Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Tản mạn với cây đàn Guitar (Phần 4)- NPV

TẢN MẠN VỚI CÂY ĐÀN GUITAR (PIV)
   
     Trong quá trình tìm ít thông tin về cây đàn guitar trên internet,ngoài trang wikipedia, NPV có gặp vài bài viết liên quan- không biết tác giả là ai, nhưng thấy có nhiều thông tin bổ ích và không kém phần lãng mạn nên tổng hợp lại để Quý độc giả và bạn bè cùng đọc, cảm nhận ...

PHÂN LOẠI GUITAR

       Cây đàn acoustic guitar đã thâm nhập vào rất nhiều thể loại âm nhạc khác nhau. Bên cạnh vai trò là những nhà solo tuyệt vời, acoustic cũng đã hòa nhập rất hài hòa với các dụng cụ âm nhạc khác.       Guitar aucostic về cơ bản là nhạc cụ không dùng điện, khối lượng nhẹ, thường được làm chủ yếu từ gỗ, dễ mang theo khi di chuyển. Dây đàn được làm chủ yếu từ dây sắt hoặc dây nilon. Đàn guitar aucostic có khả năng trình diễn ở nhiều thể loại nhạc khác nhau từ cổ điển, country, jazz cho đến flamenco với tính biểu cảm tuyệt vời.

Diễm xưa (Trịnh Công Sơn)- Võ Tá Hân

      Guitar acoustic thuờng có phím đàn hẹp hơn guitar classic thùng đàn hơi mỏng hơn classic, phía trên thường có một miếng hình khuyết để trang trí và tránh làm xướt thùng đàn khi đánh miếng gảy.1 số cây, ở mặt bên trên của thùng đàn còn có chổ để móc dây thiết kế sẵn để móc dây đeo vào đứng đánh       

Các biến thể của guitar aucostic       Phiên bản đầu tiên của guitar aucostic là cây đàn guitar cổ điển (classical guitar) Đàn dây kim loại: được tạo vào khoảng thế kỉ 19. So với classical, điểm khác biệt lớn nhất là nó được căng dây kim loại và đôi khi thùng đàn to hơn. Cùng với guitar điện (electric guitar), nó đã trở thành một nhạc cụ cốt lõi trong nhạc pop.       

Resonator guitar: có thân đàn thường được làm từ kim loại. Cách làm này giúp nâng cao âm thanh để chơi trong dàn nhạc giao hưởng và thính phòng. Nó ra đời ở vùng trung tâm phía Bắc Mĩ vào khoảng thập niên 1920 và thập niên 1930.   

  Đàn 12 dây: có số dây đàn là 12, gấp đôi một cây đàn bình thường. Cứ mỗi cặp 2 dây sẽ thể hiện một cao độ. Với cây đàn này một nghệ sĩ có thể thể hiện như 2 người đang cùng chơi. Do tính chất 2 dây/1 cao độ, tính cộng hưởng là rất cao nên có ảnh hưởng rất rõ ràng và tích cực tới người nghe.      

Torres guitar: được coi là bậc tiền bối trong dòng acoustic guitar hiện đại. Nó có thân đàn to hơn một chút và rất giống cây đàn classical.

Bèo dạt mây trôi (dân ca)- Phạm Văn Phương

      Ngoài ra, ở Việt Nam thì quen chơi đàn thùng. Đàn thùng thì cũng tương tự như đàn cổ điển, có cái thân rỗng và có lỗ âm thanh. Dây thì thường là sắt bao đồng, dây cứng hơn loại nylon, và dây đàn được giữ trên mình đàn bằng sáu cái chốt nhựa hoặc kim loại, chứ không cột lại như đàn nylon. 

 Classical guitar  
    Nhạc cụ này được chế tạo từ một bản thiết kế vào khoảng 150 năm trước đây. Nó là loại đàn acoustic guitar có 6 dây nilon, âm thanh phát ra nghe êm dịu. Người ta sử dụng nhạc cụ này trong nhiều loại thể loại nhạc khác nhau: từ nhạc Tây Ban nha, folk, jazz cho tới nhạc độc tấu và hòa tấu.       Classical guitar thuộc bộ dây, âm vực rộng khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ nhiều loại gỗ khác nhau, có chiều dài xấp xỉ 1 m. Nhạc cụ này phát triển từ thời Trung cổ. Thời kỳ đầu, nó xuất hiện ở Tây Ban Nha và Ý, giai đoạn ấy nó có hình dáng nhỏ gọn hơn loại classical guitar ngày nay.

Hẹn hò (Phạm Duy)- Đỗ Đình Phương
Twelve string guitar   
    Là loại đàn guitar 12 dây, nhiều gấp đôi số lượng dây của loại acoustic guitar chuẩn mực. Nói cách khác, nó là loại guitar có 6 cặp dây dựa theo loại guitar thông thường: cặp dây số 1 là nốt Mi; cặp số 2 là nốt Si; cặp số 3 là nốt Sol; cặp số 4 là nốt Rê; cặp số 5 là nốt La và cặp số 6 là nốt Mi (thấp hơn nốt Mi của cặp dây số 1 đúng 2 quãng tám).       Twelve string guitar thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ gỗ, kim loại và plastic. Đầu thế kỷ 19, người ta đã gắn thêm volume để nhạc cụ này tăng thêm cường độ âm thanh. Trong ban nhạc, nhiệm vụ của guitar 12 dây là đệm hợp âm giữ nhịp. Nó phát ra âm thanh khá "chói tai" như thể có 2 cây guitar cùng được sử dụng một lúc. 

Torres guitar   
    Nhạc cụ này là kẻ tiền nhiệm của loại acoustic guitar hiện đại. Nó có những thiết bị tăng âm nằm trong khuôn đúc hình nan quạt ở cạnh dưới của mặt thân đàn. Những thiết bị này giúp âm thanh phát ra lớn hơn.       Torres guitar thuộc bộ dây, âm vực rộng 3,5 quãng tám, tổng chiều dài 81cm. Thân đàn bằng gỗ với 6 dây ruột mèo (gut). Trước năm 1852, nghệ nhân Tây Ban Nha Antonio de Torres Jurrado đã chế tạo ra nhạc cụ này, do đó nó được đặt tên là Torres guitar, một loại nhạc cụ đã trở thành chuẩn mực cho loại classical guitar hiện đại. Torres guitar lớn hơn những loại guitar trước đấy, đặc biệt là ở phần thân đàn. Về sau, người ta đã tái cấu trúc phần bên trong thân đàn để âm thanh vang lớn hơn nữa.


Hạ trắng (Trịnh Công Sơn)- Võ Tá Hân

Guitar Hawaii       Guitar Hawaii có 6 dây nhưng không có phím. Người chơi dùng một thanh (khối) kim loại (bằng đồng, thép không rỉ...) ở tay trái chặn trên cần đàn để tạo nên các phím. Độ dài ngắn của đoạn dây đàn bị chặn sẽ tạo ra các nốt. Guitar Hawaii chơi rất nhiều bồi âm, có rất nhiều bồi âm vì độ dài dây đàn có thể thay đổi được, và các bồi âm ấy du dương hơn tiếng guitar thông thường.

      Tay phải để gẩy có 1 bộ 4 móng (tương tự móng của người chơi đàn tranh) lắp vào 4 ngón: cái, trỏ, giữa, nhẫn.

      Dây của Guitar Hawaii là dây trơn, không có vỏ bọc cả 6 dây. 6 dây này cũng không được lên theo các nốt mi, la, rê, sol, si, mi như đàn guitar Tây Ban Nha.

      Người chơi khi diễn tấu thì đặt đàn trên đùi. (Gần giống tư thế của những người chơi đàn tranh hoặc đàn tam thập lục).

      Ở Việt Nam, nghệ sỹ chơi guitar Hawaii nổi tiếng là Đoàn Chuẩn, Từ Linh.


Dương Kim Dũng trình tấu Hoài cảm (Cung Tiến)

Pedal steel guitar
      Đây cũng là một loại Hawaiian guitar. Nhạc cụ này không có thân đàn, nhưng lại có 2 cần đàn (mỗi cần 10 dây) được đóng khung trên một bàn phím. Pedal steel guitar là loại đàn có nhiều bàn đạp để chỉnh độ cao của các dây. Để tạo ra những nốt riêng lẻ và các hợp âm, người ta khảy dây và dùng một thanh thép hoặc một ống lướt nhẹ dọc theo chiều dài của dây.       Pedal steel guitar có âm vực rộng 6 quãng tám, thân đàn và chân thẳng đứng bằng gỗ hoặc kim loại. Nhạc cụ này cao 23cm, dài từ 71 đến 91cm. Vào khoảng năm 1830, người ta mang loại đàn này từ Mexico đến Hawaii, thế rồi nhạc cụ này phát triển mạnh và trở thành vật đặc trưng của cư dân đảo Hawaii từ thập niên 1940. Joseph Kekuku (nghệ sĩ Hawaii) là người đầu tiên đã dùng một vật gì đó lướt dọc theo chiều dài của dây trong lúc khảy đàn để tạo ra âm thanh "nhão". Sau đó, người ta mới sử dụng một thanh thép hoặc một ống để thay thế dụng cụ này.       Một trong những kỹ thuật phổ biến khi chơi pedal steel guitar là sử dụng các bàn đạp và đòn bẩy đầu gối để thay đổi độ cao thấp, tạo ra những âm thanh luyến láy.


Tuổi đá buồn (Trịnh Công Sơn)- Võ Tá Hân diễn tấu

Electric archtop guitar       Là loại đàn archtop guitar truyền thống đã được cải tiến vào cuối thập niên 1930. Electric archtop guitar thuộc bộ dây, có âm vực rộng trên 3 quãng tám, thân đàn làm bằng gỗ với 6 dây đàn kim loại. Nhạc cụ này rất thông dụng đối với những nhạc sĩ chơi nhạc Jazz. Trong thập niên 1940, electric archtop guitar được cải tiến khá nhiều, kết hợp thêm một cutaway, những bộ cảm ứng âm thanh và một công tắc chọn độ rung âm thanh (selector switch). Loại đàn này phát ra tiếng êm dịu và ấm. Nếu gắn thêm những thiết bị điện tử khác, người ta có thể chơi những nốt riêng lẻ hay tạo thành giai điệu hoặc độc tấu.       Electric archtop guitar là nhạc cụ gợi ý cho sự phát triển loại guitar điện tử có thân đàn rắn đặc ngày nay. Guitar phím lõm       Lục huyền cầm hay ghi-ta Việt Nam, guitar phím lõm, ghi-ta vọng cổ hoặc ghi-ta cải lương là cây đàn được cải biến từ đàn Tây Ban Cầm (guitare espagnole moderne) do các nghệ sỹ cải lương Việt Nam sáng tạo ra. Từ cây đàn guitar 6 dây ban đầu, người ta khoét các phím lõm xuống chừng 1 cm, hình bán nguyệt nhằm tạo ra âm thanh khác biệt, tạo độ ngân rung đặc trưng của ca vọng cổ.       Khi dùng chơi nhạc cổ, guitar phím lõm không dùng dây 6. Dây đàn được lên theo âm giai ngũ cung (pentatonic). Guitar phím lõm đuợc chủ yếu chơi trong giàn nhạc của cải lương, đờn ca tài tử Nam Bộ.

Riêng một góc trời (Ngô Thụy Miên) - Đỗ Đình Phương

Guitar điện       Guitar điệnGuitar điện, về cấu tạo cơ bản, vẫn giống guitar cổ điển. Gồm 3 phần chính: đầu (machine head), cần (neck) và thân (body).       Điểm khác biệt chủ yếu của guitar điện nằm ở phần thân đàn. Guitar điện có thân đàn đặc và phẳng. Vì không có thân đàn rỗng, guitar điện được khuếch âm bằng những bộ phận cảm ứng từ (pick-ups) nối với các cuộn cảm ứng quấn quanh các lõi (bobbin) đặt chìm trong thân đàn. Mỗi cây guitar điện có thể có từ một đến 3 pick-ups. Trên thân đàn còn có 2 núm điều chỉnh âm lượng và âm sắc (tone) và lỗ để cắm dây dẫn (jack) đến ampli. So với đàn gỗ, dây đàn điện có khuynh hướng mỏng và dẻo hơn.       Ngoài ra, cần của guitar điện thường có 26 - 28 ngăn, khuynh hướng thường nhỏ dần từ đầu đàn đến thân đàn.

Phôi pha(Trịnh Công Sơn)- Võ Tà Hân

     Guitar điện thuộc bộ dây, âm vực thấp hơn hoặc bằng 4 quãng tám. Nó là sản phẩm tổng hợp từ gỗ, kim loại và plastic. Chiều dài của đàn từ 97 cm đến 102 cm.

      Ở Mỹ, người ta đã nhiều lần thử nghiệm nhạc cụ này từ thập niên 1920 đến thập niên 1930. Ban đầu, nó là nhạc cụ acoustic gắn bộ khuếch âm ở thân đàn. Đến đầu thập niên 1950, Paul Bigsby và sau đó là Leo Fender đã cải tiến thành đàn guitar rắn đặc với hình dạng như ngày nay ta thường thấy.       Guitar điện thường được diễn tấu chủ yếu theo phong cách nhạc nhẹ. Tùy vào từng thể loại, từng dòng nhạc mà guitar điện được chế tạo theo những nét riêng biệt một cách phù hợp nhất.       Với người chơi jazz, blues, cây đàn được ưa chuộng là đàn có hai pick-ups kép (double-coiled pick-ups) tạo ra âm sắc trầm ấm (humbuckle tone). Hoặc với các rocker, cây guitar có 3 pick-ups đơn (single-coiled pick-ups) tạo nên âm sắc sắc lạnh đặc trưng luôn là lựa chọn số 1.


Kiếp nghèo (Lam Phương)- Lê Vinh Quang

Les Paul Electric guitar       Nhạc cụ này xuất hiện vào năm 1952. Người ta đã lấy tên của Les Paul, một giutarist nổi tiếng cuối thập niên 1940 và đầu thập niên 1950, để đặt tên cho loại đàn này. Những mẫu thiết kế đầu tiên của nhạc cụ này do hãng Gibson sản xuất vào đầu thập niên 1950. Tuy nhiên, trong thời kỳ ấy, nhạc cụ này chưa được phổ biến rộng rãi nên ít người mua, vì thế hãng Gibson tạm ngưng sản xuất vào năm 1960. Đến giữa thập niên 1960, nhờ sự chuyển động mạnh của dòng nhạc pop rock nên nhạc cụ này được phục hồi và trở nên chuẩn mực cho tới ngày nay.       Les Paul Electric guitar thuộc bộ dây, âm vực rộng trên 3 quãng tám, làm từ gỗ và có 6 dây đàn bằng kim loại. Nhạc cụ này dài từ 97 đến 102 cm. Resonator guitar       Là loại đàn aucostic guitar có những đĩa nhôm hình nón gắn bên trong thân đàn để khuếch đại âm thanh. Nhạc cụ này phát ra âm thanh đủ lớn để nghe trong những buổi hòa nhạc trực tiếp mà không cần ampli. Resonator guitar và những loại đàn có gắn thiết bị khuếch âm khác như Dobros và Naitionals xuất hiện lần đầu tiên trong thập niên 1930. Người ta sử dụng các nhạc cụ này trong những ban nhạc khiêu vũ, nhạc Jazz và Blue.       Loại đàn này thuộc bộ dây, âm vực rộng 3 quãng tám. Thân đàn làm bằng gỗ, plastic hoặc kim loại. Chiều dài của nhạc cụ này từ 1,02 đến 1,07 m.

Hương xưa (Cung Tiến )- Nguyễn Long

Guitar bass       Guitar bass có nguồn gốc từ cây đàn contrabass, chịu trách nhiệm bè trầm, nối kết giữa trống và guitar lại với nhau tạo nên một hoà âm hoàn chỉnh.       Dựa trên hình mẫu của cây guitar điện, người ta bắt đầu tạo ra cây guitar bass gồm 4 dây (E, A, D, G) bằng kim loại, cần đàn được chia thành các ngăn (từ 22-24 ngăn) với thùng đàn đặc và bộ phận khuyếch âm. Đến năm 1967 thì cây guitar bass 5 dây và 6 dây cũng ra đời và, cho đến nay, đã có loại guitar bass 7 dây. Tuy nhiên về cấu tạo thì hầu như không có gì thay đổi nữa. Bass điện cũng sử dụng nhứng đồ nghề giống như guitar điện.       Guitar bass có âm vực thấp hơn guitar điện. Nhạc cụ này có hai vai trò quan trọng trong dàn nhạc: phát ra những nốt trầm để hỗ trợ giai điệu chính, và cùng với trống, nó giữ nhịp để giúp những nhạc cụ khác chơi đúng nhịp điệu chung của ban nhạc.       Guitar bass thuộc bộ dây, âm vực rộng 3 quãng tám. Nhạc cụ này có chiều dài 1,1 m, được chế tạo bằng vật liệu tổng hợp như gỗ, kim loại và plastic. Guitar bass do Leo Fender thiết kế lần đầu vào năm 1951. Người ta có thể tạo ra những âm thanh khác nhau cho từng nốt trên nhạc cụ này bằng cách sử dụng ampli, fuzz box, hệ thống echo và nhiều loại thiết bị nhỏ khác.       Ngày nay, cây guitar bass 4 dây xuất hiện phổ biến ở các dòng nhạc jazz, blues, rock và bán cổ điển.

Nỗi nhớ mùa đông (Phú Quang) Guitar:Võ Tá Hân

 Guitar bass không ngăn phím

      Guitar bass không ngăn phím ('fretless bass guitar) xuất hiện từ thập niên 1970, được sử dụng rộng rãi như loại đàn double bass truyền thống. Nhạc cụ này cho phép bạn lướt nhẹ qua các nốt để thay đổi độ cao thấp của âm thanh. Guitar bass không ngăn phím phát ra âm thanh phong phú, rất thông dụng với những nhạc công chơi thể loại jazz và rock fusion.       Đây là nhạc cụ thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám, được chế tạo từ gỗ, kim loại và plastic. Chiều dài của nó từ 1,1 đến 1,2 m.

Streinberger bass guitar

      Về cơ bản, Streinberger bass guitar được thiết kế khác biệt so với bất kỳ loại guitar nào. Thân đàn thường được làm bằng plastic dầy, rắn chắn hơn gỗ của loại đàn bass truyền thống. Nó phát ra âm thanh thô cứng, rõ ràng. Thân đàn rỗng và nhỏ, chứa những thiết bị điện tử mà ampli và bộ khuếch âm cho phép tạo ra nhiều loại âm thanh khác nhau.       Streinberger bass guitar thuộc bộ dây, âm vực khoảng 3 quãng tám. Để chế tạo nhạc cụ này, người ta sử dụng nhựa aboxit gia cố với carbon và sợi thủy ngân (một loại than chì). Đây là những chất liệu mới nhất mà Ned Steinberger dùng để chế tạo nhạc cụ này vào đầu thập niên 1980. Theo các chuyên gia, loại than chì để làm đàn này đặc gấp 2 lần và cứng hơn 10 lần so với gỗ và lại bền và nhẹ hơn thép.
     Theo dòng phát triển của thời gian, cùng với những biến đổi tất yếu của xã hội, tư tưởng, ý thức của con người mà cây đàn guitar cũng có những cải biến đáng kể.       Xét theo dòng nhạc, guitar được phân chia thành 2 dòng chính thống: guitar cổ điển và guitar nhạc nhẹ. Guitar cổ điển thường là đàn gỗ, có 6 dây, đôi khi được thiết kế thành 12 dây. Trong nhạc nhẹ, có nhiều thể loại phong phú hơn nên người ta cũng đồng thời chia guitar thành các dòng như guitar flamenco, guitar jazz, guitar rock.       Xét về cấu tạo, đàn guitar được chia thành guitar điện, guitar Hawaii, guitar phím lõm, guitar bass, guitar hai cần, guitar 4 dây, 7 dây, 12 dây.  

Hướng về Hà nội (Hoàng Dương)- Lê Vinh Quang


LUTHIER CƯỜNG: Người làm đàn tài hoa
(bài viết của Nguyên Thủy- Thanh niên online)

    Phía sau khung cửa sắt, tiếng guitar réo rắt, rộn ràng. Những chuyển động liên tục của hợp âm đồng dạng chạy trên nền dây buông - một kỹ thuật mới trong guitar cổ điển mang phong cách của H.V.Lobos.


Luthier Cường (giữa) và guitarist Trần Hoài Phương đang thử đàn

     Tôi không vội bấm chuông. Bên ngoài trời nắng nóng, nhưng tiếng đàn vẫn rất hấp dẫn, không ngừng ngân vang trong căn nhà nhỏ, lúc thì khúc dạo đầu mượt mà trong tổ khúc số 4 J.S.Bach viết cho violon, được ai đó đã chuyển soạn cho guitar có cấu trúc rất tinh vi; khi thì khúc Variations tươi vui, pha một chút buồn ở cung Mi trưởng của thần đồng Mozart. Người chơi, tôi đoán là một tay có hạng trong làng guitar cổ điển Sài Gòn. Cư dân trong con hẻm nhiều quẹo trái, quẹo phải nằm phía sau chợ Cây Quéo, P.5, Q.Bình Thạnh, TP.HCM đã quá quen thuộc với những âm thanh ấy.       Anh Cường tiếp chúng tôi với cây đàn guitar vừa mới ráp xong, chưa đánh bóng. Giới guitar thường gọi anh là Luthier Cường. Cái tên Luthier là do nhạc sĩ Phùng Tuấn Vũ đặt cho Cường cách đây khá lâu khi Vũ chưa sang định cư ở Mỹ, để chỉ những người chuyên đóng đàn Lute - tiền thân của cây Tây Ban Cầm hiện nay. Trong một căn phòng trên lầu, tôi thấy có khoảng gần một chục cây đàn, một nửa đã hoàn chỉnh. Cường cho biết, hai cây trong số đó là do anh em giới guitar Hà Nội đặt anh đóng cách đây khá lâu; số còn lại các guitarists người Việt bên Mỹ, Singapore đặt anh đóng qua e-mail, đợi họ về mang đi. Bên dưới nhà, một cậu có mái tóc dài... hơn một phân, đang dạo một điệu luân vũ Tây Ban Nha cho một cô bé có lẽ mới nhập môn guitar classic nghe. Hết bài, cậu chuyển sang điệu valse Venézolano Nam Mỹ sôi nổi. Cậu cũng đến nhờ Cường đóng cho một cây.       Khi biết Q., người bạn cùng đi với tôi có ý định đóng một cây đàn, Cường nhìn Q. rồi lạnh lùng "phán" một câu mà nếu không bình tĩnh rất dễ bị... choáng: "Tôi thường chỉ đóng đàn cho sinh viên nhạc viện". Nói là nói vậy chứ cuối cùng thì anh cũng đồng ý đóng cho Q. "OK! Không phải đặt cọc đâu, cho tôi số điện thoại, đúng một năm sau tôi gọi đến thử đàn". Rồi Cường xoay sang cậu đầu trọc: "Còn cậu, cứ yên chí, khi nào cái đầu trọc của cậu... dài tóc ra thì hãy đến đây lấy đàn". Không có cách nào khác. Với Cường, ai cũng vậy, phải... sắp hàng, không có ngoại lệ dù người đó là đệ nhất danh cầm Flamenco Việt Nam Trần Văn Phú. Trong máy vi tính của anh, tôi biết số người đặt đàn đã rất dài, trong khi một tuần anh chỉ làm được một cây. Nghe Cường trao đổi qua điện thoại, tôi biết anh cũng vừa nhận đóng cho T.C.A - tay guitar thiên về Flamenco một cây loại 600 USD, nhưng hẹn... 2 năm sau mới xong! Trong làng guitar cổ điển ai cũng hiểu rằng để tiếng đàn đạt được sự bay bổng, lãng mạn, phải chi li từng nốt nhạc, kể cả đó là một rừng hợp âm chi chít nốt móc ba. Trong nghề đóng đàn, Cường cũng tỉ mỉ như thế, không chỉ với cây đàn mà cả với người đến đặt đàn - người nào đến trước đóng trước, đến sau đóng sau. Duyên nợ với cây đàn       Trước khi đến với nghề làm đàn, Luthier Cường từng là một guitarist. Qua tìm hiểu, tôi biết anh là một "kỹ sư Phú Thọ". Những năm 80, thật lạ, trong khi người Sài Gòn khốn khổ vì "ngăn sông cấm chợ", tất bật áo cơm, không hiểu sao tiếng đàn "guitar quý tộc" lại bùng lên một sức sống mãnh liệt, khởi đi từ cái nôi Nhà văn hóa Phú Nhuận. Nếu lấy cái thời vàng son đó của guitar classic Sài Gòn đem ra so, tôi chắc rằng không có một quốc gia nào trên thế giới yêu guitar cổ điển cho bằng người Việt Nam. Cây guitar ngự trong salon dần dà phổ biến đến giới lao động. Nhiều người chơi guitar, nhưng để có một cây đàn đánh được cho ra hồn không phải ai cũng có. Giá một cây guitar thuộc loại "hàng chợ" của Tây Ban Nha lúc bấy giờ cũng không dưới 2.000 đô. Còn cây đàn chính hiệu Ignacio Fleta, hiệu Ramirez mà "sư phụ" A.Segovia và học trò của ông là J.William, hay A.Ponce và nhiều danh cầm thế giới khác từng chơi, thì nên "quên đi".      Thời ấy sắp hàng mua gạo bằng sổ, mua thực phẩm bằng tem thì lấy đâu để tậu một cây đàn giá 5.000 - 6.000 USD. Đó là lý do vì sao những tay guitar cự phách, trong đó có người bạn tôi là Thái Cường (đã định cư ở Mỹ) chuyển sang làm đàn guitar - tất nhiên, không phải ai cũng thành công, thậm chí thất bại nhiều hơn. "Muốn có một cây guitar đánh cho vừa ý, không có cách nào khác là chúng tôi phải tự mày mò làm lấy một cây",Luthier Cường nói.       Nghệ nhân làm đàn guitar cổ điển thành danh trong nước không nhiều, trên Đà Lạt có anh T., Huế có hiệu đàn Tân Châu, Hà Nội hiện nay có anh D. Còn ở Sài Gòn, bậc thầy chế tác đàn guitar cổ điển phải kể đến đầu tiên là "ông Tâm nghệ thuật" ở đường Nguyễn Thiện Thuật. Con cái ông Tâm học nghề từ cha, nhưng không làm được những cây có tiếng "đẹp" như cây đàn của cha mình. Ông Tâm đã qua đời. Một nghệ nhân nổi tiếng khác ở Phú Nhuận - anh Hồng thì cũng đã xuất cảnh. Thế hệ sau có Luthier Cường, và quả nhiên "hậu sinh khả úy", theo giới guitar classic, những cây đàn của những người đi trước cũng không thể so với cây đàn của Cường Luthier về độ ngân vang cũng như sự lộng lẫy về hình dáng.

      Cái thời "mày mò" đã qua, cây đàn mang tên Cường hiện đã đạt đến đỉnh điểm của nghệ thuật làm đàn Việt Nam. Rất nhiều ý kiến nhận xét của giới guitar classic trong nước, ngoài nước đều dành cho cây đàn của Cường sự "kính nể", có rất nhiều trên mạng internet. Thậm chí, không biết có là quá lời không, khi anh Đ.M.T có nick-name trên mạng là KT7 từng so sánh cây đàn của Luthier Cường với những danh đàn hàng đầu của Tây Ban Nha. Trên website có tựa Viet-Guitar, nhạc sĩ Võ Tá Hân viết: "Tôi cho rằng giờ đây Cường đã đạt mức cao thủ... Bạn bè của tôi ở Singapore cũng như một số guitarist quốc tế ghé qua đây đều tỏ vẻ ngạc nhiên là một người Việt trong nước đã làm được những cây đàn tốt đến như vậy". Nhạc sĩ Huỳnh Hữu Đoan từng là giảng viên khoa guitar Nhạc viện TP.HCM, đang định cư ở Mỹ cũng khẳng định với bạn bè trong giới guitar về trình độ làm đàn guitar của Cường rằng: "Tôi xin lấy tất cả những gì mình có để bảo đảm với các anh rằng đây là một nhân tài của VN".       Một nguồn tin cho biết có đến hơn 90% sinh viên khoa guitar Nhạc viện TP.HCM chơi đàn của Luthier Cường. Cây đàn của anh đã có mặt ở Mỹ, Úc, Nhật, Đức, Ý, Thụy Sĩ, Singapore, và cả ở Pháp vốn rất khó tính trong việc chọn đàn guitar... Được biết, nhạc sĩ Bùi Thế Dũng cũng vừa đặt anh làm một cây đàn thật xịn để học trò của "thầy Dũng" so tài với guitarists thế giới tại hội thi "Cung đàn mùa xuân" (tổ chức 2 năm một lần) vào tháng 8 tới đây tại Bỉ.      Nhìn những đường vân rất mịn trên tấm ván thông có thể biết nó có tuổi đời từ 100 năm trở lên, loại cây chuyên trồng để làm đàn guitar có xuất xứ từ Trung, Bắc Âu, Bắc Mỹ; những tấm ván gỗ cẩm lai tuyệt đẹp có ở Tây Nguyên Việt Nam, những thanh carbon dẹp dùng để hỗ trợ cho các thanh nan rẽ quạt hoặc nan tổ ong, nan lưới... đã được tác giả cất công sưu tầm, tuyển chọn từ nước ngoài, từ Tây Nguyên, mới thấy hết công phu của cái nghề này.       Thỉnh thoảng các nhạc sĩ Trần Văn Phú, Dương Kim Dũng, Kim Chung, Trần Hoài Phương, Bùi Tuấn Anh; nhạc sĩ Phùng Tuấn Vũ, Huỳnh Hữu Đoan, Võ Tá Hân những lần về nước cũng đến đây hội đàn. Bây giờ gặp Luthier Cường người ta hay liên tưởng tới cây đàn guitar classic nhưng không phải đóng từ "xứ sở bò tót" mà là do một guitarist Việt Nam chế tạo; không ai còn nhớ đến một kỹ sư Cường của Đại học Bách khoa ngày nào.       Hôm gặp tôi, Luthier Cường đề nghị "Đừng nói nhiều về tôi", nếu có yêu guitar thì nên đi sâu lý giải vì sao những người làm đàn guitar classic của Việt Nam không nhiều? Và tại sao nhiều nghệ nhân làm đàn ở Sài Gòn - nơi phong trào guitar classic phát triển mạnh nhất nước, đa số lại phải đi làm thuê cho các ông chủ tiệm đàn để kiếm cơm độ nhật? Phải chăng nghệ nhân làm đàn của Sài Gòn vẫn còn ngủ mê trong tiếng guitar của A.Segovia những năm thập niên 60-70, không kịp thích nghi với luật chơi khắc nghiệt, nhưng cũng có cái lý của nó, trong cơ chế thị trường? Luthier Cường trăn trở với tôi rất nhiều về điều này, nhưng không phải cho anh.


Xem tiếp Phần 5:
(NPV sưu tầm và tổng hợp từ internet)
Trở lại Phần 1, P2, P3

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian