Như ánh pháo hoa- Nguyễn Đoan Tuyết
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NHƯ ÁNH PHÁO HOA
Truyện ngắn
Một đêm mùa xuân .
Chưa qua khỏi mồng mười nên lòng người vẫn còn dư âm của ba ngày Tết. Tết quê thật đơn sơ bình dị, những tươi vui rộn rã của một mùa xuân mới còn lẩn quất đâu đây.
Trong cái dìu dịu trong trẻo của đêm xuân ấy, tâm hồn cô gái đương thì cũng như vầng trăng non vừa nhô lên khỏi lũy tre làng, tinh khôi và lửng lơ trước gió như mời gọi, nhất là trong những đêm hội như đêm nay. Nương hòa trong dòng người từ các làng quê lân cận đổ về đây, nào là Tân Nghi, Tân Lệ, Tân Kiều, Tân Đức…đến Bến Đức, Mỹ Đức rồi Đại Chí, Đại An, Đại Bình…không biết người ở đâu mà đông đến vậy. Nương quảy đôi bầu* đựng đầy các thứ quà quê bước chân thoăn thoắt hướng về phía làng An Thái- nơi tiếng trống hội rộn ràng thúc giục, đi còn nhanh hơn những người tay không, không chỉ vì sức con gái “mười bảy bẻ gãy sừng trâu” mà còn vì lòng cô cũng đang mở hội.. Đêm nay là lễ hội Đốt Cây Bông- một trong những lễ hội thu hút nhiều người không kém gì hội Thi Đấu Võ ở vùng An Thái, An Vinh quê cô- vốn nổi tiếng với nhiều truyền thống lễ hội của miền Đất Võ. Nơi đây có dòng sông Côn từ Tây Sơn khoan thai đổ về hạ du , được truyền tụng là “ Dòng Sông Võ Học” vì đã in dấu những người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã có cơ duyên “tầm sư học võ”ở nơi đây để nhen nhóm việc lớn sau này. Nơi “đất lành chim đậu” này đã thu hút nhiều người Hoa có thân thế nhưng bất đắc chí từ phương Bắc xa xôi trôi dạt về đây sinh cơ lập nghiệp đã mấy đời. Và cha cô, vốn quê quán ở Thừa Thiên- Huế, thời Pháp làm công chức tại Qui Nhơn do duyên trời đưa đẩy đã chọn nơi này làm quê hương thứ hai, lập gia đình sinh con đẻ cái như những người Việt gốc Hoa tại đây . Chính những người Hoa ở đây đã sáng tạo ra hội “Đốt Cây Bông” này
Không khí tưng bừng đã đưa Nương trở về thực tại.
Cô chọn một chỗ để quang gánh và bày hàng ra. Trong các loại quà quê quen thuộc có một loại đồ chơi được nặn từ bột, có ngòi để thổi rất vui tai, lại có thể nhâm nhi cho vui miệng. Ngoài ra còn có thuốc rê, loại thuốc lá được làm hoàn toàn bằng thủ công dành cho phái nam thời bấy giờ
-Cô bán cho tui một hào thuốc
Nương nhìn lên bắt gặp một khuôn mặt sáng sủa của một chàng trai với ánh nhìn tinh nghịch. Hơi bối rối, cô vội lấy thuốc lá bán cho anh ta. Xong việc, anh chàng vẫn đứng đó mà …ngắm nhìn người bán. Nương đâu còn lạ gì ánh mắt của bao chàng trai vẫn bám riết lấy cô như thế khi cô là một trong những cô gái xinh đẹp nhất làng An Vinh này, với một gia đình có tiếng là hay chữ vì cha cô thông thạo tiếng Pháp. Vốn bản tính hiền lành và nhút nhát, cô chỉ biết nhìn sang chỗ khác. Nhưng anh ta vẫn chưa chịu rời bước :
- Tui tên Lâm ở thôn Tân Đức gần đây, còn cô tên gì?
- Tên gì kệ người ta, liên quan gì đến anh chớ
Tuy nói vậy theo phản ứng tự nhiên nhưng cô vẫn thấy tồi tội vì trông anh ta cũng không đến nỗi nào. Mặc dầu bị “hắt hủi”, anh ta vẫn cứ đứng đó không rời mắt đi chỗ khác
Lúc này đêm hội đã bắt đầu. Người người chen chúc nhau để có một vị trí như mong muốn. Trăng cũng đã lên cao sáng soi vằng vặc cả bầu trời. “Cây Bông” cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Sở dĩ gọi là “Đốt Cây Bông” vì những pháo bông được kết thành nhiều tầng trên một cây cao, khi đốt thì đốt từ dưới lên và ngòi lửa sẽ liên kết lần lượt các tầng lên đến ngọn cây , chậm rải và kéo dài một thời gian nhất định. Lúc ấy “Cây Bông” sẽ bừng lên rực rỡ nhiều màu sắc như sao sa, tạo nên một cảnh tượng vô cùng kì thú và lôi cuốn, đến mức ai đã từng xem một lần sẽ không bao giờ quên được. Người Việt gốc Hoa ở đây đã biết chế tạo ra các loại pháo bông để hình thành nên lễ hội độc đáo này. Các lễ hội truyền thống hằng năm thường có kết hợp với “Đốt Cây Bông thường diễn ra ở thôn An Thái xã Nhơn Phúc và thôn Cảnh Hàn xã Nhơn Phong thuộc huyện An Nhơn.( bây giờ là thị xã An Nhơn)
Bất ngờ có nhiều tiếng reo vui vang động cả một vùng, “Cây Bông”đã được đốt lên Kể từ giây phút ấy mọi con mắt đều không rời khỏi đây cho đến khi đốm sáng cuối cùng trên ngọn cây đã tắt.
Đêm vui rồi cũng tàn. Dòng người lại tỏa về các ngả mang theo dư âm của ngày hội. Làng quê lại chìm dần trong không gian yên tĩnh, chỉ còn ánh trăng phủ mờ như sương khói. Nương cũng thu dọn nhanh quang gánh ra về cho kịp với người ta. Nhưng sao lần này cô cảm giác có ai đi theo mình bén gót. Đến một đoạn hơi vắng bóng người, kẻ đi theo sau dấn lên ngang bước với cô:
- Cô để tui gánh giùm cho đỡ mệt nghen.
Không để cho Nương kịp suy nghĩ, người nói đã nhẹ nhàng nhưng kiên quyết dằn lấy đòn gánh của Nương đặt lên vai mình rồi cứ vậy mà bước tới. Bấy giờ Nương mới nhận ra đúng là anh chàng mua thuốc lá ban nãy. Cô chỉ còn biết chạy theo và rủa thầm cái con người gan liều ấy. Cô chưa từng gặp người như vậy bao giờ. Gần đến chỗ rẽ vào nhà mình, Nương hoảng sợ vội bảo:
- Anh đưa cho tui gánh chớ cha tui mà biết biết được là chết đó.
Nghe nói vậy, anh ta mới chịu đưa gánh và Nương chỉ kịp cảm ơn, hỏi anh ta về thôn nào rồi quày quả bước đi khi nghĩ đến khuôn mặt đầy nghiêm khắc của người cha đang chờ mình ở nhà. Lâm cũng chào Nương rồi quay ngược lại con đường vừa đi qua để hướng về làng mình. Lâm còn phải đi ngang qua sông Côn và mấy cánh đồng mênh mông nữa, đến gà gáy lần đầu mới về tới nhà.
*
Đám cưới Nương- Lâm được tổ chức tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình làng nghĩa xóm và bà con họ tộc. Hương lửa mặn nồng chưa tới ba năm đã có hai đứa con một gái một trai kháu khỉnh ra đời. Nhưng rồi điều lo lắng của bà mẹ Lâm đã thành sự thật, Nương không phải là nàng dâu như bà mong mỏi. Bà đâu dám mơ một nàng dâu có đủ “công dung ngôn hạnh” như người ta, nhưng ít ra cũng phải được chữ “công” mới phù hợp với hoàn cảnh nhà bà. Đằng này Nương mong manh yếu đuối cả về thể chất lẫn tinh thần, đã không quán xuyến được công việc nội trợ lại càng không thể làm gì thêm để đỡ gánh nặng cơm áo cho chồng. Cô chỉ biết có ôm con mà cũng không xong, ngoài ra đều phó mặc cho chồng. Không ai có thể chê bai cô về dung nhan, về lời ăn tiếng nói nhưng những lời ong tiếng ve về một nàng dâu vụng về kém cỏi, không chịu thương chịu khó thì làm sao bảo toàn được chữ “hạnh” đây. Thế là Lâm càng ngày càng mệt mỏi vì gánh nặng gia đình không kham nổi, lại còn chịu áp lực từ nhiều phía là anh không dạy bảo được vợ con. Những tình cảm nồng thắm ban đầu đã phai nhạt dần đi. Cho đến một ngày quá bức bối Lâm đã phải dứt áo ra đi thoát li theo kháng chiến rồi hi sinh ở chiến trường hạ Lào nhưng không tìm được hài cốt, chỉ có một giấy báo tử muộn màng gởi về quê quán. Bà mẹ Lâm chịu nỗi đau mất con kéo dài theo năm tháng. Rồi sau đó không lâu, Nương không thể nuôi nổi hai đứa con, đành gởi đứa con gái cho bà ngoại và thằng con trai mới sáu tháng tuổi cho bà nội nuôi dưỡng để…đi lấy chồng.
Thế là một tình yêu say đắm đến một cách tự nhiên, chóng vánh rồi cũng tan nhanh như ánh sáng rực rỡ rồi vụt tắt của “Cây Bông” trong đêm lễ hội ngày nào…
Tháng 12- 2013
NGUYỄN ĐOAN TUYẾT
(*) đôi bầu: một loại quang gánh đan kín bằng tre, có nắp đậy, dùng để đựng hàng hóa gánh ra chợ bán ở các làng quê Bình Định xưa
Truyện ngắn
Một đêm mùa xuân .
Chưa qua khỏi mồng mười nên lòng người vẫn còn dư âm của ba ngày Tết. Tết quê thật đơn sơ bình dị, những tươi vui rộn rã của một mùa xuân mới còn lẩn quất đâu đây.
Trong cái dìu dịu trong trẻo của đêm xuân ấy, tâm hồn cô gái đương thì cũng như vầng trăng non vừa nhô lên khỏi lũy tre làng, tinh khôi và lửng lơ trước gió như mời gọi, nhất là trong những đêm hội như đêm nay. Nương hòa trong dòng người từ các làng quê lân cận đổ về đây, nào là Tân Nghi, Tân Lệ, Tân Kiều, Tân Đức…đến Bến Đức, Mỹ Đức rồi Đại Chí, Đại An, Đại Bình…không biết người ở đâu mà đông đến vậy. Nương quảy đôi bầu* đựng đầy các thứ quà quê bước chân thoăn thoắt hướng về phía làng An Thái- nơi tiếng trống hội rộn ràng thúc giục, đi còn nhanh hơn những người tay không, không chỉ vì sức con gái “mười bảy bẻ gãy sừng trâu” mà còn vì lòng cô cũng đang mở hội.. Đêm nay là lễ hội Đốt Cây Bông- một trong những lễ hội thu hút nhiều người không kém gì hội Thi Đấu Võ ở vùng An Thái, An Vinh quê cô- vốn nổi tiếng với nhiều truyền thống lễ hội của miền Đất Võ. Nơi đây có dòng sông Côn từ Tây Sơn khoan thai đổ về hạ du , được truyền tụng là “ Dòng Sông Võ Học” vì đã in dấu những người anh hùng áo vải đất Tây Sơn đã có cơ duyên “tầm sư học võ”ở nơi đây để nhen nhóm việc lớn sau này. Nơi “đất lành chim đậu” này đã thu hút nhiều người Hoa có thân thế nhưng bất đắc chí từ phương Bắc xa xôi trôi dạt về đây sinh cơ lập nghiệp đã mấy đời. Và cha cô, vốn quê quán ở Thừa Thiên- Huế, thời Pháp làm công chức tại Qui Nhơn do duyên trời đưa đẩy đã chọn nơi này làm quê hương thứ hai, lập gia đình sinh con đẻ cái như những người Việt gốc Hoa tại đây . Chính những người Hoa ở đây đã sáng tạo ra hội “Đốt Cây Bông” này
Không khí tưng bừng đã đưa Nương trở về thực tại.
Cô chọn một chỗ để quang gánh và bày hàng ra. Trong các loại quà quê quen thuộc có một loại đồ chơi được nặn từ bột, có ngòi để thổi rất vui tai, lại có thể nhâm nhi cho vui miệng. Ngoài ra còn có thuốc rê, loại thuốc lá được làm hoàn toàn bằng thủ công dành cho phái nam thời bấy giờ
-Cô bán cho tui một hào thuốc
Nương nhìn lên bắt gặp một khuôn mặt sáng sủa của một chàng trai với ánh nhìn tinh nghịch. Hơi bối rối, cô vội lấy thuốc lá bán cho anh ta. Xong việc, anh chàng vẫn đứng đó mà …ngắm nhìn người bán. Nương đâu còn lạ gì ánh mắt của bao chàng trai vẫn bám riết lấy cô như thế khi cô là một trong những cô gái xinh đẹp nhất làng An Vinh này, với một gia đình có tiếng là hay chữ vì cha cô thông thạo tiếng Pháp. Vốn bản tính hiền lành và nhút nhát, cô chỉ biết nhìn sang chỗ khác. Nhưng anh ta vẫn chưa chịu rời bước :
- Tui tên Lâm ở thôn Tân Đức gần đây, còn cô tên gì?
- Tên gì kệ người ta, liên quan gì đến anh chớ
Tuy nói vậy theo phản ứng tự nhiên nhưng cô vẫn thấy tồi tội vì trông anh ta cũng không đến nỗi nào. Mặc dầu bị “hắt hủi”, anh ta vẫn cứ đứng đó không rời mắt đi chỗ khác
Lúc này đêm hội đã bắt đầu. Người người chen chúc nhau để có một vị trí như mong muốn. Trăng cũng đã lên cao sáng soi vằng vặc cả bầu trời. “Cây Bông” cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Sở dĩ gọi là “Đốt Cây Bông” vì những pháo bông được kết thành nhiều tầng trên một cây cao, khi đốt thì đốt từ dưới lên và ngòi lửa sẽ liên kết lần lượt các tầng lên đến ngọn cây , chậm rải và kéo dài một thời gian nhất định. Lúc ấy “Cây Bông” sẽ bừng lên rực rỡ nhiều màu sắc như sao sa, tạo nên một cảnh tượng vô cùng kì thú và lôi cuốn, đến mức ai đã từng xem một lần sẽ không bao giờ quên được. Người Việt gốc Hoa ở đây đã biết chế tạo ra các loại pháo bông để hình thành nên lễ hội độc đáo này. Các lễ hội truyền thống hằng năm thường có kết hợp với “Đốt Cây Bông thường diễn ra ở thôn An Thái xã Nhơn Phúc và thôn Cảnh Hàn xã Nhơn Phong thuộc huyện An Nhơn.( bây giờ là thị xã An Nhơn)
Bất ngờ có nhiều tiếng reo vui vang động cả một vùng, “Cây Bông”đã được đốt lên Kể từ giây phút ấy mọi con mắt đều không rời khỏi đây cho đến khi đốm sáng cuối cùng trên ngọn cây đã tắt.
Đêm vui rồi cũng tàn. Dòng người lại tỏa về các ngả mang theo dư âm của ngày hội. Làng quê lại chìm dần trong không gian yên tĩnh, chỉ còn ánh trăng phủ mờ như sương khói. Nương cũng thu dọn nhanh quang gánh ra về cho kịp với người ta. Nhưng sao lần này cô cảm giác có ai đi theo mình bén gót. Đến một đoạn hơi vắng bóng người, kẻ đi theo sau dấn lên ngang bước với cô:
- Cô để tui gánh giùm cho đỡ mệt nghen.
Không để cho Nương kịp suy nghĩ, người nói đã nhẹ nhàng nhưng kiên quyết dằn lấy đòn gánh của Nương đặt lên vai mình rồi cứ vậy mà bước tới. Bấy giờ Nương mới nhận ra đúng là anh chàng mua thuốc lá ban nãy. Cô chỉ còn biết chạy theo và rủa thầm cái con người gan liều ấy. Cô chưa từng gặp người như vậy bao giờ. Gần đến chỗ rẽ vào nhà mình, Nương hoảng sợ vội bảo:
- Anh đưa cho tui gánh chớ cha tui mà biết biết được là chết đó.
Nghe nói vậy, anh ta mới chịu đưa gánh và Nương chỉ kịp cảm ơn, hỏi anh ta về thôn nào rồi quày quả bước đi khi nghĩ đến khuôn mặt đầy nghiêm khắc của người cha đang chờ mình ở nhà. Lâm cũng chào Nương rồi quay ngược lại con đường vừa đi qua để hướng về làng mình. Lâm còn phải đi ngang qua sông Côn và mấy cánh đồng mênh mông nữa, đến gà gáy lần đầu mới về tới nhà.
*
Vậy là chỉ sau những ngày lễ hội, tình yêu giữa Nương và Lâm đã bén rễ đâm chồi. Về phía gia đình của Nương, cha cô phản đối quyết liệt vì chê nhà trai không môn đăng hộ đối- một trở ngại muôn đời cho những đôi lứa yêu nhau. Còn về phía gia đình Lâm tuy cha mất sớm, gia cảnh sa sút nhưng chẳng gì thì cũng con nhà tử tế,có chút chữ nghĩa và cha Lâm lúc sinh thời đã từng được nhận sắc phong “bát phẩm”của triều Nguyễn nên trong làng ai cũng vị nể .. Dù mẹ góa con côi nhưng bà mẹ tần tảo sớm khuya nuôi con không để ai phải thất học. Do đó một phần vì tự ái , phần nữa bà mẹ muốn kén một nàng dâu tần tảo giỏi giang nên hai bên không bên nào chịu nhượng bộ bên nào. Chỉ có điều càng ngăn cấm tình yêu càng mãnh liệt và đôi trẻ luôn có cách để gặp nhau. Cho đến một ngày Nương đã khóc lóc van xin người cha nghĩ lại vì cô đã từ chối nhiều đám khác để chờ đợi Lâm. Con gái lại có thì mà “lửa gần rơm” lâu ngày…nguy hiểm quá, nên cuối cùng người cha đã phải xiêu lòng *
Đám cưới Nương- Lâm được tổ chức tuy đơn sơ nhưng ấm áp tình làng nghĩa xóm và bà con họ tộc. Hương lửa mặn nồng chưa tới ba năm đã có hai đứa con một gái một trai kháu khỉnh ra đời. Nhưng rồi điều lo lắng của bà mẹ Lâm đã thành sự thật, Nương không phải là nàng dâu như bà mong mỏi. Bà đâu dám mơ một nàng dâu có đủ “công dung ngôn hạnh” như người ta, nhưng ít ra cũng phải được chữ “công” mới phù hợp với hoàn cảnh nhà bà. Đằng này Nương mong manh yếu đuối cả về thể chất lẫn tinh thần, đã không quán xuyến được công việc nội trợ lại càng không thể làm gì thêm để đỡ gánh nặng cơm áo cho chồng. Cô chỉ biết có ôm con mà cũng không xong, ngoài ra đều phó mặc cho chồng. Không ai có thể chê bai cô về dung nhan, về lời ăn tiếng nói nhưng những lời ong tiếng ve về một nàng dâu vụng về kém cỏi, không chịu thương chịu khó thì làm sao bảo toàn được chữ “hạnh” đây. Thế là Lâm càng ngày càng mệt mỏi vì gánh nặng gia đình không kham nổi, lại còn chịu áp lực từ nhiều phía là anh không dạy bảo được vợ con. Những tình cảm nồng thắm ban đầu đã phai nhạt dần đi. Cho đến một ngày quá bức bối Lâm đã phải dứt áo ra đi thoát li theo kháng chiến rồi hi sinh ở chiến trường hạ Lào nhưng không tìm được hài cốt, chỉ có một giấy báo tử muộn màng gởi về quê quán. Bà mẹ Lâm chịu nỗi đau mất con kéo dài theo năm tháng. Rồi sau đó không lâu, Nương không thể nuôi nổi hai đứa con, đành gởi đứa con gái cho bà ngoại và thằng con trai mới sáu tháng tuổi cho bà nội nuôi dưỡng để…đi lấy chồng.
Thế là một tình yêu say đắm đến một cách tự nhiên, chóng vánh rồi cũng tan nhanh như ánh sáng rực rỡ rồi vụt tắt của “Cây Bông” trong đêm lễ hội ngày nào…
*
Cuộc đời Nương chẳng khác gì kiếp hoa tầm gởi, có đến ba bốn đời chồng và cũng ngần ấy những đứa con khác cha nhưng lúc xế chiều không còn ai để nương tựa. Mặc dù phía bà có anh chị em rất khá giả và cũng đối xử tốt với bà nhưng bà lại muốn tìm về sống gần gũi với người mẹ chồng đầu tiên và bà mẹ Lâm cũng đã mở rộng lòng bao dung với người con dâu đoảng nhưng lại thùy mị hiền lành này. Bà Nương lâm bệnh nan y và trút hơi thở cuối cùng bên cạnh bà mẹ chồng nhân hậu, vị tha và giữa những người láng giềng giàu lòng trắc ẩn. Người con dâu lỗi đạo ấy cuối cùng cũng được an nghỉ trong khu mộ dòng tộc của nhà chồng như ý nguyện. Tháng 12- 2013
NGUYỄN ĐOAN TUYẾT
(*) đôi bầu: một loại quang gánh đan kín bằng tre, có nắp đậy, dùng để đựng hàng hóa gánh ra chợ bán ở các làng quê Bình Định xưa
0 Comment: