa của Thượng Đế (tôi viết nghiêng).”
Tôi không hiểu tác giả muốn hiểu nhân thể sáng tạo và nhân cách hóa Thượng Đế của Thiên Chúa giáo theo nghĩa nào. Thiên Chúa giáo quan niệm Thượng Đế là một vị sáng tạo toàn năng (un createur tout puissant) (omnipotente Deus) nhưng không bao giờ là một con người cụ thể (a personal creator—một nhân thể sáng tạo) như tác giả viết. Việc Thiên Chúa làm người chỉ có trong quan niệm Kitô giáo qua việc công nhận đức Giêsu là Thượng Đế nhập thể làm người (impersonated). Nhưng Thượng Đế trong con người Giêsu mang giới hạn của con người thực sự. Đức Giêsu đã nhiều lần nói “điều này chỉ có Cha biết” (ví dụ về ngày giờ thế mạt). Thượng Đế của Thiên Chúa giáo cũng không phải là một Thượng Đế mà con người có thể dùng tri thức và ngôn từ để hiểu. Thánh Augustin đã được cảnh báo việc dùng tri thức để tìm hiểu Thượng Đế, điều này chẳng khác công việc của một bé con dùng vỏ sò mong tát cạn nước biển. Do đó, Thượng Đế của Thiên Chúa giáo vẫn là một vấn đề không thể thảo luận chính xác qua ngôn từ và tri thức. Tuy thế, các nhà thần học Thiên Chúa giáo vẫn cố đề cập một cách nào đó để loài người có thể hiểu được chút ít, chứ không im lặng.
Tác giả trích dẫn John 10, 34, “I say you are gods” mà các bản Việt ngữ dịch là “các anh (các ngươi) là thần” và cho rằng dịch và hiểu từ “gods” là “thần thánh” là sai lầm mà phải hiểu là “thượng đế” (các anh [các ngươi] là thượng đế). Nói cách khác, tác giả muốn người đọc hiểu câu văn đó với nghĩa mọi người đều là thượng đế, theo kiểu Phật giáo hiểu mọi người đều là phật (Ta là Phật đã thành, các người là phật sẽ thành).
Tôi cho rằng tác giả hiểu như vậy không đúng quan niệm của Thiên Chúa giáo. Trước hết, nếu muốn truy cứu chính xác nghĩa của Kinh thánh Thiên Chúa giáo, chúng ta phải truy cứu từ gốc, hoặc ít nhất qua các bản dịch bằng tiếng Hy Lạp hay La Tinh. Tôi không đủ sức học để truy cứu nguyên gốc như vậy, mà cũng không có ngay cả bản La Tinh thông dụng trong tay nên không dám bàn gì nhiều. Tuy nhiên, nếu sử dụng bản tiếng Anh, ai cũng hiểu được ý nghĩa của từ God viết hoa để chỉ Thượng Đế trong các tôn giáo độc thần, và viết thường để chỉ các thần. Từ God viết hoa không có số nhiều, từ “god” viết thường có thể có số nhiều (god hoặc gods). Bất cứ cuốn từ điển nào cũng có thể cho thấy như vậy. Như thế, bản dịch tiếng Anh với từ gods số nhiều không thể hiểu là thượng đế như Thượng Đế của Thiên Chúa giáo.
Thêm nữa, nếu hiểu câu văn này dù trong Psalm 82 (I have said, Ye are gods; and all of you are children of the most High) với “gods” là “thượng đế” thì hiểu làm sao phần còn lại (và tất cả các anh [các ngươi] là con cái của đấng Tối Cao)? Và chúng ta hiểu thế nào Exodus 20, 2-3 “I am the Lord thy God … Thou shalt have no other gods before me” (bản King James Version, Christian Heritage, 1988) (Ta là Chúa là Thượng Đế của các anh … Các anh không có thần thánh nào khác trước mặt Ta). Nếu chúng ta là “thượng đế” mà Thượng Đế nói là “không có thượng đế nào khác trước mặt Ta” thì chúng ta phải đi đâu để kiếm tìm được Thượng Đế yêu thương chúng ta?
Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo là một Đấng mà người tin theo phải tôn thờ (worship) và tuân hành giới luật để về lại với đích điểm là Thượng Đế. Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo không chỉ là một con người cho dù siêu việt đáng làm gương và dạy dỗ người khác làm theo cách của mình để tìm về với Thượng Đế.
Tôi cho rằng tác giả đã không xác đáng khi trích, dẫn giải, và kết luận về quan niệm Thượng Đế của Thiên Chúa giáo, đặc biệt với kết luận “Lịch sử của Thiên Chúa giáo là một quá trình lầm lẫn về ý nghĩa của Thượng Đế". Còn lầm lẫn hơn nữa khi tác giả viết “Còn chữ Chúa Trời là God của Thiên Chúa giáo, một đối thể tôn giáo mang tính chất con người—a personal being". Rõ ràng là tác giả đã không phân biệt được quan niệm Chúa Trời của Thiên Chúa giáo bao gồm Do thái, Kitô, và Hồi giáo và quan niệm Ngôi Hai nhập thể chỉ riêng của Kitô giáo. Thiên Chúa không bao giờ là một “đối thể mang tính chất con người” như tác giả hiểu về Thiên Chúa giáo cả!
2. Trời-Phật của “người Phật tử Việt Nam
Tác giả suy luận tiếp và cho rằng Phật giáo Việt Nam vẫn có quan niệm về Thượng Đế qua vế “ông Trời”, “Trời-Phật”. Tác giả nhấn mạnh, dù sao, quan niệm “ông Trời” này vẫn “không phải là ‘Chúa Trời’ của Thiên Chúa giáo.” Tác giả viết, “Chữ Trời của Việt ngữ là một cách nói về một đối thể của niềm tin, vốn là cần thiết. Nó gần với chữ Đạo, chữ Thiên, chữ Tạo hóa (tôi viết nghiêng)”.
Tôi thực không hiểu tác giả muốn nói gì về cái gọi là “đối thể của niềm tin.” Tại sao Trời lại là đối thể của niềm tin? Nếu đối thể của niềm tin là cái để chúng ta tin vào thì không chỉ hẵn riêng Trời. Nếu hiểu đối thể là “contre-point” để làm cân bằng niềm tin thì tôi lại càng không hiểu. Và tại sao tác giả lại có thể hiểu từ “Trời” của Việt ngữ không phải là “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo? Thiên Chúa giáo như trên tôi đã trình bày hiểu Thiên Chúa như một Đấng Sáng Tạo tối cao. Việt ngữ chúng ta cũng quan niệm “Ông Trời” như vậy. Nếu không, tại sao chúng ta lại có các câu “Trời làm khổ cực hại dân”, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, “Mong sao Trời cho được bình yên” vân vân. Chúng ta có thể dẫn chứng nhiều vô hạn qua ca dao, tục ngữ, thơ ca, và qua cách nói thường ngày bằng chứng người Việt chúng ta hiểu Ông Trời như một thực thể có ảnh hưởng trên mọi hoạt động của con người chứ không phải một tính thể như tác giả quan niệm.
Tôi cho rằng quan niệm “Trời” là một quan niệm thuần Việt. Nếu quan niệm này là Đạo hay Thiên như tác giả nêu ra thì đó không còn là “chữ Trời của Việt ngữ” như tác giả viết nữa. Nếu “Trời” này là “Đạo” như “Đạo” trong “Đạo khả đạo phi thường đạo”, hoặc “Thiên” như “thiên” trong “Thuận thiên dã tồn, nghịch thiên dã vong” thì quan niệm này không là “của Việt ngữ” mà là của Trung Hoa hoặc Lão hoặc Nho giáo.
Còn nếu hiểu “Trời” tương đồng với “chữ Tạo hóa” như tác giả viết thì đích thị tác giả đã công nhận cụm từ “Ông Trời” của tiếng Việt chúng ta là “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo”, vì cả hai cùng một định nghĩa là “Người sáng tạo” (le Createur, the Creator), “Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán…”. Dĩ nhiên quan niệm Trời của người Việt chúng ta chưa là “một đối thể thực hữu với những mệnh lệnh đạo lý chắc nịch buộc con người phải lắng nghe như “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo vì một lẽ là người Việt chúng ta chưa được “Chúa Trời” mặc khải (reveal) về Người như đã mặc khải cho dân tộc Israel. Tuy nhiên, dù sao, chúng ta cũng nhận thấy sự rất gần gũi giữa quan niệm “Ông Trời” của người Việt chúng ta và “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo. Do đó, người Việt chúng ta dễ dàng chấp nhận quan niệm “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo.
Thêm nữa, trừ những người là Phật tử thuần thành, có qui y, có pháp danh, người Việt Nam nào nếu không theo Thiên Chúa giáo cũng đều có thể tự nhận mình là theo đạo Phật. Quá nhiều người trong họ không biết danh tánh của Đức Phật là gì khi tự nhận như thế. Do đó, quan niệm “ông Trời” hoặc “Trời-Phật” trong tiếng Việt chưa chắc đã là một quan niệm của Phật tử. Quan niệm này nói cho đúng là một quan niệm bình dân của người Việt chúng ta, pha trộn nhiều quan niệm khác nhau kể cả Nho và Lão giáo. Do đó, chúng ta không thể kết luận “vế” “Ông Trời” hay “Trời-Phật” này là quan niệm đơn thuần của Phật giáo Việt Nam để kết luận rằng Phật giáo Việt Nam vẫn có một quan niệm dù rằng lu mờ về Thượng Đế. ..
(NPV sưu tầm)
---------------------------------------------------------------------
Trước hết, để tiện thảo luận, có lẽ chúng ta nên nói qua Thiên Chúa giáo là gì. Thiên Chúa giáo bao gồm các tôn giáo tin vào một Thượng Đế tối cao duy nhất, bao gồm Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo. Người Do Thái giáo không được phép dùng bất cứ danh hiệu nào để gọi Thượng Đế (Thiên Chúa) nên đã ghi tên Ngài là YHWH, một tên gọi không thể phát âm được vì không có nguyên âm, cho nên người ta thường đọc là Yavê hoặc Yêhôva (Yaweh –Yehovad) cho thuận tiện. Kitô giáo cũng tin vào một Thượïng Đế duy nhất như vậy, nhưng còn tin vào Con của Ngài nhập thể với danh hiệu là Giêsu Kitô (Jesus Christ), để đưa con người trở lại với Thượng Đế. Tên gọi Kitô giáo (Christianity) đến từ đó. Kitô giáo bao gồm Công giáo (Catholic), phái Chính Thống (Orthodox), và các nhánh khác thường được gọi chung là Tin lành . Hồi giáo cũng tin vào vị Thượng Đế này nhưng với tên gọi là Allah, do giáo chủ Mahomed sáng lập.
1. Thượng Đế như một nhân thể sáng tạo
Tác giả Nguyễn Hữu Liêm viết, “Phật giáo không công nhận khái niệm Thượng Đế như một nhân thể sáng tạo (a personal creator God)". “Khi ngôn ngữ và tri thức hữu hạn không thể định nghĩa hay khái niệm hóa Thượng Đế thì đức Phật im lặng trước các câu hỏi về vấn đề này. Thượng Đế là cái không thể nghĩ bàn …(tôi viết nghiêng)”. Sau đó, tác giả cho rằng Thiên Chúa giáo đã mang tự trong bản sắc một sai lầm về Thượng Đế, đó là “sự nhân cách hóa và khách thể hóa tính thể này—một ý nghĩa về một tên gọi và biểu tượng thiếu sót và sai lạc vì nó bỏ quên “chiều sâu thượng đế” bên trong mỗi cá nhân (tôi viết nghiêng)". Tác giả cho rằng “Lịch sử của Thiên Chúa giáo là một quá trình lầm lẫn về ý nghĩa của Thượng Đế (tôi viết nghiêng).”
Tôi không hiểu tác giả muốn hiểu nhân thể sáng tạo và nhân cách hóa Thượng Đế của Thiên Chúa giáo theo nghĩa nào. Thiên Chúa giáo quan niệm Thượng Đế là một vị sáng tạo toàn năng (un createur tout puissant) (omnipotente Deus) nhưng không bao giờ là một con người cụ thể (a personal creator—một nhân thể sáng tạo) như tác giả viết. Việc Thiên Chúa làm người chỉ có trong quan niệm Kitô giáo qua việc công nhận đức Giêsu là Thượng Đế nhập thể làm người (impersonated). Nhưng Thượng Đế trong con người Giêsu mang giới hạn của con người thực sự. Đức Giêsu đã nhiều lần nói “điều này chỉ có Cha biết” (ví dụ về ngày giờ thế mạt). Thượng Đế của Thiên Chúa giáo cũng không phải là một Thượng Đế mà con người có thể dùng tri thức và ngôn từ để hiểu. Thánh Augustin đã được cảnh báo việc dùng tri thức để tìm hiểu Thượng Đế, điều này chẳng khác công việc của một bé con dùng vỏ sò mong tát cạn nước biển. Do đó, Thượng Đế của Thiên Chúa giáo vẫn là một vấn đề không thể thảo luận chính xác qua ngôn từ và tri thức. Tuy thế, các nhà thần học Thiên Chúa giáo vẫn cố đề cập một cách nào đó để loài người có thể hiểu được chút ít, chứ không im lặng.
Tác giả trích dẫn John 10, 34, “I say you are gods” mà các bản Việt ngữ dịch là “các anh (các ngươi) là thần” và cho rằng dịch và hiểu từ “gods” là “thần thánh” là sai lầm mà phải hiểu là “thượng đế” (các anh [các ngươi] là thượng đế). Nói cách khác, tác giả muốn người đọc hiểu câu văn đó với nghĩa mọi người đều là thượng đế, theo kiểu Phật giáo hiểu mọi người đều là phật (Ta là Phật đã thành, các người là phật sẽ thành).
Tôi cho rằng tác giả hiểu như vậy không đúng quan niệm của Thiên Chúa giáo. Trước hết, nếu muốn truy cứu chính xác nghĩa của Kinh thánh Thiên Chúa giáo, chúng ta phải truy cứu từ gốc, hoặc ít nhất qua các bản dịch bằng tiếng Hy Lạp hay La Tinh. Tôi không đủ sức học để truy cứu nguyên gốc như vậy, mà cũng không có ngay cả bản La Tinh thông dụng trong tay nên không dám bàn gì nhiều. Tuy nhiên, nếu sử dụng bản tiếng Anh, ai cũng hiểu được ý nghĩa của từ God viết hoa để chỉ Thượng Đế trong các tôn giáo độc thần, và viết thường để chỉ các thần. Từ God viết hoa không có số nhiều, từ “god” viết thường có thể có số nhiều (god hoặc gods). Bất cứ cuốn từ điển nào cũng có thể cho thấy như vậy. Như thế, bản dịch tiếng Anh với từ gods số nhiều không thể hiểu là thượng đế như Thượng Đế của Thiên Chúa giáo.
Thêm nữa, nếu hiểu câu văn này dù trong Psalm 82 (I have said, Ye are gods; and all of you are children of the most High) với “gods” là “thượng đế” thì hiểu làm sao phần còn lại (và tất cả các anh [các ngươi] là con cái của đấng Tối Cao)? Và chúng ta hiểu thế nào Exodus 20, 2-3 “I am the Lord thy God … Thou shalt have no other gods before me” (bản King James Version, Christian Heritage, 1988) (Ta là Chúa là Thượng Đế của các anh … Các anh không có thần thánh nào khác trước mặt Ta). Nếu chúng ta là “thượng đế” mà Thượng Đế nói là “không có thượng đế nào khác trước mặt Ta” thì chúng ta phải đi đâu để kiếm tìm được Thượng Đế yêu thương chúng ta?
Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo là một Đấng mà người tin theo phải tôn thờ (worship) và tuân hành giới luật để về lại với đích điểm là Thượng Đế. Thiên Chúa của Thiên Chúa giáo không chỉ là một con người cho dù siêu việt đáng làm gương và dạy dỗ người khác làm theo cách của mình để tìm về với Thượng Đế.
Tôi cho rằng tác giả đã không xác đáng khi trích, dẫn giải, và kết luận về quan niệm Thượng Đế của Thiên Chúa giáo, đặc biệt với kết luận “Lịch sử của Thiên Chúa giáo là một quá trình lầm lẫn về ý nghĩa của Thượng Đế". Còn lầm lẫn hơn nữa khi tác giả viết “Còn chữ Chúa Trời là God của Thiên Chúa giáo, một đối thể tôn giáo mang tính chất con người—a personal being". Rõ ràng là tác giả đã không phân biệt được quan niệm Chúa Trời của Thiên Chúa giáo bao gồm Do thái, Kitô, và Hồi giáo và quan niệm Ngôi Hai nhập thể chỉ riêng của Kitô giáo. Thiên Chúa không bao giờ là một “đối thể mang tính chất con người” như tác giả hiểu về Thiên Chúa giáo cả!
2. Trời-Phật của “người Phật tử Việt Nam
Tác giả suy luận tiếp và cho rằng Phật giáo Việt Nam vẫn có quan niệm về Thượng Đế qua vế “ông Trời”, “Trời-Phật”. Tác giả nhấn mạnh, dù sao, quan niệm “ông Trời” này vẫn “không phải là ‘Chúa Trời’ của Thiên Chúa giáo.” Tác giả viết, “Chữ Trời của Việt ngữ là một cách nói về một đối thể của niềm tin, vốn là cần thiết. Nó gần với chữ Đạo, chữ Thiên, chữ Tạo hóa (tôi viết nghiêng)”.
Tôi thực không hiểu tác giả muốn nói gì về cái gọi là “đối thể của niềm tin.” Tại sao Trời lại là đối thể của niềm tin? Nếu đối thể của niềm tin là cái để chúng ta tin vào thì không chỉ hẵn riêng Trời. Nếu hiểu đối thể là “contre-point” để làm cân bằng niềm tin thì tôi lại càng không hiểu. Và tại sao tác giả lại có thể hiểu từ “Trời” của Việt ngữ không phải là “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo? Thiên Chúa giáo như trên tôi đã trình bày hiểu Thiên Chúa như một Đấng Sáng Tạo tối cao. Việt ngữ chúng ta cũng quan niệm “Ông Trời” như vậy. Nếu không, tại sao chúng ta lại có các câu “Trời làm khổ cực hại dân”, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”, “Mong sao Trời cho được bình yên” vân vân. Chúng ta có thể dẫn chứng nhiều vô hạn qua ca dao, tục ngữ, thơ ca, và qua cách nói thường ngày bằng chứng người Việt chúng ta hiểu Ông Trời như một thực thể có ảnh hưởng trên mọi hoạt động của con người chứ không phải một tính thể như tác giả quan niệm.
Tôi cho rằng quan niệm “Trời” là một quan niệm thuần Việt. Nếu quan niệm này là Đạo hay Thiên như tác giả nêu ra thì đó không còn là “chữ Trời của Việt ngữ” như tác giả viết nữa. Nếu “Trời” này là “Đạo” như “Đạo” trong “Đạo khả đạo phi thường đạo”, hoặc “Thiên” như “thiên” trong “Thuận thiên dã tồn, nghịch thiên dã vong” thì quan niệm này không là “của Việt ngữ” mà là của Trung Hoa hoặc Lão hoặc Nho giáo.
Còn nếu hiểu “Trời” tương đồng với “chữ Tạo hóa” như tác giả viết thì đích thị tác giả đã công nhận cụm từ “Ông Trời” của tiếng Việt chúng ta là “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo”, vì cả hai cùng một định nghĩa là “Người sáng tạo” (le Createur, the Creator), “Trẻ Tạo hóa đành hanh quá ngán…”. Dĩ nhiên quan niệm Trời của người Việt chúng ta chưa là “một đối thể thực hữu với những mệnh lệnh đạo lý chắc nịch buộc con người phải lắng nghe như “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo vì một lẽ là người Việt chúng ta chưa được “Chúa Trời” mặc khải (reveal) về Người như đã mặc khải cho dân tộc Israel. Tuy nhiên, dù sao, chúng ta cũng nhận thấy sự rất gần gũi giữa quan niệm “Ông Trời” của người Việt chúng ta và “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo. Do đó, người Việt chúng ta dễ dàng chấp nhận quan niệm “Chúa Trời” của Thiên Chúa giáo.
Thêm nữa, trừ những người là Phật tử thuần thành, có qui y, có pháp danh, người Việt Nam nào nếu không theo Thiên Chúa giáo cũng đều có thể tự nhận mình là theo đạo Phật. Quá nhiều người trong họ không biết danh tánh của Đức Phật là gì khi tự nhận như thế. Do đó, quan niệm “ông Trời” hoặc “Trời-Phật” trong tiếng Việt chưa chắc đã là một quan niệm của Phật tử. Quan niệm này nói cho đúng là một quan niệm bình dân của người Việt chúng ta, pha trộn nhiều quan niệm khác nhau kể cả Nho và Lão giáo. Do đó, chúng ta không thể kết luận “vế” “Ông Trời” hay “Trời-Phật” này là quan niệm đơn thuần của Phật giáo Việt Nam để kết luận rằng Phật giáo Việt Nam vẫn có một quan niệm dù rằng lu mờ về Thượng Đế. ..
(NPV sưu tầm)
0 Comment: