Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định- Minh Triết PK

VỀ THĂM THÀNH HOÀNG ĐẾ BÌNH ĐỊNH

   
      Tôi trở về quê vào những ngày đầu xuân. Sau khi viếng từ đường, thắp nén nhang cho các tiên linh, thăm mộ ông bà nội ở Thiết Tràng (Xã Nhơn Mỹ), tôi tiếp tục lộ trình xuống Qui Nhơn thăm gia đình một người bạn thân.

     Qua cầu Thiết Trụ, tôi dừng lại thật lâu, bồi hồi nhớ lại thời niên thiếu. Nơi bến sông này, ngã rẽ của sông Côn mà nhà Tây Sơn đào để bảo vệ thành, đồng thời là đường thủy thuận lợi, kênh dẫn nước về xã Nhơn Thành.

THÀNH HOÀNG ĐẾ BÌNH ĐỊNH

     Con đường từ quê tôi đến Đập Đá phải qua nhánh rẽ sông này. Ngày ấy, bến sông có một cái chợ nho nhỏ, bến xe ngựa, khi vào chợ phiên, cảnh người qua lại, mua bán khá nhộn nhịp. Vào mùa khô, người qua đường lội sông. Mùa nước lớn dùng đò. Sau này, người dân tự xây cầu tre, ai qua đều đóng lệ phí. Nay cảnh nơi đây vắng vẻ, im lìm.

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định
Hai Miếu thờ hai bên: Dinh Cô (bên trái) -Tổ Thần (bên phải)

     Con đường đã gắn bó, đi vào ký ức mà không thể nào quên khi có dịp trở lại. Tôi vẫn nhớ, ngày ấy tôi thường theo ông xuống Bình Định thăm bà con. Hai lần mỗi tuần xuống Đập Đá hốt thuốc cho ông (nội làm Thầy thuốc Bắc). Tôi nghe lang man, mù mờ phía đông con đường có Thành Hoàng Đế. Rồi thời gian lặng lẽ qua nhanh, nỗi mơ ước ấy cũng đã đi vào quên lãng.

THÀNH HOÀNG ĐẾ BÌNH ĐỊNH

     Hôm nay đi lại con đường này, vương vấn nỗi ao ước ấy. Nếu không, tôi nghĩ là một thiếu sót lớn. Do vậy, tôi háo hức và cố công tìm kiếm. Với ý định muốn tham quan Thành Hoàng Đế, tôi hẹn với vợ chồng cháu Thỏa - Vân (gv Trường PTTH Đập Đá). Thỏa vui lòng và chờ tôi ở Mả Tổ.

THÀNH HOÀNG ĐẾ BÌNH ĐỊNH

     Thỏa dẫn tôi vô theo nhiều con đường bê tông đến thành. Đầu tiên tôi thấy là 2 chú voi con bằng đá đã rêu phong. Hai con voi còn sót lại của Vương Triều Champa, khi xây thành Nguyễn Nhạc giữ lại (một chú voi, phía trước có trường Tiểu học, bên cạnh tấm bia di tích, Chú voi bên kia cạnh nhà dân, khoảng cách 20m. Thỏa tiếp tục hướng dẫn tôi vào Tử Cấm Thành.

THÀNH HOÀNG ĐẾ BÌNH ĐỊNH

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định

     Biết tôi là du khách, anh Thanh Tâm (68 tuổi - người địa phương) nhiệt tình dẫn chúng tôi vào trong thành. Đầu tiên anh đốt 3 cây nhang đưa tôi để tưởng niệm các tiên linh nhà Tây Sơn.

     "Năm1776, sau khi đánh bại Chúa Nguyễn, Nguyễn Nhạc đã lên ngôi Hoàng Đế nhà Tây Sơn và cho xây dựng tại vị trí cũ của Thành Đồ Bàn, Vương quốc Champa. Đây là nơi của Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc ở nên gọi là Thành Hoàng Đế" (Trích nguồn Google )

     Ngày nay chỉ còn lại một số di tích của Tử Cấm Thành: Cổng chính, chính điện (Bát Giác), Hồ Bán nguyệt đã khô nước, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như 2 cây Bồ Đề đang thay lộc, một cây sung với trái xum xuê và một cây soài ngoài tường thành. Tiếp đến, anh dẫn tôi xem giếng nước, khi xưa nước trong xanh, giờ theo thời gian chỉ còn một hố trũng.

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định
Đền Bát Giác - Thờ 11 Bài Vị, trong đó có Võ Tánh
Về thăm thành Hoàng đế Bình Định
Phía sau Đền là Khu Lăng Mộ Võ Tánh & Người dẫn ngựa

     Theo tài liệu lịch sử, Thành Hoàng Đế là nơi chứng kiến tướng Võ Tánh tự thiêu và Quan Văn Ngô Tùng Châu tuẩn tiết (uống thuốc độc), sau khi bị 2 tướng nhà Tây Sơn Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng bao vây. Nhìn 2 mộ, tôi hỏi anh Thanh Tâm có phải của Võ Tánh, Ngô Tùng Châu không ?
Về thăm thành Hoàng đế Bình Định
Lối vào Mộ
Về thăm thành Hoàng đế Bình Định

     Anh giải thích:

     Mộ hình tròn của tướng Võ Tánh, còn mộ hình chữ nhật là mộ của người giữ ngựa cho Võ Tánh. Còn mộ của Ngô Tùng Châu hiện ở Phù Cát.

     Tôi nghe anh Tâm nói, lòng còn nhiều phân vân và sẽ tìm hiểu khi có dịp trở lại nơi này

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định
Về thăm thành Hoàng đế Bình Định
Hồ Bán Nguyệt bên phải vị trí  giữa bờ thành và cây đa
Xa xa là Tháp Cánh Tiên

   Mặt trời đã gần khuất hẳn sau núi. Lòng tôi trĩu nặng, ngậm ngùi trước cảnh hoang phế một di tích bởi sự tàn phá của thời gian, sự hận thù của hai triều đại, của chiến tranh, sự lấn chiếm,thờ ơ, vô cảm của người dân đã làm giảm đi giá trị văn hóa, một thời kỳ vàng son trong lịch sử của dân tộc ta.

Đầu Xuân Giáp Ngọ
MINH TRIẾT
Về thăm thành Hoàng đế Bình Định

Về thăm thành Hoàng đế Bình Định

COMMENTS G+/FB:

1 Comments
  1. Sau này có dịp trở lại mới biết anh Thanh Tâm là là người bảo quản và chăm sóc Hoàng thành . Còn hai mộ vẫn còn là sự bí ẩn sau khi vua Gia Long lên ngôi .

    ReplyDelete

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian