Biển Hồ mây trôi- Hà Anh
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
BIỂN HỒ MÂY TRÔI
Sau hơn chục năm sống nơi xứ người, hôm nay Huyền có dịp về thăm lại quê hương – Pleiku – nơi cô sinh ra và lớn lên đầy ắp kỷ niệm và một món nợ ân tình mà suốt đời cô mang theo.
Đến trung tâm thành phố, gặp lại người thân và bạn bè, cô vội vã đón xe ra Biển Hồ cách phố khoảng 7, 8 cây số cùng vơi Susan ( tên Việt là bé Xù ). Huyền ngỡ ngàng vì Biển Hồ cũng đã thay đổi nhiều quá. Cái hồ lớn được ngăn bởi một cái eo thành hai hồ tròn – được gọi là “ đôi mắt Pleiku” –nay to lớn và trong xanh hơn. Bao quanh hồ không còn là những dãi đất đỏ trơ trụi, bị sói mòn mà là những khoảng thông xanh tươi . Do đó,nó được xếp vào những thắng cảnh xinh đẹp của Tây nguyên nhưng thay vào đó, nó đã làm phai mờ hình ảnh cũ của Biển Hồ mà bao lâu nay cô vẫn giữ như in ở trong đầu.
Hỏi thăm người quen sống lâu gần Biển Hồ, cô cùng Susan tìm đến nền đất cũ của chùa Bửu Quang ngày xưa. Chùa tọa lạc trên vùng đồi cao nhất của Biển Hồ, nơi ấy có thể nhìn bao quát hết phong cảnh của hồ lớn này. Nhưng ngày nay chùa đã được di dời cùng với cái nghĩa trang nhỏ ở phía sau nên không còn dấu tích gì để lại. Huyền đau đớn nhiều khi không biết nấm mộ của anh – người đầu gối tay ấp sau này của Huyền – bây giờ ở đâu? Anh sống cô đơn sau khi Huyền và bé Xù qua định cư ở Mỹ. Không có bà con, thân thuộc ở nơi đây nên khi anh mất, lối xóm đưa anh nằm gần chùa dể sớm hôm nghe kinh kệ, rồi trơ thành nấm mộ hoang, thất lạc. Bâng khuâng, Huyền hồi tưởng về một thời đã qua…
** *
Cũng như bao người khác sống trong thành phô thời chiến, Huyền sau khi hoc hết cấp 3 của một trường Nữ Trung học, đã sớm kết hôn với một anh sĩ quan Biêt động quân sau một thời gian dài yêu đương . Lấy chồng nên phải theo chồng rày đây mai đ , anh thường ra trận mạc nên cuối cùng dắt Huyền về sống tại một khu gia binh ở Biển Hồ. Họ sống hạnh phúc nhưng nơm nớp lo âu cho cuộc sống ngày mai . Chiến tranh khắc nghiệt đã cướp đi mạng sống của anh khi mà Huyền chưa kịp có con với anh. Đươc đơn vị của chồng quan tâm, bố trí làm giáo viên dạy con em ở khu gia binh này nên Huyền chưa thể dứt bỏ nơi đây để về trung tâm thành phố, chấp nhân cuộc sống vò võ một mình.
Năm 1975, cuộc đời của Huyền thay đổ, từ tiểu thư ăn trắng măc trơn, Cô trở thành thiếu phụ lam lũ với nương rẫy để kiếm sống, nhưng cuộc sống thiếu thốn nên cô phải xuống Biển Hồ để bắt cá, bắt tép, cải thiện cho cuộc sống của mình. Chính ở nơi đây, Huyền đã gặp Kim Sang,- một người hàng xóm cách nhà cô vài căn, - Kim Sang có gốc gát là người Khmer ở Nam bộ, anh bị bắt đi lính và trôi dạt đến Pleiku. Trông tướng của Kim Sang thật là ngầu với làn da đen hắc, mái tóc xoắn tít, khuôn mặt lầm lì, ít nói nhưng thât ra anh hiền như cục đất. Kim Sang đã có gia đình, người vợ đồng hương và đúa con gái đặt tên là bé Xù. Cuôc sống khó khăn, người vợ bỏ anh đi theo người khác, còn lại anh một mình nuôi đứa trẻ lên sáu tuổi. Viêc đi bắt cá tép đòi hỏi có hai người trở lên nên Huyền và Kim Sang ngẫu nhiên hợp tác với nhau để làm ăn theo lời đề nghị của Sang.
Kim Sang đóng một chiếc sỏng làm bằng tôn thường bơi ra xa bờ, còn Huyền men theo chỗ cạn, tay cầm lưới “ trủ” đi song song theo Sang để kéo tôm tép, kèm theo đó họ còn giăng lưới có mắt lớn để bắt bắt cá diếc, cá chép… Các loại thủy sản nước ngọt Biển Hồ thường tươi ngon nên bán khá chạy, do đó cuộc sống của Huyền và Sang đỡ lên. Huyền chợt nhớ mãi cái đêm hôm ấy….
Thường hai người đi đánh bắt cá tép thâu đêm. Cứ sau một lượt kéo như vậy, họ nghĩ ngơi ăn uống, hong khô bớt quần áo bên cạnh một đống lửa nhỏ. Mỗi lần như vậy, Huyền thường tìm chỗ hơi khuất để cởi đồ trong người ra vắt cho ráo nước trươc khi trở lại đống lửa. Khi ấy, ánh sáng từ lửa lấp loáng, soi rọi trên cơ thể nàng; vẫn còn gò ngực căng cứng và những đường cong quyến rũ của người con gái còn xuân đã khơi dậy sự thèm muốn của Sang. Anh đứng dạy đi đến chỗ Huyền với đôi mắt ngây dại, hai bàn tay run rẩy vươn tới nhưng rồi anh khựng lại, quay đầu trở về chỗ cũ. Huyền cảm động với bộ dáng hiền lành của anh, hơn nữa cô cũng đang có cái khao khát trong người nên chủ động tới ngã người trên ngực trần của Kim Sang . Với sức lực vạm vỡ của Sang đã làm cho cô tận hưởng niềm hoan lạc tuyệt vời . Đêm ấy bên ngọn lửa hồng từ từ tàn lụi, trên chiếc sõng dập dềnh , họ đã ôm nhau ngủ một giấc dài tới tận mờ sáng trên mặt nươc Biển Hồ.
Dần dần hai người cùng sống chung dưới một mái nhà với người thứ ba là bé Xù. Cuộc sống của họ sẽ phẳng lặng, hạnh phúc nếu không có những biến cố xảy ra. Ngày ấy khi kế hoạch trồng lúa rẫy, hoa màu không đủ nuôi sống cho người làm nông, phong trào chiếm đất trồng ca phê bùng nổ, ai ai cũng tìm đến những mảnh đất mà nhà nước chưa quản lý hay vô chủ thì đến khoanh lại, rào dậu làm sở hữu. Kim Sang cũng tự kiếm cho mình một miếng đất nhưng lại vấp phải sự tranh chấp của chủ đất kế cận. Một tên chủ đất ỷ có người quen biết trong chánh quyền đã ngang ngược lấn đất của Sang. Sau nhiều lần thương thảo không thành dẫn đến việc Kim Sang không nhường nhịn nổi đánh tên láng giềng trọng thương khi hắn cho rào một phần đất của anh.
Kim Sang bị đưa đi cải tạo đã để lại cho Huyền và bé Xù một cuộc sống khốn khổ. Bước ngoặc trong cuộc sống đến với gia đình họ khi có một người đến ngỏ ý mua bé Xù để đươc xuất cảnh theo diện con lai . Huyền ngạc nhiên vì con bé là con của Kim Sang, làm sao có dòng máu lai trong người, nhưng nhìn kỷ lại thì bé Xù cũng có làn da đen thui và mái tóc xù xoắn tít giống cha, nó lại có đôi mắt to, mũi cao giống người Mỹ da màu nên người kia để ý, chám lấy nó. Hắn nói nếu bán bé Xù cho hắn thì hắn đưa cho gia đình Huyền một số tiền hậu hĩnh và chạy giấy tờ đầy đủ cho bé Xù qua Mỹ.
Huyền dắt bé Xù đi thăm cha, đồng thời hỏi thăm ý kiến của Kim Sang. Anh trầm ngâm một lúc lâu rồi nói :
_ Con Xù nó còn dại quá. Hổng biết qua bên đó, người ta có còn chăm sóc, dạy dỗ nó hay là bỏ rơi . Tui muốn em cùng đi với nó mà hổng cần đưa tiền….
_Như mà anh đang còn khổ. Anh cần có tiền để lo cho cuộc sống của mình.
_Tui còn khỏe, tui còn đôi tay để lo cho cuộc sống của mình mà. Em yên tâm…
Kim Sang nói vậy nhưng Huyền nghe giọng anh trở nên nghèn nghẹn vì con Xù hay Huyền là những người thân yêu nhất của đời anh.
Huyền nói :
_Hay là thôi hả anh?
_Không được, em cố nói với người ta sao cho em và bé Xù đi đươc. Vì tương lai của hai người…
Những giọt nước mắt chợt lăn dài trên khuôn mặt gầy tóp mà ngày xưa nỗi tiếng là cứng rắn khiến Huyền chợt ứa nước mắt theo . Có lẻ anh linh cảm đây là lần gặp nhau cuối cùng giữa ba người.
Trao cho anh những món ăn đùm bới ít ỏi và vài bộ quần áo cũ mà Huyền đã vá víu sữa sang; cô và bé Xù chia tay anh với sự hụt hẫng, trống trãi trong lòng
Huyền về trao đổi với vị khách muốn mua bé Xù. Sau khi đắn đo, suy nghĩ, anh ta đã đồng ý chạy giấy tờ để hai “ mẹ con” được đi … và oái oăm thay Huyền phải mang danh nghĩa là vợ của anh ta . Và đã trở thành hiện thực khi qua xứ lạ.
Cô vẫn thường xuyên mong ngóng tin tưc của Kim Sang. Một số tin ít ỏi từ Việt Nam sang cho biết, Sang sau khi mãn hạn tù ra anh bị trù úm đến nổi phải sang nhà, sang đất cho người khác, sống kiếp làm thuê rày đây mai đó; tuy nhiên anh vẫn quanh quẫn vùng đất Biển Hồ với hy vọng có ngày gặp lại Huyền và bé Xù. Một thời gian sau thì bặt tin anh, Huyền vẫn hy vọng, vẫn chờ đợi ngày hội ngộ nhưng bây giờ nghe tin anh thì cô đã găp cú sốc nặng nề, cô đã ngất đi trong giây lát: Kim Sang sau này theo một số người đi làm gỗ ở tận biên giới Lào Việt. Rừng thiêng, nước độc lại ăn nhậu phá sức nên anh lâm bệnh nặng khó qua khỏi. Trươc khi ra đi, anh van vỉ mọi người đưa anh về Biển Hồ…
Trãi lớp giấy báo, bày thưc ăn, hoa quả, rươu chè cúng anh trước chỗ đất mà Huyền mường tượng là cổng chùa xây hướng ra Biển Hồ nơi có mặt nước và khoảng trời xanh bao la, có bóng anh đang phiêu dạt ở nơi nào đó. Cô và bé Xù thắp hương, khói bay lơ lửng giữa bầu trời lặng gió giống như đám mây nhỏ nhẹ trôi.
NGUYỄN NGỌC ANH- ( 6- 2015)
Sau hơn chục năm sống nơi xứ người, hôm nay Huyền có dịp về thăm lại quê hương – Pleiku – nơi cô sinh ra và lớn lên đầy ắp kỷ niệm và một món nợ ân tình mà suốt đời cô mang theo.
Đến trung tâm thành phố, gặp lại người thân và bạn bè, cô vội vã đón xe ra Biển Hồ cách phố khoảng 7, 8 cây số cùng vơi Susan ( tên Việt là bé Xù ). Huyền ngỡ ngàng vì Biển Hồ cũng đã thay đổi nhiều quá. Cái hồ lớn được ngăn bởi một cái eo thành hai hồ tròn – được gọi là “ đôi mắt Pleiku” –nay to lớn và trong xanh hơn. Bao quanh hồ không còn là những dãi đất đỏ trơ trụi, bị sói mòn mà là những khoảng thông xanh tươi . Do đó,nó được xếp vào những thắng cảnh xinh đẹp của Tây nguyên nhưng thay vào đó, nó đã làm phai mờ hình ảnh cũ của Biển Hồ mà bao lâu nay cô vẫn giữ như in ở trong đầu.
Hỏi thăm người quen sống lâu gần Biển Hồ, cô cùng Susan tìm đến nền đất cũ của chùa Bửu Quang ngày xưa. Chùa tọa lạc trên vùng đồi cao nhất của Biển Hồ, nơi ấy có thể nhìn bao quát hết phong cảnh của hồ lớn này. Nhưng ngày nay chùa đã được di dời cùng với cái nghĩa trang nhỏ ở phía sau nên không còn dấu tích gì để lại. Huyền đau đớn nhiều khi không biết nấm mộ của anh – người đầu gối tay ấp sau này của Huyền – bây giờ ở đâu? Anh sống cô đơn sau khi Huyền và bé Xù qua định cư ở Mỹ. Không có bà con, thân thuộc ở nơi đây nên khi anh mất, lối xóm đưa anh nằm gần chùa dể sớm hôm nghe kinh kệ, rồi trơ thành nấm mộ hoang, thất lạc. Bâng khuâng, Huyền hồi tưởng về một thời đã qua…
** *
Cũng như bao người khác sống trong thành phô thời chiến, Huyền sau khi hoc hết cấp 3 của một trường Nữ Trung học, đã sớm kết hôn với một anh sĩ quan Biêt động quân sau một thời gian dài yêu đương . Lấy chồng nên phải theo chồng rày đây mai đ , anh thường ra trận mạc nên cuối cùng dắt Huyền về sống tại một khu gia binh ở Biển Hồ. Họ sống hạnh phúc nhưng nơm nớp lo âu cho cuộc sống ngày mai . Chiến tranh khắc nghiệt đã cướp đi mạng sống của anh khi mà Huyền chưa kịp có con với anh. Đươc đơn vị của chồng quan tâm, bố trí làm giáo viên dạy con em ở khu gia binh này nên Huyền chưa thể dứt bỏ nơi đây để về trung tâm thành phố, chấp nhân cuộc sống vò võ một mình.
Năm 1975, cuộc đời của Huyền thay đổ, từ tiểu thư ăn trắng măc trơn, Cô trở thành thiếu phụ lam lũ với nương rẫy để kiếm sống, nhưng cuộc sống thiếu thốn nên cô phải xuống Biển Hồ để bắt cá, bắt tép, cải thiện cho cuộc sống của mình. Chính ở nơi đây, Huyền đã gặp Kim Sang,- một người hàng xóm cách nhà cô vài căn, - Kim Sang có gốc gát là người Khmer ở Nam bộ, anh bị bắt đi lính và trôi dạt đến Pleiku. Trông tướng của Kim Sang thật là ngầu với làn da đen hắc, mái tóc xoắn tít, khuôn mặt lầm lì, ít nói nhưng thât ra anh hiền như cục đất. Kim Sang đã có gia đình, người vợ đồng hương và đúa con gái đặt tên là bé Xù. Cuôc sống khó khăn, người vợ bỏ anh đi theo người khác, còn lại anh một mình nuôi đứa trẻ lên sáu tuổi. Viêc đi bắt cá tép đòi hỏi có hai người trở lên nên Huyền và Kim Sang ngẫu nhiên hợp tác với nhau để làm ăn theo lời đề nghị của Sang.
Kim Sang đóng một chiếc sỏng làm bằng tôn thường bơi ra xa bờ, còn Huyền men theo chỗ cạn, tay cầm lưới “ trủ” đi song song theo Sang để kéo tôm tép, kèm theo đó họ còn giăng lưới có mắt lớn để bắt bắt cá diếc, cá chép… Các loại thủy sản nước ngọt Biển Hồ thường tươi ngon nên bán khá chạy, do đó cuộc sống của Huyền và Sang đỡ lên. Huyền chợt nhớ mãi cái đêm hôm ấy….
Thường hai người đi đánh bắt cá tép thâu đêm. Cứ sau một lượt kéo như vậy, họ nghĩ ngơi ăn uống, hong khô bớt quần áo bên cạnh một đống lửa nhỏ. Mỗi lần như vậy, Huyền thường tìm chỗ hơi khuất để cởi đồ trong người ra vắt cho ráo nước trươc khi trở lại đống lửa. Khi ấy, ánh sáng từ lửa lấp loáng, soi rọi trên cơ thể nàng; vẫn còn gò ngực căng cứng và những đường cong quyến rũ của người con gái còn xuân đã khơi dậy sự thèm muốn của Sang. Anh đứng dạy đi đến chỗ Huyền với đôi mắt ngây dại, hai bàn tay run rẩy vươn tới nhưng rồi anh khựng lại, quay đầu trở về chỗ cũ. Huyền cảm động với bộ dáng hiền lành của anh, hơn nữa cô cũng đang có cái khao khát trong người nên chủ động tới ngã người trên ngực trần của Kim Sang . Với sức lực vạm vỡ của Sang đã làm cho cô tận hưởng niềm hoan lạc tuyệt vời . Đêm ấy bên ngọn lửa hồng từ từ tàn lụi, trên chiếc sõng dập dềnh , họ đã ôm nhau ngủ một giấc dài tới tận mờ sáng trên mặt nươc Biển Hồ.
Dần dần hai người cùng sống chung dưới một mái nhà với người thứ ba là bé Xù. Cuộc sống của họ sẽ phẳng lặng, hạnh phúc nếu không có những biến cố xảy ra. Ngày ấy khi kế hoạch trồng lúa rẫy, hoa màu không đủ nuôi sống cho người làm nông, phong trào chiếm đất trồng ca phê bùng nổ, ai ai cũng tìm đến những mảnh đất mà nhà nước chưa quản lý hay vô chủ thì đến khoanh lại, rào dậu làm sở hữu. Kim Sang cũng tự kiếm cho mình một miếng đất nhưng lại vấp phải sự tranh chấp của chủ đất kế cận. Một tên chủ đất ỷ có người quen biết trong chánh quyền đã ngang ngược lấn đất của Sang. Sau nhiều lần thương thảo không thành dẫn đến việc Kim Sang không nhường nhịn nổi đánh tên láng giềng trọng thương khi hắn cho rào một phần đất của anh.
Kim Sang bị đưa đi cải tạo đã để lại cho Huyền và bé Xù một cuộc sống khốn khổ. Bước ngoặc trong cuộc sống đến với gia đình họ khi có một người đến ngỏ ý mua bé Xù để đươc xuất cảnh theo diện con lai . Huyền ngạc nhiên vì con bé là con của Kim Sang, làm sao có dòng máu lai trong người, nhưng nhìn kỷ lại thì bé Xù cũng có làn da đen thui và mái tóc xù xoắn tít giống cha, nó lại có đôi mắt to, mũi cao giống người Mỹ da màu nên người kia để ý, chám lấy nó. Hắn nói nếu bán bé Xù cho hắn thì hắn đưa cho gia đình Huyền một số tiền hậu hĩnh và chạy giấy tờ đầy đủ cho bé Xù qua Mỹ.
Huyền dắt bé Xù đi thăm cha, đồng thời hỏi thăm ý kiến của Kim Sang. Anh trầm ngâm một lúc lâu rồi nói :
_ Con Xù nó còn dại quá. Hổng biết qua bên đó, người ta có còn chăm sóc, dạy dỗ nó hay là bỏ rơi . Tui muốn em cùng đi với nó mà hổng cần đưa tiền….
_Như mà anh đang còn khổ. Anh cần có tiền để lo cho cuộc sống của mình.
_Tui còn khỏe, tui còn đôi tay để lo cho cuộc sống của mình mà. Em yên tâm…
Kim Sang nói vậy nhưng Huyền nghe giọng anh trở nên nghèn nghẹn vì con Xù hay Huyền là những người thân yêu nhất của đời anh.
Huyền nói :
_Hay là thôi hả anh?
_Không được, em cố nói với người ta sao cho em và bé Xù đi đươc. Vì tương lai của hai người…
Những giọt nước mắt chợt lăn dài trên khuôn mặt gầy tóp mà ngày xưa nỗi tiếng là cứng rắn khiến Huyền chợt ứa nước mắt theo . Có lẻ anh linh cảm đây là lần gặp nhau cuối cùng giữa ba người.
Trao cho anh những món ăn đùm bới ít ỏi và vài bộ quần áo cũ mà Huyền đã vá víu sữa sang; cô và bé Xù chia tay anh với sự hụt hẫng, trống trãi trong lòng
Huyền về trao đổi với vị khách muốn mua bé Xù. Sau khi đắn đo, suy nghĩ, anh ta đã đồng ý chạy giấy tờ để hai “ mẹ con” được đi … và oái oăm thay Huyền phải mang danh nghĩa là vợ của anh ta . Và đã trở thành hiện thực khi qua xứ lạ.
Cô vẫn thường xuyên mong ngóng tin tưc của Kim Sang. Một số tin ít ỏi từ Việt Nam sang cho biết, Sang sau khi mãn hạn tù ra anh bị trù úm đến nổi phải sang nhà, sang đất cho người khác, sống kiếp làm thuê rày đây mai đó; tuy nhiên anh vẫn quanh quẫn vùng đất Biển Hồ với hy vọng có ngày gặp lại Huyền và bé Xù. Một thời gian sau thì bặt tin anh, Huyền vẫn hy vọng, vẫn chờ đợi ngày hội ngộ nhưng bây giờ nghe tin anh thì cô đã găp cú sốc nặng nề, cô đã ngất đi trong giây lát: Kim Sang sau này theo một số người đi làm gỗ ở tận biên giới Lào Việt. Rừng thiêng, nước độc lại ăn nhậu phá sức nên anh lâm bệnh nặng khó qua khỏi. Trươc khi ra đi, anh van vỉ mọi người đưa anh về Biển Hồ…
Trãi lớp giấy báo, bày thưc ăn, hoa quả, rươu chè cúng anh trước chỗ đất mà Huyền mường tượng là cổng chùa xây hướng ra Biển Hồ nơi có mặt nước và khoảng trời xanh bao la, có bóng anh đang phiêu dạt ở nơi nào đó. Cô và bé Xù thắp hương, khói bay lơ lửng giữa bầu trời lặng gió giống như đám mây nhỏ nhẹ trôi.
NGUYỄN NGỌC ANH- ( 6- 2015)
0 Comment: