Người tình trong “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ”- Trương Văn Khoa (ST)
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Người tình trong “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ” (*)
-Trương Văn Khoa-
Thời trung học, cứ mỗi lần đi học ở trường Tiểu La, tôi vẫn có thói quen hay uống café tại một quán rất quen thuộc tên là Café Thu. Quán giản dị với những chiếc bàn gỗ cũ kỹ theo năm tháng. Ngày ấy, ở thị trấn Hà Lam (Thăng Bình, Quảng Nam), ai cũng biết quán này, chủ nhân là một người đàn bà trên 30 tuổi nhưng còn đẹp và sâu lắng. Một điều đặc biệt, café ở đây rất ngon, nhạc hay và buồn như chính chủ nhân của nó. Lúc rỗi, tôi thường nói chuyện với chủ quán, những lúc như thế, đôi mắt cô Thu thường đượm buồn, xa xăm, nhớ về một dĩ vãng không xa lắm...
Cách đây khoảng 40 năm, trên đoạn đường từ ngã tư Hà Lam đến
cổng trường trung học Tiểu La - Thăng Bình, người dân ở thị trấn nhỏ lẻ này chắc
không quên cô nữ sinh tên là Thu, hàng ngày cắp sách đến trường. Hồ thị Thu,
người vùng quê ngày ấy thường gọi là Thu Chuẩn (ba cô tên là Chuẩn) để phân
biệt với những cô Thu khác. Thu học ban C, có giọng hát hay, quyến rũ và từng
là hoa khôi của truờng Tiểu La lúc bấy giờ. Với mái tóc dài xõa ngang lưng,
khuôn mặt trái soan, làn da trắng hồng, thướt tha trong tà áo dài trắng, Thu đã
làm cho biết bao nhiêu chàng trai điêu đứng. Trong số đó, Vũ Đức Sao Biển và
Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ), những học trò chân đất, nhìn người đẹp rồi mơ mộng yêu
đương, về nhà làm thơ viết nhạc... Đynh Trầm Ca có "Ru con tình cũ",
Vũ Đức Sao Biển có "Thu, hát cho người", những bài thơ này đã được
giới học sinh, sinh viên chép nhau rồi truyền tụng. Tên tuổi của các thi sĩ
cũng nổi danh từ đó. Chỉ có một điều, đây là những mối tình trong mộng tưởng,
tình yêu đơn phương, lãng mạn ở lứa tuổi học trò. Thời gian trôi đi, Thu
lấy chồng sớm, chàng trung úy pháo binh tên Trần Đình Ái, một pháo đội trưởng
pháo binh. Ái là sĩ quan pháo binh yểm trợ cho bộ binh hành quân ở vùng Sơn
Tịnh, Quảng Ngãi. Thời ấy vào khoảng năm 1973.
Thu của ngày ấy
Bài hát được 2 danh ca Hà Thanh và Anh Ngọc hát trên Đài
Phát thanh Sài Gòn. Sau đó, những giọng ca tên tuổi của Miền Nam như: Phượng
Bằng, Mai Hương, Quỳnh Dao, Kim Tước, Vân Quỳnh, Vân Hà, Ngọc Long...thể hiện
rất thành công. Bài hát được công chúng đón nhận nồng nhiệt và trở nên nổi
tiếng lúc bấy giờ.
Vũ Đức Sao Biển lý giải rằng, cây sim già không nhỏ, đặc
biệt là khi mọc trên đồi cát, có cây cao vài ba mét, tỏa bóng mát quanh năm.
Ngày ấy, tuổi 20, lòng Vũ Đức Sao Biển vô cùng trong sáng chẳng bao giờ
dám nghĩ tới hai chữ “mần ăn” như ông già Nam bộ đã nói.
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau
Ôi ba năm qua rồi
Đời chưa nguôi gió bão
Người xa xôi phương nào
Người có trách gì không?
Thôi anh ơi anh đừng hờn trách nữa
Đời em như rong rêu tội tình
Xin gục đầu ghi dấu ăn năn
Thôi đừng buồn em nữa nghe anh
THÔNG TIN THÊM: Bạn đọc Truong Duy Hien có bổ sung tư liệu như sau:
"Tôi là người Thăng Bình, chơi thân với những người em trai của chị Thu ( Anh Hồ Xuân Phúc và Hồ Xuân Lộc) học cùng lớp với Hồ Thị Hà ( Vợ của thầy giáo Lê Thí, dạy địa ở trường Trần Phú- Đà Nẵng). Tuy nhiên có 1 chi tiết chưa chính xác là thời chị Thu học trường Tiểu La, lúc đó là trường Trung học Thăng Bình ( Đệ nhất cấp), cùng trong khuôn viên của trường có vài phòng học dành cho trường Bán công Tiểu La, nhưng sau này mới có khoảng năm 1964) cả 2 trường đều là đệ nhất cấp (Cấp 2 bây giờ) Nên chưa có Ban C. Cả tỉnh Quảng Tín lúc bấy giờ chỉ có trường TH Trần Cao Vân mới có Ban C thôi! "
BBT xin trân trọng cám ơn góp ý của anh và kính chúc anh luôn an lành, nhiều niềm vui....
Thu của ngày ấy
"Thu, hát cho người" để tặng cho Thu được Vũ Đức
Sao Biển sáng tác vào năm 1968, là một trong nhạc phẩm làm nên tên tuổi
của ông:
"Giòng
sông nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay
Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người.
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ
Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư
Đêm nguyệt cầm ta gọi em trong gió
Sáng linh lan hồn ta khóc bao giờ
Ta vẫn chờ em trên bao la đồi nương,
Trong mênh mông chiều sương
Giữa thu vàng, bên đồi sim trái chín
Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay
Thời gian nào trôi bềnh bồng trên phận người
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người.
Vũ Đức Sao Biển năm 1970 |
Một thời, “Thu, hát cho người” đem đến nhiều giai thoại cho
giới văn nghệ sĩ, nhất là Quảng Nam, Đà Nẵng và TP. HCM. Tháng 1/2010,
trong chương trình “Gặp gỡ cuối tuần” phát trên HTV7, Vũ Đức Sao Biển có đề cập
đến bài hát và coi đó là tình cảm trong sáng của chính tác giả với một người
con gái cùng quê ở Quảng Nam. Sau một thời gian xa cách, khi trở về, cô gái
ngày xưa giờ có lẽ đã có một bến bờ khác. Một mình lang thang lên đồi sim tím,
nơi đã từng gắn bó với mối tình ngày xưa, cảm xúc chợt ùa về… Và “Thu, hát cho
người” ra đời trong hoàn cảnh đó.
Cuối năm 2011, một lần viết về bài hát này trên báo “Người
lao động”, Vũ Đức Sao Biển giải thích rằng, tựa đề ca khúc “Thu, hát cho người”
là hát cho chính mình, hát cho mùa sim tím, tháp cổ và dòng sông ở vùng quê
nghèo khó Thăng Bình (Quảng Nam). Lần này, không hiểu vì sao, trong bài báo “Tôi
viết Thu, hát cho người”, ông không hề nhắc đến những câu chuyện về Thu ngày ấy
? Ông tâm sự, thuở học trò, tâm hồn trong sáng như dòng suối êm đềm xuôi chảy
dưới chân đồi. Mùa thu, hoa sim tím nở như một tấu khúc dịu dàng. Hoa sim, màu
hoa tím nhạt lãng mạn, bình dị giữa thu vàng lại gợi nhớ đến như vậy ? Ông nhớ
hoa, nhớ người, ôm đàn và hát lên:
"Giòng
sông nào đưa người tình đi biền biệt
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…”
Mùa thu nào đưa người về thăm bến xưa
Hoàng hạc bay, bay mãi bỏ trời mơ
Về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…”
Thật ra, Vũ Đức
Sao Biển đã mượn ý của thi sĩ Thôi Hiệu (đời Đường) trong bài “Hoàng hạc lâu”
với câu:
“...Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du…”
(…Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không…)
Và ngẫu nhiên, những lời trong bài hát “Thu, hát cho người”
cũng trùng với ý thơ của thi sĩ nổi tiếng người Pháp Guillaume Apollinaire
(1880-1918) trong bài thơ để đời L'Adieu (Lời vĩnh biệt):
“…J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends…”
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends…”
Sau này, Bùi Giáng dịch thành:
(…Ta đã hái nhành lá
cây thạch thảo
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ... )
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi
Chúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữa
Mộng trùng lai không có ở trên đời
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó ... )
Năm 2007, trong một lần gặp gỡ văn nghệ, khi Vũ Đức Sao Biển
nhắc lại câu hát:
“Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó.
Để hái dâng người một đóa đẫm tương tư…”
nhà văn Sơn Nam đã “phê bình” Vũ Đức Sao Biển :
“Mày nói dóc ! Cây sim ngoài Quảng Nam của mày thấp tịt, vậy mày ngồi
chỗ nào để đợi con nhỏ đó ? Mà cái đồi sim thì trống huơ trống hoác, con nhỏ đó
có đến thì mày mần ăn được gì ?”
NS: Đynh Trầm Ca |
Liên quan đến mối tình thơ mộng này, vào năm 1967, tại La
Qua, Vĩnh Điện, (Quảng Nam), Đynh Trầm Ca (Mạc Phụ) đã viết tặng cho Hồ
Thị Thu ca khúc "Ru con tình cũ" rất thiết tha. Năm 1970, trong một đêm nhạc ở Sài Gòn, một người ở Nhà xuất bản âm nhạc Khai Sáng đã chuyển bản nhạc này cho Lệ Thu, cô ca sĩ nổi tiếng này đã bật
khóc ngay trong phòng thu âm khi hát đoạn đầu tiên: "Ba năm qua em trở
thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru tình buồn..."
Bản nhạc cũng được ca sĩ Hà Thanh hát trên đài phát thanh
Sài Gòn
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình buồn
Xin một đời thôi tiếc thương nhau
Xin một đời ngủ yên dĩ vãng
Ba năm qua em trở thành thiếu phụ
Ngồi ru con như ru tình sầu
Kỷ niệm nào ghi dấu trên tay
Cho lòng này dài những cơn đau
Ôi ba năm qua rồi
Đời chưa nguôi gió bão
Người xa xôi phương nào
Người có trách gì không?
Thôi anh ơi anh đừng hờn trách nữa
Đời em như rong rêu tội tình
Xin gục đầu ghi dấu ăn năn
Thôi đừng buồn em nữa nghe anh
Sau này, người con gái
tên Thu cũng đi vào trong bài thơ "Cây đàn thương nhớ" của Đynh Trầm
Ca với những hình ảnh rất đẹp của tuổi học trò:
“Buổi ta vác cây đàn ngang trường cũ
ai như em đứng ngó cuối hành lang
ai như ta ngồi mơ sau cửa lớp
có lẽ nào mình còn đó sao, Thu ?...".
Café Thu ngày ấy cũng không còn nữa… Hồ Thị Thu bây giờ đã
ngoài 60 và trở thành một bà chủ tiệm bán hàng trang trí nội thất ở thị trấn Hà
Lam. Mỗi lần về lại Thăng Bình, lên những đồi sim bạt ngàn ở vùng trung du
(Bình Định, Bình Trị,...), tôi lại khe khẽ hát trong hoài niệm, trong nỗi nhớ
về những tháng ngày xưa cũ...
"...Thời gian
nào trôi bềnh bồng trên phận người
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người..."
Biệt ly nào không buồn phiền trên dấu môi
Mùa vàng lên, biêng biếc bóng chiều rơi
Nhạc hoài mong, ta hát vì xa người..."
(http://truongvankhoa.vnweblogs.com)
ĐỌC THÊM: Liên quan đến Thu, người con gái, người tình
trong hai ca khúc “Thu, hát cho người” và “Ru con tình cũ”, nhà báo người Quảng
Nam Hà Đình Nguyên có kể lại:
Đất Quảng Nam vốn sinh ra nhiều nhân tài và cả
nhiều giai thoại. Trong đó một giai thoại hy hữu là có 2 nhạc sĩ đương thời
cùng nặng tình với một nàng thiếu nữ, và mỗi người đã sáng tác một ca khúc để
riêng tặng nàng. Cả hai bài hát này đều rất quen thuộc với công chúng…
Đó là một giai thoại lý thú mà giới văn nghệ Quảng
Nam và Sài Gòn vẫn kể cho nhau nghe: Ngày xưa (thập niên 60), ở một thị trấn
nhỏ của tỉnh Quảng Nam, có một cô học trò trung học, ngày hai buổi ôm cặp đi về
trên con đường bụi mù phố lẻ. Nàng họ Hồ, tên Thu, có mái tóc dài, mặt trái
xoan, da trắng hồng và cặp mắt long lanh như sóng nước hồ thu. Sóng mắt của
nàng đã làm trái tim hai chàng nhạc sĩ tài hoa lỗi nhịp. Nhờ đó mà giới yêu
nhạc có được hai ca khúc “để đời” mà hát: bài Thu, hát cho người của Vũ Đức Sao
Biển và bài Ru con tình cũ của Đynh Trầm Ca.
Người viết là “thằng em” thân thiết của cả hai
nhạc sĩ. Mười lăm năm trước, khi tôi vào làm Báo Thanh Niên thì anh Vũ Đức Sao
Biển là “sếp” – phụ trách tờ Thanh Niên bán nguyệt san, còn khi anh Đynh Trầm
Ca giã từ ngày tháng phiêu dạt ở phương Nam để đưa vợ con về quê (năm 1998) thì
chính tôi là người đưa tin trên báo. Chuyện cả hai ông anh cùng yêu một cô gái
rồi viết nhạc, tôi cũng đã biết từ lâu nhưng nay mới có dịp… hỏi cho ra nhẽ.
Với anh Vũ Đức Sao Biển, trong những phát biểu
chính thức thì anh không hề nói anh viết Thu, hát cho người cho đích danh một
ai cả. Chỉ là một buổi sáng năm 1968, anh lang thang trên đồi sim ở Thăng Bình
quê anh, chợt nhớ về một người con gái đã xa mới bật ra những tứ nhạc: “Dòng
sông nào đưa người tình đi biền biệt. Mùa thu nào cho người về thăm chốn
xưa...”, rồi bảo: Những câu thơ Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản của Thôi Hiệu
trong bài Hoàng Hạc lâu đã ám ảnh anh, để anh làm câu tiếp theo "Hoàng hạc bay,
bay mãi bỏ trời mơ, về đồi sim, ta nhớ người vô bờ…" Gì thì gì, chính dấu phẩy
sau chữ Thu trong cái tựa Thu, hát cho người đã khiến anh bị “bắt quả tang”:
viết cho Thu chứ còn ai vào đó nữa!…
Tôi hỏi anh Đynh Trầm Ca thì anh
cười khà khà: “Chuyện cũ rích, mà nếu tau kể thì có hay ho chi mô. Tau cho mi
số điện thoại của ông anh rể của cô đó và cả của cô đó nữa. Mi hỏi đi!”. Tôi
mừng rơn, gọi cho anh Hồ Luân đang ở Quảng Nam. Anh ấy tuôn một tràng: “Thằng
Mạc Phụ (tên thật của Đynh Trầm Ca) quen con Thu là qua tui. Dạo đó tui để ý cô
chị (tên Liên), Liên bị bệnh, tui muốn đến thăm nhưng đi một mình thì hơi run,
bèn rủ thằng Phụ đi theo. Ai dè, tới nhà Liên, hắn gặp cô em, đâm ra như… mất
hồn! Còn con Thu có “tình cảm” chi với Võ Hợi (tên thật của Vũ Đức Sao Biển)
không thì tui không rõ. Nhưng mà tui thấy nhiều khi người ta hư cấu mà… hay quá
trời, đến nỗi mình là người trong cuộc mà còn ngẩn tò te nữa đó. Năm rồi, cô em
tôi kể trong cuộc nhậu có một ông lãnh đạo địa phương. Ổng hỏi: “Ở Quảng Nam có
hai nhạc sĩ nổi tiếng, quý vị biết là ai không?”. Mọi người đáp: “Vũ Đức Sao
Biển với Đynh Trầm Ca chứ ai!”. “Đúng. Vậy hai ông này có đặc điểm gì?”. Đáp:
“Cùng yêu cô Thu và cùng viết bài hát cho cô này!”. “Đúng luôn, nhưng mà xuất
xứ của từng bài hát ra sao?”. Không ai trả lời được, lúc đó vị này mới kể:
“Hai ông này là nhạc sĩ nên
chơi thân với nhau. Thân quá, cho nên khi yêu thì cũng yêu một người. Nhưng do
ông Đynh Trầm Ca nghèo, mà lại xấu trai còn ông Vũ Đức Sao Biển chẳng những đẹp
trai mà còn làm được bản nhạc Thu, hát cho người rất nổi tiếng nên cô Thu… lấy
ông này. Khi cặp vợ chồng này có một đứa con thì một hôm ông Đynh Trầm Ca đến
thăm bạn cũ, thấy ông Vũ Đức Sao Biển đang ngồi… ru con. Chuyện vãn được một
lúc thì ông Vũ Đức Sao Biển bận việc gì đó, mới nhờ bạn ru con hộ mình. Ông
Đynh Trầm Ca ngồi ru con (của) người tình cũ, thấy buồn thấm thía, nên mới cảm
tác ra bài Ru con tình cũ. He he… Hay quá phải không chú mày?”…
Tôi hỏi nhân vật chính: Thu – người đẹp của một
thời: “Chị ơi, sao người ta lại gọi chị là Thu Chuẩn?”. “À, Chuẩn là tên ba của
tôi, ở miền quê người ta thường gọi tên “kép” như thế để phân biệt con nhà này
với con nhà kia”. Hỏi “chuyện xưa”, chị cười bảo: “Dạo đó tôi với anh Đynh Trầm
Ca cũng có tình cảm nhưng chỉ là tình cảm tuổi mới lớn. Hồi quen anh ấy tôi mới
học lớp đệ lục (lớp 7 bây giờ) trường Trung học Tiểu La, nhưng rồi không duyên
nợ. Tôi lấy chồng năm 1966, chồng tôi người gốc Hà Nội. Một năm sau thì tôi
biết anh Đynh Trầm Ca có viết bài Ru con tình cũ…”. “Do đâu chị biết được?”.
“Chu choa, bài này được hát ra rả trên radio, không muốn nghe cũng phải nghe!
Còn chuyện anh Vũ Đức Sao Biển thì sau này tôi có nghe một người bạn gái kể là
anh ấy cũng có tình cảm với tôi và có viết bài Thu, hát cho người. Nếu đúng vậy
thì… cũng là chuyện có duyên không nợ…”.
Có một trùng hợp lý thú là cả Đynh Trầm Ca lẫn Vũ
Đức Sao Biển đều bỏ quê, trôi dạt vào phương Nam. Đầu thập niên 70 thế kỷ
trước, Vũ Đức Sao Biển vào Bạc Liêu dạy học suốt mấy năm rồi lên Sài Gòn làm
báo. Sau 1975, Đynh Trầm Ca cũng dắt díu vợ con trôi dạt về Sóc Trăng, An
Giang, rồi Sài Gòn… đến năm 1998 mới hồi hương. Anh hiện là ông chủ quán Thạch
Trúc Viên ở thị trấn Vĩnh Điện (Điện Bàn, Quảng Nam). Có một chuyện ly kỳ nữa
là dạo còn ở miền Tây, một lần Đynh Trầm Ca xuống bến đò thấy cha con một người
hành khất, người cha ôm cây đàn guitar cũ kỹ hát, còn đứa con gái cầm chiếc
thau nhôm móp méo đi đến từng người để xin tiền. Bản nhạc mà người hành khất
đang hát là bài… Ru con tình cũ: “Ba năm qua em trở thành thiếu phụ. Ngồi ru
con như ru tình buồn… Ôi, ba năm qua rồi, lòng chưa nguôi gió bão… Người xa xôi
phương nào, người oán trách gì không?”. Đynh Trầm Ca nghe mà thắt cả lòng.
Tháng 5.1988, Báo Thanh Niên đăng bài thơ Bất chợt trên bến đò ngang của anh:
“…Mười mấy năm rồi người con gái sang sông/Tôi viết lời ca sao buồn quá
vậy?/Những lời ca cho lòng tôi thuở ấy/Ai biết bây giờ/Bố con người hành khất
dùng để ăn xin?”. Nhạc sĩ Xuân Hồng đã phổ nhạc bài thơ này.
-Hà Đình Nguyên-
(*): Tựa đề do NPV đặt lại
THÔNG TIN THÊM: Bạn đọc Truong Duy Hien có bổ sung tư liệu như sau:
"Tôi là người Thăng Bình, chơi thân với những người em trai của chị Thu ( Anh Hồ Xuân Phúc và Hồ Xuân Lộc) học cùng lớp với Hồ Thị Hà ( Vợ của thầy giáo Lê Thí, dạy địa ở trường Trần Phú- Đà Nẵng). Tuy nhiên có 1 chi tiết chưa chính xác là thời chị Thu học trường Tiểu La, lúc đó là trường Trung học Thăng Bình ( Đệ nhất cấp), cùng trong khuôn viên của trường có vài phòng học dành cho trường Bán công Tiểu La, nhưng sau này mới có khoảng năm 1964) cả 2 trường đều là đệ nhất cấp (Cấp 2 bây giờ) Nên chưa có Ban C. Cả tỉnh Quảng Tín lúc bấy giờ chỉ có trường TH Trần Cao Vân mới có Ban C thôi! "
BBT xin trân trọng cám ơn góp ý của anh và kính chúc anh luôn an lành, nhiều niềm vui....
Ca khúc Ru con tình cũ hay, và cũng xứng đáng góp mặt trong top những tình khcs buồn muốn ...khóc
ReplyDeletetui có thời làm cùng cơ quan với a Vũ đức sao Biển có bao giờ nghe a Sao Biển nói về giai thoai bài hát Thu Hát Cho Người là như vậy đâu ta . vả lại anh Sao biển là dân Nam bô rặt ri , hinh như cũng đâu phải tên thu mà vơ chồng anh Sao biển có hai thằng con trai hi hi vui qua để bửa nào thăm NS Sao Biển hỏi xem phải vậy ko ?
ReplyDelete@ CCL: Đoạn cuối bài này viết :"cả Đynh Trầm Ca lẫn Vũ Đức Sao Biển đều bỏ quê, trôi dạt vào phương Nam. Đầu thập niên 70 thế kỷ trước, Vũ Đức Sao Biển vào Bạc Liêu dạy học suốt mấy năm rồi lên Sài Gòn làm báo. Sau 1975, Đynh Trầm Ca cũng dắt díu vợ con trôi dạt về Sóc Trăng..."
ReplyDeletecó lẽ do VĐSB sống lâu ở Nam bộ nên dễ nhầm như là dân Nam bộ chăng?
xin lổi ban No ý mình nói là vợ anh Sao Biển là Người nam bộ rặt ri chứ ko phải anh SB , dánh máy thiếu chữ " vợ " CLL tới nhà gặp vợ anh Sao Biển nhiều lần rồi mà ... anh Sao Biển dạy học BL đúng rồi và NS được Bạc Liêu rất trân trọng vì Anh SB có những sáng tác làm cho BL trở nên địa danh dể nhớ và khó quên với ng VN ... CLL sẽ gởi lên blog số bài của A SB để bạn nghe ...
ReplyDeletehe he CLL tự giới thiệu với các bạn 6 tháng tuổi cll đã dạy học ở trường tiểu la rồi đó nghe ... he he
ReplyDeleteCác bạn nên đọc cho kỹ, chuyện ông VĐSB lấy cô Hồ Thu chỉ là...hư cấu (ông lãnh đạo địa phương... phịa ra). Rất cám ơn "Phố Núi và Bạn Bè" đã sử dụng bài viết của tôi, nhưng cũng xin được...đính chính tôi không phải là người gốc Quảng Nam như câu giới thiệu "...nhà báo gốc Quảng Nam Hà Đình Nguyên kể lại" . Đa tạ (Hà Đình Nguyên, báo Thanh Niên)
ReplyDeleteKG Anh Hà Đình Nguyên: Chân thành cám ơn Anh về bài viết và những điều lưu ý, đồng thời kính cáo lỗi cùng Anh và Quý độc giả về sơ xuất nêu trên ( do trích lại từ internet nên chủ quan không chú ý tra cứu kỷ). Kính chúc Anh luôn khỏe, nhiều niềm vui, hạnh phúc...
ReplyDeleteHà Đình Nguyên=Hạ Đình Nguyên.
ReplyDeleteBạn Vu Ha: Anh Hạ Đình Nguyên (người Quảng Nam) là thủ lĩnh SV tranh đấu ngày xưa, giờ viết những bài nhuốm màu chính trị. Còn tôi (Hà Đình Nguyên) chỉ là nhà báo bình thường và chuyên viết mảng văn nghệ.
ReplyDeleteĐất quảng có nhiều nhân tài nhưng sao vẫn cứ nghèo mãi nhỉ?
ReplyDeletetại nhân tài đất quảng nói nhiều hơn lồm - ko tin bạn vô sài gòn đến tất cả các tòa soạn báo tìm hiểu đi ... bảo đảm 2/3 phong viên tác nghiệp là dân quảng nam
ReplyDeleteHầu hết các chi tiết đều trong bài viết theo tôi đều đúng! Tôi là người Thăng Bình, chơi thân với những người em trai của chị Thu ( Anh Hồ Xuân Phúc và Hồ Xuân Lộc) học cùng lớp với Hồ Thị Hà ( Vợ của thầy giáo Lê This, dạy địa ở trường Trần Phú- Đà Nẵng). Tuy nhiên có 1 chi tiết chưa chính xác là thời chị Thu học trường Tiểu La, lúc đó là trường Trung học Thăng Bình ( Đệ nhất cấp), cùng trong khuôn viên của trường có vài phòng học dành cho trường Bán công Tiểu La, nhưng sau này mới có khoảng năm 1964) cả 2 trường đều là đệ nhất cấp (Cấp 2 bây giờ) Nên chưa có Ban C. Cả tỉnh Quảng Tín lúc bấy giờ chỉ có trường TH Trần Cao Vân mới có Ban C thôi! Xin điều chỉnh lại 1 tí!
ReplyDeleteCám ơn Anh đã ghé trang nhà và có ý kiến đóng góp rất trân quý. Do đây là bài sưu tầm, nên BBT không thể điều chỉnh mà chỉ có thể bổ sung thông tin vào cuối bài viết. Kính chúc Anh luôn an lành, nhiều vui nhé. Trân trọng!
Delete