Hội thảo thơ hay thổi kèn đám ma nền thi ca Việt Nam?-Nguyễn Đình Chúc
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Hội thảo thơ hay thổi kèn đám ma nền thi ca Việt Nam!
Nguyễn Đình Chúc
Bàn về Hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều - Trần Mạnh Hảo thì phán: Thơ của Thiều là loại thơ cách tân kiểu "tân ... con cóc" - Ông thí dụ:
Chẳng hạn, khi nhìn thấy con mèo đen leo lên lưng một con mèo trắng, ông Thiều sẽ viết y như lý luận thơ phi thơ ông vừa công bố với thế giới mà rằng:
Một con mèo đen bò lên mái nhà sau khi ôm bầu trời gào thét
Nó thấy một con mèo trắng cũng gào như cha chết
Ôi tình yêu khởi thủy từ những tiếng gào
Chú linh miêu của thần linh bước qua mái nhà lợp bằng ngói nâu quê hương ta
Dễ sợ chưa cả loài người ơi
Hai con miu miu ngừng gào im lặng như chú kiến đang ngủ
Chúng leo lên lưng nhau như leo lên chiếc thang hạnh phúc
….
Viết thơ như thế này, trước Nguyễn Quang Thiều hàng mấy trăm năm, tác giả (hay tập thể tác giả) đã làm nên bài “thơ hay” là “Bài thơ con cóc”…
Chẳng hạn, khi nhìn thấy con mèo đen leo lên lưng một con mèo trắng, ông Thiều sẽ viết y như lý luận thơ phi thơ ông vừa công bố với thế giới mà rằng:
Một con mèo đen bò lên mái nhà sau khi ôm bầu trời gào thét
Nó thấy một con mèo trắng cũng gào như cha chết
Ôi tình yêu khởi thủy từ những tiếng gào
Chú linh miêu của thần linh bước qua mái nhà lợp bằng ngói nâu quê hương ta
Dễ sợ chưa cả loài người ơi
Hai con miu miu ngừng gào im lặng như chú kiến đang ngủ
Chúng leo lên lưng nhau như leo lên chiếc thang hạnh phúc
….
Viết thơ như thế này, trước Nguyễn Quang Thiều hàng mấy trăm năm, tác giả (hay tập thể tác giả) đã làm nên bài “thơ hay” là “Bài thơ con cóc”…
Và rồi Ông Trần Mạnh Hảo kết luận:
Thi pháp Nguyễn Quang Thiều là thi pháp phản truyền thống: truyền thống cho thơ phải đa nghĩa thì ông Thiều quyết làm thơ đơn nghĩa; truyền thống cho thơ phải kiệm lời thì thơ ông Thiều rất lắm lời; truyền thống cho thơ phải hàm súc thì ông Thiều làm loài thơ lạnh tanh, xóa mọi hàm ngôn ( tâm hồn lạnh tanh máu cá/ nhiệt tình xuống quá độ âm - Chế Lan Viên); truyền thống cho thơ phải êm tai, phải có nhạc tính thì thơ ông Thiều chủ trương phải gắt như mắm tôm; truyền thống cho thơ phải có âm dương điều hòa trong ngữ nghĩa thì ông Thiều chủ trương thơ phải độc âm hay độc dương, không có thể đưa chủ nghĩa hài hòa của đồng chí Hồ Cẩm Đào vào đây được à nghen (!)
Còn Phạm Ngọc Thái trong bài "Lời về Hội thảo thơ Nguyễn Quang Thiều", nghe có vẻ tình cảm tri âm hơn lại bảo: Thơ của Thiều hay nhất là tập "sự mất ngủ của lửa” - Bài thơ hay nhất trong tâp “Sự mất ngủ của lửa” ấy, (nghĩa là bài thơ hay nhất trong đời thi ca của NQT) là bài "Những người đàn bà gánh nước sông”… - Tuy nhiên kể cả bài thơ hay nhất ấy thiếu một téo thôi thì sẽ vĩnh cửu, nhưng chỉ vì thiếu “cái téo” đó mà nó sẽ… cát bụi – nghĩa là vì thiếu cái téo đó nên bài thơ hay nhất của NQT cũng sẽ ra rác!
TG Nguyễn Đình Chúc |
Giá có được “cái téo” thì Thiều sẽ vĩ đại – Nhưng vì thiếu “cái téo “, tức là “thiếu một tý”… thôi, nên - Thiều bình thường! Đời thơ Thiều sẽ rơi xuống vực, không lên trời được đâu.
Thiển nghĩ: Hai ông nói tuy có khác nhau song đều phán thơ NQT hỏng! Đời thơ ca của Thiều rồi cát bụi, sẽ ra rác.
Liệu có phải họ nói quá đáng không nhỉ? Không có lẽ nào cả một Hội thảo thơ lớn như thế, lại do chính TS. PGS Nguyễn Đăng Điệp Viện trưởng Viên Văn học VN tổ chức, còn được ông Hữu Thỉnh phồng mang, trợn mắt lên ca ngợi…?!
Các vị mở Hội thảo thơ ca tụng Nguyễn Quang Thiều hay là thi nhau thổi kèn cho nền thi ca Việt Nam đây?
Nguyễn Đình Chúc
( gửi qua email từ TP Hà Nội ngày 12.7.2012)
Ghi thêm của NPV:
1-Bài viết trên đây của tác giả Nguyễn Đình Chúc chỉ nêu lên đôi điều đánh giá có tính tóm lược. Thực ra nhà thơ và phê bình văn học Trần Mạnh Hảo có hẳn một tham luận dài tựa đề: Về trường phái thơ " tân...con cóc" của Nguyễn Quang Thiều" để gởi tới cuộc hội thảo: “Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại” do Viện Văn học Việt Nam tổ chức. Tham luận có đoạn khá hài hước:
1-Bài viết trên đây của tác giả Nguyễn Đình Chúc chỉ nêu lên đôi điều đánh giá có tính tóm lược. Thực ra nhà thơ và phê bình văn học Trần Mạnh Hảo có hẳn một tham luận dài tựa đề: Về trường phái thơ " tân...con cóc" của Nguyễn Quang Thiều" để gởi tới cuộc hội thảo: “Nguyễn Quang Thiều trong sự đổi mới thơ Việt Nam đương đại” do Viện Văn học Việt Nam tổ chức. Tham luận có đoạn khá hài hước:
"Tuy cùng thi pháp NÓI TOẸT RA như trường
thơ Con cóc, nhưng Nguyễn Quang Thiều (có lẽ) còn phải cách tân TRƯỜNG
THƠ CON CÓC thêm một lần nữa là tuyệt đối cấm kiệm lời trong thơ; rằng
thơ thì phải rậm lời, lắm lời, lắm điều, cần phải kéo dài câu thơ ra như
kéo dài kẹo kéo. Có lẽ, rồi đây, chủ soái trường phài thơ TÂN CON CÓC ,
sẽ sửa lại bài thơ “tuyệt bút” Con cóc theo “thi pháp kẹo kéo” của ông
cho hợp với môn phái TÂN HÌNH THỨC – TÂN CON CÓC mà ông vừa sáng tạo
ra.
Kẻ viết bài này xin phép học
theo lối thơ ông Thiều mà thử múa rìu qua mắt thợ, chuyển bài thơ Con
cóc từ cổ điển sang trường phái HẬU HIỆN ĐẠI-TÂN CON CÓC của ông Thiều,
xem ông có hài lòng hay không về món “TÂN …CON CÓC”, tức thơ con cóc
hiện đại, như sau :
“Con cóc ngồi trong hang tư duy về thế giới sao mày có mặt nơi đây
Con cóc bò ra ngó lên vũ trụ thắc mắc : tồn tại hay không tồn tại
Con cóc nhảy đi tìm hư vô, tìm sự cô đơn vô nghĩa có tên là vũ trụ
Con cóc nhảy đi cũng như không nhảy vì sự giới hạn không cho phép nó vô hạn
Con cóc bèn tọa thiền ngồi im thít thít như cục thịt đông của cái thế giới mà lửa cũng đóng thành băng tuyết
Con cóc nhảy vào hư vô mà cái hang chính là bầu trời,
thi ca ơi, thượng đế ơi trả ta con cóc siêu hình con cóc nhân văn …"
Bạn đọc có nhã hứng muốn đọc toàn văn tham luận của Trần Mạnh Hảo xin vào line sau: http://vntnew.vnweblogs.com/print/27724/369366Con cóc bò ra ngó lên vũ trụ thắc mắc : tồn tại hay không tồn tại
Con cóc nhảy đi tìm hư vô, tìm sự cô đơn vô nghĩa có tên là vũ trụ
Con cóc nhảy đi cũng như không nhảy vì sự giới hạn không cho phép nó vô hạn
Con cóc bèn tọa thiền ngồi im thít thít như cục thịt đông của cái thế giới mà lửa cũng đóng thành băng tuyết
Con cóc nhảy vào hư vô mà cái hang chính là bầu trời,
thi ca ơi, thượng đế ơi trả ta con cóc siêu hình con cóc nhân văn …"
Riêng nhà thơ Phạm Ngọc Thái chỉ có đôi dòng ngắn gọn trong một thư ngỏ mà ý chính đã được nêu đầy đủ trên đây nên NPV thấy không cần dẫn nguồn thêm nữa.
2-Tác phẩm “Những người đàn bà gánh nước sông” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều vừa được đăng trên tạp chí Văn học của Nga, đồng thời được bạn đọc bình chọn là bài thơ dịch hay nhất trong năm 2011.
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG
Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen tõe ra như móng chân gà mái
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận giữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi lăm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi .
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
Những người đàn bà xuống gánh nước sông
Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
Một bàn tay họ bám vào đầu tròn gánh bé bỏng chơi vơi
Bàn tay kia bấu vào mây trắng
Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Những con cá thiêng quay mặt khóc
Những chiếc phao ngô chết nổi
Những người đàn ông giận giữ, buồn bã và bỏ đi
Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi lăm và nửa đời tôi thấy
Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng
Chạy theo mẹ và lớn lên
Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ
Và cá thiêng lại quay mặt khóc
Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi .
-
Nguyễn Quang Thiều-1992
Tôi có đọc một số thơ của NQT. Thơ ông không có gì là khó hiểu, nhưng lối thơ thì quá "mới", dẫm lên trên mọi khuôn khổ, quy ước, cách hiểu, thói quen... của mọi nhà thơ lẫn người yêu thơ. Có thể ta thấy độc đáo ở một số bài, nhưng đọc xong thì... không thể nhớ nổi lấy dăm câu. Về mặt này tôi cho rằng NQT chỉ thành công ở khía cạnh gây chú ý và tranh cãi, không thể thành công trong lòng công chúng yêu thơ. Một bài thơ được công chúng thuộc, nhớ dăm ba câu chưa chắc đã là thơ hay, nhưng có thể trường tồn với thời gian- tạo nên sức sống cho thơ. Thơ hay thì sức tự lan tỏa, phổ cập để nhớ càng lớn. Nếu không có ai nhớ nổi dăm ba câu, thơ ấy còn tệ và thua xa thơ ...con cóc!
ReplyDeletetheo tui làm thơ theo lối nào cũng ko gọi là mới cả vì nói cho cùng thơ là từ ngữ và từ ngữ đã có cách đây hơn 4.000na8m rồi ... thơ cứ theo vần điệu dể đọ , dể nghe , có tiết tấu giai điệu trầm bổng đi vào lòng người ko gượng ép , để lại cho người đọc đôi điều suy ngẫm là thơ hay cho dù bài thơ ko đi theo quy luật sẳn có nào cả
ReplyDelete@Bạn nặc danh: bạn nhầm to giửa phương tiện và mục đích rồi. Từ ngữ thì đương nhiên có từ xưa, nhưng sắp đặt thế nào để thành thơ là việc làm công phu+thiên tài của nhà thơ để cho ra những bài thơ hay. Cũng như trong âm nhạc, con người chỉ hát được có 7 nốt nhạc với khoảng 20 cao độ, không thể vì vậy mà nói bài hát nào cũng như bài hát nào, không có gì mới...
ReplyDeleteđồng ý với bạn điều đó miển sao nó thực sự là mới có nghĩa là chưa có bao giờ ... mà điều này ko dể , miễn sao dừng áp đặt cái tui làm là mới
ReplyDelete