Về quê cuối năm- Cẩm Tú Cầu
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Về quê cuối năm
Cẩm Tú Cầu
Con đường này tôi đã qua lại nhiều lần, nhưng sáng hôm này, tôi có một cảm giác mới mẽ, nó lâng lâng thấm đẫm vào tận đáy tim. Tôi đi trên con đường Trường Sơn, hoa cỏ dưới chân tôi, còn đẩm sương đêm, còn đẩm những lớp mây mù, của thời tiết cuối đông, dưới chân tôi là những hoa dại nhỏ li ti, có màu tím hồng, màu vàng thắm, hoa mắc cở, hoa cỏ may tím sẩm, tôi nhìn về phía những rừng cao su, chúng đang thay lá, lá vàng, lá đỏ chen nhau, đẹp vô cùng, xa xa là những dãy núi ngợp trong nắng vàng của buổi sớm. Tôi say sưa dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên mà đất trời đã bạn tặng cho con người
Hôm nay tôi đi Huế, về quê chồng để chạp mã, những ngày tháng cuối năm viếng mộ là thông lệ của người Việt Nam, vác cuốc thăm mộ ông bà, tổ tiên, làm cỏ sạch sẽ trên các nấm mộ. quét vôi mới, tôi có cảm giác như các ngôi mộ được mặc áo mới. Tôi đến Huế đã tối, tôi thấy khác lạ với mọi năm, Huế năm nay không lạnh lẽo, không mưa dầm gió bấc, không ẩm ước u sầu như những ngày cuối đông của những năm trước, mà thay vào đó một Huế tươi sáng, bầu trời trắng đục, hơi thấp, mây mù giăng kín khắp nơi, cảnh vật mờ mờ trong màng sương, đẹp mơ hồ, đầy ảo mộng
Tôi đi trong bài tha ma, lòng lâng lâng một cảm giác ngậm ngùi thương nhớ. Tôi nghĩ đến kiếp người bon chen, phấn đấu với cuộc đời bao nhiêu vất vả, rồi cuối cùng, khi hai tay buông xuôi, cũng trở về với cát bụi, với hư không, còn có gì đâu, còn biết gì nữa đâu, khi đã nằm sâu trong lòng đất lạnh
Quanh bãi tha ma là một rừng người, thắp nhang làm cỏ đông đúc, mộ nào cũng được khoát một lớp áo mới mẽ, sạch sẽ, nhang khói bay nghi ngút. tạo cho cảnh vật thêm u trầm hư ảo Nhưng tôi bổng khựng lại, lòng mênh mang chìm lắng tâm tư, tôi đứng rất lâu bên ngôi mộ của đứa cháu mất còn rất trẻ, cháu mới 22 tuổi, tôi bổng hình dung nét mặt đẹp trai của cháu, với dáng đi, với đôi mắt sáng ngời, mang nhiều ước vọng của tuổi hoa niên, cháu đã kết liểu đời mình bằng mười hai viên thuốc sốt rét, vì người cha già đã ngăn cản tình yêu say đắm của cháu, với một cô gái lai. những suy nghĩ nông nổi của tuổi trẻ, đã làm cho người lớn điên đầu, khổ sở đớn đau. Tôi nhìn ngôi mộ đã ngả màu sẩm mốc, rêu phong, vì thời gian, vì mưa nắng, lòng tôi không khỏi xúc động xót xa.
Rời bãi tha ma tôi đi về nhà thờ họ, tôi đi trên con đường làng làm bằng bê tông sạch sẽ, hai bên bờ toàn là tre, phủ kín lối đi, bóng tre rợp mát, những nhánh tre chằng chịt ngả ra choáng cả không gian, bổng tôi nhớ đến câu mà những người chặt tre thường nói: "Nhất chặt tre, nhì ve gái" Đó là hai việc rất khó thưc hiện.
Tôi vào nhà thờ họ, thắp nhang, nhìn những tủ thờ sơn son thiếp vàng, đã hơn trăm năm qua, bây giờ vẫn còn mới nguyên, nước sơn vẫn đỏ au, những đôi rồng phụng vẫn vàng thắm, sau cửa tam quan có bức bình phong, đang được sơn lại. Tôi xuống nhà ngang, nhà vắng lặng, vợ chồng ông Từ không có, tôi hỏi thăm hàng xóm, mới biết ông bà đã vĩnh viễn ra đi mấy năm rồi, tự nhiên lòng tôi dâng lên một nỗi buồn mênh mang. Tôi nhớ trước đây mỗi lần về, tôi biếu bà một ít quà bể bà ăn trầu. Nhìn nét mặt mừng vui, rạng rỡ của bà, tôi lại thấy ấm lòng vô hạn, giờ đây ông bà không còn, tôi thấy như thiếu vắng một điều gì, mà không thể diễn tả bằng lời....
Làng quê hôm nay đâu đâu cũng nhuốm vẻ trù phú thanh bình, trước nhà thờ là một con sông đào nhỏ, người ta đào từ thời vua chúa, để dẫn nước vào ruộng, ở quê được gọi là con hói, vì rộng khoảng sáu mét, tôi nhìn từng đám lục bình trôi lơ lững, mùa này không có hoa tím biếc, tôi nghĩ nó sẽ trôi về nơi nào đây, trên vùng sông nhỏ bé nước trong xanh. Đặc biệt trước mặt sông là một dãy nhà thờ của các họ, nhà thờ nào cũng đẹp và xưa cũ, rồng phụng nghênh ngang, bên kia sông là bãi đất rông thênh thang, người ta trồng hoa màu, như bắp đậu xanh , xen kẻ có những đám cải hoa vàng, như tô điểm cho chốn làng quê thêm phần lãng mạng nên thơ. Tôi nhìn bên bờ sông, thấy có mấy em nhỏ đang câu cá, thích quá tôi mượm cần câu, thả xuống nước, không ngờ chẳng bao lâu, tôi nghe cần câu nằng nặng, dây cước động đậy, tôi dở cần câu lên, một con cá, đang vùng vẩy, cong mình như đau đớn lắm. Tự nhiên, tự đáy lòng tôi thấy mình nhẫn tâm quá, tôi đưa cần câu lên và gỡ nó ra. rồi liệng ùm xuống nước, nó vẩy đuôi, bơi đi rất nhanh, như sợ có người bắt lại Trước những đôi mắt ngơ ngác của các em nhỏ, còn tôi cứ lo nó bị rách miệng, rồi đây nó có ăn được không và sẽ sống được bao lâu, tôi cứ miên man suy nghĩ mãi...
Rồi tôi đi qua thăm quan cầu ngói Thanh Toàn, cách quê chồng tôi khoảng ba cây số. Một nơi du lịch của đất thần kinh. Quanh co trên những con đường rợp bóng tre, rồi vở ra một khoảng ruộng mới sạ, những cây lúa mới nhú mầm, xanh non. Xe chạy trên con đường bờ ruộng, nhỏ hẹp, qua một chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh, trước mắt tôi vở oà một không gian tươi sáng có chợ quê sạch sẽ, rất tiếc chúng tôi không đi nhằm ngày có lễ hội, những ngày ấy có những trò chơi dân dã, như thi gói bánh, các thứ bánh đặc sản của xứ Huế và các trò chơi dân dã từ xa xưa ..v v... Bên phải có ruộng, có những bác nông dân đang bừa,cho đất mịn để sạ lúa, một cây cầu bằng gỗ, loại gỗ lim, kiền kiền, cầu dài khoảng 18m, rộng gần 6m, hướng về phía đông nam, thuộc xã Hương Thuỷ. Hai bên cầu có bệ để du khách ngồi nghỉ chân, phần giữa cầu cao cao, cầu có mái che, được lợp bằng ngói lưu ly, trên mái có rồng phụng, long lân, đã cũ kỉ, rêu phong ẩm mốc, bạc màu. Cầu xây dựng vào năm 1776, do một người đàn bà không con, vợ một vị quan lớn, bỏ tiền ra làm. bắt qua một con mương dẫn thuỷ của dòng sông Như Ý. Xung quanh cảnh vật êm đềm nên thơ, dòng mương nước trong xanh, êm ả, tạo cho khách du những khoảnh khắc, ấm áp nồng nàn
Cẩm Tú Cầu
Con đường này tôi đã qua lại nhiều lần, nhưng sáng hôm này, tôi có một cảm giác mới mẽ, nó lâng lâng thấm đẫm vào tận đáy tim. Tôi đi trên con đường Trường Sơn, hoa cỏ dưới chân tôi, còn đẩm sương đêm, còn đẩm những lớp mây mù, của thời tiết cuối đông, dưới chân tôi là những hoa dại nhỏ li ti, có màu tím hồng, màu vàng thắm, hoa mắc cở, hoa cỏ may tím sẩm, tôi nhìn về phía những rừng cao su, chúng đang thay lá, lá vàng, lá đỏ chen nhau, đẹp vô cùng, xa xa là những dãy núi ngợp trong nắng vàng của buổi sớm. Tôi say sưa dừng lại ngắm cảnh thiên nhiên mà đất trời đã bạn tặng cho con người
Hôm nay tôi đi Huế, về quê chồng để chạp mã, những ngày tháng cuối năm viếng mộ là thông lệ của người Việt Nam, vác cuốc thăm mộ ông bà, tổ tiên, làm cỏ sạch sẽ trên các nấm mộ. quét vôi mới, tôi có cảm giác như các ngôi mộ được mặc áo mới. Tôi đến Huế đã tối, tôi thấy khác lạ với mọi năm, Huế năm nay không lạnh lẽo, không mưa dầm gió bấc, không ẩm ước u sầu như những ngày cuối đông của những năm trước, mà thay vào đó một Huế tươi sáng, bầu trời trắng đục, hơi thấp, mây mù giăng kín khắp nơi, cảnh vật mờ mờ trong màng sương, đẹp mơ hồ, đầy ảo mộng
Tôi đi trong bài tha ma, lòng lâng lâng một cảm giác ngậm ngùi thương nhớ. Tôi nghĩ đến kiếp người bon chen, phấn đấu với cuộc đời bao nhiêu vất vả, rồi cuối cùng, khi hai tay buông xuôi, cũng trở về với cát bụi, với hư không, còn có gì đâu, còn biết gì nữa đâu, khi đã nằm sâu trong lòng đất lạnh
Quanh bãi tha ma là một rừng người, thắp nhang làm cỏ đông đúc, mộ nào cũng được khoát một lớp áo mới mẽ, sạch sẽ, nhang khói bay nghi ngút. tạo cho cảnh vật thêm u trầm hư ảo Nhưng tôi bổng khựng lại, lòng mênh mang chìm lắng tâm tư, tôi đứng rất lâu bên ngôi mộ của đứa cháu mất còn rất trẻ, cháu mới 22 tuổi, tôi bổng hình dung nét mặt đẹp trai của cháu, với dáng đi, với đôi mắt sáng ngời, mang nhiều ước vọng của tuổi hoa niên, cháu đã kết liểu đời mình bằng mười hai viên thuốc sốt rét, vì người cha già đã ngăn cản tình yêu say đắm của cháu, với một cô gái lai. những suy nghĩ nông nổi của tuổi trẻ, đã làm cho người lớn điên đầu, khổ sở đớn đau. Tôi nhìn ngôi mộ đã ngả màu sẩm mốc, rêu phong, vì thời gian, vì mưa nắng, lòng tôi không khỏi xúc động xót xa.
Rời bãi tha ma tôi đi về nhà thờ họ, tôi đi trên con đường làng làm bằng bê tông sạch sẽ, hai bên bờ toàn là tre, phủ kín lối đi, bóng tre rợp mát, những nhánh tre chằng chịt ngả ra choáng cả không gian, bổng tôi nhớ đến câu mà những người chặt tre thường nói: "Nhất chặt tre, nhì ve gái" Đó là hai việc rất khó thưc hiện.
Tôi vào nhà thờ họ, thắp nhang, nhìn những tủ thờ sơn son thiếp vàng, đã hơn trăm năm qua, bây giờ vẫn còn mới nguyên, nước sơn vẫn đỏ au, những đôi rồng phụng vẫn vàng thắm, sau cửa tam quan có bức bình phong, đang được sơn lại. Tôi xuống nhà ngang, nhà vắng lặng, vợ chồng ông Từ không có, tôi hỏi thăm hàng xóm, mới biết ông bà đã vĩnh viễn ra đi mấy năm rồi, tự nhiên lòng tôi dâng lên một nỗi buồn mênh mang. Tôi nhớ trước đây mỗi lần về, tôi biếu bà một ít quà bể bà ăn trầu. Nhìn nét mặt mừng vui, rạng rỡ của bà, tôi lại thấy ấm lòng vô hạn, giờ đây ông bà không còn, tôi thấy như thiếu vắng một điều gì, mà không thể diễn tả bằng lời....
Làng quê hôm nay đâu đâu cũng nhuốm vẻ trù phú thanh bình, trước nhà thờ là một con sông đào nhỏ, người ta đào từ thời vua chúa, để dẫn nước vào ruộng, ở quê được gọi là con hói, vì rộng khoảng sáu mét, tôi nhìn từng đám lục bình trôi lơ lững, mùa này không có hoa tím biếc, tôi nghĩ nó sẽ trôi về nơi nào đây, trên vùng sông nhỏ bé nước trong xanh. Đặc biệt trước mặt sông là một dãy nhà thờ của các họ, nhà thờ nào cũng đẹp và xưa cũ, rồng phụng nghênh ngang, bên kia sông là bãi đất rông thênh thang, người ta trồng hoa màu, như bắp đậu xanh , xen kẻ có những đám cải hoa vàng, như tô điểm cho chốn làng quê thêm phần lãng mạng nên thơ. Tôi nhìn bên bờ sông, thấy có mấy em nhỏ đang câu cá, thích quá tôi mượm cần câu, thả xuống nước, không ngờ chẳng bao lâu, tôi nghe cần câu nằng nặng, dây cước động đậy, tôi dở cần câu lên, một con cá, đang vùng vẩy, cong mình như đau đớn lắm. Tự nhiên, tự đáy lòng tôi thấy mình nhẫn tâm quá, tôi đưa cần câu lên và gỡ nó ra. rồi liệng ùm xuống nước, nó vẩy đuôi, bơi đi rất nhanh, như sợ có người bắt lại Trước những đôi mắt ngơ ngác của các em nhỏ, còn tôi cứ lo nó bị rách miệng, rồi đây nó có ăn được không và sẽ sống được bao lâu, tôi cứ miên man suy nghĩ mãi...
Rồi tôi đi qua thăm quan cầu ngói Thanh Toàn, cách quê chồng tôi khoảng ba cây số. Một nơi du lịch của đất thần kinh. Quanh co trên những con đường rợp bóng tre, rồi vở ra một khoảng ruộng mới sạ, những cây lúa mới nhú mầm, xanh non. Xe chạy trên con đường bờ ruộng, nhỏ hẹp, qua một chiếc cầu nho nhỏ xinh xinh, trước mắt tôi vở oà một không gian tươi sáng có chợ quê sạch sẽ, rất tiếc chúng tôi không đi nhằm ngày có lễ hội, những ngày ấy có những trò chơi dân dã, như thi gói bánh, các thứ bánh đặc sản của xứ Huế và các trò chơi dân dã từ xa xưa ..v v... Bên phải có ruộng, có những bác nông dân đang bừa,cho đất mịn để sạ lúa, một cây cầu bằng gỗ, loại gỗ lim, kiền kiền, cầu dài khoảng 18m, rộng gần 6m, hướng về phía đông nam, thuộc xã Hương Thuỷ. Hai bên cầu có bệ để du khách ngồi nghỉ chân, phần giữa cầu cao cao, cầu có mái che, được lợp bằng ngói lưu ly, trên mái có rồng phụng, long lân, đã cũ kỉ, rêu phong ẩm mốc, bạc màu. Cầu xây dựng vào năm 1776, do một người đàn bà không con, vợ một vị quan lớn, bỏ tiền ra làm. bắt qua một con mương dẫn thuỷ của dòng sông Như Ý. Xung quanh cảnh vật êm đềm nên thơ, dòng mương nước trong xanh, êm ả, tạo cho khách du những khoảnh khắc, ấm áp nồng nàn
Bổng tôi nhớ đến câu thơ của ai đó đã in đậm vào lòng người dân xứ Huế
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui
Ở gian giữa có bài thơ khắc vào gỗ quí, chắc là lâu lắm rồi
Thanh Toàn tiếng dậy khắp gần xa
Công đức Trần Nương sáng mọi nhà
Sắc tứ vua ban ghi sử sách
Toàn dân qua lại nhớ ơn bà
Giữa cầu có người mẹ già đã 73 tuổi ngồi coi bói, nói tiếng Anh rất
lưu loát, tôi nghĩ đến một người già, vì cuộc sống sinh nhai, đã bỏ bao
công sức miệt mài học tiếng Anh, để coi bói cho du khách nước ngoài,
thật đáng nể phục
Rời cầu ngói
Thanh Toàn lòng tôi mang nặng lưu luyến bâng khuâng, một cảm giác muốn ở
lại mãi nơi này, cảnh vật như muốn níu chân tôi. bỗng tôi chợt nghĩ,
qua bao thăng trầm của cuộc chiến đạn bom, qua bao thời gian đổi thay
của cuộc đời, cây cầu hôm nay vẫn còn nguyên vẹn, chắc bây giờ và mãi
mãi đến ngàn sau...
Về lại thành
phố, bất chợt ngang qua nhà anh ấy, một chùm kí ức bổng hiện về. Ngày
xưa, xa xưa lắm đã hơn nửa thế kỉ qua, ngày ấy anh dạy kèm cho chị em
chúng tôi. Tôi đã yêu anh bằng mối tình thơ dại, không dám thố lộ cùng
ai, một hôm em con dì tôi,bắt gặp tôi nhìn đắm đuối về phía bên kia
sông, nơi nhà anh ấy, tôi đã bị chọc quê, nào là còn nhỏ mà ranh mương,
nào là miệng còn hôi sữa mà bày đặc yêu. Tôi xấu hổ quá, chỉ muốn độn
thổ cho rồi, rồi ngày anh cưới vợ, tôi ôm mối tình đơn phương, khóc thầm
cho số kiếp vì tôi quá nhỏ, mới có mười lăm tuổi rưởi,, cái tuổi còn
thổi kèn lá chuối tò te, mà tôi đã nhuốm vào vòng tội lỗi, đã biết rung
động bằng trái tim non nớt của mình. một tình yêu không có hy vọng tái
hợp bên nhau.
Chừng một năm sau, anh không còn nữa, anh đã
ra đi vĩnh viễn, mãi mãi nằm dưới lòng đất sâu, tình yêu của tôi, trái
tim tôi chưa kịp hàn gắng , vết thương lòng chưa lành nay lại vở ra
nhứt nhối đớn đau, ngày ấy tôi chết lặng khi xe tang của anh ngang qua
mặt tôi. Tôi còn nhớ hôm ấy là buổi sáng mùa thu, trời mưa bay lất phất,
tôi đứng dưới mưa mà lòng tan nát rã rời
Về lại
nhà từ đường, tôi gặp lại những đứa cháu cách đây 40 năm, thuở ấy chúng
là những chàng trai cô gái, trẻ trung xinh đẹp giờ đây tóc đã pha
sương, nếp nhăn tràn đầy, đã lên chức ông nội, bà nội, ông ngoại bà
ngoại, tôi nghĩ cuộc đời cứ thế, tre tàn măng mọc tiếp nối nhau, kiếp
này qua kiếp khác....
Tôi dạo quanh Huế một vòng, dưới bầu trời mát dịu, cảnh vật Huế thêm phần nên thơ, mộng ảo
Hôm sau tôi về đường quốc lộ một, để ghé Qui Nhơn thăm mẹ già,
Quốc lộ một hôm nay đường sá rất tốt, hai bên đường, lúa non đã đến thì
con gái, xanh tươi mơn mởn, cả một cánh đồng bát ngát, điểm xuyết những
cánh cò trắng, đứng co mình, đẹp, đẹp mênh mang. tôi cứ suy nghĩ, thắc
mắc mãi trong lòng, sao cùng quê hương mà lúa trong này lại gieo sớm hơn
ở ngoài Huế rất nhiều
Gặp lại
mẹ già, mới mấy tháng qua mà mẹ giờ đây như yếu đi rất nhiều, sức sống
như tàn lụn, mẹ đã lẫn, mẹ ngồi nhớ những chuyện xa xưa, mẹ đọc truyện
Kiều, Cung oán ngâm khúc, Chinh phụ ngâm, mẹ vẫn còn thuộc làu làu, tôi
thương mẹ quá, nhìn mẹ, lòng tôi bổng rưng rưng, không thể nào ngăn được
những cảm xúc đang chực tuôn trào, tôi nhìn đôi mắt mẹ, đôi mắt đẹp
ngày xưa giờ vẫn còn đẹp, không bị sụp mí, cái miệng mẹ, cái miệng đã
từng mớm cơm cho tôi thuở xa xưa nào, tôi nắm đôi tay mẹ, đôi tay mà
ngày tôi bé thơ, mẹ đã bồng ẳm ấp yêu tôi, dấu vết ngày xưa như còn
vương đọng trong tâm trí tôi, như còn hằn trên đôi tay xương xẩu của mẹ,
ngàn lần thương mẹ lắm, mẹ ơi!
Hôm sau
tôi về lại Pleiku, bằng con đường quốc lộ 19, lên khỏi đèo An Khê tôi
nhìn xuống, thấy Tây Sơn nhấp nhô những mái nhà ngói đỏ, ngóii đen có
con sông Côn uốn khúc chạy quanh co. có núi non trùng điệp, bầu trời như
gắn liền với cảnh quang, một bức tranh đẹp vô cùng.
Rồi qua thị trấn An Khê rất trù phú, lòng tôi
lâng lâng với tiết trời se lạnh của xứ sở Cao nguyên. Xe đến đèo
MangYang, bổng lòng tôi như thắt lại, tôi nhìn quanh để tìm kiếm nơi anh
đã ngả xuống, trong một sớm thu về, rừng cây im ắng, hoa quỳ vàng thắm
sắc tươi, mà lòng tôi thì hoang lạnh, hồi tưởng lại những trận đánh nhau
trên đỉnh đèo này, trong thời chiến tranh, ngày đó anh đã ngả xuống tại
nơi này và con biết bao chàng thanh niên ưu tú khác, Xa xa gió như rít
từng cơn, tôi cảm giác như hồn tử sĩ đâu đây đang khóc than ai oán, giữa
lưng chừng đồi, tôi như chìm trong một nỗi buồn mênh mông xa vắng
Gần đến Pleiku, ngang qua trường con tôi dạy,
tôi nhìn vào cố tìm bóng dáng của con, nhưng mà chẳng thấy gì, chỉ có
những cây phượng đứng ngạo nghễ quanh trường, tôi mơ hồ như có con tôi
đang dạy ở một phòng nào đó và tôi bật khóc, tôi khóc đến khi ngang qua
chỗ con tôi bị tai nạn, tôi tưởng tượng hình dáng con đang nằm đâu đây,
linh hồn con đang lẩn khuất đâu đây trong ánh nắng chiều vàng hiu hắt.
lòng tôi đớn đau, trái tim tôi rã rời tan nát, nước mắt tôi rơi cho
đến lúc về tận nhà
Cẩm Tú Cầu
0 Comment: