Phạm Ngọc Thái với tập "Phê bình và tiểu luậnh thi ca"- Cô giáo Hoàng
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
PHẠM NGỌC THÁI VỚI TẬP " PHÊ BÌNH & TIỂU LUẬN THI CA "
Cô giáo Hoàng giới thiệu
Đó là tác phẩm thuộc loại phê bình văn học của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã chính thức ra mắt bạn đọc - Nxb Văn hoá Thông tin 2013, dày gần 300 trang với 49 bài viết - kể cả những bài bình trong chùm. Tập sách gồm hai phần:
- PHẦN I : Phạm Ngọc Thái bình thơ & tiểu luận.- PHẦN II: Thơ Phạm Ngọc Thái với lời bình
Dẫu tôi đã đọc khá nhiều thơ và những bài bình của ông đăng trên văn đàn mạng từ mấy năm nay, thế mà khi cầm quyển sách ông tặng, tôi cứ lan man đọc hết trang này đến trang khác một cách say mê, cuốn hút. Một tập phê bình và tiểu luận thi ca sâu sắc, thực hay. Kể cả mảng ông bình thơ các thi nhân xưa - nay, cũng như thơ của chính ông đã được chọn lọc qua những bài bình từ các văn nghệ sĩ, nhà giáo cùng các trí thức khác. Đúng theo lời nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc đánh giá:
" Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đã đạt độ viên mãn về ý tưởng nhân văn cũng như ngôn ngữ nghệ thuật là rất nhiều. Mức độ hay của mỗi bài khác nhau, song những tình thi đó đều có thể làm rung cảm trái tim ta... Chưa từng có thi nhân nào sáng tác được nhiều thơ tình hay đến thế!... Rồi mai sau ông sẽ có cả trăm bài thơ tình đứng trường cửu với đời và nền văn học nước nhà".
Hoặc nghệ sĩ sân khấu và điện ảnh - Anh Trần trong "Lời nói đầu" tác phẩm, đã viết:
- Dù đó là bài ông bình cho đời hay đời bình thơ của ông, đều hiện lên một thi nhân Phạm Ngọc Thái tài hoa. Không chỉ sáng tác được nhiều thơ hay, ông còn là một tay bút bình luận thi ca sắc sảo. Văn của ông súc tích cũng như thơ ông, nó có hồn và giàu cảm xúc để lôi cuốn lòng người. Bạn sẽ thấy cả một thế giới thơ huyền diệu với những lời bình sắc sảo đã được chau chuốt, gọt giũa rất đáng chiêm ngưỡng.
Nói riêng về mảng thơ hay Phạm Ngọc Thái được nhiều tác giả bình, như:
Nguyễn Đình Chúc bình Váy Thiếu Nữ Bay, là bài thơ mang tính nhân loại có phong cách rất Hồ Xuân Hương, với một bài bình luận về chân dung thi nhân rất nổi tiếng của anh, tiêu đề "Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ tình lớn của dân tộc". Cả hai bài ấy đều được in trong tập sách này.
Đến những tác giả khác bình đăng trên các trang mạng Việt toàn cầu trong mấy năm qua:
Hoàng Thị Thảo - Cảm nhận về một bài thơ tình hay "Anh vẫn ở bên hồ Tây"; Nhà giáo Đình Bồng - Phạm Ngọc Thái với chùm thơ áo trắng; Chuyên viên Trần Tứ Đức - Phạm Ngọc Thái với chùm thơ hay về tình yêu & đàn bà. Trong đó tác giả đánh giá Người Đàn Bà Trắng là một đỉnh cao thi ca; NS.Anh Trần - Xem Tranh Bán Loã Thể, một kỳ tác thi ca! Trần Việt Thịnh - Phạm Ngọc Thái người hai lần thi sĩ...
Riêng tôi cũng đã bình hai bài thơ hay của ông: "Cảm xúc về Con Đường Phượng Đỏ" và "Em ơi! Thành phố lại mưa", mà tôi cho rằng tình thơ hay vào hàng tuyệt tác. Bởi vậy, cũng nghệ sĩ Anh Trần mới có nhận xét trong bài viết giới thiệu tập sách, rằng:
- Đọc tập "Phê bình & tiểu luận thi ca", tác phẩm sẽ mở ra cánh cửa để bạn đọc có dịp khám phá một tâm hồn sâu sắc, một trí tuệ tài năng và mang đến cho mọi người sự đam mê, hấp dẫn trên từng trang sách...
Tuy nhiên, ở mảng thơ của thi nhân với lời bình qua nhiều tác giả - Có tới vài ba chục bài bình chưa hề xuất hiện trên văn đàn các trang mạng. Phần lớn tiểu phẩm của những tác giả ấy chỉ đăng trên báo, tạp chí hoặc in trong một tuyển văn thơ nào đó.
Thí dụ, Tạp chí Tháp Bút Thủ đô, Sông Hương, Hồn Việt, tạp chí Nhà văn, báo Người Hà Nội... cùng các trang văn học trong cả nước. Những bài bình hay đã được nhà thơ chọn lọc cho in vào tập "Phê bình & tiểu luận thi ca" vừa xuất bản này. Chẳng hạn:
Nhà thơ Trúc Thông bình Chiều Hoàng Hôn của Phạm Ngọc Thái đăng trên báo Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời in trong Tuyển "100 bài thơ hay có lời bình", Nxb Thanh niên; Phương Tuấn bình Em Về Biển; Hoàng Ngọc - Cô Quét Lá Đêm Hồ; Tuyết Thuý - Sáng Thu Vàng; Xuân Hùng - Biển Hát; Phạm Thành Công - Tiếng Hát Đời Thường; Trần Ngọc - Em Bán Xoài; Trương Vũ Tiến - Trước Núi Mỹ Nhân; Như Ý - Một Góc Hồ Tây; Ngọc Trâm - Thông Và Biển; v.v
Trong bài giới thiệu ở đây, tôi xin trích từ trong tập "Phê bình & tiểu luận thi ca" hai bài bình thơ: một bài thơ đời, một thơ tình... của hai tác giả - Đó là nữ nhà giáo Diễm Loan và nhà văn Đào Viết Minh, để bạn đọc bốn phương thưởng lãm thêm cái hay cùng sự phong phú, sâu sắc trong bàu trời thi ca Phạm Ngọc Thái.
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái
1- Trước hết nói về thơ Đời - Một bài thơ khóc tang sâu sắc:
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi " kiếp" !
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di-phật!
Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
Em ơi: chữ “kiếp” trước chữ “người”!
Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Phạm Ngọc Thái
(*) Ý câu thơ dựa theo thuyết bản mệnh ở Phật giáo - Trong tác phẩm Kiều của Nguyễn Du: Nàng Kiều trẫm mình trên dòng sông Tiền Đường muốn quyên sinh nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu. Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời!
"Làm ma em vợ" là một bài thơ khóc. Đứng trước bao cảnh đời khốn khổ trên bờ bến nhân gian, với tâm khảm xót xa một người em vợ, nhà thơ đã viết ra bài khóc tang này:
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...
Tôi xin trích những lời của Hoài Thanh khi nói về cái chết của Hàn Mặc Tử trong Thi Nhân Việt Nam, ông đã viết: " Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ chết rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn".
Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ - Thế là lòng nhà thơ mâu thuẫn. Muốn viết một bài thơ khóc tang sâu sắc thì phải nói đến cả nghĩa sống và cái chết. Huống hồ tính nhân bản trong thi ca, nó đòi hỏi phải đặt ra một giác độ nhìn nhận trách nhiệm của một con người trước xã hội cũng như cộng đồng, mà ở đoạn cuối tác giả có nói:
Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi...
Bởi vậy để đỡ cho hai câu thơ khóc rất thật đầu tiên ấy, nghĩa tử là nghĩa tận, lệ của nhà thơ đã nhỏ xuống, anh xót xa thắp nén hương lòng khấn cầu cho vong hồn em sớm được siêu thoát:
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di...phật!
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !
Ba chữ "tự giải thoát" là tiếng kêu trong trời đất và xã hội, từ dưới đáy hạ tầng của lớp chúng sinh. Cuộc đời đến mức phải tự kết liễu để giải thoát mình ra khỏi "kiếp sống", thật là bi thương. Nhìn theo quan điểm nhân đạo, suy cho cùng nó cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương của xã hội mà thôi. Tiếng kêu chúng sinh đó đòi hỏi, thậm chí chất vấn...cả thượng tầng kiến trúc kia?
Đến câu thơ thứ chín, ta thấy nhà thơ còn nhắc lại chữ "kiếp" ấy một lần nữa:
Em ơi: Chữ “kiếp” trước chữ “người”!
Cái lời tiễn người đã chết ở đây nó ngược cảnh: đầu bạc lại làm ma mái đầu xanh, nghe rền rĩ như tiếng kèn đám ma. Đó là sự bi ai của cuộc sống. Trong dân gian lắm khi cảnh gia đình lục đục, cha mẹ già hay ông bà tính khí trái nắng giở giời...thường rít lên rỉa rói con cháu: Đến con giun, con dế nó còn muốn sống nữa là con người? Tâm lý cảnh đời thường ấy đã được tác giả vận vào hai câu sau của đoạn thơ hai, để nói lên nỗi xót xa đối với người em:
Quay là quay lơ, lăn ra chết... đi liền với "nhởn thanh xuân" (nhởn nhơ tuổi thanh xuân): nghĩa thơ có ý trào lộng. Ngôn ngữ, nhịp điệu hợp với sự cúng điếu của cảnh khóc tang. Lời than ấy giống như những người đi theo xe tang khóc viếng, đưa linh hồn kẻ chết về nơi chín suối. Nghĩa là, một cái chết tội tình đáng thương thay! Mẹ, cha đã phải chịu đựng bao nhiêu khốn khổ, tủi nhục, đắng cay mà vẫn sống đó? Em còn trẻ, dù có cảnh đời thế nào đi nữa, cũng việc gì phải phẫn chí tìm cách quyên sinh!
Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng, nhuốm đầm sắc thái theo quan điểm của nỗi kiếp đoạn trường, nơi bể khổ dân tình của cụ Nguyễn Du. Cho nên tác giả đã kết:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Để cho rõ ý nghĩa hàm súc của hai câu cuối đó, xin liên hệ đôi nét về thân phận nàng Kiều: trải qua bao khổ ải, nhục nhã ê chề phải trẫm mình xuống dòng sông Tiền Đường để chết, nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời! Như thế món nợ Kiếp của Kiều, dù đã phải trải qua hai lần thanh lâu, mấy lần muốn tự vẫn không thành:
Làm cho sống đoạ thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?
Để mà yên thân nơi cửa chùa:
Đã đem mình bỏ am mây...
Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
Thế mà phận cũng có được yên đâu? Khi Kiều từ chối duyên tái hợp với chàng Kim kia, từng thốt ra than:
Nói chi kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột mà nhơ cả đời...
Thế mà Vương Ông vẫn còn trì triết , mắng con gái rằng:
Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?
Vì "hiếu" đã phải bán cả tấm thân trong trắng, ngà ngọc của mình để chuộc cha. Với "tình" lòng vẫn thuỷ chung son sắt, cũng đành phải dứt duyên nhờ em là Thuý Vân thay mình!... Hiếu, tình sâu nặng đến thế, mà vẫn chưa đủ trả? Cuối cùng Kiều vẫn cứ phải đem cái tấm thân mình, như nàng đã nói:
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa...
Để mà đền nốt cho chàng Kim. "Món nợ kiếp người" tưởng cũng chỉ khổ đến thế là cùng. Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ, câu thứ ba của đoạn thơ này:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm bể ải trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm trong thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ "kiếp" luân hồi ấy để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em!
Ta trở lại với câu thơ đầu tiên:
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !
Lời khóc tang của bài Làm Ma Em Vợ này là tiếng khóc bật ra từ trong nỗi kiếp nhân gian:
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Anh còn phải sống tiếp, cũng chả sung sướng gì đâu? Bao khổ nạn ê chề, chẳng qua vì đời chưa hết nợ, trả hết nợ rồi anh cũng đi thôi. Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa phật, để thắp cho đứa em tội nghiệp cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi sống trần ai, một nén nhang đời!
ĐVM.
Trích "Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái"
2- Một bài thơ tình khúc triết:
KHÓC BÊN HỒ NÚI CỐC
Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay.
Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...(*)
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con.
Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.
Anh đến bên Hồ Núi Cốc giữa chiều
Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
(*) Huyền thoại kể: Nàng Công (con gái quan lang dân tộc) thương nhớ chàng Cốc khóc mà chết. Nước mắt nàng chảy thành suối nay biến ra hồ. Chàng Cốc (chỉ là một tiều phu đốn củi), thương nàng Công cũng chết dưới gốc cây sồi, hoá thành non bao bọc lấy hồ - nên mới có tên gọi: Hồ Núi Cốc!
Hồn chàng theo dòng nước cuốn đến với nàng. Thiên nhiên đang bao trùm sự lạnh lẽo, hoang vắng. Giờ anh đứng đây nhìn ra dòng nước mênh mang trôi dạt kia, chỉ còn lại một thế giới trong anh vô vi và trống rỗng. Mà cái "thây" nó cũng đang trôi về phía vĩnh cửu đấy chứ? Biểu tượng "trôi thây" đã dược thăng hoa từ trong cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, để mở đầu cho bản tình luyến ái gái trai ngàn năm vô bến, vô bờ. Xin bình tiếp câu ba:
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Trong cái tiếng gió mưa cào xé đất trời kia (bên ngoài) , lại đang bao bọc cả một thế giới tĩnh lặng đến rùng mình của tim óc con người (bên trong), cùng chứa đựng một khát vọng mãnh liệt tột cùng cả thể xác và tâm hồn tình yêu trong nó. Đẩy nỗi thơ đi đến điểm cực đại, mà bắn vọt ra một bức tranh hoành tráng, hoàn bích nhất về nàng:
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay...
Ta chạnh nhớ tấm thân nàng Kiều được Nguyễn Du mô tả:
Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên.
Nhưng bức tranh Nguyễn Du mô tả là bức tranh mĩ miều có thật của Kiều đang khoả thân trong khi tắm, còn bức tranh khoả thân của Khóc Bên Hồ Núi Cốc chỉ là bức tranh ảo, bởi ấn tượng từ kí ức, sự cồn cào trong trái tim nhà thơ mà bật ùa ra. Ta thấy tác giả không tả một nét gì trên thân thể, thế mà nàng vẫn hiển hiện lên vẻ đẹp không kém kiêu sa. Tình thơ tuy có bạo loạn nhưng trong sáng. Rõ ràng đây là một khúc tình ca chứ đâu phải là một bi kịch tình?
Những yếu tố cảm xúc của bài thơ này đều theo thi pháp dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, nhưng đã được hoà phối với dòng thơ lãng mạn, để hình ảnh ngôn ngữ, ý tình được hàm súc, cô đọng. Không viết chảy tràn theo tình cảm như các thi nhân trong phong trào "thơ mới" thời tiền chiến ở nước ta đã viết.
Sang đoạn thơ hai là sự gắn bó giữa câu chuyện huyền thoại xưa với câu chuyện tình nay, nói về cái chết chung tình của một đôi trai gái:
Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...
Mối tình đôi trai gái ấy đã bị các quan lại và lễ giáo phong kiến ngăn cấm. Họ quyết quyên sinh để giữ trọn lòng chung thuỷ sắt son. Nàng thì biến ra hồ nước, còn chàng lại hoá thành non. Không có tình yêu tất cả trở nên vô nghĩa. Tình yêu là nơi trú ngụ, ý nghĩa tồn tại của đời ta:
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con!
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chẳng qua là người than cho câu chuyện tình của nàng Công, chàng Cốc trong trời đất và cũng than cho chính mình. Mượn người xưa để nói nỗi đời nay, ý tình cứ rền xiết lên nhau như hai câu trong đoạn thơ cuối đã viết:
Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Cảm xúc thơ tràn ứa mà đẫm lệ. Tôi bình sang đoạn ba, là đoạn thơ máu thịt nhất của bài:
Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.
Khi mưa gió phủ táp xuống miền hồ núi, ta nghe như tiếng câu chuyện tình xưa nghiền xé vang lên: Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ /- Tình đời là một dải băng tang trắng ư? Tình yêu gái trai cho ta nguồn suối yêu thương hạnh phúc, song cũng gieo lên cuộc đời những bất hạnh đớn đau.
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
"máu ta đổ đầy..." là biểu tượng nói về tình yêu. Thơ ngả sang màu siêu thực. Cái bóng xanh rì muôn thuở của non ngàn, với "bức phù điêu" đã được tạc trong thiên nhiên kì vĩ kia, là bởi máu và nước mắt tình của những đôi trai gái tắm vào trong nó. Nghĩa là cả trong bất hạnh đau thương tình yêu cũng tô đẹp, là bản tình ca bất hủ trong vũ trụ cũng như cuộc sống con người. Đoạn thơ ba như một bức hoạ dựng sững giữa trời.
Bằng một cách định nghĩa thi ca Chế Lan Viên đã viết:
Anh phải mang tiếng hát từ bờ này sang bờ kia đấy
Bờ bên kia hư ảo - Bờ thơ.
(trích di cảo CLV - Bờ bên kia ) 
Nhưng sự hư ảo ở đây phải là cái hư ảo thấm đầy huyết, đầy hồn, đầy sự sống và ma lực trong thế giới thơ của nó.
Xin trở lại để nói tiếp về câu thơ hai trong đoạn. Nếu không có "vú người yêu" thì thử hỏi: Hồ núi có xanh thắm hơn thế nữa, thiên nhiên có đẹp hơn thế nữa, để làm gì? Cả chiến tranh và hoà bình trong thế giới này, nếu không có vú người yêu thì loài người gây ra nó cũng để làm gì? "cắn vú người yêu" là một hình tượng rất đời được đưa vào trong thơ, hình ảnh thơ đọc vẫn không thô, không sượng. Viết được câu thơ như thế là một thành công trong thi ca, đưa bài thơ đi xa trên bến-bờ-thi...
Đến đây tôi chỉ xin nói thêm một chút nữa về câu thơ cuối cùng của bài:
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
Xuân Diệu thì nói rằng:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Còn đây, tác giả lại viết: "mai chết rồi…" - Phải, con người có thể làm bao chuyện phi thường, lên cả vũ trụ mà chinh phục sao Hoả, sao Kim, sáng tạo những phát minh khoa học vĩ đại, chế ra cả tên lửa xuyên lục địa, bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân để tiêu huỷ hoàn cầu v.v... Ấy thế mà, liệu còn gì có thể cao xa hơn là làm một dòng suối mát, một hồ nước xanh, hay chỉ là một bồn nước trong nho nhỏ tắm cho cuộc đời và thân thể của người yêu?
Đấy, nhà thơ của bài Khóc Bên Hồ Núi Cốc này chỉ muốn kết tình thơ ở đó, để cho đời suy ngẫm?
Nxb Văn hoá - Thông tin 2013
Đó là tác phẩm thuộc loại phê bình văn học của nhà thơ Phạm Ngọc Thái đã chính thức ra mắt bạn đọc - Nxb Văn hoá Thông tin 2013, dày gần 300 trang với 49 bài viết - kể cả những bài bình trong chùm. Tập sách gồm hai phần:
- PHẦN I : Phạm Ngọc Thái bình thơ & tiểu luận.- PHẦN II: Thơ Phạm Ngọc Thái với lời bình
Dẫu tôi đã đọc khá nhiều thơ và những bài bình của ông đăng trên văn đàn mạng từ mấy năm nay, thế mà khi cầm quyển sách ông tặng, tôi cứ lan man đọc hết trang này đến trang khác một cách say mê, cuốn hút. Một tập phê bình và tiểu luận thi ca sâu sắc, thực hay. Kể cả mảng ông bình thơ các thi nhân xưa - nay, cũng như thơ của chính ông đã được chọn lọc qua những bài bình từ các văn nghệ sĩ, nhà giáo cùng các trí thức khác. Đúng theo lời nhà bình luận văn học Nguyễn Đình Chúc đánh giá:
" Thi ca Phạm Ngọc Thái dù là thơ tình hay thơ đời, những bài đã đạt độ viên mãn về ý tưởng nhân văn cũng như ngôn ngữ nghệ thuật là rất nhiều. Mức độ hay của mỗi bài khác nhau, song những tình thi đó đều có thể làm rung cảm trái tim ta... Chưa từng có thi nhân nào sáng tác được nhiều thơ tình hay đến thế!... Rồi mai sau ông sẽ có cả trăm bài thơ tình đứng trường cửu với đời và nền văn học nước nhà".
Hoặc nghệ sĩ sân khấu và điện ảnh - Anh Trần trong "Lời nói đầu" tác phẩm, đã viết:
- Dù đó là bài ông bình cho đời hay đời bình thơ của ông, đều hiện lên một thi nhân Phạm Ngọc Thái tài hoa. Không chỉ sáng tác được nhiều thơ hay, ông còn là một tay bút bình luận thi ca sắc sảo. Văn của ông súc tích cũng như thơ ông, nó có hồn và giàu cảm xúc để lôi cuốn lòng người. Bạn sẽ thấy cả một thế giới thơ huyền diệu với những lời bình sắc sảo đã được chau chuốt, gọt giũa rất đáng chiêm ngưỡng.
Nói riêng về mảng thơ hay Phạm Ngọc Thái được nhiều tác giả bình, như:
Nguyễn Đình Chúc bình Váy Thiếu Nữ Bay, là bài thơ mang tính nhân loại có phong cách rất Hồ Xuân Hương, với một bài bình luận về chân dung thi nhân rất nổi tiếng của anh, tiêu đề "Phạm Ngọc Thái có chân dung một nhà thơ tình lớn của dân tộc". Cả hai bài ấy đều được in trong tập sách này.
Đến những tác giả khác bình đăng trên các trang mạng Việt toàn cầu trong mấy năm qua:
Hoàng Thị Thảo - Cảm nhận về một bài thơ tình hay "Anh vẫn ở bên hồ Tây"; Nhà giáo Đình Bồng - Phạm Ngọc Thái với chùm thơ áo trắng; Chuyên viên Trần Tứ Đức - Phạm Ngọc Thái với chùm thơ hay về tình yêu & đàn bà. Trong đó tác giả đánh giá Người Đàn Bà Trắng là một đỉnh cao thi ca; NS.Anh Trần - Xem Tranh Bán Loã Thể, một kỳ tác thi ca! Trần Việt Thịnh - Phạm Ngọc Thái người hai lần thi sĩ...
Riêng tôi cũng đã bình hai bài thơ hay của ông: "Cảm xúc về Con Đường Phượng Đỏ" và "Em ơi! Thành phố lại mưa", mà tôi cho rằng tình thơ hay vào hàng tuyệt tác. Bởi vậy, cũng nghệ sĩ Anh Trần mới có nhận xét trong bài viết giới thiệu tập sách, rằng:
- Đọc tập "Phê bình & tiểu luận thi ca", tác phẩm sẽ mở ra cánh cửa để bạn đọc có dịp khám phá một tâm hồn sâu sắc, một trí tuệ tài năng và mang đến cho mọi người sự đam mê, hấp dẫn trên từng trang sách...
Tuy nhiên, ở mảng thơ của thi nhân với lời bình qua nhiều tác giả - Có tới vài ba chục bài bình chưa hề xuất hiện trên văn đàn các trang mạng. Phần lớn tiểu phẩm của những tác giả ấy chỉ đăng trên báo, tạp chí hoặc in trong một tuyển văn thơ nào đó.
Thí dụ, Tạp chí Tháp Bút Thủ đô, Sông Hương, Hồn Việt, tạp chí Nhà văn, báo Người Hà Nội... cùng các trang văn học trong cả nước. Những bài bình hay đã được nhà thơ chọn lọc cho in vào tập "Phê bình & tiểu luận thi ca" vừa xuất bản này. Chẳng hạn:
Nhà thơ Trúc Thông bình Chiều Hoàng Hôn của Phạm Ngọc Thái đăng trên báo Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời in trong Tuyển "100 bài thơ hay có lời bình", Nxb Thanh niên; Phương Tuấn bình Em Về Biển; Hoàng Ngọc - Cô Quét Lá Đêm Hồ; Tuyết Thuý - Sáng Thu Vàng; Xuân Hùng - Biển Hát; Phạm Thành Công - Tiếng Hát Đời Thường; Trần Ngọc - Em Bán Xoài; Trương Vũ Tiến - Trước Núi Mỹ Nhân; Như Ý - Một Góc Hồ Tây; Ngọc Trâm - Thông Và Biển; v.v
Trong bài giới thiệu ở đây, tôi xin trích từ trong tập "Phê bình & tiểu luận thi ca" hai bài bình thơ: một bài thơ đời, một thơ tình... của hai tác giả - Đó là nữ nhà giáo Diễm Loan và nhà văn Đào Viết Minh, để bạn đọc bốn phương thưởng lãm thêm cái hay cùng sự phong phú, sâu sắc trong bàu trời thi ca Phạm Ngọc Thái.
Nhà thơ Phạm Ngọc Thái
1- Trước hết nói về thơ Đời - Một bài thơ khóc tang sâu sắc:
LÀM MA EM VỢ
Kính viếng hương hồn cụ Nguyễn Du
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi " kiếp" !
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di-phật!
Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Mẹ, cha... queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
Em ơi: chữ “kiếp” trước chữ “người”!
Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ... (*)
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Phạm Ngọc Thái
(Trích tập Rung Động Trái Tim)
(*) Ý câu thơ dựa theo thuyết bản mệnh ở Phật giáo - Trong tác phẩm Kiều của Nguyễn Du: Nàng Kiều trẫm mình trên dòng sông Tiền Đường muốn quyên sinh nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu. Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời!
Lời bình ĐÀO
VIẾT MINH:
"Làm ma em vợ" là một bài thơ khóc. Đứng trước bao cảnh đời khốn khổ trên bờ bến nhân gian, với tâm khảm xót xa một người em vợ, nhà thơ đã viết ra bài khóc tang này:
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !
Chết thật hèn, nhưng sống thế càng ôi...
Hai câu mở đầu
cách thức cảm xúc của tác giả, giọng điệu tựa như những lời khóc van khi đưa
đám trong dân gian. Ta xem trong câu hai, nửa vế đầu viết: " Chết thật
hèn", nửa vế sau lại nói:"... nhưng sống thế càng ôi" -
Như thế là ngay trong một câu thơ đã đưa ra hai nhận định về cả lẽ sống và cái
chết của người em vợ. Chết như nó thì dở, thì hèn - Còn sống mà sống kém, sống
tệ như vậy cũng…? Bởi đây là bài thơ khóc trước vong linh em, có thể trách nó
về sự chết uổng, chết phí... thì còn được, nhưng nếu đem cả cách sống tệ ra
trách móc trước mồ mả em, e sẽ trở thành bất nhẫn?
Tôi xin trích những lời của Hoài Thanh khi nói về cái chết của Hàn Mặc Tử trong Thi Nhân Việt Nam, ông đã viết: " Một người đau khổ nhường ấy, lúc sống ta hững hờ bỏ quên, bây giờ chết rồi ta xúm lại kẻ chê người khen. Chê hay khen tôi đều thấy có gì bất nhẫn".
Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ - Thế là lòng nhà thơ mâu thuẫn. Muốn viết một bài thơ khóc tang sâu sắc thì phải nói đến cả nghĩa sống và cái chết. Huống hồ tính nhân bản trong thi ca, nó đòi hỏi phải đặt ra một giác độ nhìn nhận trách nhiệm của một con người trước xã hội cũng như cộng đồng, mà ở đoạn cuối tác giả có nói:
Sống cần cố gắng. Chết rồi thôi...
Bởi vậy để đỡ cho hai câu thơ khóc rất thật đầu tiên ấy, nghĩa tử là nghĩa tận, lệ của nhà thơ đã nhỏ xuống, anh xót xa thắp nén hương lòng khấn cầu cho vong hồn em sớm được siêu thoát:
Anh thắp cho em một nén nhang đời
Và lễ tạ: Nam-mô-di...phật!
Trách là trách những
người thân đang sống quanh không cứu vớt được nó? Trách thực tế cộng đồng không
đủ sự nhân ái cần thiết đưa nó ra khỏi bờ vực thẳm? Nhưng thôi, dù sao thì em
cũng đã chết rồi! Hãy để cho vong hồn em được an ủi, yên nghỉ nơi suối vàng.
Nhưng ý tưởng bao trùm tình thi đã được tác giả khai phá ngay từ câu thơ đầu.
Tôi quay lại để bình xét về câu thứ nhất ấy:
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !
Ba chữ "tự giải thoát" là tiếng kêu trong trời đất và xã hội, từ dưới đáy hạ tầng của lớp chúng sinh. Cuộc đời đến mức phải tự kết liễu để giải thoát mình ra khỏi "kiếp sống", thật là bi thương. Nhìn theo quan điểm nhân đạo, suy cho cùng nó cũng chỉ là một nạn nhân đáng thương của xã hội mà thôi. Tiếng kêu chúng sinh đó đòi hỏi, thậm chí chất vấn...cả thượng tầng kiến trúc kia?
Đến câu thơ thứ chín, ta thấy nhà thơ còn nhắc lại chữ "kiếp" ấy một lần nữa:
Em ơi: Chữ “kiếp” trước chữ “người”!
Huống hồ cảnh đời còn bao thương
tâm, oan nghiệt, phi lý, bất công vẫn đè nặng lên lớp nhân quần lương thiện.
Chữ "kiếp" đã được vọt trào ra chính vì nỗi đau đời đó! Tôi bình sang
đoạn thơ hai:
Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Người sống đưa chân người chết đây
Đầu bạc làm ma mái xanh này
Cái lời tiễn người đã chết ở đây nó ngược cảnh: đầu bạc lại làm ma mái đầu xanh, nghe rền rĩ như tiếng kèn đám ma. Đó là sự bi ai của cuộc sống. Trong dân gian lắm khi cảnh gia đình lục đục, cha mẹ già hay ông bà tính khí trái nắng giở giời...thường rít lên rỉa rói con cháu: Đến con giun, con dế nó còn muốn sống nữa là con người? Tâm lý cảnh đời thường ấy đã được tác giả vận vào hai câu sau của đoạn thơ hai, để nói lên nỗi xót xa đối với người em:
Mẹ, cha...queo quắt còn ham thọ
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
Em nhởn thanh xuân lại vội quay.
Quay là quay lơ, lăn ra chết... đi liền với "nhởn thanh xuân" (nhởn nhơ tuổi thanh xuân): nghĩa thơ có ý trào lộng. Ngôn ngữ, nhịp điệu hợp với sự cúng điếu của cảnh khóc tang. Lời than ấy giống như những người đi theo xe tang khóc viếng, đưa linh hồn kẻ chết về nơi chín suối. Nghĩa là, một cái chết tội tình đáng thương thay! Mẹ, cha đã phải chịu đựng bao nhiêu khốn khổ, tủi nhục, đắng cay mà vẫn sống đó? Em còn trẻ, dù có cảnh đời thế nào đi nữa, cũng việc gì phải phẫn chí tìm cách quyên sinh!
Bài thơ tuy cũng dựa trên một nỗi đời cụ thể, nhưng nó có cấu trúc của một bài thơ tượng trưng, nhuốm đầm sắc thái theo quan điểm của nỗi kiếp đoạn trường, nơi bể khổ dân tình của cụ Nguyễn Du. Cho nên tác giả đã kết:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Để cho rõ ý nghĩa hàm súc của hai câu cuối đó, xin liên hệ đôi nét về thân phận nàng Kiều: trải qua bao khổ ải, nhục nhã ê chề phải trẫm mình xuống dòng sông Tiền Đường để chết, nhưng lại được Giác Duyên vớt cứu - Nàng chưa thể chết vì chưa trả hết nợ đời! Như thế món nợ Kiếp của Kiều, dù đã phải trải qua hai lần thanh lâu, mấy lần muốn tự vẫn không thành:
Làm cho sống đoạ thác đầy
Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi!
( Kiều )
Còn cái việc nàng đã được cụ Nguyễn Du cho tái hợp lại với chàng Kim Trọng để cuộc đời bi thảm của Kiều có phần kết hậu, âu đó cũng chỉ là món nợ đời cuối cùng mà nàng phải trả nốt đó thôi: món nợ tình! Bởi 15 năm khổ ải định chết, chết không xong. Tới khi được Giác Duyên cứu sống lại rồi, Kiều chỉ muốn đem tấm thân đã "dơ" của mình:
Còn cái việc nàng đã được cụ Nguyễn Du cho tái hợp lại với chàng Kim Trọng để cuộc đời bi thảm của Kiều có phần kết hậu, âu đó cũng chỉ là món nợ đời cuối cùng mà nàng phải trả nốt đó thôi: món nợ tình! Bởi 15 năm khổ ải định chết, chết không xong. Tới khi được Giác Duyên cứu sống lại rồi, Kiều chỉ muốn đem tấm thân đã "dơ" của mình:
Trông hoa đèn chẳng thẹn mình lắm ru?
Để mà yên thân nơi cửa chùa:
Đã đem mình bỏ am mây...
Mầu thiền ăn mặc đã ưa nâu sồng
Thế mà phận cũng có được yên đâu? Khi Kiều từ chối duyên tái hợp với chàng Kim kia, từng thốt ra than:
Nói chi kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột mà nhơ cả đời...
Thế mà Vương Ông vẫn còn trì triết , mắng con gái rằng:
Tình kia, hiếu nọ ai đền cho đây?
Vì "hiếu" đã phải bán cả tấm thân trong trắng, ngà ngọc của mình để chuộc cha. Với "tình" lòng vẫn thuỷ chung son sắt, cũng đành phải dứt duyên nhờ em là Thuý Vân thay mình!... Hiếu, tình sâu nặng đến thế, mà vẫn chưa đủ trả? Cuối cùng Kiều vẫn cứ phải đem cái tấm thân mình, như nàng đã nói:
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa...
Để mà đền nốt cho chàng Kim. "Món nợ kiếp người" tưởng cũng chỉ khổ đến thế là cùng. Trở lại với bài Làm Ma Em Vợ, câu thứ ba của đoạn thơ này:
Hãy đi, yên nhé! Coi hết nợ...
Cái nạn kiếp người nơi hạ tầng của chúng sinh thời nào mà chẳng khổ? Trải qua những thăng trầm bể ải trong nhân tình thế sự, chiêm nghiệm trong thẳm sâu tâm linh cuộc đời mình, thấm đẫm về chữ "kiếp" luân hồi ấy để nỗi xót thương từ trong lòng tác giả trào ra: Em chết, là coi như đã trả hết nợ đời đó em!
Vì muốn nó
cũng có sống lại được nữa đâu? đồng thời đó cũng là lời an ủi, xoa bớt nỗi đau
cho vong hồn người em nơi chín suối. Mặt sau của bản thơ là tiếng kêu cứu xã
hội, tiếng khóc nấc bật ra từ trong khối cộng đồng của thời đại hiện đại này!
Ta trở lại với câu thơ đầu tiên:
Em kết liễu, tự giải thoát mình khỏi "kiếp" !
Lời khóc tang của bài Làm Ma Em Vợ này là tiếng khóc bật ra từ trong nỗi kiếp nhân gian:
Anh ở vì chưng trả nợ đời.
Anh còn phải sống tiếp, cũng chả sung sướng gì đâu? Bao khổ nạn ê chề, chẳng qua vì đời chưa hết nợ, trả hết nợ rồi anh cũng đi thôi. Bài thơ chỉ như một lời khấn cầu từ bi nơi cửa phật, để thắp cho đứa em tội nghiệp cùng những kẻ đáng thương đã sinh ra ở trên cõi sống trần ai, một nén nhang đời!
Cô giáo Nguyễn Thị Hoàng |
KHÓC BÊN HỒ NÚI CỐC
Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay.
Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...(*)
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con.
Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.
Anh đến bên Hồ Núi Cốc giữa chiều
Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
Phạm Ngọc Thái
Hồ Núi Cốc – Đêm 9/7/1997
(*) Huyền thoại kể: Nàng Công (con gái quan lang dân tộc) thương nhớ chàng Cốc khóc mà chết. Nước mắt nàng chảy thành suối nay biến ra hồ. Chàng Cốc (chỉ là một tiều phu đốn củi), thương nàng Công cũng chết dưới gốc cây sồi, hoá thành non bao bọc lấy hồ - nên mới có tên gọi: Hồ Núi Cốc!
Lời bình DIỄM LOAN:
Tác giả kể lại: Vào một
đêm mưa gió, không gian hồ núi huyền thẳm, hoang dại và vô tận. Con người cô
đơn! Từng làn gió rít vút qua ngàn, mưa táp trên mặt hồ nước mênh mang màu xanh
thẫm. Niềm hạnh phúc lớn nhất của đời anh là được sống bên nàng, một niềm đam
mê man dại. Có phải chăng con người sinh ra trên thế gian này, chỉ có tình yêu
gái trai là bất diệt? Toà Thượng Đài ngự trị cả trên triết học và chính trị.
Tâm hồn và thể xác hoà quyện nhau đưa anh về cõi cực lạc vô biên. Bài thơ Khóc
Bên Hồ Núi Cốc được dựng bên câu chuyện tình cổ của nàng Công, chàng Cốc
bất hủ trong truyền thuyết vọng về - Chính giữa đêm mưa gió, tình thi diễm
lệ ấy đã ra đời!
Gọi là Khóc Bên Hồ Núi Cốc
nhưng bài thơ không phải là tiếng khóc, nó là một khúc tình ca. Nhà thơ viết
thế cho có vẻ đượm màu sắc lâm ly mà thôi:
Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Anh đã đến bên Hồ Núi Cốc
Gửi hồn theo dòng nước trôi thây...
Hồn chàng theo dòng nước cuốn đến với nàng. Thiên nhiên đang bao trùm sự lạnh lẽo, hoang vắng. Giờ anh đứng đây nhìn ra dòng nước mênh mang trôi dạt kia, chỉ còn lại một thế giới trong anh vô vi và trống rỗng. Mà cái "thây" nó cũng đang trôi về phía vĩnh cửu đấy chứ? Biểu tượng "trôi thây" đã dược thăng hoa từ trong cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, để mở đầu cho bản tình luyến ái gái trai ngàn năm vô bến, vô bờ. Xin bình tiếp câu ba:
Gió gào thét trong lặng chìm tim óc
Trong cái tiếng gió mưa cào xé đất trời kia (bên ngoài) , lại đang bao bọc cả một thế giới tĩnh lặng đến rùng mình của tim óc con người (bên trong), cùng chứa đựng một khát vọng mãnh liệt tột cùng cả thể xác và tâm hồn tình yêu trong nó. Đẩy nỗi thơ đi đến điểm cực đại, mà bắn vọt ra một bức tranh hoành tráng, hoàn bích nhất về nàng:
Em khoả thân nằm trên bóng bến xưa bay...
Ta chạnh nhớ tấm thân nàng Kiều được Nguyễn Du mô tả:
Rõ màu trong ngọc trắng ngà
Dầy dầy sẵn đúc một toà thiên nhiên.
Nhưng bức tranh Nguyễn Du mô tả là bức tranh mĩ miều có thật của Kiều đang khoả thân trong khi tắm, còn bức tranh khoả thân của Khóc Bên Hồ Núi Cốc chỉ là bức tranh ảo, bởi ấn tượng từ kí ức, sự cồn cào trong trái tim nhà thơ mà bật ùa ra. Ta thấy tác giả không tả một nét gì trên thân thể, thế mà nàng vẫn hiển hiện lên vẻ đẹp không kém kiêu sa. Tình thơ tuy có bạo loạn nhưng trong sáng. Rõ ràng đây là một khúc tình ca chứ đâu phải là một bi kịch tình?
Những yếu tố cảm xúc của bài thơ này đều theo thi pháp dòng thơ tượng trưng hiện đại Pháp cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX, nhưng đã được hoà phối với dòng thơ lãng mạn, để hình ảnh ngôn ngữ, ý tình được hàm súc, cô đọng. Không viết chảy tràn theo tình cảm như các thi nhân trong phong trào "thơ mới" thời tiền chiến ở nước ta đã viết.
Sang đoạn thơ hai là sự gắn bó giữa câu chuyện huyền thoại xưa với câu chuyện tình nay, nói về cái chết chung tình của một đôi trai gái:
Nước mắt nàng Công khóc tan ra suối
Cốc chết bên sồi lại hoá thành non...
Mối tình đôi trai gái ấy đã bị các quan lại và lễ giáo phong kiến ngăn cấm. Họ quyết quyên sinh để giữ trọn lòng chung thuỷ sắt son. Nàng thì biến ra hồ nước, còn chàng lại hoá thành non. Không có tình yêu tất cả trở nên vô nghĩa. Tình yêu là nơi trú ngụ, ý nghĩa tồn tại của đời ta:
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chút hương nàng vẫn ấm khoảng đời con!
Ba chữ "khoảng đời con" ở đây mang theo ý ẩn dụ. Nói
rằng, không có sự ấm áp trong tình yêu của người đàn bà mang lại cho những
"khoảng đời con" ấy, thì thử hỏi: Sự sống tồn tại trên trái đất này
để làm gì? Không có sáng tạo hay tiến bộ xã hội nữa. Không có ý nghĩa của cái
"khoảng đời con" thì cũng không có những vĩ đại. Cho dù tác giả có
đặt câu hỏi:
Nhưng để làm gì khi tình vô vọng?
Chẳng qua là người than cho câu chuyện tình của nàng Công, chàng Cốc trong trời đất và cũng than cho chính mình. Mượn người xưa để nói nỗi đời nay, ý tình cứ rền xiết lên nhau như hai câu trong đoạn thơ cuối đã viết:
Thơ rỏ đôi hàng, lệ tràn một chén
Khóc chuyện tình xưa là khóc mình lắm lắm
Cảm xúc thơ tràn ứa mà đẫm lệ. Tôi bình sang đoạn ba, là đoạn thơ máu thịt nhất của bài:
Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
Ôi, hồ núi cứ xanh rì muôn thuở
Máu ta đổ đầy cho tạo hoá tạc phù điêu.
Khi mưa gió phủ táp xuống miền hồ núi, ta nghe như tiếng câu chuyện tình xưa nghiền xé vang lên: Bóng ngàn than huyền thoại tang trắng phủ /- Tình đời là một dải băng tang trắng ư? Tình yêu gái trai cho ta nguồn suối yêu thương hạnh phúc, song cũng gieo lên cuộc đời những bất hạnh đớn đau.
Nghĩa là, trời đất cũng để
tang cho những linh hồn và trái tim son sắt của tình yêu! Nói về thủ pháp nghệ
thuật sáng tác của tác giả trong đoạn thơ ba này, lấy ba câu thơ ảo (câu
1-3 và 4) là thơ trừu tượng, để nuôi một câu thơ thật, thật và rất đời.
Chính là câu thơ hai trong đoạn:
Mà miệng còn muốn cắn vú người yêu!
"máu ta đổ đầy..." là biểu tượng nói về tình yêu. Thơ ngả sang màu siêu thực. Cái bóng xanh rì muôn thuở của non ngàn, với "bức phù điêu" đã được tạc trong thiên nhiên kì vĩ kia, là bởi máu và nước mắt tình của những đôi trai gái tắm vào trong nó. Nghĩa là cả trong bất hạnh đau thương tình yêu cũng tô đẹp, là bản tình ca bất hủ trong vũ trụ cũng như cuộc sống con người. Đoạn thơ ba như một bức hoạ dựng sững giữa trời.
Bằng một cách định nghĩa thi ca Chế Lan Viên đã viết:
Anh phải mang tiếng hát từ bờ này sang bờ kia đấy
Bờ bên kia hư ảo - Bờ thơ.
(trích di cảo CLV - Bờ bên kia ) 
Nhưng sự hư ảo ở đây phải là cái hư ảo thấm đầy huyết, đầy hồn, đầy sự sống và ma lực trong thế giới thơ của nó.
Xin trở lại để nói tiếp về câu thơ hai trong đoạn. Nếu không có "vú người yêu" thì thử hỏi: Hồ núi có xanh thắm hơn thế nữa, thiên nhiên có đẹp hơn thế nữa, để làm gì? Cả chiến tranh và hoà bình trong thế giới này, nếu không có vú người yêu thì loài người gây ra nó cũng để làm gì? "cắn vú người yêu" là một hình tượng rất đời được đưa vào trong thơ, hình ảnh thơ đọc vẫn không thô, không sượng. Viết được câu thơ như thế là một thành công trong thi ca, đưa bài thơ đi xa trên bến-bờ-thi...
Đến đây tôi chỉ xin nói thêm một chút nữa về câu thơ cuối cùng của bài:
Mai chết rồi làm nước tắm cho em...
Xuân Diệu thì nói rằng:
Anh không xứng là biển xanh
Nhưng cũng xin làm bể biếc
Còn đây, tác giả lại viết: "mai chết rồi…" - Phải, con người có thể làm bao chuyện phi thường, lên cả vũ trụ mà chinh phục sao Hoả, sao Kim, sáng tạo những phát minh khoa học vĩ đại, chế ra cả tên lửa xuyên lục địa, bom nguyên tử, đầu đạn hạt nhân để tiêu huỷ hoàn cầu v.v... Ấy thế mà, liệu còn gì có thể cao xa hơn là làm một dòng suối mát, một hồ nước xanh, hay chỉ là một bồn nước trong nho nhỏ tắm cho cuộc đời và thân thể của người yêu?
Đấy, nhà thơ của bài Khóc Bên Hồ Núi Cốc này chỉ muốn kết tình thơ ở đó, để cho đời suy ngẫm?
( Trích "Phê bình & tiểu luận thi ca - Phạm Ngọc Thái")
Hà Nội, tháng 1- 2014
Nguyễn Thị Hoàng- Cô giáo ĐH Sư phạm Hà Nội
Nguyễn Thị Hoàng- Cô giáo ĐH Sư phạm Hà Nội
0 Comment: