Đêm giao thừa nghe tiếng cồng chiêng- Hà An
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
ĐÊM GIAO THỪA NGHE TIẾNG CỒNG CHIÊNG
Tưới xong những hàng cà phê cuối cùng, Thân thở phào nhẹ nhỏm vì công việc không phải kéo dài sang ngày đầu năm mới, như vậy sẽ “dông” hay “vất vả” cả năm theo cách nói của ông bà xưa .
Thời khắc giao thừa đang xích lại gần, giờ này mọi người đang đoàn tụ, quây quần bên mâm cỗ rước ông bà, tổ tiên hay chờ đợi những những giây phút đầu tiên của năm mới bên bàn thờ được trang hoàng rực rỡ bánh trái, hoa đèn. Còn đối với Thân, đây là những ngày cuối năm tồi tệ nhất trong cuộc đời đã qua của mình, vì công việc nên đành hát câu “xuân này con không về”. Anh đang ở nơi rừng sâu, núi thẳm có bầu trời tối đen của đêm trừ tịch, chỉ có ánh sáng bập bùng từ đống củi trong rẫy hay những ánh “ma trơi” màu xanh lè từ trên ngọn đồi cao,- nơi trước đây có một tiền đồn, từng xảy ra nhiều trận chiến nên số người nằm xuống ở nơi đây khá nhiều. Biết đó là hiện tượng khoa học, tuy vốn là người dạn dĩ nhưng Thân vẫn cảm thấy sợ hãi khi một mình ở giữa đất trời mênh mông… Thỉnh thoảng có vài chiếc máy bay chiếu đèn trông giống như những vì sao nhỏ lấp lánh làm giảm bớt khung cảnh tỉnh mịch ở đây .
Thân đang đứng trên bến bờ cô đơn, đôi khi anh muốn “buông” để trở về quê cũ, sống quây quần bên vợ con, cha mẹ, anh chị em và người thân. Nhưng anh nghĩ lại: công trình anh gầy dựng đến ngày hôm nay đã tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt sắp cho anh thành quả tốt đẹp trong tương lai nên anh dùng tất cả nghị lực của mình để vượt qua bao gian khó để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Quê anh, vùng đất Tây sơn (Bình Định) đất chật, người đông, làm đủ ăn là may lắm rồ , nên cứ quanh quẩn nơi đây thì chẳng có gì tươi sáng cho lớp thanh niên như anh ở phía trước. Vì thế , anh cùng ba người bạn hàng xóm rủ nhau lên Tây nguyên khai khẩn đất hoang để trồng cà phê. Bốn người chung lưng đấu cật hình thành bốn miếng đất rộng tương đối đều nhau. Không có vốn nên họ hùn nhau mua một cái máy nổ bơm tưới cà phê mới trồng. Đến cuối năm, bốn người bốc thăm sử dụng máy nổ tưới cho vườn mình , Thân bốc nhằm đợt tưới cuối cùng nhưng không không may máy bị hỏng hóc phải sửa nhiều ngày mới xong nên Thân phải tưới kéo dài tận tới ngày 30 (âm). Qủa thật xui xẻo nhưng anh đành phải chịu đựng vì cà phê của anh đang trong thời kỳ xây dưng cơ bản đòi hỏi phải chăm sóc kỷ .
Thu dọn ống nước, máy móc xong; Thân về bên đống lửa, anh vùi con Cúi núi ( loại chuột lớn, sống lâu năm), - anh bắt được dưới một gốc cà phê) –vào tro nóng để lột lôn . Anh nghĩ giá có thằng Rái ở đây thì chắc nó sẽ ưa thích lắm. Rái là người dân tộc ở ngôi làng cách rẫy của Thân vài ba cây số, mỗi khi công việc nhiều, Thân phâi thuê Rái làm phụ. Khi chiều, hai anh em đang tưới nước, bỗng có tiếng “bồng…bồng …” vang vọng từ xa. Rái mới nói :
- Ở làng có người chết, chắc tao phải về thôi Thân ạ .
- Sao mày biết? Thân hỏi .
- Ồ ! Tiếng gỏ đó là cồng chiêng nhỏ rộng cỡ bằng những cái nồi. Khi nghe tin có người mất, người “nam” trong làng xách cái cồng chiêng của mình vào hòa với đám đông, vừa gõ cồng chiêng vừa đi quanh làng báo tin có người mất .
- Ư ! Thôi mày về đi …
Giờ này đã khuya, Thân nghĩ chắc có lẻ Rái không về nhưng anh chợt thấy một ánh đuốc thấp thoáng từ xa và tiếng ơi ới gọi Thân. Thằng Rái trở lại. Gặp hắn cười vui vẻ, lấy từ trong gùi đeo sau lưng đưa cho anh một miếng thịt heo tộc và một ít lòng gói trong lá chuối. Hắn nói:
- Đây là của người chết đươc chia cho dân làng đấy. Ông được chia gia tài gồm: đồ đạc thường dùng, nồi niêu, 1 con bò nhỏ, 1 con heo… Con heo được xẻ chia cho dân làng, còn con bò đươc nuôi cho tới lễ Pơ thi ( lễ bỏ mã).
Hắn còn đưa thêm mấy ống cơm “lam” (gạo nếp bỏ trong ống giang vùi dưới lửa) và một chai rượu cần chiết từ ghè nhà hắn . Bên Thân còn có thịt thà và rượu Bàu đá của ba thằng bạn về quê đưa cho. Thế là hai anh em cùng lai rai đón giao thừa.
Chợt từ trong không gian vắng lặng bật lên tiếng cồng chiêng rộn rã, vang động một khoảng trời. Rái nói công việc lo cho người mất giờ đã hoàn tất, làng đang chuẩn bị làm lễ cầu nguyện. Âm thanh cồng chiêng, thoạt mới nghe Thân tưởng là đơn điệu, nhưng càng để ý thì mới thấy trong khối âm thanh rộng lớn đó có những âm bậc khác nhau có tiếng là bài nhạc, có tiếng là bè… Tiếng cồng chiêng khi chậm rãi, mang theo nỗi buồn man mác của người gõ như lời biệt ly tiễn người đi xa; lúc dồn dập như thúc hối người mất thôi bịn rịn , hãy nhanh lên đường để gặp Giàng và người thân đã mất trước, sống hạnh phúc bên nhau nơi miền cực lạc nào đó .
Người xa rời trần gian thì lại đươc sum họp với người thân ở thế giới khác trong khi người ở trần gian lại xa cách bao người thân yêu…Thân vừa ngẫm nghĩ, vừa trách ông Trời sao quá lá lay !
Tiếng cồng chiêng cứ vang lên, lúc lớn, lúc nhỏ dần kéo dài từ giữa khuya cho đến gần sáng, Thân có cảm giác như nó đang hòa lẫn trong núi rừng cỏ cây của vùng Dakdoa- An khê và theo tiếng cồng chiêng, anh muốn gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới những người thân của anh ở miền quê Tây sơn thượng đạo.
Nguyễn Ngọc Anh (2-2016)
Tưới xong những hàng cà phê cuối cùng, Thân thở phào nhẹ nhỏm vì công việc không phải kéo dài sang ngày đầu năm mới, như vậy sẽ “dông” hay “vất vả” cả năm theo cách nói của ông bà xưa .
Thời khắc giao thừa đang xích lại gần, giờ này mọi người đang đoàn tụ, quây quần bên mâm cỗ rước ông bà, tổ tiên hay chờ đợi những những giây phút đầu tiên của năm mới bên bàn thờ được trang hoàng rực rỡ bánh trái, hoa đèn. Còn đối với Thân, đây là những ngày cuối năm tồi tệ nhất trong cuộc đời đã qua của mình, vì công việc nên đành hát câu “xuân này con không về”. Anh đang ở nơi rừng sâu, núi thẳm có bầu trời tối đen của đêm trừ tịch, chỉ có ánh sáng bập bùng từ đống củi trong rẫy hay những ánh “ma trơi” màu xanh lè từ trên ngọn đồi cao,- nơi trước đây có một tiền đồn, từng xảy ra nhiều trận chiến nên số người nằm xuống ở nơi đây khá nhiều. Biết đó là hiện tượng khoa học, tuy vốn là người dạn dĩ nhưng Thân vẫn cảm thấy sợ hãi khi một mình ở giữa đất trời mênh mông… Thỉnh thoảng có vài chiếc máy bay chiếu đèn trông giống như những vì sao nhỏ lấp lánh làm giảm bớt khung cảnh tỉnh mịch ở đây .
Thân đang đứng trên bến bờ cô đơn, đôi khi anh muốn “buông” để trở về quê cũ, sống quây quần bên vợ con, cha mẹ, anh chị em và người thân. Nhưng anh nghĩ lại: công trình anh gầy dựng đến ngày hôm nay đã tốn bao nhiêu mồ hôi, nước mắt sắp cho anh thành quả tốt đẹp trong tương lai nên anh dùng tất cả nghị lực của mình để vượt qua bao gian khó để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Quê anh, vùng đất Tây sơn (Bình Định) đất chật, người đông, làm đủ ăn là may lắm rồ , nên cứ quanh quẩn nơi đây thì chẳng có gì tươi sáng cho lớp thanh niên như anh ở phía trước. Vì thế , anh cùng ba người bạn hàng xóm rủ nhau lên Tây nguyên khai khẩn đất hoang để trồng cà phê. Bốn người chung lưng đấu cật hình thành bốn miếng đất rộng tương đối đều nhau. Không có vốn nên họ hùn nhau mua một cái máy nổ bơm tưới cà phê mới trồng. Đến cuối năm, bốn người bốc thăm sử dụng máy nổ tưới cho vườn mình , Thân bốc nhằm đợt tưới cuối cùng nhưng không không may máy bị hỏng hóc phải sửa nhiều ngày mới xong nên Thân phải tưới kéo dài tận tới ngày 30 (âm). Qủa thật xui xẻo nhưng anh đành phải chịu đựng vì cà phê của anh đang trong thời kỳ xây dưng cơ bản đòi hỏi phải chăm sóc kỷ .
Thu dọn ống nước, máy móc xong; Thân về bên đống lửa, anh vùi con Cúi núi ( loại chuột lớn, sống lâu năm), - anh bắt được dưới một gốc cà phê) –vào tro nóng để lột lôn . Anh nghĩ giá có thằng Rái ở đây thì chắc nó sẽ ưa thích lắm. Rái là người dân tộc ở ngôi làng cách rẫy của Thân vài ba cây số, mỗi khi công việc nhiều, Thân phâi thuê Rái làm phụ. Khi chiều, hai anh em đang tưới nước, bỗng có tiếng “bồng…bồng …” vang vọng từ xa. Rái mới nói :
- Ở làng có người chết, chắc tao phải về thôi Thân ạ .
- Sao mày biết? Thân hỏi .
- Ồ ! Tiếng gỏ đó là cồng chiêng nhỏ rộng cỡ bằng những cái nồi. Khi nghe tin có người mất, người “nam” trong làng xách cái cồng chiêng của mình vào hòa với đám đông, vừa gõ cồng chiêng vừa đi quanh làng báo tin có người mất .
- Ư ! Thôi mày về đi …
Giờ này đã khuya, Thân nghĩ chắc có lẻ Rái không về nhưng anh chợt thấy một ánh đuốc thấp thoáng từ xa và tiếng ơi ới gọi Thân. Thằng Rái trở lại. Gặp hắn cười vui vẻ, lấy từ trong gùi đeo sau lưng đưa cho anh một miếng thịt heo tộc và một ít lòng gói trong lá chuối. Hắn nói:
- Đây là của người chết đươc chia cho dân làng đấy. Ông được chia gia tài gồm: đồ đạc thường dùng, nồi niêu, 1 con bò nhỏ, 1 con heo… Con heo được xẻ chia cho dân làng, còn con bò đươc nuôi cho tới lễ Pơ thi ( lễ bỏ mã).
Hắn còn đưa thêm mấy ống cơm “lam” (gạo nếp bỏ trong ống giang vùi dưới lửa) và một chai rượu cần chiết từ ghè nhà hắn . Bên Thân còn có thịt thà và rượu Bàu đá của ba thằng bạn về quê đưa cho. Thế là hai anh em cùng lai rai đón giao thừa.
Chợt từ trong không gian vắng lặng bật lên tiếng cồng chiêng rộn rã, vang động một khoảng trời. Rái nói công việc lo cho người mất giờ đã hoàn tất, làng đang chuẩn bị làm lễ cầu nguyện. Âm thanh cồng chiêng, thoạt mới nghe Thân tưởng là đơn điệu, nhưng càng để ý thì mới thấy trong khối âm thanh rộng lớn đó có những âm bậc khác nhau có tiếng là bài nhạc, có tiếng là bè… Tiếng cồng chiêng khi chậm rãi, mang theo nỗi buồn man mác của người gõ như lời biệt ly tiễn người đi xa; lúc dồn dập như thúc hối người mất thôi bịn rịn , hãy nhanh lên đường để gặp Giàng và người thân đã mất trước, sống hạnh phúc bên nhau nơi miền cực lạc nào đó .
Người xa rời trần gian thì lại đươc sum họp với người thân ở thế giới khác trong khi người ở trần gian lại xa cách bao người thân yêu…Thân vừa ngẫm nghĩ, vừa trách ông Trời sao quá lá lay !
Tiếng cồng chiêng cứ vang lên, lúc lớn, lúc nhỏ dần kéo dài từ giữa khuya cho đến gần sáng, Thân có cảm giác như nó đang hòa lẫn trong núi rừng cỏ cây của vùng Dakdoa- An khê và theo tiếng cồng chiêng, anh muốn gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới những người thân của anh ở miền quê Tây sơn thượng đạo.
Nguyễn Ngọc Anh (2-2016)
0 Comment: