Gạt bỏ sự đố kỵ- Đặng Xuân Xuyến
Phố núi và bạn bè... Chút gì để nhớ!
GẠT BỎ SỰ ĐỐ KỴ
-Trích trong MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG của Đặng Xuân Xuyến, NXBVăn Hóa Thông Tin xuất bản 1998, NXB Thanh Niên tái bản năm 2000 và 2002.
Điều tiếp theo tôi muốn lưu ý bạn là đừng bao giờ bực tức, đố kỵ trước thành đạt của người khác. Thói xấu ấy sẽ làm cho bạn trở thành nhỏ mọn, tầm thường và sẽ nảy sinh những thói xấu khác biến bạn thành kẻ lố bịch trước con mắt của người đời.
Mỗi người có một khả năng để tự khẳng định mình, tạo dựng sự nghiệp cho mình và người ta chỉ làm được điều đó khi cố gắng, mang hết khả năng, sức lực và trí tuệ dồn cho công việc.
Bạn hãy lẳng lặng theo dõi những doanh nhân thành đạt, những nhân vật nổi tiếng... mới thấy những thành đạt mà họ gặt hái được là cả sự đánh đổi đắt giá, sự khổ tâm và vất vả khôn lường. Những gì mà họ đang có so với những vất vả mà họ đã chịu đựng, những đắng cay, mất mát họ đã nếm trải thì “vinh quang” ấy còn nhỏ nhoi lắm và giá phải trả cho sự “vinh quang” ấy cũng thật đắt đỏ.
Đừng nhìn vào cách tiêu tiền của họ mà hãy nhìn vào cách kiếm tiền của họ mới thấy được đồng tiền mà họ “cố tình” buộc “phung phí” ấy đã thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của họ. Người ta nói “thức lâu mới biết biết đêm dài”, “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, không ở trong hoàn cảnh của họ, bạn làm sao biết rõ những “cái” họ buộc phải “trả” để có những điều làm cho bạn ghen tức. Tôi tin, nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ gật đầu cảm phục sự miệt mài, cố gắng của họ và trong bạn sẽ có những trăn trở để nhìn nhận lại cách sống của mình.
Sự đố kỵ trước những thành đạt của người khác, sẽ dẫn bạn vào những việc làm xấu: Tìm cách để “hại” người đó, chí ít cũng là nói xấu để hả cơn “bực tức” trong bạn và “sẽ” làm cho “kẻ đó” mất thanh danh. Bạn thật lầm trong phép tính. Người bị mất mát lớn nhất ở đây không ai khác ngoài bạn. Với họ, khi đã đạt được như vậy, mọi lời xúc xiểm của bạn sẽ không đáng giá một đồng xu vì người đời nghĩ rằng: Bạn đang kèn cựa về tài năng của họ mà nói xấu họ. Lẽ đương nhiên, từ quý mến bạn, người ta sẽ chuyển sang coi thường bạn.
Thay vì đố kỵ, bạn hãy mến phục họ, tạo nhiều “cơ hội” tiếp xúc với họ để qua những cuộc chuyện trò ấy, bạn sẽ học được những “bí quyết” đã giúp họ thành công mà vận dụng cho mình.
Hãy mạnh dạn gạt bỏ suy nghĩ sợ người đời cho mình “thấy người sang bắt quàng làm họ” mà ngại ngần trong các cuộc xã giao. Không có gì quan trọng bằng những bài học kinh nghiệm không phải trả học phí mà bạn sẽ có được. Thực tế, những người thành đạt là những người ham hiểu biết, chịu lắng nghe và say sưa sáng tạo. Và hơn nữa, nguyên nhân sâu xa nhất, có ý nghĩa quyết định nhiều nhất đến thành công là sự kế thừa và sáng tạo. Không ai thành công mà lại không có sự kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước. Không ai thành đạt trong đời mà không cần tới những lời khuyên!
Một anh bạn tôi (thực ra anh ta hơn tôi một thế hệ nhưng vì là tâm đầu ý hợp nên chúng tôi thường xưng hô bạn bè với nhau) phàn nàn về cậu con trai của mình: “Thằng con tôi có đầy đủ những tư chất để trở thành ông chủ, nhưng một tính xấu của nó đã làm cho tôi không thể đặt niềm tin vào nó được, đó là sự hẹp hòi, ích kỷ. Tôi sợ rằng từ thói hẹp hòi ích kỷ sẽ dẫn nó đến ghen tỵ, mà đúng ra là sự đố kỵ trước những thành đạt của người khác, đó chính là cái “phá tướng” của nó đã làm tôi thất vọng. Khi con người ta chỉ quẩn quanh với sự kèn cựa, bon chen thì chẳng bao giờ làm được một trò trống nào cả, sẽ chỉ mãi luẩn quẩn với điểm khởi đầu, thậm chí còn tồi tệ hơn. Tôi sợ thằng con tôi sẽ lâm vào tình cảnh đó”. Thế đấy! Nhà doanh nghiệp tài ba ấy đã lo lắng cho con mình chỉ vì một lý do rất bình thường là sự hẹp hòi, ích kỷ nhưng phải thừa nhận rằng, những lo lắng đó rất chính đáng.
Tôi công nhận: Đã bước vào nghiệp chủ, không ai có thể thờ ơ, cảm thấy bình thường trước những thành công của đối thủ cạnh tranh. Một sáng kiến nhỏ trong việc cải tiến sản phẩm của đối thủ cũng đủ làm cho nhà doanh nghiệp phải đau đầu, “ăn không ngon, ngủ không yên” nhưng sự “không bình thường” ấy không phải là sự đố kỵ, kèn cựa mà là sự “cạnh tranh” mang tính chất tích cực, lành mạnh: Buộc phải cải tiến sản phẩm cho tốt đẹp hơn, hợp với nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Là người đang cháy bỏng trong mình ước mơ cao đẹp: TRỞ THÀNH ÔNG CHỦ, đừng bao giờ để cho tính hẹp hòi, ích kỷ, sự đố kỵ, bon chen ngự trị trong những suy nghĩ của bạn. Biết bao doanh nghiệp đã lâm vào tình cảnh lụi bại, phá sản cũng chỉ vì chủ doanh nghiệp mang nặng trong đầu những tính toán của kẻ tầm thường, nhỏ mọn. Cuộc sống có thể dung thứ những tính xấu như vậy nhưng thương trường không bao giờ dành chỗ cho những ai có tính cách như vậy đâu!
Đặng Xuân Xuyến
-Trích trong MƯU LƯỢC GIÀNH CHIẾN THẮNG của Đặng Xuân Xuyến, NXBVăn Hóa Thông Tin xuất bản 1998, NXB Thanh Niên tái bản năm 2000 và 2002.
Bill Gate- người giàu nhất thế giới |
Mỗi người có một khả năng để tự khẳng định mình, tạo dựng sự nghiệp cho mình và người ta chỉ làm được điều đó khi cố gắng, mang hết khả năng, sức lực và trí tuệ dồn cho công việc.
Bạn hãy lẳng lặng theo dõi những doanh nhân thành đạt, những nhân vật nổi tiếng... mới thấy những thành đạt mà họ gặt hái được là cả sự đánh đổi đắt giá, sự khổ tâm và vất vả khôn lường. Những gì mà họ đang có so với những vất vả mà họ đã chịu đựng, những đắng cay, mất mát họ đã nếm trải thì “vinh quang” ấy còn nhỏ nhoi lắm và giá phải trả cho sự “vinh quang” ấy cũng thật đắt đỏ.
Đừng nhìn vào cách tiêu tiền của họ mà hãy nhìn vào cách kiếm tiền của họ mới thấy được đồng tiền mà họ “cố tình” buộc “phung phí” ấy đã thấm đẫm mồ hôi và nước mắt của họ. Người ta nói “thức lâu mới biết biết đêm dài”, “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, không ở trong hoàn cảnh của họ, bạn làm sao biết rõ những “cái” họ buộc phải “trả” để có những điều làm cho bạn ghen tức. Tôi tin, nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ gật đầu cảm phục sự miệt mài, cố gắng của họ và trong bạn sẽ có những trăn trở để nhìn nhận lại cách sống của mình.
Sự đố kỵ trước những thành đạt của người khác, sẽ dẫn bạn vào những việc làm xấu: Tìm cách để “hại” người đó, chí ít cũng là nói xấu để hả cơn “bực tức” trong bạn và “sẽ” làm cho “kẻ đó” mất thanh danh. Bạn thật lầm trong phép tính. Người bị mất mát lớn nhất ở đây không ai khác ngoài bạn. Với họ, khi đã đạt được như vậy, mọi lời xúc xiểm của bạn sẽ không đáng giá một đồng xu vì người đời nghĩ rằng: Bạn đang kèn cựa về tài năng của họ mà nói xấu họ. Lẽ đương nhiên, từ quý mến bạn, người ta sẽ chuyển sang coi thường bạn.
Thay vì đố kỵ, bạn hãy mến phục họ, tạo nhiều “cơ hội” tiếp xúc với họ để qua những cuộc chuyện trò ấy, bạn sẽ học được những “bí quyết” đã giúp họ thành công mà vận dụng cho mình.
Hãy mạnh dạn gạt bỏ suy nghĩ sợ người đời cho mình “thấy người sang bắt quàng làm họ” mà ngại ngần trong các cuộc xã giao. Không có gì quan trọng bằng những bài học kinh nghiệm không phải trả học phí mà bạn sẽ có được. Thực tế, những người thành đạt là những người ham hiểu biết, chịu lắng nghe và say sưa sáng tạo. Và hơn nữa, nguyên nhân sâu xa nhất, có ý nghĩa quyết định nhiều nhất đến thành công là sự kế thừa và sáng tạo. Không ai thành công mà lại không có sự kế thừa kinh nghiệm của những người đi trước. Không ai thành đạt trong đời mà không cần tới những lời khuyên!
Một anh bạn tôi (thực ra anh ta hơn tôi một thế hệ nhưng vì là tâm đầu ý hợp nên chúng tôi thường xưng hô bạn bè với nhau) phàn nàn về cậu con trai của mình: “Thằng con tôi có đầy đủ những tư chất để trở thành ông chủ, nhưng một tính xấu của nó đã làm cho tôi không thể đặt niềm tin vào nó được, đó là sự hẹp hòi, ích kỷ. Tôi sợ rằng từ thói hẹp hòi ích kỷ sẽ dẫn nó đến ghen tỵ, mà đúng ra là sự đố kỵ trước những thành đạt của người khác, đó chính là cái “phá tướng” của nó đã làm tôi thất vọng. Khi con người ta chỉ quẩn quanh với sự kèn cựa, bon chen thì chẳng bao giờ làm được một trò trống nào cả, sẽ chỉ mãi luẩn quẩn với điểm khởi đầu, thậm chí còn tồi tệ hơn. Tôi sợ thằng con tôi sẽ lâm vào tình cảnh đó”. Thế đấy! Nhà doanh nghiệp tài ba ấy đã lo lắng cho con mình chỉ vì một lý do rất bình thường là sự hẹp hòi, ích kỷ nhưng phải thừa nhận rằng, những lo lắng đó rất chính đáng.
Tôi công nhận: Đã bước vào nghiệp chủ, không ai có thể thờ ơ, cảm thấy bình thường trước những thành công của đối thủ cạnh tranh. Một sáng kiến nhỏ trong việc cải tiến sản phẩm của đối thủ cũng đủ làm cho nhà doanh nghiệp phải đau đầu, “ăn không ngon, ngủ không yên” nhưng sự “không bình thường” ấy không phải là sự đố kỵ, kèn cựa mà là sự “cạnh tranh” mang tính chất tích cực, lành mạnh: Buộc phải cải tiến sản phẩm cho tốt đẹp hơn, hợp với nhu cầu và thị hiếu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Là người đang cháy bỏng trong mình ước mơ cao đẹp: TRỞ THÀNH ÔNG CHỦ, đừng bao giờ để cho tính hẹp hòi, ích kỷ, sự đố kỵ, bon chen ngự trị trong những suy nghĩ của bạn. Biết bao doanh nghiệp đã lâm vào tình cảnh lụi bại, phá sản cũng chỉ vì chủ doanh nghiệp mang nặng trong đầu những tính toán của kẻ tầm thường, nhỏ mọn. Cuộc sống có thể dung thứ những tính xấu như vậy nhưng thương trường không bao giờ dành chỗ cho những ai có tính cách như vậy đâu!
0 Comment: