Ký ức đời tôi (Phần 5)- Đào Thương
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
KÝ ỨC ĐỜI TÔI
Đào Thương
PHẦN 5: NGƯỜI LÁNG GIỀNG
Cách nhà tôi một căn là gia đình ông Tân góa vợ. Ông ở vậy nuôi hai đứa con trai, một đứa trạc tuổi tôi còn đứa kia thì lớn hơn khoảng 2 tuổi. Ông là một họa sĩ chuyên vẽ pa nô quảng cáo cho rạp chiếu bóng Tân Tân, gần cầu Tràng Tiền. Không biết thu nhập bao nhiêu nhưng ông thường trễ hạn trả tiền nhà, có khi mắc nợ đôi ba tháng. Có điều, theo những người sống gần kề thì cha con ông thường ăn uống rất sang, khi thì ăn cơm Tây, khi ăn cơm Tàu, khi ăn cơm Nhật… và đổi món luôn và khi ăn họ luôn luôn đóng hết cửa.
Chuyện này đến tai bác gái của tôi, người chủ nhà trọ. Bác ấy rất bực mình vì nghĩ rằng gia đình ông Tân cứ ăn uống cho sang mà không chịu trả tiền nhà cho bà. Một hôm, nhân đã qua 2 tháng ông Tân chưa trả tiền thuê nhà, vào giờ cơm trưa, bà sang đứng rình trước cửa, bà nghe trong nhà tiếng của ông Tân bảo con: “ Hôm nay cha cho các con ăn món ăn Ấn Độ vì vậy các con phải rửa tay thật sạch vì ta phải ăn bốc” Sau khi đã vào bàn, bác gái tôi nghe ông Tân nói tiếp: Đây là món cơm với thịt dê nấu ca ri, hơi cay đấy, nhưng các con ăn cho quen để sau này các con khỏi bỡ ngỡ khi đi du lịch qua Ấn độ”. Nghe đến đây bác tôi sôi máu lên tông cửa nhảy vào nhà: “ Này ăn với uống cho sang, không chịu trả tiền nhà cho bà, đồ chây nợ !” Nói đến đây bác ấy bỗng khựng lại. Những gì bác trông thấy trên bàn ăn chỉ là một dĩa muối đâm với ớt. Còn món ca ri dê thơm phứt chỉ là hình vẽ trên tấm bảng treo trên tường phía trên bàn ăn! Bà mới vở lẽ hóa ra bấy lâu ông Tân chỉ cho các con ăn thức ăn vẽ. Hèn gì trông các cậu ấy gầy trơ xương.
Bỗng một hôm có cụ bà đến đón hai đứa nhỏ về quê. Người lớn kháo nhau đó là bà ngoại của chúng, còn ông Tân nghe đâu đã nhảy núi theo “cách mạng”.
(Xem tiếp Phần 6)
Cách nhà tôi một căn là gia đình ông Tân góa vợ. Ông ở vậy nuôi hai đứa con trai, một đứa trạc tuổi tôi còn đứa kia thì lớn hơn khoảng 2 tuổi. Ông là một họa sĩ chuyên vẽ pa nô quảng cáo cho rạp chiếu bóng Tân Tân, gần cầu Tràng Tiền. Không biết thu nhập bao nhiêu nhưng ông thường trễ hạn trả tiền nhà, có khi mắc nợ đôi ba tháng. Có điều, theo những người sống gần kề thì cha con ông thường ăn uống rất sang, khi thì ăn cơm Tây, khi ăn cơm Tàu, khi ăn cơm Nhật… và đổi món luôn và khi ăn họ luôn luôn đóng hết cửa.
Chuyện này đến tai bác gái của tôi, người chủ nhà trọ. Bác ấy rất bực mình vì nghĩ rằng gia đình ông Tân cứ ăn uống cho sang mà không chịu trả tiền nhà cho bà. Một hôm, nhân đã qua 2 tháng ông Tân chưa trả tiền thuê nhà, vào giờ cơm trưa, bà sang đứng rình trước cửa, bà nghe trong nhà tiếng của ông Tân bảo con: “ Hôm nay cha cho các con ăn món ăn Ấn Độ vì vậy các con phải rửa tay thật sạch vì ta phải ăn bốc” Sau khi đã vào bàn, bác gái tôi nghe ông Tân nói tiếp: Đây là món cơm với thịt dê nấu ca ri, hơi cay đấy, nhưng các con ăn cho quen để sau này các con khỏi bỡ ngỡ khi đi du lịch qua Ấn độ”. Nghe đến đây bác tôi sôi máu lên tông cửa nhảy vào nhà: “ Này ăn với uống cho sang, không chịu trả tiền nhà cho bà, đồ chây nợ !” Nói đến đây bác ấy bỗng khựng lại. Những gì bác trông thấy trên bàn ăn chỉ là một dĩa muối đâm với ớt. Còn món ca ri dê thơm phứt chỉ là hình vẽ trên tấm bảng treo trên tường phía trên bàn ăn! Bà mới vở lẽ hóa ra bấy lâu ông Tân chỉ cho các con ăn thức ăn vẽ. Hèn gì trông các cậu ấy gầy trơ xương.
Bỗng một hôm có cụ bà đến đón hai đứa nhỏ về quê. Người lớn kháo nhau đó là bà ngoại của chúng, còn ông Tân nghe đâu đã nhảy núi theo “cách mạng”.
ĐÀO THƯƠNG
0 Comment: