Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh trong nhạc Trịnh- John C. Schafer (Phần 2)
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
Cái chết, Phật giáo và chủ nghĩa hiện sinh
trong nhạc Trịnh Công Sơn
Tác giả: John C. Schafer
Việt ngữ: Vi Huyền
Việt ngữ: Vi Huyền
(Đây là một bài viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn qua cái nhìn tinh tế, thấu hiểu của John C. Schafer- một người Mỹ từng nhiều năm tiếp xúc và nghiên cứu văn hóa Việt )
PHẦN 2 (xem lại Phần 1)
Chủ nghĩa hiện sinh:
Chủ nghĩa hiện sinh, một triết lý đã mê hoặc Trịnh Công Sơn và những trí thức trẻ ở các thành thị miền Nam Việt Nam những năm cuối thập niên 1950 đầu 1960, có thể đã ảnh hưởng đến những sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thái Kim Lan, bạn thân của Trịnh Công Sơn và một người Huế, đã nói những cụm từ như “lo âu” (angoisse, angst), “hư vô”, “nôn mửa” và “nỗi hoài công phi lý của Sisyphus” đã “như những tiếng gõ huyền bí ẩn vào cánh cửa tâm hồn của lớp thanh niên trẻ chúng tôi thời ấy như những mời gọi phiêu lưu vào những vùng đất lạ của tri thức.” [1] Trong các buổi nói chuyện thân mật về chủ nghĩa hiện sinh, bà nói rằng Trịnh Công Sơn nói rất ít về những điều này, nhưng rồi sau đó, ông sáng tác và “hát triết học”, nhờ vậy giúp mọi người hiểu những quan niệm triết học khó này. [2] Sâm Thương, một người bạn thân khác, cũng thừa nhận là Trịnh Công Sơn bị chủ nghĩa hiện sinh lôi cuốn; ông nói thêm rằng Trịnh Công Sơn tự đọc về những triết gia hiện sinh chứ không phải học ở trường. Trong khi đang học lấy bằng tú tài thứ hai ở trường trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn, Trịnh Công Sơn theo Ban C, là ban triết, chứ ông không theo học Ban A (khoa học tự nhiên) hay Ban B (toán và vật lý). Theo ông Sâm Thương, những giáo sư Ban C, “không dạy về một triết gia hay một lý thuyết cụ thể nào, mà họ dạy những ý tưởng chung từ những quan niệm của tâm lý học, logic và đạo đức. Ví dụ, giáo sư có thể dạy về ý thức và vô thức, những xúc cảm, niềm hạnh phúc, sự đau khổ v.v… từ quan điểm của một số triết gia. Vậy thôi. Còn những triết gia như Nietzsche, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Heidegger, và Merleau Ponti là những người mà Trịnh Công Sơn đã tự mình khám phá; những triết gia này không nằm trong chương trình học.” [3]
Ngoài việc Trịnh Công Sơn tự mình đọc, chắc chắn ông cũng có được những thuận lợi từ các cuộc đàm luận với những nhóm bạn trí thức, tài năng và từ môi trường trí thức ở Huế. Vốn là một trung tâm văn hoá và học vấn nổi tiếng, khi Đại học Huế được mở năm 1957, Huế trở thành một thành phố đại học. Trong năm 1958, ấn bản đầu tiên của Đại học: Tạp chí nghiên cứu Viện đại học Huế được cho ra mắt; tổng biên tập là ông Nguyễn Văn Trung, một người Bắc vừa du học từ Bỉ trở về. Theo ông Bửu Ý, một người bạn của Trịnh Công Sơn, thì Nguyễn Văn Trung là một người uyên bác, đam mê triết, và là một tác giả tài ba; ông trở thành một nhân vật “nòng cốt” và là người dẫn dắt những buổi đàm luận triết học ở Huế. [4] Tờ Đại học, dưới quyền của ông Trung, đã có nhiều bài về triết học hiện sinh, trong đó, có nhiều bài do chính ông Trung viết. Bài viết về giải thoát con người trong Phật giáo và J.P. Sartre của ông xuất hiện trong số thứ hai. [5] Bài “Vài cảm nghĩ về tình cảnh phi lý của kẻ lưu đày”, chủ yếu nói về Huyền thoại Sisyphus của Camus (trong thần thoại Hy Lạp, Sisyphus là một vị vua bị đày ở chốn địa ngục bằng cách phải đời đời lăn một tảng đá lớn lên một dốc cao, nhưng trước khi lên tới đỉnh thì hòn đá lăn xuống và Sisyphus lại phải bắt đầu lăn lên lại và cứ thế tiếp tục mãi - ND), là một bài viết của ông Trung xuất hiện 2 năm sau đó, trong số tưởng niệm Camus, một người đã từng đoạt giải Nobel, mất ngày 1 tháng 4 năm 1960,trong một tai nạn xe hơi. [6] Ấn bản tháng 11 năm 1960 có những bài viết của các học giả khác về Merleau Ponty, Gabriel Marcel, Karl Jaspers, và Martin Heidegger. [7]
Nhiều người trong số những người bạn thân của Trịnh Công Sơn đã theo học ở Đại học Huế vào đầu thập niên 1960. Trong số này có Bửu Ý (người sau này làm trưởng khoa Pháp ngữ của Đại học Sư phạm), nhà thơ Ngô Kha, Thái Kim Lan và Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sau này là giáo viên Triết tại trường nữ trung học Đồng Khánh. Hoàng Phủ Ngọc Tường, trước khi trở về Huế và dạy tại trường Đồng Khánh, đã hoàn thành luận văn tại Đại học Sài Gòn, dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Văn Trung. [8]
Qua việc tự đọc và qua những cuộc đàm luận với bạn bè, Trịnh Công Sơn rõ ràng đã bị triết học hiện sinh thu hút. Nhưng điều gì đã lôi cuốn ông đến như vậy? Và nếu có, sự mê hoặc chủ nghĩa hiện sinh đã ảnh hưởng như thế nào đến những sáng tác của ông? Chủ nghĩa hiện sinh Âu châu, hệ quả của sự vỡ mộng sau hai cuộc thế chiến, hiển nhiên hấp dẫn giới trí thức miền Nam Việt Nam trong những năm 1950 và 1960 bởi vì họ, như những người Âu châu đã trải qua cuộc chiến, cảm nhận được rằng họ đang sống trong một thế giới phi lý, nơi mà sự bất công giành phần thắng và những người vô tội bị giết oan. Có phải điều này đã thu hút Trịnh Công Sơn? Albert Camus, một triết gia hiện sinh, người đã đoạt giải Nobel năm 1957, cho rằng hoàn cảnh của nhân loại trong xã hội hiện đại là phi lý. Theo những người bạn của ông, Trịnh Công Sơn rất thích những tác phẩm của Camus, đặc biệt là cuốn Huyền thoại Sisyphus. [9] Lúc ở Qui Nhơn, ông viết bài “Dã tràng ca”, và bài hát đã được đồng ca tại buổi lễ khánh thành ngôi trường mới; đây là ngôi trường được xây dựng bởi viện trợ của Hoa Kỳ. Bài hát này rõ ràng lấy cảm hứng từ Huyền thoại Sisyphus của Camus, là cuốn sách mà, theo Nguyễn Ðắc Xuân, Trịnh Công Sơn đã đọc trong thời gian ở Qui Nhơn. [10]
Trong Huyền thoại Sisyphus, Camus cho rằng trong một thế giới phi lý, chúng ta bị quyến rũ bởi một hy vọng hão huyền (như niềm tin của đạo Thiên chúa về một sự sống đời đời ở chốn thiên đàng) và sự tự vẫn. Camus chống lại cả hai xu hướng đó; ông thích sự bất chấp hơn. Giống như Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp, Camus viết, con người phi lý “chỉ có thể làm kiệt quệ chính mình cho đến phút chót. Sự phi lý là trạng thái căng thẳng cực độ, điều anh ta thường xuyên duy trì bằng cố gắng đơn độc, vì anh ta biết rằng trong ý thức và trong những kháng cự hằng ngày, anh ta đã chứng minh được chân lý duy nhất của mình, đó là sự bất chấp.” [11] Trong bài “Dã tràng ca”, Trịnh Công Sơn so sánh cuộc đời buồn bã của ông với con dã tràng, suốt ngày mải mê xe cát biển Đông; con dã tràng chính là một Sisyphus của Việt Nam, hình ảnh tượng trưng cho công khó nhọc không ngừng nghỉ và vô ích. Trong phần đầu của bài hát, con dã tràng than:
Khi mưa lên, khi nắng về
Khi sương rơi, khi thu buồn
Khi chim én bay vào mùa xuân
Mình tôi đi, triền núi đến
Tôi xe cát nghe thân lưu đày
Mình tôi đi, làn sóng đến
Nghe công vỡ cho thân ru mềm
Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm
Gọi miên man cho sóng triều lên
Quên dã tràng đêm ngày xe cát
Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
Gọi cơn đau khi sóng triều lên
Công dã tràng muôn đời vỡ tan
Sang đoạn hai, tiếp theo con dã tràng, một thanh niên cất tiếng ca. Hắn nói bước sang tuổi đôi mươi là bước một bước từ thiên đường của tuổi thơ ấu đến một cuộc sống đơn độc chẳng khác gì thân phận con dã tràng. Đoạn này có những câu:
Ôi! Thiên đàng thuở nhỏ, ngai vàng từ thuở
Thuở mới sinh ra trời đất là nhà
Nay đã mất rồi trong tuổi đôi mươi
Ngai vàng đã mất lâu rồi
Thân đày giấu trong môi cười
Chủ nghĩa hiện sinh, một triết lý đã mê hoặc Trịnh Công Sơn và những trí thức trẻ ở các thành thị miền Nam Việt Nam những năm cuối thập niên 1950 đầu 1960, có thể đã ảnh hưởng đến những sáng tác của Trịnh Công Sơn. Thái Kim Lan, bạn thân của Trịnh Công Sơn và một người Huế, đã nói những cụm từ như “lo âu” (angoisse, angst), “hư vô”, “nôn mửa” và “nỗi hoài công phi lý của Sisyphus” đã “như những tiếng gõ huyền bí ẩn vào cánh cửa tâm hồn của lớp thanh niên trẻ chúng tôi thời ấy như những mời gọi phiêu lưu vào những vùng đất lạ của tri thức.” [1] Trong các buổi nói chuyện thân mật về chủ nghĩa hiện sinh, bà nói rằng Trịnh Công Sơn nói rất ít về những điều này, nhưng rồi sau đó, ông sáng tác và “hát triết học”, nhờ vậy giúp mọi người hiểu những quan niệm triết học khó này. [2] Sâm Thương, một người bạn thân khác, cũng thừa nhận là Trịnh Công Sơn bị chủ nghĩa hiện sinh lôi cuốn; ông nói thêm rằng Trịnh Công Sơn tự đọc về những triết gia hiện sinh chứ không phải học ở trường. Trong khi đang học lấy bằng tú tài thứ hai ở trường trung học Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn, Trịnh Công Sơn theo Ban C, là ban triết, chứ ông không theo học Ban A (khoa học tự nhiên) hay Ban B (toán và vật lý). Theo ông Sâm Thương, những giáo sư Ban C, “không dạy về một triết gia hay một lý thuyết cụ thể nào, mà họ dạy những ý tưởng chung từ những quan niệm của tâm lý học, logic và đạo đức. Ví dụ, giáo sư có thể dạy về ý thức và vô thức, những xúc cảm, niềm hạnh phúc, sự đau khổ v.v… từ quan điểm của một số triết gia. Vậy thôi. Còn những triết gia như Nietzsche, Albert Camus, Jean Paul Sartre, Heidegger, và Merleau Ponti là những người mà Trịnh Công Sơn đã tự mình khám phá; những triết gia này không nằm trong chương trình học.” [3]
Ngoài việc Trịnh Công Sơn tự mình đọc, chắc chắn ông cũng có được những thuận lợi từ các cuộc đàm luận với những nhóm bạn trí thức, tài năng và từ môi trường trí thức ở Huế. Vốn là một trung tâm văn hoá và học vấn nổi tiếng, khi Đại học Huế được mở năm 1957, Huế trở thành một thành phố đại học. Trong năm 1958, ấn bản đầu tiên của Đại học: Tạp chí nghiên cứu Viện đại học Huế được cho ra mắt; tổng biên tập là ông Nguyễn Văn Trung, một người Bắc vừa du học từ Bỉ trở về. Theo ông Bửu Ý, một người bạn của Trịnh Công Sơn, thì Nguyễn Văn Trung là một người uyên bác, đam mê triết, và là một tác giả tài ba; ông trở thành một nhân vật “nòng cốt” và là người dẫn dắt những buổi đàm luận triết học ở Huế. [4] Tờ Đại học, dưới quyền của ông Trung, đã có nhiều bài về triết học hiện sinh, trong đó, có nhiều bài do chính ông Trung viết. Bài viết về giải thoát con người trong Phật giáo và J.P. Sartre của ông xuất hiện trong số thứ hai. [5] Bài “Vài cảm nghĩ về tình cảnh phi lý của kẻ lưu đày”, chủ yếu nói về Huyền thoại Sisyphus của Camus (trong thần thoại Hy Lạp, Sisyphus là một vị vua bị đày ở chốn địa ngục bằng cách phải đời đời lăn một tảng đá lớn lên một dốc cao, nhưng trước khi lên tới đỉnh thì hòn đá lăn xuống và Sisyphus lại phải bắt đầu lăn lên lại và cứ thế tiếp tục mãi - ND), là một bài viết của ông Trung xuất hiện 2 năm sau đó, trong số tưởng niệm Camus, một người đã từng đoạt giải Nobel, mất ngày 1 tháng 4 năm 1960,trong một tai nạn xe hơi. [6] Ấn bản tháng 11 năm 1960 có những bài viết của các học giả khác về Merleau Ponty, Gabriel Marcel, Karl Jaspers, và Martin Heidegger. [7]
Nhiều người trong số những người bạn thân của Trịnh Công Sơn đã theo học ở Đại học Huế vào đầu thập niên 1960. Trong số này có Bửu Ý (người sau này làm trưởng khoa Pháp ngữ của Đại học Sư phạm), nhà thơ Ngô Kha, Thái Kim Lan và Hoàng Phủ Ngọc Tường, người sau này là giáo viên Triết tại trường nữ trung học Đồng Khánh. Hoàng Phủ Ngọc Tường, trước khi trở về Huế và dạy tại trường Đồng Khánh, đã hoàn thành luận văn tại Đại học Sài Gòn, dưới sự dẫn dắt của Nguyễn Văn Trung. [8]
Qua việc tự đọc và qua những cuộc đàm luận với bạn bè, Trịnh Công Sơn rõ ràng đã bị triết học hiện sinh thu hút. Nhưng điều gì đã lôi cuốn ông đến như vậy? Và nếu có, sự mê hoặc chủ nghĩa hiện sinh đã ảnh hưởng như thế nào đến những sáng tác của ông? Chủ nghĩa hiện sinh Âu châu, hệ quả của sự vỡ mộng sau hai cuộc thế chiến, hiển nhiên hấp dẫn giới trí thức miền Nam Việt Nam trong những năm 1950 và 1960 bởi vì họ, như những người Âu châu đã trải qua cuộc chiến, cảm nhận được rằng họ đang sống trong một thế giới phi lý, nơi mà sự bất công giành phần thắng và những người vô tội bị giết oan. Có phải điều này đã thu hút Trịnh Công Sơn? Albert Camus, một triết gia hiện sinh, người đã đoạt giải Nobel năm 1957, cho rằng hoàn cảnh của nhân loại trong xã hội hiện đại là phi lý. Theo những người bạn của ông, Trịnh Công Sơn rất thích những tác phẩm của Camus, đặc biệt là cuốn Huyền thoại Sisyphus. [9] Lúc ở Qui Nhơn, ông viết bài “Dã tràng ca”, và bài hát đã được đồng ca tại buổi lễ khánh thành ngôi trường mới; đây là ngôi trường được xây dựng bởi viện trợ của Hoa Kỳ. Bài hát này rõ ràng lấy cảm hứng từ Huyền thoại Sisyphus của Camus, là cuốn sách mà, theo Nguyễn Ðắc Xuân, Trịnh Công Sơn đã đọc trong thời gian ở Qui Nhơn. [10]
Trong Huyền thoại Sisyphus, Camus cho rằng trong một thế giới phi lý, chúng ta bị quyến rũ bởi một hy vọng hão huyền (như niềm tin của đạo Thiên chúa về một sự sống đời đời ở chốn thiên đàng) và sự tự vẫn. Camus chống lại cả hai xu hướng đó; ông thích sự bất chấp hơn. Giống như Sisyphus trong thần thoại Hy Lạp, Camus viết, con người phi lý “chỉ có thể làm kiệt quệ chính mình cho đến phút chót. Sự phi lý là trạng thái căng thẳng cực độ, điều anh ta thường xuyên duy trì bằng cố gắng đơn độc, vì anh ta biết rằng trong ý thức và trong những kháng cự hằng ngày, anh ta đã chứng minh được chân lý duy nhất của mình, đó là sự bất chấp.” [11] Trong bài “Dã tràng ca”, Trịnh Công Sơn so sánh cuộc đời buồn bã của ông với con dã tràng, suốt ngày mải mê xe cát biển Đông; con dã tràng chính là một Sisyphus của Việt Nam, hình ảnh tượng trưng cho công khó nhọc không ngừng nghỉ và vô ích. Trong phần đầu của bài hát, con dã tràng than:
Khi mưa lên, khi nắng về
Khi sương rơi, khi thu buồn
Khi chim én bay vào mùa xuân
Mình tôi đi, triền núi đến
Tôi xe cát nghe thân lưu đày
Mình tôi đi, làn sóng đến
Nghe công vỡ cho thân ru mềm
Trùng dương ơi đã mấy ngàn năm
Gọi miên man cho sóng triều lên
Quên dã tràng đêm ngày xe cát
Trùng dương ơi sao nỡ bỏ quên
Gọi cơn đau khi sóng triều lên
Công dã tràng muôn đời vỡ tan
Sang đoạn hai, tiếp theo con dã tràng, một thanh niên cất tiếng ca. Hắn nói bước sang tuổi đôi mươi là bước một bước từ thiên đường của tuổi thơ ấu đến một cuộc sống đơn độc chẳng khác gì thân phận con dã tràng. Đoạn này có những câu:
Ôi! Thiên đàng thuở nhỏ, ngai vàng từ thuở
Thuở mới sinh ra trời đất là nhà
Nay đã mất rồi trong tuổi đôi mươi
Ngai vàng đã mất lâu rồi
Thân đày giấu trong môi cười
0 Comment: