Về thơ lục bát- Tạ Văn Sỹ
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
THƠ LỤC BÁT
- Cái dở thứ nhất và nên tránh nhất trong thơ lục bát là để mất vần. Lục bát mà để mất vần thì… không chấp nhận được! (Chứ không nên phân bua rằng cố ý “biến thể” như chuyện kể trên). Vần thì ai cũng biết, nhưng nhân tiện xin nhắc lại để nói về một số nhầm lẫn thi thoảng vẫn bắt gặp. Vần là những từ có âm phát ra giống hoặc tương đương nhau. Trắc vần theo trắc, bằng vần theo bằng. Tạm xếp mấy nhóm vần (chưa đầy đủ): Nhóm a-oa, nhóm ai-ay-ây-oai-oay-uây, nhóm an-ang-ăn-ăng-ân-âng-oan-oang-oăn-oăng, nhóm anh-oanh-inh-ênh-uênh, nhóm em-êm-en-eng-ên-ênh-uênh, nhóm e-ê-uê, nhóm i-y-uy, nhóm ia-uya, nhóm iu-iêu-yêu-eo-êu-oeo, nhóm im-iêm-in-iên-iêng-uyên, nhóm o-ô-ơ-uơ, nhóm u-ư-ua-ưa-ơ-uơ, nhóm o-ôn-ơn-ong-ông, nhóm uôn-uông-ươn-ương, nhóm oan-oang-ương, nhóm ui-ưi-uôi-ôi-ươi-ơi… Riêng chữ (âm) “a” thì dĩ nhiên vần với từ cùng “a”(nhưng phải khác thanh (tức dấu chữ) và vần với âm “oa”, nhưng dứt khoát không vần với “ua” được, mặc dầu “ua” cũng có “a” đứng sau cùng. “A” vần với từ “qua” nhưng không vần với “vua”, “đùa”... Bởi lẽ “qu” trong “qua” thì “qu” là phụ âm kép (q+u) đứng đầu từ, âm (vần) của từ này chỉ còn “a”. Còn “vua” (chẳng hạn) thì phụ âm đầu là “v” còn âm (vần) là “ua”, cho nên “ua”> không cùng vần với “a”. “Ua” có thể bắt vần với “ơ” và “uơ”. Ví dụ (tự đặt, nhại theo câu đầu tiên của Truyện Kiều để làm ví dụ, không phải trích dẫn): -“Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo đùa với nhau”> thì không vần, nhưng “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khó qua trong đời” thì chuẩn vần! Cũng như vậy, âm “i” và “y” vần được với “uy” chứ không vần với “ui”, mặc dầu cũng có “i” đứng sau cùng của từ, cái này thi thoảng cũng có người nhầm khi gieo vần cho thơ lục bát khiến đọc lên là nghe thất vận ngay.
- Cái dở thứ hai trong lục bát là trùng vần, điệp vần. Tức là từ thứ 6 của câu lục trùng với từ thứ 6 câu bát hoặc từ thứ 8 câu bát trùng với từ thứ 6 câu lục kế tiếp. Ví dụ (tự đặt): -“Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh như ta với mình”. Hai từ “ta” bắt vần nhau là rất dở.
- Cái dở thư ba trong lục bát là nhịu vần. Tức là từ thứ 6 và từ thứ 8 ở câu bát không nên cùng một vần. Ví dụ (tự đặt): -“Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là khác xa!”. “Là” và “xa” đều là vần "a" cùng trong một câu bát, rất dở, nên tránh!
Tôi làm biên tập tạp chí Văn nghệ Kon Tum. Có lần nhận được bài thơ lục bát gửi về cộng tác của một bạn trẻ vừa tốt nghiệp khoa Văn một trường Đại học. Nói chung bài thơ có thể sử dụng được để khích lệ cây bút trẻ, chỉ cần chỉnh sửa đôi chỗ, đặc biệt là có một lỗi thất vận. Tôi chữa lại cho khớp vần. Tạp chí phát hành, bạn trẻ ấy chủ động gặp tôi, bảo cám ơn chú đã chữa câu thơ cho có vần, nhưng chỗ ấy cháu cố ý viết theo kiểu lục bát biến thể! Tôi nói cháu có biết đến lục bát biến thể là tốt rồi, nhưng nó có quy luật biến thể, mất vần như vậy là làm cho lục bát… “biến dị”, “biến dạng” đấy chứ không phải biến thể đâu! Có thể do câu góp ý thẳng tính của tôi khiến bạn trẻ mất bình tĩnh, bạn ấy bảo rằng do chú học ít nên chưa rõ, bọn cháu học kỹ rồi chú ạ! Tôi bảo vâng, các cháu là đại học còn chú chỉ… học đại! Sau đây là những trao đổi về thơ lục bát của tôi với bạn trẻ ấy, bằng những gì tôi biết được. Mong bạn đọc bổ sung thêm những chỗ tôi còn sai sót.
Đến nay cũng chưa xác định cụ thể thể thơ lục bát lần đầu tiên xuất hiện vào thời điểm nào. Chỉ biết những câu ca dao cổ nhất đã là lục bát. Ấy là nói về văn học bình dân. Còn văn học viết thì có tư liệu bảo những câu lục bát của Lê Đức Mao từ thế kỷ XI hay XII (đọc lâu quá, tôi quên) là những câu lục bát sớm nhất.
Gọi lục bát vì mỗi câu thơ gồm có hai dòng, dòng lục có 6 từ (6 âm tiết) và dòng bát có 8 từ (8 âm tiết). Hai dòng này gieo vần với nhau ở từ thứ 6 (tức từ cuối cùng) của dòng lục với từ thứ 6 của dòng bát, rồi từ thứ 8 (tức từ cuối cùng) của dòng bát lại nối vần với từ thứ 6 của dòng lục… Cứ thế kéo dài về sau đến hết bài.
Thường thì thơ lục bát được gieo vần bằng (vần bằng gồm có 2 thanh, là thượng bình thanh – tức thanh ngang, không có dấu chữ - và trầm bình thanh – tức có dấu huyền). Ở câu bát nếu từ thứ 6 là trầm bình thanh thì từ thứ 8 phải là thượng bình thanh, và ngược lại, vì hai từ này không thể cùng là thượng hay trầm bình thanh được. Hầu hết những bài thơ lục bát xưa giờ đều được làm theo cách ấy.
Tuy nhiên thực tế cũng có những câu – đa phần là câu, ít có đoạn dài hay nguyên bài – ta thấy có đôi chỗ khác lệ thường nêu trên. Thuật ngữ văn học gọi ấy những dị biệt này là lục bát biến thể. Có mấy kiểu biến thể lục bát:
- Gieo vần trắc: Như đã nói, lục bát hầu hết gieo vần bằng, nhưng thi thoảng bắt gặp những câu gieo vần trắc (các từ có dấu sắc, ngã, hỏi, nặng). Kiểu này dễ gặp trong ca dao, tục ngữ hơn là trong trước tác của các tác gia. Ví dụ: -“Đèn nhà ai rạng nhà nấy/ Khách đi qua đường biết đấy là đâu?”; hoặc: –“Tò vò mà nuôi con nhện/ Nó ăn nó lớn nó quện nhau đi!”…
- Gieo vần ở từ thứ 4 câu bát: Như đã nói, đa phần thơ lục bát đều gieo vần ở từ thứ 6 của câu lục với từ thứ 6 câu bát, nhưng thi thoảng ta bắt gặp từ thứ 6 câu lục lại gieo vần với từ thư 4 câu bát. Khi gieo thế này thì buột từ thứ 6 câu bát phải là âm trắc, không thể nào sử dụng âm bằng như bình thường được. Cái này cũng thường thấy ở ca dao, tục ngữ. Ví dụ: -“Có rửa thì rửa chân tay/ Chớ rửa lông mày chết cá ao anh!”. Hoặc: -“Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân”… (Ở mục này tôi cũng có thêm một kỷ niệm nữa trong “nghề” biên tập: Anh bạn vốn là họa sĩ, một hôm cao hứng gửi về Tạp chí bài thơ lục bát có một chỗ gieo vần ở từ thứ 4 câu bát, nhưng từ thứ 6 của câu bát ấy vẫn để nguyên vần bằng. Đọc không được, tôi sửa lại. Gặp nhau, anh bạn họa sĩ bảo rằng do tôi kỹ tính quá chứ để thế cũng không sao, vì anh cố ý viết kiểu… lục bát biển thể kia mà)!
- Câu vượt số từ 6 và 8: Lục bát là 6 và 8 như đã nói, nhưng thi thoảng cũng bắt gặp những câu dài hơn 6 (ở câu lục) và 8 từ (ở câu bát). Cái này văn học bình dân có nhiều. Ví dụ: -“Đứng bên ni đồng ngó sang bên tê đồng mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng nó sang bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông”; hoặc: -“Thương nhau tam tứ núi cũng trèo/ Ngũ lục sông cũng lội thất bát đèo cũng qua”…
Biến thể là vậy.
Còn đây là mấy điều kiêng kỵ khi làm thơ lục bát:
Gọi lục bát vì mỗi câu thơ gồm có hai dòng, dòng lục có 6 từ (6 âm tiết) và dòng bát có 8 từ (8 âm tiết). Hai dòng này gieo vần với nhau ở từ thứ 6 (tức từ cuối cùng) của dòng lục với từ thứ 6 của dòng bát, rồi từ thứ 8 (tức từ cuối cùng) của dòng bát lại nối vần với từ thứ 6 của dòng lục… Cứ thế kéo dài về sau đến hết bài.
Thường thì thơ lục bát được gieo vần bằng (vần bằng gồm có 2 thanh, là thượng bình thanh – tức thanh ngang, không có dấu chữ - và trầm bình thanh – tức có dấu huyền). Ở câu bát nếu từ thứ 6 là trầm bình thanh thì từ thứ 8 phải là thượng bình thanh, và ngược lại, vì hai từ này không thể cùng là thượng hay trầm bình thanh được. Hầu hết những bài thơ lục bát xưa giờ đều được làm theo cách ấy.
Tuy nhiên thực tế cũng có những câu – đa phần là câu, ít có đoạn dài hay nguyên bài – ta thấy có đôi chỗ khác lệ thường nêu trên. Thuật ngữ văn học gọi ấy những dị biệt này là lục bát biến thể. Có mấy kiểu biến thể lục bát:
- Gieo vần trắc: Như đã nói, lục bát hầu hết gieo vần bằng, nhưng thi thoảng bắt gặp những câu gieo vần trắc (các từ có dấu sắc, ngã, hỏi, nặng). Kiểu này dễ gặp trong ca dao, tục ngữ hơn là trong trước tác của các tác gia. Ví dụ: -“Đèn nhà ai rạng nhà nấy/ Khách đi qua đường biết đấy là đâu?”; hoặc: –“Tò vò mà nuôi con nhện/ Nó ăn nó lớn nó quện nhau đi!”…
- Gieo vần ở từ thứ 4 câu bát: Như đã nói, đa phần thơ lục bát đều gieo vần ở từ thứ 6 của câu lục với từ thứ 6 câu bát, nhưng thi thoảng ta bắt gặp từ thứ 6 câu lục lại gieo vần với từ thư 4 câu bát. Khi gieo thế này thì buột từ thứ 6 câu bát phải là âm trắc, không thể nào sử dụng âm bằng như bình thường được. Cái này cũng thường thấy ở ca dao, tục ngữ. Ví dụ: -“Có rửa thì rửa chân tay/ Chớ rửa lông mày chết cá ao anh!”. Hoặc: -“Trèo lên cây bưởi hái hoa/ Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân”… (Ở mục này tôi cũng có thêm một kỷ niệm nữa trong “nghề” biên tập: Anh bạn vốn là họa sĩ, một hôm cao hứng gửi về Tạp chí bài thơ lục bát có một chỗ gieo vần ở từ thứ 4 câu bát, nhưng từ thứ 6 của câu bát ấy vẫn để nguyên vần bằng. Đọc không được, tôi sửa lại. Gặp nhau, anh bạn họa sĩ bảo rằng do tôi kỹ tính quá chứ để thế cũng không sao, vì anh cố ý viết kiểu… lục bát biển thể kia mà)!
- Câu vượt số từ 6 và 8: Lục bát là 6 và 8 như đã nói, nhưng thi thoảng cũng bắt gặp những câu dài hơn 6 (ở câu lục) và 8 từ (ở câu bát). Cái này văn học bình dân có nhiều. Ví dụ: -“Đứng bên ni đồng ngó sang bên tê đồng mênh mông bát ngát/ Đứng bên tê đồng nó sang bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông”; hoặc: -“Thương nhau tam tứ núi cũng trèo/ Ngũ lục sông cũng lội thất bát đèo cũng qua”…
Biến thể là vậy.
Còn đây là mấy điều kiêng kỵ khi làm thơ lục bát:
- Cái dở thứ nhất và nên tránh nhất trong thơ lục bát là để mất vần. Lục bát mà để mất vần thì… không chấp nhận được! (Chứ không nên phân bua rằng cố ý “biến thể” như chuyện kể trên). Vần thì ai cũng biết, nhưng nhân tiện xin nhắc lại để nói về một số nhầm lẫn thi thoảng vẫn bắt gặp. Vần là những từ có âm phát ra giống hoặc tương đương nhau. Trắc vần theo trắc, bằng vần theo bằng. Tạm xếp mấy nhóm vần (chưa đầy đủ): Nhóm a-oa, nhóm ai-ay-ây-oai-oay-uây, nhóm an-ang-ăn-ăng-ân-âng-oan-oang-oăn-oăng, nhóm anh-oanh-inh-ênh-uênh, nhóm em-êm-en-eng-ên-ênh-uênh, nhóm e-ê-uê, nhóm i-y-uy, nhóm ia-uya, nhóm iu-iêu-yêu-eo-êu-oeo, nhóm im-iêm-in-iên-iêng-uyên, nhóm o-ô-ơ-uơ, nhóm u-ư-ua-ưa-ơ-uơ, nhóm o-ôn-ơn-ong-ông, nhóm uôn-uông-ươn-ương, nhóm oan-oang-ương, nhóm ui-ưi-uôi-ôi-ươi-ơi… Riêng chữ (âm) “a” thì dĩ nhiên vần với từ cùng “a”(nhưng phải khác thanh (tức dấu chữ) và vần với âm “oa”, nhưng dứt khoát không vần với “ua” được, mặc dầu “ua” cũng có “a” đứng sau cùng. “A” vần với từ “qua” nhưng không vần với “vua”, “đùa”... Bởi lẽ “qu” trong “qua” thì “qu” là phụ âm kép (q+u) đứng đầu từ, âm (vần) của từ này chỉ còn “a”. Còn “vua” (chẳng hạn) thì phụ âm đầu là “v” còn âm (vần) là “ua”, cho nên “ua”> không cùng vần với “a”. “Ua” có thể bắt vần với “ơ” và “uơ”. Ví dụ (tự đặt, nhại theo câu đầu tiên của Truyện Kiều để làm ví dụ, không phải trích dẫn): -“Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo đùa với nhau”> thì không vần, nhưng “Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khó qua trong đời” thì chuẩn vần! Cũng như vậy, âm “i” và “y” vần được với “uy” chứ không vần với “ui”, mặc dầu cũng có “i” đứng sau cùng của từ, cái này thi thoảng cũng có người nhầm khi gieo vần cho thơ lục bát khiến đọc lên là nghe thất vận ngay.
- Cái dở thứ hai trong lục bát là trùng vần, điệp vần. Tức là từ thứ 6 của câu lục trùng với từ thứ 6 câu bát hoặc từ thứ 8 câu bát trùng với từ thứ 6 câu lục kế tiếp. Ví dụ (tự đặt): -“Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh như ta với mình”. Hai từ “ta” bắt vần nhau là rất dở.
- Cái dở thư ba trong lục bát là nhịu vần. Tức là từ thứ 6 và từ thứ 8 ở câu bát không nên cùng một vần. Ví dụ (tự đặt): -“Trăm năm trong cõi người ta/ Chữ tài chữ mệnh khéo là khác xa!”. “Là” và “xa” đều là vần "a" cùng trong một câu bát, rất dở, nên tránh!
- Cái dở thứ tư trong lục bát là ép vần. Tức là bí quá, tác giả vội “sáng tạo” ra hoặc đảo ngược một từ kép, từ láy nào đó cho bắt vần với câu trên hoặc tránh trùng thanh với từ đứng sau. Trường hợp này thường rơi vào câu bát. Ví dụ (tự đặt): -“Chém cha cái số kiếp nghèo/ Quanh năm suốt tháng xèo eo nợ nần!”.(“Eo xèo” bị buột phải biến thành “Xèo eo” vừa để cho bắt vần với từ “nghèo” ở câu trên vừa tránh trùng dấu huyền (trầm bình thanh) của từ “nần” ở phía sau, rất khiên cưỡng!
- Một cái dở nữa khi làm thơ lục bát là viết theo kiểu diễn ca, tức kể lể, mô tả, trình bày sự kiện, một câu chuyện hoặc một tâm trạng có đầu có đuôi, dây cà ra dây muống. Ví dụ (tự đặt): -“Nhớ em anh viết thư này/ Giữa đêm mười bốn rạng ngày mười lăm/ Nhìn ra thấy ánh trăng rằm/ Nhìn vào lại thấy chỗ nằm vắng em/ Cho nên anh thức suốt đêm…”! (Cứ cái đà ấy thì không biết bài thơ sẽ dừng lúc nào)!
Ngoài ra lục bát còn có những yêu cầu về nhịp điệu nữa. Thường thấy nhất là cách ngắt nhịp câu lục là 2-2-2 hoặc 3-3 hoặc 2-4 hoặc 4-2, có khi là 1-5 hoặc 1-2-3 và 1-3-2… còn ở câu bát là 2-2-2-2 hoặc 4-4 hoặc 3-5 hoặc 3-3-2… Đã có nhiều nhà thơ tìm cách cách tân thơ lục bát, nhất là ở nhịp điệu. Ví dụ Cung Trầm Tưởng trong bài thơ “Chiều” câu lục ngắt nhịp 1-1-1-1-1-1 (xưa giờ ít thấy) và câu bát là 4-4 thế này: -“Đồ - rê – mi – fa – son - la / Ngẫm từng âm điệu – nghe ra chiều buồn”.
Cũng nằm trong ý tưởng cách tân, gần đây có nhiều người chia nhỏ hai dòng lục bát ra thành nhiều câu ngắn, kiểu bậc thang. Cách này chẳng qua cũng chỉ để nhấn vào chuyện ngắt nhịp thơ mà thôi. Tiếc là rất dễ gặp khi chia câu, tác giả không để ý đến nghĩa lý của câu từ mà xuống dòng sang câu rất tùy tiện, làm cho câu thơ (đã được chia) không mang ý nghĩa nào nữa. Ví dụ câu Kiều “Trăm năm trong cõi người ta” có thể chia thành hai dòng “Trăm năm/ Trong cõi người ta” chứ không thể “Trăm năm trong/ Cõi người ta” được, vì riêng đoạn (giờ đã thành một câu độc lập)“Trăm năm trong” nghe nó… tức tưởi thế nào ấy!
Ấy là chưa nói trong thơ lục bát muốn ít chữ mà được nhiều lời, muốn ít từ mà gợi được nhiều tứ, người ta còn dùng biện pháp tiểu đối để câu thơ thêm lung linh gợi tưởng. Nghĩa là dồn nén trong một câu thơ song song hai hình ảnh, hai sự kiện có khi đối trọng có khi đồng hiện để diễn đạt một vấn đề, một cảm xúc đáng lý phải dài dòng diễn tả. Thường những câu có phép tiểu đối thì câu lục được ngắt nhịp 3-3, câu bát ngắt nhịp 4-4. Ví dụ: -“Người quốc sắc – Kẻ thiên tài/ Tình trong như đã – Mặt ngoài còn e” (Kiều)
- Một cái dở nữa khi làm thơ lục bát là viết theo kiểu diễn ca, tức kể lể, mô tả, trình bày sự kiện, một câu chuyện hoặc một tâm trạng có đầu có đuôi, dây cà ra dây muống. Ví dụ (tự đặt): -“Nhớ em anh viết thư này/ Giữa đêm mười bốn rạng ngày mười lăm/ Nhìn ra thấy ánh trăng rằm/ Nhìn vào lại thấy chỗ nằm vắng em/ Cho nên anh thức suốt đêm…”! (Cứ cái đà ấy thì không biết bài thơ sẽ dừng lúc nào)!
Ngoài ra lục bát còn có những yêu cầu về nhịp điệu nữa. Thường thấy nhất là cách ngắt nhịp câu lục là 2-2-2 hoặc 3-3 hoặc 2-4 hoặc 4-2, có khi là 1-5 hoặc 1-2-3 và 1-3-2… còn ở câu bát là 2-2-2-2 hoặc 4-4 hoặc 3-5 hoặc 3-3-2… Đã có nhiều nhà thơ tìm cách cách tân thơ lục bát, nhất là ở nhịp điệu. Ví dụ Cung Trầm Tưởng trong bài thơ “Chiều” câu lục ngắt nhịp 1-1-1-1-1-1 (xưa giờ ít thấy) và câu bát là 4-4 thế này: -“Đồ - rê – mi – fa – son - la / Ngẫm từng âm điệu – nghe ra chiều buồn”.
Cũng nằm trong ý tưởng cách tân, gần đây có nhiều người chia nhỏ hai dòng lục bát ra thành nhiều câu ngắn, kiểu bậc thang. Cách này chẳng qua cũng chỉ để nhấn vào chuyện ngắt nhịp thơ mà thôi. Tiếc là rất dễ gặp khi chia câu, tác giả không để ý đến nghĩa lý của câu từ mà xuống dòng sang câu rất tùy tiện, làm cho câu thơ (đã được chia) không mang ý nghĩa nào nữa. Ví dụ câu Kiều “Trăm năm trong cõi người ta” có thể chia thành hai dòng “Trăm năm/ Trong cõi người ta” chứ không thể “Trăm năm trong/ Cõi người ta” được, vì riêng đoạn (giờ đã thành một câu độc lập)“Trăm năm trong” nghe nó… tức tưởi thế nào ấy!
Ấy là chưa nói trong thơ lục bát muốn ít chữ mà được nhiều lời, muốn ít từ mà gợi được nhiều tứ, người ta còn dùng biện pháp tiểu đối để câu thơ thêm lung linh gợi tưởng. Nghĩa là dồn nén trong một câu thơ song song hai hình ảnh, hai sự kiện có khi đối trọng có khi đồng hiện để diễn đạt một vấn đề, một cảm xúc đáng lý phải dài dòng diễn tả. Thường những câu có phép tiểu đối thì câu lục được ngắt nhịp 3-3, câu bát ngắt nhịp 4-4. Ví dụ: -“Người quốc sắc – Kẻ thiên tài/ Tình trong như đã – Mặt ngoài còn e” (Kiều)
Thử đọc lại các truyên thơ Nôm cổ, các sách diễn ca, đặc biệt là 3.254 câu lục bát của Truyện Kiều, đọc lại tất cả thơ lục bát của các bậc thi hào thi bá nước nhà, đọc lại tất cả ca dao tục ngữ mà xem, đâu dễ gì có chuyện mất vần lạc nhịp như chỉ trong một bài thơ bé bằng viên kẹo của chúng ta ngày nay?
Do yêu cầu khắc khe như vậy nên ta thường nghe nói thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay là ở chỗ ấy. Lục bát là thể thơ độc đáo của dân tộc, từ ngàn xưa nó đã ngấm nhập vào hồn cốt máu xương chúng ta đến trở thành quán tính, đến nghĩ sao, nói sao cũng ra lục bát, đều vần vè bắt nhịp xuôi tai cả. Từ đó có lắm người lầm tưởng đó là thơ và mình đang… làm thơ! Xin thưa vè và thơ khác xa nhau lắm, chỉ cần một bước sẩy chân là… “ngàn trùng xa cách”!
Xin mượn câu lục bát cuối cùng trong Truyện Kiều để khép lại khúc nhàn đàm ngẫu hứng này: -“Lời quê góp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”!
Do yêu cầu khắc khe như vậy nên ta thường nghe nói thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay là ở chỗ ấy. Lục bát là thể thơ độc đáo của dân tộc, từ ngàn xưa nó đã ngấm nhập vào hồn cốt máu xương chúng ta đến trở thành quán tính, đến nghĩ sao, nói sao cũng ra lục bát, đều vần vè bắt nhịp xuôi tai cả. Từ đó có lắm người lầm tưởng đó là thơ và mình đang… làm thơ! Xin thưa vè và thơ khác xa nhau lắm, chỉ cần một bước sẩy chân là… “ngàn trùng xa cách”!
Xin mượn câu lục bát cuối cùng trong Truyện Kiều để khép lại khúc nhàn đàm ngẫu hứng này: -“Lời quê góp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”!
( http://tavansy.vnweblogs.com)
Thơ lục bát dễ làm nhưng khó hay. Thực sự ở bất kỳ thể loại nào, để có một bài thơ hay không phải dễ.
ReplyDeleteBạn bè tôi cũng có mấy bài thơ "câu 6, câu 8", chủ yếu diễn ý, âm điệu tùy thích, vần gieo chẳng ra "lưng", ra "đuôi" gì cả.Không thể gọi đó là lục bát hay lục bát biến thể, có lẽ nên gọi là thơ tự do mang âm hưởng lục bát thì đúng hơn. Tôi thích những bài thơ này bởi cái chất thô mộc, cái "tình" không thể diễn tả bằng lời của nó. Có thể đòi hỏi gì hơn ở bạn bè một thời thơ ấu của tôi, những "nhà thơ" dưới mức nghiệp dư, nhớ nhau làm thơ cho nhau, mượn thơ để mà nhớ nhau...
em lam tho thi ko biet van cu phan ngang thoi - chi lo cai tu cua no hi hi nen doc bai viet "tho luc bat " xong nin thinh luon , ke di ! cu nhu PVN viet la dc roi vui la chinh
ReplyDeletehoa dung la mot bai tho hay day nghen ngo thi my hanh
ReplyDelete