Phố núi
Nơi giao lưu, tản mạn... cùng bạn hữu yêu văn học nghệ thuật gần xa.
Không bao giờ quá sớm để kết bạn & quá muộn để yêu- Sandy Wilson

Lời ngỏ

Dạ lữ điếm- Hà An

DẠ LỮ ĐIẾM

Thi đứng trước ngã tư đèn xanh, đèn đỏ tìm kiếm một hình bóng cũ chứa đầy kỷ niệm thời thơ ấu của cô nhưng Thi thất vọng vì không còn chút di tích gì về ngôi nhà mà cô mong gặp.

Đó là Dạ Lữ Điếm, nằm ở nơi giao nhau giữa hai con đường đất đỏ mà người ta
đã ủi để định hình những “ xóm phố” mới của thị xã Pleiku. Một con đường (ngày nay có tên là Phan đình Phùng) là ranh giới trên đỉnh đồi có diện tích đất rộng với triền dốc đỗ xuống một thung lũng trồng lúa của người dân tộc. Hai bên đường này có những ngôi nhà gạch mọc đan xen với các căn nhà gỗ nhưng hãy còn thưa thơt trông giống như khu dân cư vùng xa xôi, vắng vẻ nào đó. Con đường còn lại (Lý Thái Tổ), một bên là nhà ở, một bên còn là bãi đất trống, có nhiều lùm cây, bụi rậm. Việc lựa chọn góc phô- nơi giao nhau của hai con đường- làm cơ sở từ thiện giúp cho những người dân nghèo khó, lỡ đường dễ tìm tới- khi ấy đang lánh nạn từ những vùng hẻo lánh, khu dinh điền… đi về trung tâm phố vì chiến cuộc leo thang- , có nơi trú ẩn ấm áp không như trước kia đêm về, họ phải ngủ la liệt ngoài chợ hay những nơi nào có thể che chở mưa gió cho họ ở trên đường phố. Chính ở ngôi nhà Dạ lữ điếm này, Thi đã chứng kiến hình ảnh đáng thương của anh Lục mà sau này dẫu đi xa và thời gian có trôi qua, cô vẫn không sao quên được.

Anh Lục là người đạp xe ba gác mà mẹ Thi nhờ chở rau củ đến chợ mỗi ngày. Hồi đó, mẹ Thi có sạp bán légume Dalat, phần nhiều bỏ mối cho khách nên tờ mờ sáng phải đi bán rồi nên kể từ khi có Lục, công việc mua bán của gia đình Thi có phần thuận lợi và bớt vất vả. Hằng ngày, mặc dầu trời còn tối, khí hậu se lạnh, Lục trong bộ áo quần học sinh và chiếc áo field jacket sờn bạc khoát ngoài phong phanh nhưng anh vẫn cần mẫn đến sớm. Mỗi khi đến, anh thường kéo chuông của xe ba gác như gọi nhà Thi chuẩn bị chất hàng. Đôi lúc hàng Dalat về muộn, sáng Thi và mẹ phải sửa soạn hàng thêm thì Lục cũng xúm lại gọt tỉa những bắp cải, sú lơ hay lau chà những củ cà rốt, khoai tây… cho sạch sẽ, đẹp mắt. Anh làm rất nhiệt tinh mà không đòi hỏi gì nhiều khiến mọi người trong gia đình Thi thêm quí mến anh. Rồi quen, anh vừa chạy xe, vừa phụ cho gia đình Thi Có lẻ người vui nhất là Thi vì từ khi có Lục, Thi được rãnh rang hơn trong công việc nhà và đôi khi xe ba gác ít hàng, cô bắt Lục chở xuống chơ hay đẩy xe đưa cô về nhà- dù từ chợ đến nhà toàn đường dốc nhưng anh không kêu ca, phàn nàn nhưng Thi cũng không quên đền ơn cho anh bằng những gói xôi, tô bún nóng hổi…Tuy nhiên có một số thức ăn anh cất đi, nói để khi đói hay về nhà hẵng ăn khiến Thi có đôi chut thắc mắc nhưng cô không tiện hỏi…

Mọi sinh hoạt đang diễn tiến đều đặn thì bất chợt anh Lục xin phép với mẹ Thi nghĩ một thời gian mà anh không nói rõ lý do. Việc này khiến cho gia đình Thi gặp nhiều trở ngại trong buôn bán vì nhờ người khác, họ chỉ biết chở hàng mà không phụ sửa soạn hàng như Lục.

Nhớ hình ảnh xăng xái, chịu khó của anh, mẹ Thi sai cô rủ thêm một người bạn lên Dạ lữ điếm thăm anh. Đến nơi, trời cũng nhá nhem tối, nhà chỉ có một bóng đèn điện ở giữa, sáng vàng vọt. Chung quanh các vách nhà kê những tấm phản thấp lè tè, gần sát nền nhà. Hôm nay chỉ có ba, bốn nhóm người tạm trú: một chỗ của một cụ già với đứa cháu, môt chỗ của hai thằng bé trạc mười tuổi, còn vài tấm phản trống của mấy người đàn ông đang giăng chiếu giữa nhà vừa hát hò các bản tân nhạc, vọng cổ… với cây đàn lục huyền cầm, vừa nhậu lai rai. Thi để ý tìm anh Lục thì bát gặp anh ở nơi một góc khuất đang đút cháo cho một đứa bé gái. Thi và cô bạn vôi tiến lại gần gặp anh.

Anh có vẻ ngại ngùng khi thấy hai người. Thi chủ động khợi chuyện

- Sao anh Lục phải lên đây ở dzậy? Anh ở xa và lên đây không có bà con, phải hôn?

- Ừ, anh ở tận khu dinh đền Lệ Chí cach đây mấy chục cây số. Gia đình anh có ba người: mẹ, anh và con bé này lên cao nguyên lập nghiệp, lúc đầu chưa làm ra của phải bương chải để kiếm sống…

- Vừa qua nhà anh xảy ra chuyện gì, phải không? Thi hỏi

- Mẹ và anh một hôm lên núi trồng mì (sắn) thì có một mãnh đạn pháo không biết từ đâu xoẹt vào cánh tay mẹ, Vết thương khá sâu nên anh vừa nhờ mấy người y tế xã băng bó, cho uống thuốc cầm, rồi đưa lên nhà thương ở đây. Lục trả lời

- Nhưng mà sao mẹ anh lâu lành vậy?

- Vì ở xa, phải mất một ngày mới đưa được mẹ lên đây. Hơn nữa, dụng cụ y tế, thuốc men ở địa phương thiếu thốn… Do đó mẹ anh bị nhiễm trùng phải điều trị mất thời gian dài…

- Tội nghiệp cho bác quá! Thi nói.

Mọi người bỗng rơi vào im lăng. Nhưng ít phút sau, Lục mới tâm sự tiêp:

- Anh phải lên đây để chăm sóc mẹ. Hoàn cảnh neo đơn, phải gửi nhà nhờ hàng xóm trông coi giùm, anh đưa con bé này đi theo; khi anh đi làm thì nó xuống nhà thương quanh quẩn với mẹ, còn khi anh rãnh, đưa nó về đây với anh. Mấy ngày nay, con bé bỗng dưng bị sốt cao, anh phải nghĩ việc để giữ nó…

Chợt cánh cửa ở vách sau mở ra, lộ môt bếp ăn dã chiến kê bằng mấy cục gạch và được chắn gió bằng tấm cót tre. Một người phụ nữ vừa bày biện thức ăn lên mâm, vừa nói lớn:

- Mọi người chuẩn bị ăn cơm nè.

Mặc dầu ở đây là dân tứ xứ: Băc, Trung, Nam đều có. Họ mưu sinh bằng đủ thứ nghề khác nhau nhưng khi tập trung ở đây, họ tỏ ra rất thân thiết, quí mến nhau thật tình, Bữa ăn tối cùng nhau chứng tỏ đều đó. Ai có gạo cơm, mắm muối gì đều đậu chung để dùng một buổi tối vui vẻ. Mọi người ngồi xoay tròn trên mấy chiếc chiếu của mấy người mới nhậu trước đó.

- Lục ơi xuống ăn cơm mày. Mời mấy cô gặp bữa ăn cơm luôn thể. Một người ngồi dưới chiếu nói.

Thi và cô bạn khéo léo chối từ.

Người đầu bếp phụ nữ cầm quả trứng gà đưa cho Lục nói:

- Chút nữa mày cho con bé ăn để bồi dưỡng…

Trong khi dùng cơm, mặc dù thức ăn ít ỏi nhưng vài người luôn gắp thịt, cá bỏ vào chén của Lục và nói:

- Thằng Lục ráng ăn nhiều vô cho có thêm máu. Mấy bữa rày bán máu , không có gì bồi dưỡng tao thấy mày sút ký hẵn đi. Gía tụi tao kiếm được nhiều tiền thì không để mày làm chuyện này… Một người trong mâm nói.

Nghe tới đây Thi chợt sững sờ, cổ họng cô nghẹn lại. Thì ra lúc này vì hoàn cảnh khó khăn, anh phải bán máu để trang trãi chi phí trong gia đình.Thảo nào Thi thấy người anh xơ xác quá!

Về nhà, Thi đem mọi chuyện kể với mẹ. Bà nghe rồi thở dài thốt lên:

- Sao ông trời nghiệt ngã với thằng Luc vậy không biết!

Bà dăm chiêu, suy nghĩ một hồi lâu rồi nói với Thi:

- Nhà mình còn cái kho nhỏ chứa hàng khô: khoai tây, hành, tỏi… , mình thu xếp bỏ gọn lên phía nhà trên, rồi hỏi thằng Lục có chịu đem em về ở đó, vừa có cuộc sống ổn định, vừa phụ giúp gia đình mình để kiếm thêm thu nhập, Ở đây có nhiều người nên nó không phải lo việc trông coi em nó. Còn ăn uống thì anh em nó dung chung với gia đình mình. Mai con qua hỏi ý kiến nó xem sao.

- Chắc ảnh đồng ý thôi… mẹ ạ. Thi mừng rỡ ôm lấy mẹ.

- Gớm… làm như thằng Lục thân thích rụôt rà với mày lắm. Mẹ Thi mắng yêu.

Đang bơ vơ giữa chợ đơi, hoàn cảnh khó khăn nên Lục nhanh chóng nhận lời đề nghị của mẹ con Thi. Căn nhà trở nên nhộn nhịp hẵn lên từ khi anh em Lục về ở. Lục ngoài việc sửa soạn và chở hàng đến chợ cho mẹ Thi, anh còn dùng chiếc ba gác ( anh thuê) đi chở cho các mối khác nên có thu nhập hơn xưa. Do đó anh có điều kiện chăm sóc mẹ tốt hơn ỏ nhà thương. Con bé- em Lục, suốt ngày quanh quẩn bên Thi và cô vô cùng vui sướng được chơi đùa với nó.

Thỉnh thoảng, Lục trở lại thăm những ngươi quen ở khu Dạ Lữ Điếm gặp khó khăn, chưa có điều kiện ra đi. Mỗi lần đến anh thương mang rau cải( mẹ Thi tăng), sữa, trứng…để báo đáp chút công ơn của họ trong những ngày anh gặp khốn khó. Anh còn bỏ công sửa chữa những cánh cửa xiêu vẹo, sút bản lề; trít những lổ dôt trên mái nhà… để người trú ngụ ấm áp, đỡ ướt át

Rồi cái hạnh phúc êm đềm ấy qua đi đối với Thi: me anh Lục khỏi bệnh và đưa con bé về lai quê nhà khiến cho Thi hụt hẫng như phảu chia xa một người thân thiết. Nhưng bù lại, cô vẫn còn có anh Lục bên cạnh. Vì quê nhà còn thiếu thốn mọi bề nên Lục quyết định ở lại phố, kiếm tiền phụ giúp gia đình.

Còn lại Lục bên cạnh, một phần niềm vui, sự an ủi của Thi đều đươc hai người trao đổi, sang sẻ với nhau. Họ coi nhau như huynh muội trong nhà. Nhưng theo thời gian, khi Thi bát đầu vào tuổi dậy thì đôi khi bất chợt, cô cảm thấy có một tình cảm là lạ len lỏi vào trong cô mỗi khi cô găp hay liên tưởng tói Lục. Gần hai năm sau khi Lục giã từ mẹ con Thi để đi quân dịch thì Thi thật sự buồn đau vì sự chia ly này và cô biêt cô đã thầm yêu anh…

Thời gian trôi qua, Lục vẫn đi biền biêt chỉ để lai trong cô những kỷ niệm khó quên nhất là hình ảnh của Lục trong ngôi nhà Dạ Lữ Điếm.

HÀ AN ( 7- 2017)

COMMENTS G+/FB

0 Comment:

CÓ THỂ BẠN SẼ THÍCH:

  • Mục lục:
  • Theo thể loại
  • Theo tác giả
  • Theo thời gian