Noel năm nào...- Đào Duy An
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
NOEL NĂM NÀO...
----------------------------------------------------------
[1]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_L%E1%BA%A1y_Cha.
[2]. https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/lskontum.htm.
[3]. https://gpkontum.wordpress.com/2011/03/01/dan-lang-h%E1%BB%93-01/.
[4]. http://krongblah.blogspot.com/2013/04/vai-tro-cua-cac-giao-si-trong-cong-cuoc_7.html
[5]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch%C3%ADnh_t%C3%B2a_Kon_Tum.
[6]. Hà Văn Thùy. Tiến trình lịch sử văn hóa Việt. San Bernardino; Nhà xuất bản SG; 2014.
[7] Nguyễn Kinh Chi & Nguyễn Đổng Chi. Người Bahnar ở Kon Tum. Hà Nội; Nhà xuấ bản Tri thức;2011 (Bản in Quý II, 2014).
[8]. http://www.nhuygialai.com/2013/01/gioi-thieu-cuon-sach-nguoi-ba-na-o-kontum.html#ixzz3L3lqUuiR.
[9]. Phan Cẩm Thượng. Văn minh vật chất của người Việt. Hà Nội; Nhà xuấ bản Tri thức;2011.
[10]. Hà Ngại. Khúc tiêu đồng-Hồi ký của một vị quan triều Nguyễn. Tp Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản Trẻ; 2014.
Cây Quéo 5/12/2014; Đào Duy An
- “Lạy Cha chúng con ở trên trời, ...” [1]
- Anh có đạo hả?. Cô hỏi.
- “Không. Anh đang nhớ bạn, nhớ lầm rầm cầu nguyện mỗi bữa ăn. Anh cũng đọc kinh, cũng làm dấu
thánh. Nơi ấy lạ lắm! Dấu chân Thiên Chúa in từ 1851[2], [3], [4], sớm nhất trên cao nguyên miền Trung. Tụi anh hồi đó...”
“- Bước chân trẻ đâu tự đi mà theo người lớn. Dòng đời tuôn chảy, người lớn đâu tự quyết mà theo dòng xoáy lịch sử, anh đến với nơi ấy như vậy. Anh gặp bạn anh như vậy. Anh đọc kinh, anh cầu nguyện, anh quỳ gối trước mẹ Maria trong hang đá Đức Mẹ Phương Nghĩa thành kính như bạn anh, một con chiên.”
Cứ dịp Giáng sinh anh lại nao nao. Trong ánh nhấp nháy của ngôi sao quán người Công giáo ở Sài Gòn, đối diện cô mà anh nói như độc thoại.
- “Nơi ấy đến bây giờ vẫn đặc sệt không khí Công giáo. Cứ mỗi dịp Noel là dân bản địa (các tộc người Ba Na, Gia Rai, Giẻ, Xơ Đăng) từ khắp nơi trong tỉnh lũ lượt kéo về nhà thờ gỗ [5] dự lễ và ăn lễ (vì họ ở lại tới mấy ngày lận)”.
- Anh không thích Noel Sài Gòn sao? Cô hỏi.
- Noel Sài Gòn có nét quốc tế còn Noel nơi ấy vẫn đậm chất bản địa. Cái làm nên hồn nơi ấy là người bản địa và dấu chân Thiên Chúa. Họ là những người Melanesian, vốn là người Việt cổ[6], đã sinh sống tại đây trên dưới 40 ngàn năm trước và số ít từ đồng bằng miền Trung lên tự ngàn xưa. Những tượng nhà mồ, mộ treo vẫn quẩn quất trong lòng phố thị những năm 1987. Người Kinh và người bản địa xen cư là một điểm nhấn nơi ấy. Anh dẫn giải.
“- Hình ảnh người bản địa trên dải cao này đập vào mắt anh và nhớ mãi là ông già quấn khố, hút ống tẩu và đeo xà gạc leo lên xe hàng (cách gọi xe chở khách thời 1979) ở An Khê. Người bản địa có mùi đặc quyện, cái mùi mà sau này vào các làng bản địa ở Sa Thầy anh hít được, cái mùi mà cô bạn đại học dân bản địa mang theo dù đã hòa quyện vào cộng đồng Việt bao nhiêu năm. Ký ức dội về anh lại nhớ người bản địa năm nào và càng phục tiền nhân (lưu dân và các nhà truyền giáo Công giáo) đã dấn thân quy dựng và giáo hóa dân bản địa.”
Ký ức có sức mạnh của nước. Ký ức có lúc róc rách như suối, có lúc cuồn cuộn như sông, có lúc phẳng lặng như hồ, đôi khi thét gầm như thác, đôi khi cuốn phăng như lũ và rồi đôi khi bao la như biển.
Ký ức không là gì nhưng lại là tất cả.
- “Phương Nghĩa ngày đó xanh lắm. Những vuông vườn tít tắp và mượt rau. Tiền nhân đã quy hoạch Phương Nghĩa như một làng vườn trong phố (thời 1933 Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi đã gọi nơi này là thành phố rồi)[7]. Không biết có bao nhiêu gia đình là Công giáo nơi đây nhưng duyên đã đẩy đưa tụi anh hít thở không khí Công giáo gia đình. Bạn thân vào học 12 hình như là để khuyên rủ đám bạn mình ôm thánh giá vậy. Tụi anh học để thoát hiện tại chứ ít đứa học để làm người (chương trình giáo dục thế mà). Học thời đó không là cứu cánh mà là phương tiện. Rồi, mỗi đứa một lối đi: đứa trồng hoa người và hoa đời; đứa ôm thánh giá trọn đời; đứa chăn dắt trật tự xã hội; đứa phiêu bồng...
Ngon cũng là một ký ức...
Đói cũng là một ký ức...”
- “Hồi đó, rau sống Phương Nghĩa cuốn bánh tráng sao mà ngon thế: xà lách xanh mượt, cúc tàn ơ giòn tan, cuốn nào cũng to bằng cổ tay người ăn”.
- “Vú sữa Phương Nghĩa thơm phức. Những đêm khuya đói trèo hái vú sữa ăn tại cây...” .
“Từ thượng lưu đến hạ lưu, những ngôi làng hợp thành Kontum là: Kontum-kepeun và Kontum-kenom, mà phần phía Tây, gồm người An Nam, được họ gọi là Phuong Nghia; rồi đến những ngôi nhà của Hội truyền giáo Ba Na đông đảo và con đường chạy qua trước làng Ba Na Rehai [=Ro Hai] trên làng Deneung đôi chút; cuối cùng đây là Go-Mit, khu dân cư An Nam, và lùi về phía sau, cách một quãng ngắn là thôn Bahnar, Pl. Tenia; trên bờ trái, hơi về phía thượng lưu, là làng người An Nam Phương Hòa.” [8].
- “Mãi sau này anh mới đọc được những dòng trích trên của tiền nhân viết về nơi anh tự nguyện đọc theo nhà bạn đọc “Kinh lạy Cha” mỗi bữa ăn.”.
- “Anh như nợ nơi ấy. Người bản địa giữ đất bao đời cho người anh em lên sinh sống; họ bảo tồn gen và văn hóa của người Việt cổ[6]; họ kém văn minh nhưng rất văn hóa...”
- Anh nợ gì nơi ấy? Cô hồn nhiên hỏi.
- Đời sống, nhìn bằng mắt của kẻ soi kiếp thì là một chuỗi nợ. Khắc chào đời, nợ mẹ mang nặng đẻ đau. Bước chập chững, nợ cha một cánh tay dìu vào đời xuôi ngược. Vỡ lòng, nợ thầy kiến giải nhân gian. Tuổi hoa niên, nợ con gái vị nồng nàn hồng hoang. Chí trượng phu, nợ dời non lấp biển. Tuổi cao niên, nợ thế gian và nợ ta một thời dâu bể... Anh nợ nơi ấy ơn cưu mang.”.
- Một vốc nước suối thuở vào làng, một nắm cơm lam lúc đói, một lời hứa với mình từ lúc còn ngao du cao nguyên... Anh phân trần.
Đêm đầu tháng 12 se se lạnh, dòng phố Sài Gòn vẫn nhộn nhịp như ngày. Cô khẽ khép tà áo khoác, thả hồn theo anh, mơ màng vẽ cảnh Noel nơi ấy theo anh kể.
- Có dịp em phải ăn Noel trên đó một lần mới được. Cô háo hức nhập chuyện.
- Có ăn được lá mì không đó. Dân Kon Tum toàn ăn thứ đó nha. Anh trêu cô và liên tưởng những lần chọc dân đồng bằng chuyện dân núi chỉ biết cỡi voi đi học, không biết đi xe máy. Anh hồn nhiên phả cười vào khí lạnh.
- Ủa, lá mì ăn được sao? Quê em toàn cho bò ăn không đó. Cô ngây thơ liên hệ.
- “Trong tối thì thấy ngoài sáng nhưng ngược lại thì không; đó là hiệu ứng sáng tối”. Nghe cô nói mà anh nghĩ ngợi về một hiệu ứng do anh đặt tên khi thưa chuyện với một thầy về tri thức và nhận thức.
- “Tộc người Kinh hay khinh rẻ các tộc người khác trên dải đất hình chữ S này: họ xem mình là ánh sáng, là thượng đẳng còn các tộc người khác là bóng tối, là man rợ, là mọi, là dân tộc, là núi...Xem thực đơn các nhà hàng ở Sài Gòn thì biết: nào “nướng mọi”, nào “heo tộc”...”.
- “Theo hiệu ứng sáng tối thì rõ ràng người bản địa đang trong tối nên có lẽ họ nhìn thấy cái mà người ngoài sáng không thấy”.
- “Minh chứng cho hiệu ứng sáng tối giữa người bản địa và người Kinh là chuyện đời xưa Ba Na tên “Loài người chia rẽ”[7] mà trong đó người bản địa giải thích người Kinh khôn ngoan hơn là vì người Kinh là con cháu của người anh cả”.
- Người bản địa biết mình là ai. Anh nói thêm.
- “Chúng ta đang “ở rừng”, chúng ta hỗn mang, chúng ta cả thảy là người Việt, chả khác gì nhau giữa các tộc người đâu”.
- “Anh đọc “Văn minh vật chất của người Việt”[9] thấy hình ảnh người Kinh đầu thế kỷ XX có khác chi người Ba Na cùng thời đâu”. Anh bình thản thả chữ.
- Kon Tum đẹp không anh? Cô hỏi.
- Em lên sẽ thấy. Khó nói lắm. Chỉ biết khi làm quản đạo rồi tuần vũ Kon Tum từ 1942 đến 1945, cụ Hà Ngại đã ngẫu vịnh: “Phong cảnh Kon Tum lại có tình/Thân đất thấp lần, sông chảy ngược”[10]. Anh ngâm nga.
- Thế gái xứ ấy sao, em hỏi các cô bản địa đó. Cô lí nhí.
- Sơn nữ mà. Nghe cụ Hà Ngại tả nha: “Cần rượu say rồi mọi cũng xinh”[10]. Anh cười cợt và mơ màng.
- Em có muốn đi thăm cụ Hà Ngại không? Bất giác anh hỏi lại cô.
- Ủa, sao em phải đi thăm và đi đâu mà thăm? Cô vặn.
- Người Việt trọng thị người mở đất, giữ đất và quan yêu dân mà. Ông làm quan nhưng lại thương dân, ông giữ cho Kon Tum bình yên cho đến 1945. Tro cốt ông hiện ở chùa Vĩnh Nghiêm mình đây. Có cấm kỵ gì không? Anh nheo mắt.
- Ấy chết, đến giờ rồi, em xin phép. Cô khóe léo thoát hiểm.
Chuông nhà thờ Ba Chuông lại gióng giã như nhắc lễ và hình như giục nợ: nợ dải cao miền Trung.
Bất giác anh ngước lên: sao lấp lánh, Thiên Chúa mỉm cười...
- Anh có đạo hả?. Cô hỏi.
- “Không. Anh đang nhớ bạn, nhớ lầm rầm cầu nguyện mỗi bữa ăn. Anh cũng đọc kinh, cũng làm dấu
thánh. Nơi ấy lạ lắm! Dấu chân Thiên Chúa in từ 1851[2], [3], [4], sớm nhất trên cao nguyên miền Trung. Tụi anh hồi đó...”
“- Bước chân trẻ đâu tự đi mà theo người lớn. Dòng đời tuôn chảy, người lớn đâu tự quyết mà theo dòng xoáy lịch sử, anh đến với nơi ấy như vậy. Anh gặp bạn anh như vậy. Anh đọc kinh, anh cầu nguyện, anh quỳ gối trước mẹ Maria trong hang đá Đức Mẹ Phương Nghĩa thành kính như bạn anh, một con chiên.”
Cứ dịp Giáng sinh anh lại nao nao. Trong ánh nhấp nháy của ngôi sao quán người Công giáo ở Sài Gòn, đối diện cô mà anh nói như độc thoại.
- “Nơi ấy đến bây giờ vẫn đặc sệt không khí Công giáo. Cứ mỗi dịp Noel là dân bản địa (các tộc người Ba Na, Gia Rai, Giẻ, Xơ Đăng) từ khắp nơi trong tỉnh lũ lượt kéo về nhà thờ gỗ [5] dự lễ và ăn lễ (vì họ ở lại tới mấy ngày lận)”.
- Anh không thích Noel Sài Gòn sao? Cô hỏi.
- Noel Sài Gòn có nét quốc tế còn Noel nơi ấy vẫn đậm chất bản địa. Cái làm nên hồn nơi ấy là người bản địa và dấu chân Thiên Chúa. Họ là những người Melanesian, vốn là người Việt cổ[6], đã sinh sống tại đây trên dưới 40 ngàn năm trước và số ít từ đồng bằng miền Trung lên tự ngàn xưa. Những tượng nhà mồ, mộ treo vẫn quẩn quất trong lòng phố thị những năm 1987. Người Kinh và người bản địa xen cư là một điểm nhấn nơi ấy. Anh dẫn giải.
“- Hình ảnh người bản địa trên dải cao này đập vào mắt anh và nhớ mãi là ông già quấn khố, hút ống tẩu và đeo xà gạc leo lên xe hàng (cách gọi xe chở khách thời 1979) ở An Khê. Người bản địa có mùi đặc quyện, cái mùi mà sau này vào các làng bản địa ở Sa Thầy anh hít được, cái mùi mà cô bạn đại học dân bản địa mang theo dù đã hòa quyện vào cộng đồng Việt bao nhiêu năm. Ký ức dội về anh lại nhớ người bản địa năm nào và càng phục tiền nhân (lưu dân và các nhà truyền giáo Công giáo) đã dấn thân quy dựng và giáo hóa dân bản địa.”
Ký ức có sức mạnh của nước. Ký ức có lúc róc rách như suối, có lúc cuồn cuộn như sông, có lúc phẳng lặng như hồ, đôi khi thét gầm như thác, đôi khi cuốn phăng như lũ và rồi đôi khi bao la như biển.
Ký ức không là gì nhưng lại là tất cả.
- “Phương Nghĩa ngày đó xanh lắm. Những vuông vườn tít tắp và mượt rau. Tiền nhân đã quy hoạch Phương Nghĩa như một làng vườn trong phố (thời 1933 Nguyễn Kinh Chi và Nguyễn Đổng Chi đã gọi nơi này là thành phố rồi)[7]. Không biết có bao nhiêu gia đình là Công giáo nơi đây nhưng duyên đã đẩy đưa tụi anh hít thở không khí Công giáo gia đình. Bạn thân vào học 12 hình như là để khuyên rủ đám bạn mình ôm thánh giá vậy. Tụi anh học để thoát hiện tại chứ ít đứa học để làm người (chương trình giáo dục thế mà). Học thời đó không là cứu cánh mà là phương tiện. Rồi, mỗi đứa một lối đi: đứa trồng hoa người và hoa đời; đứa ôm thánh giá trọn đời; đứa chăn dắt trật tự xã hội; đứa phiêu bồng...
Ngon cũng là một ký ức...
Đói cũng là một ký ức...”
- “Hồi đó, rau sống Phương Nghĩa cuốn bánh tráng sao mà ngon thế: xà lách xanh mượt, cúc tàn ơ giòn tan, cuốn nào cũng to bằng cổ tay người ăn”.
- “Vú sữa Phương Nghĩa thơm phức. Những đêm khuya đói trèo hái vú sữa ăn tại cây...” .
“Từ thượng lưu đến hạ lưu, những ngôi làng hợp thành Kontum là: Kontum-kepeun và Kontum-kenom, mà phần phía Tây, gồm người An Nam, được họ gọi là Phuong Nghia; rồi đến những ngôi nhà của Hội truyền giáo Ba Na đông đảo và con đường chạy qua trước làng Ba Na Rehai [=Ro Hai] trên làng Deneung đôi chút; cuối cùng đây là Go-Mit, khu dân cư An Nam, và lùi về phía sau, cách một quãng ngắn là thôn Bahnar, Pl. Tenia; trên bờ trái, hơi về phía thượng lưu, là làng người An Nam Phương Hòa.” [8].
- “Anh như nợ nơi ấy. Người bản địa giữ đất bao đời cho người anh em lên sinh sống; họ bảo tồn gen và văn hóa của người Việt cổ[6]; họ kém văn minh nhưng rất văn hóa...”
- Anh nợ gì nơi ấy? Cô hồn nhiên hỏi.
- Đời sống, nhìn bằng mắt của kẻ soi kiếp thì là một chuỗi nợ. Khắc chào đời, nợ mẹ mang nặng đẻ đau. Bước chập chững, nợ cha một cánh tay dìu vào đời xuôi ngược. Vỡ lòng, nợ thầy kiến giải nhân gian. Tuổi hoa niên, nợ con gái vị nồng nàn hồng hoang. Chí trượng phu, nợ dời non lấp biển. Tuổi cao niên, nợ thế gian và nợ ta một thời dâu bể... Anh nợ nơi ấy ơn cưu mang.”.
- Một vốc nước suối thuở vào làng, một nắm cơm lam lúc đói, một lời hứa với mình từ lúc còn ngao du cao nguyên... Anh phân trần.
Đêm đầu tháng 12 se se lạnh, dòng phố Sài Gòn vẫn nhộn nhịp như ngày. Cô khẽ khép tà áo khoác, thả hồn theo anh, mơ màng vẽ cảnh Noel nơi ấy theo anh kể.
- Có dịp em phải ăn Noel trên đó một lần mới được. Cô háo hức nhập chuyện.
- Có ăn được lá mì không đó. Dân Kon Tum toàn ăn thứ đó nha. Anh trêu cô và liên tưởng những lần chọc dân đồng bằng chuyện dân núi chỉ biết cỡi voi đi học, không biết đi xe máy. Anh hồn nhiên phả cười vào khí lạnh.
- Ủa, lá mì ăn được sao? Quê em toàn cho bò ăn không đó. Cô ngây thơ liên hệ.
- “Trong tối thì thấy ngoài sáng nhưng ngược lại thì không; đó là hiệu ứng sáng tối”. Nghe cô nói mà anh nghĩ ngợi về một hiệu ứng do anh đặt tên khi thưa chuyện với một thầy về tri thức và nhận thức.
- “Tộc người Kinh hay khinh rẻ các tộc người khác trên dải đất hình chữ S này: họ xem mình là ánh sáng, là thượng đẳng còn các tộc người khác là bóng tối, là man rợ, là mọi, là dân tộc, là núi...Xem thực đơn các nhà hàng ở Sài Gòn thì biết: nào “nướng mọi”, nào “heo tộc”...”.
- “Theo hiệu ứng sáng tối thì rõ ràng người bản địa đang trong tối nên có lẽ họ nhìn thấy cái mà người ngoài sáng không thấy”.
- “Minh chứng cho hiệu ứng sáng tối giữa người bản địa và người Kinh là chuyện đời xưa Ba Na tên “Loài người chia rẽ”[7] mà trong đó người bản địa giải thích người Kinh khôn ngoan hơn là vì người Kinh là con cháu của người anh cả”.
- Người bản địa biết mình là ai. Anh nói thêm.
- “Chúng ta đang “ở rừng”, chúng ta hỗn mang, chúng ta cả thảy là người Việt, chả khác gì nhau giữa các tộc người đâu”.
- “Anh đọc “Văn minh vật chất của người Việt”[9] thấy hình ảnh người Kinh đầu thế kỷ XX có khác chi người Ba Na cùng thời đâu”. Anh bình thản thả chữ.
- Kon Tum đẹp không anh? Cô hỏi.
- Em lên sẽ thấy. Khó nói lắm. Chỉ biết khi làm quản đạo rồi tuần vũ Kon Tum từ 1942 đến 1945, cụ Hà Ngại đã ngẫu vịnh: “Phong cảnh Kon Tum lại có tình/Thân đất thấp lần, sông chảy ngược”[10]. Anh ngâm nga.
- Thế gái xứ ấy sao, em hỏi các cô bản địa đó. Cô lí nhí.
- Sơn nữ mà. Nghe cụ Hà Ngại tả nha: “Cần rượu say rồi mọi cũng xinh”[10]. Anh cười cợt và mơ màng.
- Em có muốn đi thăm cụ Hà Ngại không? Bất giác anh hỏi lại cô.
- Ủa, sao em phải đi thăm và đi đâu mà thăm? Cô vặn.
- Người Việt trọng thị người mở đất, giữ đất và quan yêu dân mà. Ông làm quan nhưng lại thương dân, ông giữ cho Kon Tum bình yên cho đến 1945. Tro cốt ông hiện ở chùa Vĩnh Nghiêm mình đây. Có cấm kỵ gì không? Anh nheo mắt.
- Ấy chết, đến giờ rồi, em xin phép. Cô khóe léo thoát hiểm.
Chuông nhà thờ Ba Chuông lại gióng giã như nhắc lễ và hình như giục nợ: nợ dải cao miền Trung.
Bất giác anh ngước lên: sao lấp lánh, Thiên Chúa mỉm cười...
----------------------------------------------------------
[1]. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_L%E1%BA%A1y_Cha.
[2]. https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/lskontum.htm.
[3]. https://gpkontum.wordpress.com/2011/03/01/dan-lang-h%E1%BB%93-01/.
[4]. http://krongblah.blogspot.com/2013/04/vai-tro-cua-cac-giao-si-trong-cong-cuoc_7.html
[5]. http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_th%E1%BB%9D_ch%C3%ADnh_t%C3%B2a_Kon_Tum.
[6]. Hà Văn Thùy. Tiến trình lịch sử văn hóa Việt. San Bernardino; Nhà xuất bản SG; 2014.
[7] Nguyễn Kinh Chi & Nguyễn Đổng Chi. Người Bahnar ở Kon Tum. Hà Nội; Nhà xuấ bản Tri thức;2011 (Bản in Quý II, 2014).
[8]. http://www.nhuygialai.com/2013/01/gioi-thieu-cuon-sach-nguoi-ba-na-o-kontum.html#ixzz3L3lqUuiR.
[9]. Phan Cẩm Thượng. Văn minh vật chất của người Việt. Hà Nội; Nhà xuấ bản Tri thức;2011.
[10]. Hà Ngại. Khúc tiêu đồng-Hồi ký của một vị quan triều Nguyễn. Tp Hồ Chí Minh; Nhà xuất bản Trẻ; 2014.
0 Comment: