Dòng sông tuổi thơ- Cẩm Tú Cầu
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Dòng sông tuổi thơ
Cuối năm vừa rôi tôi có dịp về thăm lại dòng sông tuổi thơ, nơi tôi đã sống cách đây hơn 60 năm
Từ phía Qui Nhơn qua khỏi cầu Bồng Sơn rẽ về phía tay trái là con đường mát rượi rợp bóng dừa Con đường này, ngày xưa là đất pha cát, đi dưới chân rất mịn màng, mưa thì rất đằm, không lầy lội. Bây giờ được tráng nhựa sạch sẽ, chạy dọc bờ sông có hàng tre rủ bóng trông rất nên thơ và hiền hoà. Đó là Trung Lương.
Đi khoảng 3 cây số đến bến đò Trung Lương nơi mà ngày xưa tôi thường qua lại. Vào mùa nước lớn tôi qua sông bằng đò, mùa hè có cầu phao được làm ống tre ghép thành. mỗi bước đi nó sập sình , rung rinh nhưng mà tôi rất thích. Bây giờ có cầu treo nhỏ hẹp chỉ vừa một xe qua, ra giữa cầu tôi nhìn lên phía thượng nguồn ,hai bên bờ sông vẫn là hai hàng tre già im lìm rủ bóng, lấn ra sông.
Đi khỏi cầu, rẽ tay mặt khoảng 3cs :" Đây rồi núi Phú Văn! ". Nhưng núi không còn như ngày xưa hoang sơ âm u huyền bí, phía trướccó một tảng đá lớn bằng phẳng, tương truyền rằng hồi ấy thường có ông ba mươi ( cọp} mỗi chiều ra ngồi chơi. Bây giờ cây cối xác xơ tiêu điều ủ rủ nhìn thấu suốt tận vào sâu, tảng đá lớn cũng biến mất, tự nhiên tôi buồn, một nỗi buồn mênh mang xa vắng thấm tận đáy lòng. Nơi đây ngày xưa mỗi lần đi mua hàng cho mẹ về, tôi ngồi nghỉ chân. Cũng là nơi mà dạo ấy máy bay oanh tạc liên miên, chúng tôi phải đi học từ 4giờ sáng, mỗi lần qua đây chúng tôi thi nhau chạy thục mạng vì chúng bạn dọa ma. có khi bị rớt sách vở tôi không dám quay lại lượm
Thêm 2cs nữa là Hội yên. Một chùm kí ức hiện về. Lúc ấy là những năm 1947-1954. Tuy bây giờ khác xưa tôi không còn định hướng được ngôi nhà cũ ở khoảng nào nhưng tôi nhớ rõ các gia dình tản cư, dân tứ phương đến đây thuê đất, dựng nhà lập thành hàng quán, chợ chiều nhờ có xưởng giấy ở gần.
Mẹ tôi bán hàng xén, tôi thường mua trứng vịt về mẹ bán. Lò vịt ở bên kia sông. Qua khỏi bến đò Hội yên đi 200m là đến, nơi đây bà chủ rất hào phóng, khi nào cũng thêm cho tôi 2 trứng nhỏ. Quê này có lệ trứng gà chục 10 trứng, vịt 12 còn dừa chục 15. Lúc ấy tôi chỉ đội được 3 chục. Tôi nhớ có lần xuống bến đò trên đầu đội trúng, dốc xuôi tôi bị ngả bể 5 trứng.Lần ấy tôi thấy mẹ buồn lắm. Mẹ nói:
-Bán hết trứng mới lời 3 cái mà bể hết 5
Tôi thương mẹ quá
-Mẹ ơi! con không lấy trứng thêm đâu để mẹ bán bù vào chỗ bể
Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng, trìu mến đầy thương yêu...
Rồi có lần, lần ấy tôi nhớ đến bây giờ. Buổi sáng tôi qua sông trời mưa lâm râm tôi nghĩ bụng trời thế này bán trứng nhanh.Tôi vội vàng đi về sớm. Ra đến bến đò bổng giật mình, dòng sông đục ngầu từ thượng nguồnđổ về nước chảy nhanh và lớn gấp đôi lúc tôi đi. Tôi nhìn quanh không có đò,tôi nhìn bên kia bờ thấy mẹ đúng đó dáng thiểu nảo.Thì ra mẹ đang kiếm người đưa tôi về Một chiếc thuyền lướt sóng đưa tôi ra giữa sông ,bị nước kéo xuôi dần, xuôi dần rất xa ,khi chiếc thuyền trôi nhanh tôi ngồi trên thuyền thích quá với tay nghịch nước. Bổng tôi nhìn lên gương mặt người chèo thuyền hiện ra lạ lẩm: mặt ông đen và thâm tím hằn lên nét hải hùng, khiếp sợ, lo âu. Tôi hướng mắt lên bờ thấy mẹ đang chấp hai tay quỳ gối mặt ngước lên trời bao la, chắc mẹ đang khấn cầu. lòng tôi bổng hốt hoảng theo nét mặt của người chèo thuyền và cử chỉ của mẹ Người chèo thuyền trong tay chiếc sào dài cố lấy hết sức vốn có chống mạnh, chống mạnh khom mình lên xuống rất nhiều lần ép được thuyền ghé vào bờ. Lúc ấy mẹ bương bả chạy đến ông lái thuyền đưa cây sào mẹ kéo mạnh vào bờ, mũi thuyền kê lên bờ cỏ .Mẹ ôm tôi thật chặt,thật chặt và khóc khi ấy tôi mới thút thít khóc vì biết mình được yêu thương
Về đến nhà hàng xóm đến rất đông ai cũng hỏi
-Bé con đâu rồi, có sao không? khi ấy tôi vào buồng thay đồ.
Mẹ kêu lên:
Cám ơn Trời Phật, cám ơn bà con cháu không sao!
Đêm hôm ấy nước tràn bờ. Mãi 3 ngày sau ba mới về. Ba làm nhà máy giấy cho xưởng Gia bình cách Hội yên 12cs Ba dặn mẹ không cho tôi đi mua trứng nữa và tôi cũng không được ra sông. Nhưng dòng sông là hơi thở, là nguồn vui bất tận của tôi. Mỗi mùa hè nước cạn đi qua bờ cùng các bạn bắt ốc, giặt đồ cho cả nhà, tôi lo lắm ai sẽ giúp mẹ đây
Bẳng đi một thời gian, tôi ở nhà không đi mua trứng nữa, một hôm mẹ không có trứng bán, mẹ quay quắc, mẹ buồn, tôi thương mẹ quá tôi đi theo cô gái gần nhà, vô nhà ông xã Chiến, một nhà nuôi vịt rất nhiều, tuy không qua sông nhưng mà phải đi trên bờ ruộng cao gập gềnh, xung quanh là ruộng lúa mênh mông, tôi bước đi trên cỏ mềm, nhìn bóng mình lay động trong ánh nắng ban mai, trên đường đi có một cái ao lớn giữa đồng, nước im lìm xanh đen, tôi nhìn xuống đáy ao, thấy rùng mình, trên bầu trời cao trong xanh và bầu trời thẳm sâu, bất động dưới đáy nước, tôi chợt thấy mình đơn độc lẻ loi làm sao. Mỗi lần tôi ngang qua ao, tôi lại mơ hồ nghĩ đên những chuyện cổ tích mà mẹ thường kể cho tôi nghe, tôi lại nghĩ dưới đáy hồ nước này chắc có thuồng luồng.
Nhà ông xã Chiến giàu có nổi tiếng nhưng nuôi chó rất nhiều, tôi đi mấy lần trót lọt. Bổng một hôm, tôi đi một mình lang thang trên cánh đồng đầy lúa chín vàng, từng đàn châu chấu bay lên, bay xuống theo bước chân tôi, tôi thấy lòng lâng lâng một cảm giác ngọt ngào êm ái thấm đẫm vào trái tim tôi, đến nơi tôi đứng ngoài hàng rào gọi vào, bổng bầy chó từ trong nhà túa ra sủa om sòm, tôi vụt chạy, chẳng may một con hùng hổ nhào tới cắn vào chân tôi, tôi khóc la trong nhà mới ra đánh chó và dẩn tôi vào lấy dao liết vào vết chó cắn cho tôi. Về nhà, mẹ hoảng hốt, mẹ ôm chân tôi rồi đưa miệng vào cốt để hút máu bầm, máu độc trong vết thương của tôi ra cho hết, nhưng mà nó đã khô miệng mất rồi, nét mặt mẹ đầy đau khổ và hối hận vì đã sai tôi đi, tôi nhìn mẹ lòng trào dâng một niềm thương mến mênh mang, rồi mẹ lấy cây ớt xông cho tôi, rồi cho tôi uống thuốc bắc cái chân tôi sưng vù, ngồi một chỗ suốt mấy ngày chẳng đi đâu được cũng may thời gian này ba tôi đi vắng chưa về.
Tôi còn nhớ có một đêm trăng ba chở đồ từ mỏ vàng Bồng Miêu trở về bằng con đường sông, trong thời gian thuê người chuyển đồ về nhà, ba bắt tôi ra bờ sông đứng trông đồ, con đường đi có mấy trăm mét, nhưng im ắng lạ thường, bóng trăng xuyên qua kẻ lá, hai bên đường rợp bóng tre , con đường tranh tối, tranh sáng tự dưng tôi bổng thấy rợn người, một nỗi lo sợ mơ hồ xâm chiếm hồn tôi, đến khi đứng trên bờ sông, ánh trăng sáng vằng vặc, không có cây cối, tôi nhìn lên bầu trời, mặt trăng to và sáng một thứ ánh sáng mát dịu, mềm mại thấm đẫm vào trong tâm trí tôi, vào cỏi lòng tôi một thứ ánh sáng xanh xao vời vợi, tôi như mê đi và cảm thấy tâm hồn mình xao xuyến giữa trời đêm, tôi nhìn xuống dòng sông,nước trong xanh lấp lánh ánh trăng, cảnh vật yên tĩnh, tôi thấy dòng sông như mênh mông, như mơ màng huyền ảo, làm cho lòng người như lạc vào một xứ sở nào của cỏi mộng mơ, bầu trời đêm yên tĩnh, tâm hồn tôi chìm đắm vào cỏi mông lung của đất trời đầy hư ảo, đầy ánh sáng bàng bạc của dòng sông
Những kỉ niệm ngày tuổi thơ cứ ám ảnh, ám ảnh tâm trí tôi,không bao giờ phai nhòa....
Bây giờ đứng giữa mênh mông bao la,một bên là đồng lúa, một bên là rừng chuối ,tôi phân vân không định hướng được, tất cả đều đổi thay, đều xa lạ đến không ngờ. Nhưng trong kí ức tôi những hình ảnh ngày xưa vẫn in đậm trong tâm trí nhất là Hội Yên nơi có con sông Lại Giang và con sông Ân Thường bao bọc.
Cuối năm vừa rôi tôi có dịp về thăm lại dòng sông tuổi thơ, nơi tôi đã sống cách đây hơn 60 năm
Từ phía Qui Nhơn qua khỏi cầu Bồng Sơn rẽ về phía tay trái là con đường mát rượi rợp bóng dừa Con đường này, ngày xưa là đất pha cát, đi dưới chân rất mịn màng, mưa thì rất đằm, không lầy lội. Bây giờ được tráng nhựa sạch sẽ, chạy dọc bờ sông có hàng tre rủ bóng trông rất nên thơ và hiền hoà. Đó là Trung Lương.
Đi khoảng 3 cây số đến bến đò Trung Lương nơi mà ngày xưa tôi thường qua lại. Vào mùa nước lớn tôi qua sông bằng đò, mùa hè có cầu phao được làm ống tre ghép thành. mỗi bước đi nó sập sình , rung rinh nhưng mà tôi rất thích. Bây giờ có cầu treo nhỏ hẹp chỉ vừa một xe qua, ra giữa cầu tôi nhìn lên phía thượng nguồn ,hai bên bờ sông vẫn là hai hàng tre già im lìm rủ bóng, lấn ra sông.
Đi khỏi cầu, rẽ tay mặt khoảng 3cs :" Đây rồi núi Phú Văn! ". Nhưng núi không còn như ngày xưa hoang sơ âm u huyền bí, phía trướccó một tảng đá lớn bằng phẳng, tương truyền rằng hồi ấy thường có ông ba mươi ( cọp} mỗi chiều ra ngồi chơi. Bây giờ cây cối xác xơ tiêu điều ủ rủ nhìn thấu suốt tận vào sâu, tảng đá lớn cũng biến mất, tự nhiên tôi buồn, một nỗi buồn mênh mang xa vắng thấm tận đáy lòng. Nơi đây ngày xưa mỗi lần đi mua hàng cho mẹ về, tôi ngồi nghỉ chân. Cũng là nơi mà dạo ấy máy bay oanh tạc liên miên, chúng tôi phải đi học từ 4giờ sáng, mỗi lần qua đây chúng tôi thi nhau chạy thục mạng vì chúng bạn dọa ma. có khi bị rớt sách vở tôi không dám quay lại lượm
Thêm 2cs nữa là Hội yên. Một chùm kí ức hiện về. Lúc ấy là những năm 1947-1954. Tuy bây giờ khác xưa tôi không còn định hướng được ngôi nhà cũ ở khoảng nào nhưng tôi nhớ rõ các gia dình tản cư, dân tứ phương đến đây thuê đất, dựng nhà lập thành hàng quán, chợ chiều nhờ có xưởng giấy ở gần.
Mẹ tôi bán hàng xén, tôi thường mua trứng vịt về mẹ bán. Lò vịt ở bên kia sông. Qua khỏi bến đò Hội yên đi 200m là đến, nơi đây bà chủ rất hào phóng, khi nào cũng thêm cho tôi 2 trứng nhỏ. Quê này có lệ trứng gà chục 10 trứng, vịt 12 còn dừa chục 15. Lúc ấy tôi chỉ đội được 3 chục. Tôi nhớ có lần xuống bến đò trên đầu đội trúng, dốc xuôi tôi bị ngả bể 5 trứng.Lần ấy tôi thấy mẹ buồn lắm. Mẹ nói:
-Bán hết trứng mới lời 3 cái mà bể hết 5
Tôi thương mẹ quá
-Mẹ ơi! con không lấy trứng thêm đâu để mẹ bán bù vào chỗ bể
Mẹ nhìn tôi bằng ánh mắt dịu dàng, trìu mến đầy thương yêu...
Rồi có lần, lần ấy tôi nhớ đến bây giờ. Buổi sáng tôi qua sông trời mưa lâm râm tôi nghĩ bụng trời thế này bán trứng nhanh.Tôi vội vàng đi về sớm. Ra đến bến đò bổng giật mình, dòng sông đục ngầu từ thượng nguồnđổ về nước chảy nhanh và lớn gấp đôi lúc tôi đi. Tôi nhìn quanh không có đò,tôi nhìn bên kia bờ thấy mẹ đúng đó dáng thiểu nảo.Thì ra mẹ đang kiếm người đưa tôi về Một chiếc thuyền lướt sóng đưa tôi ra giữa sông ,bị nước kéo xuôi dần, xuôi dần rất xa ,khi chiếc thuyền trôi nhanh tôi ngồi trên thuyền thích quá với tay nghịch nước. Bổng tôi nhìn lên gương mặt người chèo thuyền hiện ra lạ lẩm: mặt ông đen và thâm tím hằn lên nét hải hùng, khiếp sợ, lo âu. Tôi hướng mắt lên bờ thấy mẹ đang chấp hai tay quỳ gối mặt ngước lên trời bao la, chắc mẹ đang khấn cầu. lòng tôi bổng hốt hoảng theo nét mặt của người chèo thuyền và cử chỉ của mẹ Người chèo thuyền trong tay chiếc sào dài cố lấy hết sức vốn có chống mạnh, chống mạnh khom mình lên xuống rất nhiều lần ép được thuyền ghé vào bờ. Lúc ấy mẹ bương bả chạy đến ông lái thuyền đưa cây sào mẹ kéo mạnh vào bờ, mũi thuyền kê lên bờ cỏ .Mẹ ôm tôi thật chặt,thật chặt và khóc khi ấy tôi mới thút thít khóc vì biết mình được yêu thương
Về đến nhà hàng xóm đến rất đông ai cũng hỏi
-Bé con đâu rồi, có sao không? khi ấy tôi vào buồng thay đồ.
Mẹ kêu lên:
Cám ơn Trời Phật, cám ơn bà con cháu không sao!
Đêm hôm ấy nước tràn bờ. Mãi 3 ngày sau ba mới về. Ba làm nhà máy giấy cho xưởng Gia bình cách Hội yên 12cs Ba dặn mẹ không cho tôi đi mua trứng nữa và tôi cũng không được ra sông. Nhưng dòng sông là hơi thở, là nguồn vui bất tận của tôi. Mỗi mùa hè nước cạn đi qua bờ cùng các bạn bắt ốc, giặt đồ cho cả nhà, tôi lo lắm ai sẽ giúp mẹ đây
Bẳng đi một thời gian, tôi ở nhà không đi mua trứng nữa, một hôm mẹ không có trứng bán, mẹ quay quắc, mẹ buồn, tôi thương mẹ quá tôi đi theo cô gái gần nhà, vô nhà ông xã Chiến, một nhà nuôi vịt rất nhiều, tuy không qua sông nhưng mà phải đi trên bờ ruộng cao gập gềnh, xung quanh là ruộng lúa mênh mông, tôi bước đi trên cỏ mềm, nhìn bóng mình lay động trong ánh nắng ban mai, trên đường đi có một cái ao lớn giữa đồng, nước im lìm xanh đen, tôi nhìn xuống đáy ao, thấy rùng mình, trên bầu trời cao trong xanh và bầu trời thẳm sâu, bất động dưới đáy nước, tôi chợt thấy mình đơn độc lẻ loi làm sao. Mỗi lần tôi ngang qua ao, tôi lại mơ hồ nghĩ đên những chuyện cổ tích mà mẹ thường kể cho tôi nghe, tôi lại nghĩ dưới đáy hồ nước này chắc có thuồng luồng.
Nhà ông xã Chiến giàu có nổi tiếng nhưng nuôi chó rất nhiều, tôi đi mấy lần trót lọt. Bổng một hôm, tôi đi một mình lang thang trên cánh đồng đầy lúa chín vàng, từng đàn châu chấu bay lên, bay xuống theo bước chân tôi, tôi thấy lòng lâng lâng một cảm giác ngọt ngào êm ái thấm đẫm vào trái tim tôi, đến nơi tôi đứng ngoài hàng rào gọi vào, bổng bầy chó từ trong nhà túa ra sủa om sòm, tôi vụt chạy, chẳng may một con hùng hổ nhào tới cắn vào chân tôi, tôi khóc la trong nhà mới ra đánh chó và dẩn tôi vào lấy dao liết vào vết chó cắn cho tôi. Về nhà, mẹ hoảng hốt, mẹ ôm chân tôi rồi đưa miệng vào cốt để hút máu bầm, máu độc trong vết thương của tôi ra cho hết, nhưng mà nó đã khô miệng mất rồi, nét mặt mẹ đầy đau khổ và hối hận vì đã sai tôi đi, tôi nhìn mẹ lòng trào dâng một niềm thương mến mênh mang, rồi mẹ lấy cây ớt xông cho tôi, rồi cho tôi uống thuốc bắc cái chân tôi sưng vù, ngồi một chỗ suốt mấy ngày chẳng đi đâu được cũng may thời gian này ba tôi đi vắng chưa về.
Tôi còn nhớ có một đêm trăng ba chở đồ từ mỏ vàng Bồng Miêu trở về bằng con đường sông, trong thời gian thuê người chuyển đồ về nhà, ba bắt tôi ra bờ sông đứng trông đồ, con đường đi có mấy trăm mét, nhưng im ắng lạ thường, bóng trăng xuyên qua kẻ lá, hai bên đường rợp bóng tre , con đường tranh tối, tranh sáng tự dưng tôi bổng thấy rợn người, một nỗi lo sợ mơ hồ xâm chiếm hồn tôi, đến khi đứng trên bờ sông, ánh trăng sáng vằng vặc, không có cây cối, tôi nhìn lên bầu trời, mặt trăng to và sáng một thứ ánh sáng mát dịu, mềm mại thấm đẫm vào trong tâm trí tôi, vào cỏi lòng tôi một thứ ánh sáng xanh xao vời vợi, tôi như mê đi và cảm thấy tâm hồn mình xao xuyến giữa trời đêm, tôi nhìn xuống dòng sông,nước trong xanh lấp lánh ánh trăng, cảnh vật yên tĩnh, tôi thấy dòng sông như mênh mông, như mơ màng huyền ảo, làm cho lòng người như lạc vào một xứ sở nào của cỏi mộng mơ, bầu trời đêm yên tĩnh, tâm hồn tôi chìm đắm vào cỏi mông lung của đất trời đầy hư ảo, đầy ánh sáng bàng bạc của dòng sông
Những kỉ niệm ngày tuổi thơ cứ ám ảnh, ám ảnh tâm trí tôi,không bao giờ phai nhòa....
Bây giờ đứng giữa mênh mông bao la,một bên là đồng lúa, một bên là rừng chuối ,tôi phân vân không định hướng được, tất cả đều đổi thay, đều xa lạ đến không ngờ. Nhưng trong kí ức tôi những hình ảnh ngày xưa vẫn in đậm trong tâm trí nhất là Hội Yên nơi có con sông Lại Giang và con sông Ân Thường bao bọc.
Cẩm Tú Cầu
0 Comment: